Các lựa chọn cho hạ tầng giao thông trên trục Bắc – Nam ở Việt Nam – Phần IX


III.4.4. Đường hàng không

Chi phí vận hành của các hãng hàng không Việt Nam sẽ được được ước tính thông qua giá vé hiện tại của Việt Nam Airlines và Jet Star, và chi phí của các hãng hàng không ở Mỹ.

Ước tính theo giá vé của các hãng hàng không tại Việt Nam: Theo kinh nghiệm hoạt động hàng không, chi phí vận hành thường tương đương với giá vé hạng phổ thông. Hiện tại, giá vé thông thường của Việt Nam Airline khoảng 1,5 triệu đồng hay 78,9 đô-la và của Jet Star khoảng 1 triệu đồng hay 52,6 đô-la.

Nếu giả định chi phí lao động cho một hành khách trên toàn tuyến bằng xe khách trên đường cao tốc (4,1 đô-la/1250km) (43) thì chi phí vận hành của các hãng hàng không Việt Nam tuyến Hà Nội-TPHCM vào năm 2030 sẽ từ 55,2 đến 81,5 đô-la/HK/1250km.

Hình 9: Chi phí trên cho một dặm, một ghế của các hãng hàng không Hoa Kỳ

Ước tính theo các hàng hàng không Hoa Kỳ: theo phân tích của Scott McCartney, (44) chi phí một ghế một dặm (1,61km) vào quý III năm 2009 của các hãng hàng không Hoa Kỳ (hình 9) dao động giữa 6,6-11,7 xen một dặm hay 4,1-7,27 xen/km. Dựa vào dữ liệu của Hiệp hội vận tải Hàng không Hoa kỳ cho thấy chi phí lao động chiếm 36%. (45)

Nếu giả định rằng hiệu suất sử dụng ghế là 80%, chi phí lao động của hàng không ở Việt Nam bằng xe khách trên ĐBCT, ước tính chi phí vận hành của hàng không ở Việt Nam dựa vào các hãng Northwest, jetBlue và Airtran được thể hiện trong bảng 6:

Tổng hợp các khả năng về chi phí vận hành hàng không ở Việt Nam được minh họa ở hình 10.

Chi phí vận hành hàng không ở Việt Nam vào năm 2030 trong tình huống lạc quan, khả năng xảy ra cao và bi quan lần lượt là 44,3; 60,4 và 82,2 đô-la.

III.4.5. Tổng hợp chi phí vận hành của các loại phương tiện

Chi phí vận hành cho một hành khách trên suốt tuyến Hà Nội- TPHCM của các loại phương tiện vận tải và tuyến được được minh họa trong hình 11 dưới đây.

Chi phí vận hành của các phương tiện vận tải và các tuyến nêu trên có thể chia thành 3 nhóm. Chi phí vận hành của máy bay và tàu cao tốc thuộc nhóm cao nhất, tiếp đến là tàu lửa hiện hữu hay nâng cấp, trung bình của đường bộ hiện tại hay đường bộ cao tốc.

Chi phí vận hành của xe khách trên ĐBCT là thất nhất. Đây chính là lý do tại sao xe khách chiếm ưu thế hơn hẳn. Theo đánh giá trong Báo cáo đầu tư ĐSCT của Tư vấn Việt Nam-Nhật Bản, xe khách chiếm 70-80% thị phần vận tải trên cự ly 1000-1600 km. (46)

Kết quả phân tích cho thấy, chi phí vận hành của tàu cao tốc là cao nhất trong hầu hết các trường hợp. Chi phí vận hành của tàu cao tốc trong tình huống lạc quan, chỉ thấp hơn khoảng 15% chi phí vận hành của máy bay trong tình huống có khả năng xảy ra cao.

III.5. Giá trị của thời gian đi lại

Giá trị của thời gian đi lại thay đổi cùng với vận tốc của các loại phương tiện giao thông và loại hành khách (thương gia, giải trí…). Hai kịch bản sẽ được phân tích.

Kịch bản I- Giá trị thời gian thấp: Giả định giá trị thời gian của tất cả hành khách bằng giá trị thời gian của hành khách đi xe khách vào năm 2030 với 3,3 đô-la/1 giờ làm việc và 1 đô-la/1 giờ không làm việc. Do thời gian đi lại của hành khách xe khách thường dài nên giả định (như Tư vấn ADB) thời gian làm việc chiếm 70% và thời gian không làm việc chiếm 30% thời gian đi lại. (47)  Tính bình quân giá trị thời gian của một giờ sẽ là 2,61 đô-la/giờ.

Kịch bản II- Giá trị thời gian cao: Giả định giá trị thời gian của tất cả hành khách bằng giá trị thời gian của hành khách đi máy bay hay đi ô-tô riêng vào năm 2030 với 6,6 đô-la/giờ. (48) Giả định thời gian làm việc chiếm 100% thời gian đi lại.

Giá trị thời gian để đi hết tuyến Hà Nội-TPHCM của mỗi loại phương tiện giao thông được minh họa trong hình 12.

(còn tiếp)

Nguồn: Tài liệu sưu tập của SCDRC

——–

(43) Mức lương của nhân viên hàng không và phi công cao hơn nhiều so với lương của phụ và tài xế xe khách, nhưng bù lại thời gian chỉ bằng 1/10 và số người cần thiết ít hơn nhiều lần. Trên thực tế chi phí này có thể thấp hơn.

(44) McCartney (2010)

(45) Tính toán từ dữ liệu của Hiệp hội vận tải hàng không Hoa Kỳ

(46) Tư vấn Việt Nam – Nhật Bản (2010, trang 9)

(47) Tư vấn ADB (2008, trang 70)

(48) Giá trị thời gian làm việc của hành khách xe khách cũng như máy bay được lấy từ Báo cáo của Tư vấn Việt Nam- Nhật Bản (2010, trang 10-7). Giá trị thời gian không làm việc bằng 30% giá trị làm việc như tính toán của Tư vấn ADB (2008, trang 70).

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s