Học thuyết phục hồi – Phần cuối


Tuy thế, chủ thuyết phục hồi có nhiều khác biệt quan trọng so với chính sách yếu kém hiện nay trong thời hậu chiến tranh lạnh. Có một cách để mô tả những khác biệt này là cho mọi người thấy nước Mỹ đã thực hiện những chính sách đối ngoại ít dựa trên quan điểm lạc quan là nước Mỹ sẽ hoàn thành nếu mọi thứ suôn sẻ, mà dựa nhiều trên quan điểm duy thực làm sao chúng ta phải hành xử khi mọi thứ không suôn sẻ. Người ta có thể gọi đó là phương thức giải quyết ít tùy tiện hơn, ít ồn ào hơn đối với thế giới. Trên hết mọi thứ, nó sẽ sử dụng ít hơn đến lực lượng quân sự.

Có phải chúng ta đang làm chuyện đó? Người ta có thể hỏi như vậy. Tổng thống Obama có vẻ ủng hộ học thuyết phục hồi này vào bài nói ngày 22 tháng 6 của ông, tuyên bố bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan. “Hợi nước Mỹ, bây giờ là lúc phải tập trung xây dựng đất nước ở tại đây”. Ông đã nói như vậy. Quyết định rút quân khỏi Iraq vào cuối năm 2012 cũng phù hợp với luận điểm này. Và chính sách hạn chế can thiệp quân sự của Mỹ vào Libya cũng vậy, và để cho các đồng minh NATO lãnh một phần lớn gánh nặng. Nhưng cũng có những chính sách của Obama không phù hợp với học thuyết phục hồi. Sự gia tăng quân đội vào năm 2009 ở Afghanistan và sự thay đổi hướng chiến lược ở nước này Tốc độ chậm trong việc rút quân ở đó, cùng với quyết định cơ bản can thiệp vào Libya. Tổng thống cũng muốn chấp nhận kế hoạch trọn gói về việc giảm thâm hụt ngân sách, do ủy ban Simpson – Bowles đề nghị. Chính Tổng thống đã cử ra ủy ban này. Đó cũng là chính sách không hợp với học thuyết phục hồi.

Đặc biệt, trong học thuyết phục hồi, sẽ có ít chiến tranh do nước Mỹ chọn lựa trong tương lai. Chiến tranh do chọn lựa được định nghĩa là một cuộc can thiệp quân sự, trong đó, quyền lợi được bảo vệ không phải là thiết yếu, hoặc là có những giải pháp khác có thể được sử dụng tới. Các cuộc chiến tranh do chọn lựa gần đây là chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Iraq lần thứ hai, và cuộc can thiệp vào Libya. Tuy nhiên vẫn tiếp tục có – ít nhất là tiềm ẩn – những cuộc chiến cần thiết có liên quan tới quyền lợi thiết yếu của nước Mỹ, đó là những cuộc chiến tranh mọi phương thức thay thế cho sự sử dụng vũ lực đã cạn kiệt.

Các cuộc chiến tranh cần thiết hiện đại là chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh vịnh Persian năm 1991, và Afghanistan sau ngày 11 tháng 9. Điều đáng để ý là cuộc chiến ở Afghanistan đã biến chuyển từ chiến tranh cần thiết thành một cuộc chiến tranh do chọn lựa, tốn kém và vô ích, vào đầu năm 2009, khi chính quyền Obama tăng nhanh số lượng quân đội, và chọn mục tiêu là nhóm Taliban nổi loạn, chứ không riêng gì Al-Qaeda. Tương tự, chiến tranh Triều Tiên lúc đầu là một cuộc chiến cần thiết (sau khi Bắc Triều Tiên xâm lấn miền Nam). Nhưng sau đó biến đổi thành một cuộc chiến tranh chọn lựa khi quân Mỹ vượt qua vĩ tuyến 38, trong nỗ lực thống nhất đất nước, thay vì chỉ dừng lại trong việc giải phóng Nam Triều Tiên (cuối cùng cũng thành công sau khi hy sinh thêm 30.000 binh sĩ Mỹ).

Học thuyết phục hồi nếu được chấp nhận sẽ đưa tới việc giảm nhanh (không nên nhầm lẫn với việc rút lui) lực lượng Mỹ tại Afghanistan – một tốc độ nhanh hơn nhiều với quyết định của Tổng thống Obama hồi tháng 6 vừa qua. Mức độ lực lượng Mỹ và các chính sách Afghanistan dự kiến tới cuối năm 2014 sẽ được thực hiện vào giữa năm 2012. Quyền lợi của nước Mỹ không muốn bảo lãnh một đầu tư ở nơi khác có tổn phí gần bằng với chính sách hiện tại (hơn 2 tỉ USD/tuần) ngay cả nếu nỗ lực này thành công. Điều này khó xảy ra, vì chính phủ trung ương ở Afghanistan rất yếu ớt, và nhóm Taliban có chỗ trú ẩn ở Pakistan. Mục tiêu là muốn giảm thiểu chi phí cho cuộc chiến tranh này khoảng từ 75 – 100 tỷ USD/năm. Muốn vậy, cần phải giảm bớt quân số tham gia xuống ¾ (dưới 25.000 người) và chấm dứt những chiến dịch tấn công chống lại Taliban. Chính sách của Mỹ nên tập trung vào các chiến dịch chống khủng bố, huấn luyện và cố vấn.

Theo học thuyết phục hồi, nước Mỹ nên tránh bớt các cuộc can thiệp nhân đạo, ngoại trừ những trường hợp mới đe dọa rất lớn và rõ rệt, và nạn nhân kêu cứu, có sự tham gia và hỗ trợ đông đảo của cộng đồng quốc tế, có khả năng thành công cao với chi phí thấp, và không có phương thức thay thế nào khác để giải quyết vấn đề: trong trường hợp Libya, lúc đó gần như sẽ xảy ra thảm họa nhân đạo (chưa chắc chắn) ở Benghazi, có hội tụ gần đủ các điều kiện kể trên.

Trong trường hợp chương trình hạt nhân ở Iran, nước Mỹ chỉ nên sử dụng tới hỗ trợ hay lực lượng quân sự để ngăn ngừa, nếu chúng ta thấy sự tấn công có hiệu quả (nghĩa là tiêu diệt hầu hết khả năng hạt nhân của họ) và một công việc như vậy không làm yếu đi khả năng thay đổi chính trị đáng kể trong nội bộ Iran, và chi phí đối phó với sự trả đũa của Iran, ở mức chịu đựng được. Nếu khả năng ngăn chặn một Iran hạt nhân thấp, và nếu mong muốn phổ biến vũ khí hạt nhân của các nước khác không thể quản lý được thông qua các chính sách khác. Những điều kiện này không chống đối lại việc sử dụng vũ lực. Nếu có tất cả các điều kiện kể trên, nước Mỹ có thể hành động.

Chấp nhận học thuyết phục hồi có nghĩa là phải xem xét kỹ lại các nguồn ngân sách dùng cho quốc phòng, viện trợ nước ngoài, ngoại giao, tình báo, chống khủng bố và an ninh nội địa. Chỗ nào cần cắt thì cắt bớt, lý do vì phải điều chỉnh lại ngân sách toàn bộ. Nếu bao gồm các chi phí bổ túc cho Iraq và Afghanistan, ngân sách quốc phòng mỗi năm là 700 tỷ USD – lớn hơn ngân sách quốc phòng của Trung Quốc, Nga, Nhật, Ấn Độ và các nước khác trong NATO cộng lại. Con số này có thể được giảm một cách an toàn xuống còn 600 tỷ USD mỗi năm nếu lực lượng Mỹ rút khỏi Iraq (và nếu mức độ lực lượng Mỹ ở Afghanistan cũng giảm nhanh như đã nói). Ngân sách quốc phòng cốt lõi hiện nay là 550 tỷ USD cũng có thể cắt bớt, nếu bãi bỏ một số hệ thống vũ khí có chọn lựa, và giảm bớt lực lượng bộ binh và lính thủy đánh bộ. Theo lệ thường, chúng ta nên nhấn mạnh tới nghiên cứu và triển khai hơn là mang ra sử dụng trong ngắn hạn các hệ thống vũ khí đắt tiền, được thiết kế cho chiến tranh quy ước. Chúng ta cũng nên đặt trọng tâm và việc phát triển và triển khai sức mạnh không quân và hải quân, lý do là vùng châu Á – Thái Bình Dương chắc chắn sẽ trở thành khu vực quan trọng địa chính trị thế kỷ XXI.

Tuy nhiên cũng nên nói trước, chủ nghĩa phục hồi không hàm nghĩa là chỉ có ít hành động hay hành động với nhiều phân biệt ở nước ngoài. Ngược lại, chúng ta cần phải làm những điều cần làm ở trong nước. Trọng tâm chính phải là phục hồi nền móng tài khóa cho sức mạnh của Mỹ. Tình hình hiện nay không thể kéo dài được, và làm cho nước Mỹ dễ bị tổn thương trước các lực của thị trường, nó có thể bắt buộc chúng ta phải nâng cao lãi suất và cắt giảm đau đớn chi tiêu ngân sách, hoặc là dưới áp lực của một hay nhiều ngân hàng trung ương có quan ngại về phương diện kinh tế hay chính trị. Trong thế kỷ XXI, khả năng bị chấn thương trong địa hạt kinh tế cũng có thể nặng nề như khả năng bị tổn thương trong địa hạt chiến lược cổ điển. Và chúng ta phải cố tránh bị sa vào cả hai tình trạng này.

Nói cho chắc, việc giảm thiểu chi tiêu nội bộ thoải mái là một cột trụ của kế hoạch tài khóa. Nhưng nó không phải là cột trụ duy nhất. Không những vì các chi tiêu loại này có tầm mức quá nhỏ để tạo nên thay đổi lớn, mà vì còn có nhiều mục chi tiêu nội địa, hiện hữu hay tiềm ẩn, đáng được khuyến khích, trong điều kiện chúng tạo ra sự đầu tư quan trọng cho tương lai nhân sự và vật chất của nước Mỹ. Tại đây tôi muốn nói: nhu cầu cấp bách và hầu như không tốn kém cải cách chính sách di trú, để giúp cho một số lớn những người có học thức cao được nhập cảnh vào và ở lại nước Mỹ. Chi tiêu và cải tạo giáo dục công tại các trình độ K-12, Cao đẳng cộng đồng và Đại học – đổi mới hạ tầng cơ sở chuyên chở và năng lượng quốc gia, và nhu cầu tăng thêm hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng và giảm bớt sử dụng dầu mỏ, và bớt sự phụ thuộc vào các nước cung cấp dầu mỏ ở Trung Đông.

Ngoài lĩnh vực những chi tiêu tự do, cắt giảm ngân sách hay giảm bớt số gia tăng chi tiêu, nên chú ý vào các chi tiêu xã hội (entilement) và quốc phòng. Còn có thể cắt giảm thêm sự thâm hụt ngân sách bằng cách cắt giảm chính sách “chi tiêu cho thuế” ví dụ chính sách giảm thuế cho kế hoạch bảo vệ sức khỏe và tiền nợ bất động sản. Mục tiêu làm giảm thâm hụt ngân sách quốc gia khoảng 250 – 300 tỷ USD mỗi năm cho tới khi ngân sách đạt được cân bằng, để tiết kiệm trong chi phí trả lãi cho các khoản nợ công. Chính sách phục hồi cũng có lợi trong việc áp dụng những chính sách về thuế và luật lệ để cổ vũ các công ty Mỹ chi tiêu và đầu tư ở trong nước.

Chấp nhận và sống theo học thuyết phục hồi trong một thập kỷ sẽ giúp cho nước Mỹ chấn hưng lại nền móng kinh tế cho sức mạnh của mình trong nhiều thập kỷ sắp tới. Nếu chỉ cắt bớt chi tiêu an ninh quốc gia và chiến tranh chọn lựa, người ta sẽ không đạt được mục tiêu đó, nhưng đó sẽ là bước đi đầu tiên để tái lập cân bằng ngân sách. Điều này sẽ trấn an đồng minh, và gửi tín hiệu đến những kẻ thù tiềm ẩn. Nó cũng cho Mỹ giải quyết các mối đe dọa hay những thách thức ngắn hạn nếu chúng xảy ra, và đưa nước Mỹ trở lại vai trò lãnh đạo bằng cách nêu gương tốt. Một trong những sức mạnh của chính sách đối ngoại mà đất nước này có, là chứng tỏ hệ thống chính trị, kinh tế của nó thành công. Cả hai hệ thống này đang bị lu mờ, làm cho các nước khác không muốn chấp nhận mô hình chính trị, kinh tế mở. Thay vào đó, họ sẽ chọn mô hình quản lý nhà nước.

Chủ thuyết phục hồi, hơn bất cứ biện pháp nào khác về an ninh của Mỹ, đã chú ý tới thực tế quốc nội và quốc tế trong thời hiện đại. Nói thế, nó còn bao hàm nhiều học thuyết khác: phát huy dân chủ, chống khủng bố, hoạt động nhân đạo, và hòa nhập quốc tế. Thực thế, một trong rất nhiều cái hay của học thuyết này là nó đã làm tăng triển vọng một ngày nào đó, thực hiện được chủ thuyết hòa nhập. Đây là biện pháp cuối cùng, mang rất nhiều ý nghĩa trong việc đối phó với những thách thức toàn cầu thực thụ. Nhưng nước Mỹ chỉ có thể lấy lại vai trò lãnh đạo, về gương sáng cũng như về hành động, bằng cách lập lại trật tự trong nhà nước. Đó là biện pháp thực sự mang tính chính trị mà nước Mỹ đang cần tới.

Người dịch: Phan Hải Vân

Nguồn: Richard N. Haass – The Restoration Doctrine – Foreign Policy – Jan/Feb, 2012

TN 2013 – 22 & 23

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s