Nghịch lý của sự lựa chọn – Tại sao mọi thứ đều phải bị so sánh – Phần I


Tôi nghĩ rằng không có gì phải bàn cãi rằng, việc sập cửa vào tay một ai đó là một việc xấu, và yêu thương lẫn nhau là tốt. Nhưng hầu hết trải nghiệm của con người không thể đánh giá dựa vào những điều hiển nhiên như vậy, mà còn phải dựa vào những yếu tố khác.

Khi chúng ta cân nhắc xem liệu mình có thích một bữa ăn, một kỳ nghỉ hoặc một lớp học nào đó, thì hiển nhiên không tránh được việc tự hỏi “[thích hoặc không vì] so sánh sánh với cái gì?” Đối với những quyết định liên quan, đến tương lai, thì câu hỏi “liệu nó tốt hay xấu?” không quan trọng bằng “nó sẽ tốt hay xấu như thế nào?”. Hầu như không có bữa ăn nhà hàng nào thực sự là “tệ” hay nhạt nhẽo đến nỗi chúng ta bỏ luôn bữa ăn và đi khỏi đó. Tuy nhiên, khi chúng ta kể cho bạn bè nghe nhà hàng đó tệ thì họ ngầm hiểu rằng chúng ta đã so sánh nhà hàng đó với một chuẩn nào đó, và cái nhà hàng trong câu chuyện này tệ ở mức âm. Phép so sánh chính là quy chuẩn có ý nghĩa nhất.

Các tình huống trong cuộc sống hiện đại dường như kết lại với nhau để làm cho chúng ta cảm thấy ít hài lòng hơn so với mức độ mà chúng ta cần phải vậy. Và có lẽ là nên như vậy, một phần là bởi chúng ta đang so sánh trải nghiệm của chính chúng ta với một chuẩn nào đó cao hơn. Một lần nữa, như chúng ta sẽ thấy, quá nhiều sự chọn lựa đã góp phần dẫn đến sự bất mãn này.

Hy vọng, kỳ vọng, trải nghiệm trong quá khứ và những điều khác

Khi con người đánh giá một trải nghiệm nào đó, họ sẽ thực hiện một hay nhiều phép so sánh sau đây:

1. So sánh trải nghiệm đó với những gì họ hy vọng nó sẽ như vậy

2. So sánh trải nghiệm đó với những gì họ kỳ vọng về nó

3. So sánh trải nghiệm đó với những trải nghiệm khác họ đã có cách đó không lâu

4. So sánh trải nghiệm đó với những trải nghiệm mà người khác đã có

Mỗi phép so sánh trên đều làm cho sự đánh giá trải nghiệm trở nên tương đối. Điều này có thể giảm bớt hoặc gia tăng sự hài lòng của chúng ta về trải nghiệm đó. Nếu một người đi ăn một bữa tối thịnh soạn, và cô ta vừa đọc qua những dòng giới thiệu hay ho về nhà hàng thì niềm hy vọng hoặc kỳ vọng của cô ta về bữa tối đó sẽ cao. Nếu gần đây cô ta có ăn một bữa ăn ngon ở một nhà hàng khác, thì cô ta sẽ mong đợi nhiều hơn về bữa ăn sắp tới so với bữa ăn trong quá khứ. Nếu ngay trước bữa tối đó cô ta được nghe một người bạn của mình kể chi tiết về một bữa ăn mà người này vừa ăn, thì tiêu chuẩn so sánh của cô ấy sẽ dựa trên mức độ của bữa ăn được kể đó. Tóm lại người đầu bếp trong nhà hàng sẽ chịu thử thách khi phải làm ra một bữa ăn để làm cho nhiệt kế hài lòng cô ấy chỉ ở mức cao. Nếu ngược lại, một người nào đó vội vàng bước vào một nhà hàng đầu tiên mà cô ta thấy chỉ vì cô ta quá đối, nếu nơi đó chỉ khiêm tốn và thực đơn thì đơn giản, nếu cô ta đã có một bữa ăn rất tệ vào ngày hôm trước, nếu bạn cô ta kể cho cô ta về bữa ăn dở tệ mà người ấy ăn phải gần đây, thì rất có khả năng rằng cô ấy sẽ dễ dàng hài lòng với bữa ăn mà cô có. Cùng một bữa ăn, cùng một nhà hàng, có thể được đánh giá tiêu cực dựa trên những so sánh cao hơn, nhưng lại được đánh giá tích cực khi dựa trên những so sánh thấp hơn. Nhin chung thì chúng ta cũng không thể nhận ra rằng các đánh giá của mình giống như một lời bình luận chủ quan về bữa ăn hơn về thực chất của bữa ăn đó.

Tương tự như vậy, việc đạt được điểm B+ trong một kỳ thi khó cũng có thể tạo ra cảm giác tốt hoặc xấu trên thang do hứng thú. Trước đó bạn hy vọng mình được điểm A hay B? Trước đó bạn kỳ vọng bài làm được điểm B hay A? Thường thì bạn hay được điểm A hay điểm B hơn? Và bạn cùng lớp của bạn đạt được điểm gì?

Nhà khoa học về xã hội Alex Michalos, trong một cuộc thảo luận về đặc tính của trải nghiệm được con người nhận thức, cho rằng con người lập các chuẩn về mức độ hài lòng dựa trên đánh giá ba điểm cách biệt sau đây: “Cách biệt giữa những gì mình có và những gì mình muốn, cách biệt giữa những gì mình có và những gì mà những người đồng trang lứa với mình có, và cách biệt giữa những gì mình đang có và điều tốt nhất trong quá khứ mình đã từng có”. Michalos nhận thấy rằng hầu hết sự đa dạng về mức độ thỏa mãn của con người có thể giải thích được dựa trên ba điểm cách biệt ở trên, chứ không phải sự khác biệt giữa chính các trải nghiệm khách quan. Tôi đã thêm vào sự cách biệt thứ tư, đó là cách biệt giữa những gì mình có và những gì mình kỳ vọng.

Khi những điều kiện về xã hội và vật chất được cải thiện thì chuẩn so sánh của chúng ta cũng cao hơn. Khi chúng ta đã tiếp xúc với món đồ có chất lượng cao thì chúng ta bắt đầu phải chịu “lời nguyền của nhận thức”. Những đồ vật có chất lượng kém hơn mà trước đây chúng ta vui vẻ chấp nhận thì giờ đây đã không còn đạt chuẩn nữa. Điểm 0 – điểm mốc của mức độ hứng thú cứ nhích dần lên trên, và những mong muốn lẫn khát vọng cũng lên theo cùng với nó.

Ở vài khía cạnh nào đó, có thể nói tiêu chuẩn cho mức độ tạm chấp nhận được càng cao thì càng thể hiện sự phát triển. Khi con người đòi hỏi nhiều hơn thì thị trường mới đáp ứng nhiều hơn, có cầu thì có cung. Một phần là bởi vì khi các thành viên trong xã hội ngày càng tăng chuẩn khi đánh giá một cái gì đó là tốt, và con người bây giờ có cuộc sống vật chất tốt hơn trước đây rất nhiều, khách quan mà nói.

Nhưng cũng không phải chủ quan khi nói rằng: nếu cách đánh giá hứng thú của bạn xuất phát từ mối quan hệ giữa đặc tính khách quan của một trải nghiệm và mong muốn của bạn, thì khi đó chất lượng được nâng cao của trải nghiệm sẽ đáp ứng được mong muốn của bạn và bạn đang đi đúng hướng. “Máy chạy đua hứng thú” và “máy chạy đua thỏa mãn”, mà tôi đã thảo luận ở bài trước, giải thích ở một mức độ đáng kể về việc thu nhập thực sự có thể bằng hệ số 2 (ở Mỹ) và hệ số 5 (ở Nhật) mà không có ảnh hưởng đáng kể nào về cảm giác hạnh phúc chủ quan của các thành viên trong xã hội đó. Nếu mong muốn theo kịp với nhận thức thì con người có thể được sống tốt hơn về mặt khách quan, nhưng họ sẽ không chắc họ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn với cuộc sống đó.

Triển vọng, khuôn mẫu và đánh giá

Chúng ta sẽ thấy một trải nghiệm nào đó là tích cực nếu trải nghiệm đó là một sự tiến bộ so với trước đó và sẽ cảm thấy tiêu cực nếu trải nghiệm đó tệ hơn so với trước đây. Để hiểu được chúng ta đánh giá một trải nghiệm như thế nào thì trước tiên cần phải tìm ra chúng ta có xuất phát điểm hứng thú là từ đâu.

Trong một bài trước, tôi đã nhấn mạnh ở chỗ ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến cảm giác về một trải nghiệm như thế nào, và vì vậy cũng ảnh hưởng việc tạo ra điểm mốc – điểm 0. Một tấm biển tại một trạm xăng nói rằng “giảm giá cho ai trả bằng tiền mặt” đã đạt điểm 0 nằm ở giá phải trả khi thanh toán bằng thẻ tín dụng. Một tấm biển khác nói rằng “tính giá đắt hơn cho ai trả bằng thẻ tín dụng” đã đặt điểm xuất phát nằm ở giá xăng khi trả bằng tiền mặt. Mặc dù số tiền chênh lệch giữa giá trả bằng tiền mặt và giá trả bằng thẻ tín dụng có thể như nhau ở cả hai trạm xăng, nhưng người ta sẽ cảm thấy bực mình nếu bị tính thêm tiền và cảm thấy vui sướng nếu được giảm giá.

Nhưng ngôn ngữ thể hiện không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến việc xác định điểm mốc. Những kỳ vọng của con người cũng có ảnh hưởng. “Tôi mong đợi bữa ăn này (điểm thi, rượu vang, kỳ nghỉ, công việc, mối quan hệ lãng mạn) ngon hoặc tốt như thế nào?”, mọi người thường tự hỏi mình như vậy. Và sau đó họ tự hỏi mình “vậy nó tốt/ngon ở mức độ nào?” Nếu trải nghiệm đó tích cực đúng như họ mong đợi thì người ta sẽ cảm thấy thỏa mãn, nhưng họ sẽ không cảm thấy quá sung sướng. Niềm hứng khởi thực sự chỉ đến khi một trải nghiệm nào đó vượt quá sự mong đợi. Những trải nghiệm trong quá khứ cũng ảnh hưởng đến việc xác định điểm mốc, mà điểm này là mộ tphần của quy luật thích nghi. “Nó (bữa ăn…) có tốt/ngon như lần trước không?”, chúng ta hỏi. Nếu đúng là tốt như thế thì chúng ta lại được thỏa mãn, nhưng chúng ta sẽ không thấy thực sự phấn khích.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Barry Schwartz – Nghịch lý của sự lựa chọn – NXB Trẻ 2008

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s