Thói quen số 4, 5, 6 và tư vấn quản lý
Thói quen thứ 4 (tư duy cùng thắng) và tư vấn quản lý
Những nhà tư vấn quản lý giỏi thường nghĩ đến mục tiêu cùng thắng. Họ muốn để lại cho khách hàng ấn tượng là mình rất hạnh phúc và chính họ cũng học được bài học quý giá từ công việc đã làm. Mặt khác, một nhà tư vấn thường cảm thấy bị vướng vào tình thế thua – thắng. Ví dụ, một chuyên gia tư vấn được cử tới gặp các khách hàng để thực hiện lặp đi lặp lại một công việc. Trong trường hợp này khách hàng là người thắng, vậy nhà tư vấn có thắng không? Ở khía cạnh này, điều quan trọng là nhà tư vấn giỏi có cơ hội tham gia vào nhiều vấn đề, nghĩa là có thể tiếp xúc với các cấp độ của quan điểm cùng thắng.
Một khía cạnh quan trọng khác của quan điểm cùng thắng trong quan hệ xã hội là một công ty tư vấn quản lý chỉ có thể được đánh giá cao khi các nhà tư vấn của công ty đều có quan điểm cùng thắng, và chắc chắn không phải là quan điểm thắng – thua, thua – thắng, thua – thua hoặc chỉ có thắng. Sự hài lòng của khách hàng thường là mục tiêu hàng đầu trong sứ mệnh của công ty, vì vậy điều quan trọng là các công ty cần đạt được tới sự công nhận hầu hết các nhân viên của mình đã đạt được mục tiêu. Sẽ là “tự sát” nếu công ty có những cá nhân đảm nhận nhiệm vụ mà không thấm nhuần tư tưởng xem khách hàng là thượng đế.
Thói quen thứ 5 (hiểu người hiểu mình) và tư vấn quản lý
Tìm cách hiểu người trước khi muốn người hiểu mình kết hợp với thói quen thứ 2 (Bắt đầu bằng mục đích tương lai), thói quen cực kỳ quan trọng đối với nhà tư vấn quản lý ở cấp độ chiến lược. Để đánh giá tình hình mà trong đó nhà tư vấn quản lý phải tự tìm ra giải pháp, anh ta cần có tự tin để tự thuyết phục rằng mình là người thích hợp cho công việc đó, trong khi vẫn tạo cho khách hàng niềm tin rằng mình là người thích hợp nhất hoặc biết người thích hợp cho công việc này. Như Covey đề cập, hiểu người khác bằng lắng nghe để biết cảm thông là rất quan trọng vì những lời xã giao cũng đem lại lợi ích, để đặt cọc trong tài khoản tình cảm của khách hàng. Nếu nhà tư vấn không rèn luyện tốt kỹ năng nghe, thì anh ta sẽ đánh mất mục tiêu trong lập trường của mình, và quan trọng hơn là sẽ đánh mất sự trung thành, tin tưởng và hợp tác của khách hàng. Covey đề cập rằng những luật sư giỏi luôn vạch ra giả định theo chiều hướng ngược lại để có thể chuẩn bị đầy đủ cho bất kỳ trở ngại nào trên con đường dẫn tới kết quả cuối cùng. Ở mặt này, các nhà tư vấn quản lý có thể tăng hiệu quả hoạt động bằng cách tự đặt mình vào hoàn cảnh của khách hàng để định hình tư duy. Có như vậy nhà tư vấn sẽ học được cách hiểu nhu cầu khách hàng, cách đưa ra các câu hỏi cần thiết và đạt được sự thấu hiểu sâu sắc về việc thực thi các chiến lược đúng đắn, và từ đó đưa ra các chiến thuật tiếp cận từng vấn đề cụ thể.
Thói quen thứ 6 (hiệp đồng) và tư vấn quản lý
Tạo ra sự hiệp dồng là một nhiệm vụ không mấy dễ dàng đối với các nhân viên trong công ty, nhà lãnh đạo nhóm và nhà quản lý cấp cao vừa lãnh đạo nhiều nhóm vừa đưa ra các chỉ đạo cho công ty. Nhưng mặt khác, một công ty không thể thiếu một mức độ hiệp đồng cao, để tạo ra động lực và thiết lập sự thảo mãn cao độ cho tất cả cổ đông. Là người từng làm tư vấn đưa ra các giải pháp về phần mềm và hiện đang là nhà quản lý, tôi đã gặp dược nhiều người xây dựng văn hóa và phá hoại văn hóa, và một trong những kẻ phá hoại văn hóa, chính là các nhà tư vấn (về quản lý). Các hà tư vấn chỉ là những người bên ngoài, không chịu ảnh hưởng gì đến kết quả sau cùng. Công ty cần đến họ vì lực lượng lao động của công ty không đủ khả năng thực hiện hoặc vì công ty đang chịu nhiều áp lực phải thay đổi. Dù cho bất kỳ lý do thực sự nào dẫn tới nhu cầu về tư vấn (quản lý), thì nhà tư vấn đem đến những bất lợi, tức ý kiến chung của mọi người trong công việc và thậm chí là ý kiến chung trong quản lý. Về vấn đề này, một nhà tư vấn (về quản lý) thực sự phải là người xây dựng văn hóa, hiểu được nguyên tắc của sự hiệp đồng và thể hiện mình là người đưa ra thay đổi để đem lại điều tốt đẹp hơn cho mọi người. Để đạt tới điều khó khăn này, nhà tư vấn phải không ngừng tích lũy kinh nghiệm, tính cách và thời gian tiếp xúc với khách hàng.
Duy trì sự tương hỗ lẫn nhau
Thói quen thứ 7: Rèn giũa bản thân
Thói quen thứ 7 đề cập đến việc dành thời gian cần thiết để rèn giũa bản thân. Đây là một hoạt động trong Góc tư số 2 và tập trung vào năng lực cá nhân. Nó gìn giữ và làm tăng giá trị bản thân – thứ tài sản quý báu nhất của bạn.
Bốn yếu tố cần đổi mới
Covey khuyên độc giả nên làm mới bốn yếu tố đó là:
- Thể chất.
- Tinh thần.
- Trí tuệ.
- Quan hệ xã hội.
Về thể chất: làm mới bằng cách quan tâm hơn nữa đến việc ăn uống các loại thực phẩm phù hợp vào đúng thời điểm, nghỉ ngơi đầy đủ, thư giãn và tập thể dục thể thao đều đặn.
Về tinh thần: có thể làm chủ cuộc sống của mình (xem lại thói quen thứ 2). Tinh thần là cốt lõi, trọng tâm và là cam kết của bạn với các giá trị bản thân. Bạn có thể rèn giũa bản thân về mặt tinh thần bằng cách trầm tư, theo một tôn giáo nào đó, nghe nhạc hoặc đơn giản là thưởng ngoạn thiên nhiên. Covey xem việc làm mới về tinh thần là sự đầu tư quan trọng cho góc tư thứ 2. Ông còn khuyên chúng ta nên thường xuyên đổi mới các tuyên ngôn nhiệm vụ cá nhân để am hiểu hơn về mục tiêu của cuộc đời mình.
Về trí tuệ: theo Covey, trí tuệ sẽ bị thiếu hụt khi chúng ta không có sự giáo dục chính thống. Tránh hao mòn trí tuệ là điều rất quan trọng. Trí tuệ phải được thử thách. Ở khía cạnh này, Covey đề nghị nên tránh xem TV quá nhiều hoặc hạn chế tới mức chỉ một giờ mỗi ngày, và hãy đọc thật nhiều, tốt hơn là nên đọc nửa tháng một cuốn sách nhưng tối thiểu là một tháng một cuốn sách. Ngoài ra, ông khuyên chúng ta nên viết, ví dụ, viết báo hoặc viết ra những suy nghĩ, kinh nghiệm bản thân…
Về xã hội: chủ yếu phát triển qua mối quan hệ với người khác. Covey đề ra phương pháp hỗ trợ người khác bằng cách xem họ như những cá nhân độc lập dựa trên các giá trị và tập trung vào các nguyên tắc. Covey đã dẫn chứng câu nói của Geothe như sau: “Hãy đối xử với một người như chính con người thật của anh ta và anh ta sẽ vẫn là anh ta. Hãy đối xử với một người như anh ta có thể trở thành và anh ta sẽ trở thành người như vậy”.
Cân bằng trong đổi mới
Rèn luyện phát triển kỹ năng hoặc quá trình đổi mới phải đạt tới sự cân bằng cả về bốn phương diện đã đề cập ở trên. Việc bỏ qua chỉ một phương diện cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các phương diện còn lại.
Hiệp đồng trong đổi mới
Theo Covey, hiệp đồng trong đổi mới nghĩa là nếu bạn rèn luyện và phát triển kỹ năng theo bất kỳ phương diện nào thì nó sẽ gây ảnh hưởng tích cực đến các phương diện còn lại. Việc Chiến thắng cá nhân mỗi ngày là chìa khóa để phát triển bảy thói quen và nó nằm hoàn toàn trong Vòng ảnh hưởng của mỗi người.
Thói quen thứ 7 và tư vấn quản lý
Thói quen thứ 7 (rèn giũa bản thân) và tư vấn quản lý
Đối với một nhà tư vấn, điều quan trọng là phải không ngừng phát triển những kỹ năng và kiến thức. Hay nói cách khác, đó chính là rèn luyện và phát triển kỹ năng về mặt tinh thần. Có như vậy, nhà tư vấn mới được trọng dụng trong thị trường. Điều này cũng giúp nhà tư vấn đạt tới sự thỏa mãn cá nhân vì học hỏi để trở thành người thông minh nhất cũng có nghĩa là trở thành một người hoàn thiện và hài lòng với chính mình hơn.
Do đặc thù công việc, nhà tư vấn phải làm việc trong môi trường có rất nhiều người xung quanh. Để tạo sự thoải mái làm việc với mọi người, nhà tư vấn phải rèn giũa về mặt xã hội. Cụ thể, nhà tư vấn cần đạt tới khả năng truyền đạt hiệu quả với tất cả mọi người trong công việc, từ cấp công nhân tới cấp lãnh đạo. Càng truyền đạt hiệu quả bao nhiêu, thì nhà tư vấn càng thu được kết quả và sự thỏa mãn cá nhân nhiều bấy nhiêu. Covey trình bày một cách tiếp cận thú vị đó là đưa ra một kịch bản. Ông lấy ví dụ hai lớp học, trong đó sắp xếp lẫn lộn những người học giỏi và học dở. Một thời gian sau, sự sắp xếp sai lầm này cũng được nhân ra nhưng đã cho kết quả rất ngạc nhiên là: nhóm học dở sau khi được đối đãi như nhóm học giỏi đã cải thiện đáng kể khả năng của họ, còn nhóm học giỏi khi được đối đãi như nhóm học dở đã bị giảm sút khả năng đến không ngờ. Từ ví dụ trên chúng ta thấy, nếu nhà tư vấn biết cách kết hợp mọi người theo một hướng đúng thì có thể cải thiện khả năng làm việc tổng thể, hơn nữa còn được mọi người tôn trọng và chia sẻ.
Công việc của một nhà tư vấn mang đến sự thỏa mãn nhưng cũng có thể làm họ bị kiệt quê về tinh thần lẫn thể chất, điều này giải thích tại sao phương diện thể chất lại quan trọng. Công việc tư vấn thường gặp phải nhiều áp lực và mệt mỏi nên đòi hỏi nhà tư vấn cần phải đạt được sự cân bằng về tinh thần và thể chất. Do đó, theo tôi, không hẳn là như tư vấn mà nếu bạn là một người lao động bình thường thì bạn phải thường xuyên rèn giũa cả về tinh thần lẫn thể chất.
Những ghi chú mang tính phê bình và các kết luận
Những ghi chú mang tính phê bình
Sau khi đọc sách và tra cứu trên Internet mục dành cho bình luận, tôi đã tập hợp được những ghi chú mang tính phê bình sau đây về cuốn sách “Bảy thói quen của người thành đạt” của Stephen R.Covey.
Ghi chú đầu tiên là thỉnh thoảng cuốn sách định hướng quá nhiều tới công chúng Mỹ. Một số đoạn cho thấy sự nhiệt tình trong lối hành văn của Covey đôi khi trở nên quá đà và làm mất đi tính khách quan.
Bên cạnh đó, thông qua cuốn sách, Covey muốn gửi đến bạn độc giả thông điệp là ông tin vào bản chất tốt đẹp của con người. Theo ông, mỗi người có thể tự thay đổi bằng cách tuân theo những nguyên tắc đúng đắn (sống theo bảy thói quen). Những người theo chủ nghĩa bi quan có thể không đồng tình với quan điểm của Covey, nhưng tôi tin đây là dấu hiệu của sự nhận biết và thực tế. Một số người cố tình không dành cho người khác những điều tốt đẹp nhất, vì rõ ràng điều đó xuất phát từ tính ích kỷ, lòng tham… của họ. Điều này trở nên hiển nhiên hơn khi hiện nay, bạn dễ dàng tìm thấy trên thị trường vô số sách về kinh doanh trái đạo đức. Điều kỳ lạ là mọi người thường mua những cuốn sách này để biện minh là họ muốn hiểu các đối thủ của mình rõ hơn. Điều đáng nói là để có thể cộng tác với những người ích kỷ, tham lam và sống trái đạo đức thì rất khó, cho nên đừng nghĩ đến việc có thể làm họ thay đổi. Đôi khi, niềm tin thái quá của Covey về điều này làm cho cuốn sách của ông chưa thuyết phục được một số người.
Theo tôi, để sống đúng theo bảy thói quen thì cần một cái đầu chín chắn và mạnh mẽ. Nếu đây không phải là một phương pháp đúng, thì chúng ta sẽ không có rất nhiều cuốn sách, khóa học và chương trình truyền hình giúp tự lực về tâm lý, và cuốn sách của Covey cũng sẽ không tiêu thụ được hơn 15 triệu bản. Các chương trình truyền hình cảu Dr. Phills, Dr Lauras và Ophreys đã gần bị bão hòa khi tất cả đều nỗ lực giúp chúng ta sống đúng theo những bài học chung để trở thành người có lối sống lành mạnh. Trong khi Covey có cách nhìn đơn giản hơn rất nhiều. Thêm vào đó, thực tế cho thấy rất nhiều người phải chịu những thiệt thòi lớn trong cuộc đời như: một tuổi thơ bấp bênh, nền giáo dục và văn hóa không cân bằng… Covey dường như không quan tâm đến điều này và thậm chí ông bỏ qua thuyết định mệnh vì cho rằng nó vô nghĩa. Tôi cho rằng như vậy là bất công và có thể gây tổn thương đến một số người.
Một vài nhóm phê bình tố cáo sự quảng bá ngầm của Covey, và khi đọc cuốn sách, ý kiến phê bình này trở nên xác thật và rõ ràng hơn. Đoạn văn sau là một ví dụ điển hình cho lời nhận định này: “Tôi luôn khao khát đến IBM để tận mắt nhìn quá trình đào tạo tại đây. Tôi nhận thấy ban lãnh đạo IBM đồng lòng khẳng định là IBM nổi bật về ba yếu tố: phẩm giá cá nhân, sự xuất sắc và sự phục vụ. Ba yếu tố này đại diện cho niềm tin của IBM”. Qua đó chúng ta thấy Covey đã đánh mất tính khách quan khi biểu lộ thái độ quảng bá ngầm cho IBM.
Covey đã xuất bản cuốn sách tiếp theo là cuốn thói quen thứ tám. Con trai của ông, Sean Covey, là tác giả của cuốn sách “Bảy thói quen của giới trẻ thành đạt”, đề cập đến các thói quen của các gia đình khá giả. Qua việc xuất bản thêm nhiều cuốn sách tiếp theo, Covey có thể dần dần tự làm giảm uy tín của mình.
Các kết luận
Cuốn sách “Bảy thói quen của người thành đạt” không hẳn là một cuốn sách về quản lý, dù nó được hiểu chung chung là như thế. Cuốn sách đưa ra một khuôn khổ hữu ích cho những người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội biết tìm ra “những câu trả lời” cho những thử thách lớn nhất của cuộc đời và chiến thắng những cuộc đấu tranh nội tâm.
Văn phong cuốn sách rất khôn khéo – Covey không viết theo văn phong học thuật mà truyền cảm hứng và thu hút sự quan tâm của người đọc ngay từ trang đầu tiên. Thêm vào đó, đây là một cuốn sách rất thực tế với nhiều ví dụ diễn ra trong cuộc sống thường nhật.
Theo tôi, cuốn sách là một đường lối chỉ đạo đúng đắn, là kim chỉ nam cho hàng triệu người và các nhà quản lý. Qua việc nhấn mạnh vào những giá trị tốt đẹp hợp đạo đức trong cuộc sống, cuốn sách có sức mạnh làm thay đổi các quan điểm, dù theo tôi, đây không phải là quan điểm khách quan.
Theo George A,Miller, số bảy là con số ma thuật làm hạn chế khả năng tiếp nhận thông tin của chúng ta. Dù thêm các quy tắc hoặc thói quen nhưng điều đó dần làm mất đi bản chất đáng tin cậy và gần như là tính ứng dụng của nó. Ví dụ, chúng ta có thể nhận thấy những điểm không phù hợp trong cuốn sách “37 cách hiệu quả đánh tan sự căng thẳng”, hay “35 nguyên tắc trở thành kẻ dụ dỗ hoàn hảo”, hay “33 chiến thuật của chiến tranh”. Bảy thói quen có thể kiểm soát được vì chúng rất dễ nhớ và dễ thực hành.
Một người ở Sri Lanka đã viết trên blog của mình rằng chúng ta nên xem xét cuốn sách này như một sổ tay hướng dẫn gối đầu giường. Thực tế cho thấy không dễ thực hiện theo bảy thói quen, thậm chí chúng ta có thể điều khiển tất cả bảy thói quen theo một chường mực có thể chấp nhận được. Lẽ thường các kỹ năng và thói quen sẽ dần bị hao mòn theo thời gian nếu chúng ta không thường xuyên rèn giũa chúng. Theo ngôn từ của Covey, người đọc thường mắc phải sai lầm là không thường xuyên tự rèn giũa, cũng như một người cựa quậy suốt năm giờ đồng hồ trong rừng đã nói: “Tôi không có thời gian để mài cưa vì tôi bận cưa cây cả ngày”.
TH: T.Giang – SCDRC
Nguồn tham khảo: Koenraad Tommissen – Tư vấn quản lý, một quan điểm mới – NXB TH TPHCM 2008.