Tập đoàn Carrier – Phần III


b/ Một khung khổ đa chiều kích

Một kiến trúc đa chiều kích được sử dụng trong thiết kế sau cho thấy sự cần thiết đạt được lợi thế cạnh tranh trong cả ba chiều kích – thị trường, sản phẩm và công nghệ – cùng lúc. Do vậy, nó tìm kiếm việc loại bỏ sự tối ưu hóa dưới chuẩn xung quanh mỗi chiều kích. Mục tiêu là tạo ra sự cộng hưởng, sự tiềm tàng, và hiệu quả một cách tích cực bằng cách tạo ra mối quan hệ được/được giữa ba chiều kích. Một kiến trúc ba chiều kích cho thấy nhu cầu tập trung hóa và phi tập trung hóa, tích hợp và khác biệt hóa, và phụ thuộc và tự chủ cùng lúc.

Trong một kiến trúc ba chiếu kích, các xung động cấu trúc bên trong doanh nghiệp được hóa giải bằng cách kết hợp các cơ cấu thị trường như nền tảng cho sự tương tác giữa các đơn vị khác nhau ở bất cứ nơi nào có thể. Kiến trúc, do vậy, chỉ đưa ra phần cứng cho hệ thống; các tiến trình kinh doanh cung cấp phần mềm.

Kiến trúc của của Carrier cần được thiết kế để trợ giúp việc nhấn mạnh tính bình đẳng về thị trường, sản phẩm, và công nghệ. Kiến trúc mà theo đó sẽ được sử dụng để thực hiện việc tập trung đa chiều kích này trong khi tạo ra hoạt động kinh doanh định hướng thị trường.

Các lực đẩy chiến lược chủ yếu của Tập đoàn Carrier là việc định hướng thị trường mạnh mẽ và đáp ứng khách hàng. Tổ chức sẽ đủ linh hoạt để thích nghi với các thay đổi bên trong và bên ngoài, kích thích cải tiến liên tục về chất lượng và chất lượng các đầu ra của nó, và có thể học một cách nhanh chóng và hiệu quả. Kiến trúc của hệ thống được mô tả (hình 14.1) được thiếu kế  để tạo thuận lợi cho việc theo đuổi chiến lược này. Nó trợ giúp việc nhấn mạnh đến sự bình đẳng về các thị trường, sản phẩm, và công nghệ, trong khi tạo ra hoạt động kinh doanh định hướng thị trường.

tu duy he thong 107

4/ Thị trường

Các chức năng marketing tại Carrier sẽ được thực hiện theo bốn lĩnh vực bán độc lập. Mỗi lĩnh vực lần lượt sẽ quản lý một số đơn vị khu vực.

a/ Các đơn vị vùng

Vùng là một đơn vị cơ bản của chiều kích marketing. Đó là nơi Carrier thực sự hoạt động.

+ Quy mô và đường biên của một vùng cụ thể được xác định như sau:

  • Tiếp cận về mặt vật lý
  • Khí hậu
  • Các hoạt động xây dựng (thiết kế và vật liệu)
  • Các giai đoạn phát triển kinh tế

+ Như một nhánh marketing độc lập của Tập đoàn, các quản lý vùng được thoát khỏi trách nhiệm sản xuất của mình. Những ngoại lệ sẽ là một số nhà máy địa phương được thiết kế để đáp ứng chỉ cho thị trường địa phương.

+ Các đơn vị vùng sẽ là các tổ chức bán hàng và phân phối. Chúng sẽ chủ yếu chịu trách nhiệm bán hàng, phân phối, thiết lập, và bảo dưỡng sản phẩm. Chúng sẽ bao gồm các kỹ thuật ứng dụng và trợ giúp kỹ thuật.

+ Các đơn vị vùng sẽ chịu trách nhiệm phát triển và duy trì hệ thống phân phối trong mỗi vùng. Hệ thống phân phối sẽ gồm ba kênh chính: trực tiếp, bán lẻ, và đại lý.

+ Tổ chức bán hàng trong vùng sẽ kết nối với các nhà máy và các nhóm sản phẩm qua ba quy trình quan trọng:

  • Chu trình thiết kế sản phẩm (các yêu cầu của khách hàng được trao đổi với những nhà thiết kế).
  • Chu trình thanh toán theo trình tự.
  • Trợ giúp logistics.

+ Các hơn vị vùng có trách nhiệm chính trong việc hiểu những yêu cầu của người sử dụng cuối cùng và giúp Carrier cung cấp các giải pháp phù hợp cho những yêu cầu đó.

+ Các tổ chức vùng sẽ chịu trách nhiệm tạo ra sự cộng hưởng ở cấp độ địa phương và giảm thiểu những lặp lại không cần thiết của các dịch vụ. Do bản chất của các vấn đề và cơ hội là khác nhau trong mỗi vùng, việc thiết lập tổ chức phù hợp đối với mỗi vùng sẽ là khác nhau tại mỗi vùng.

+ Mỗi vùng sẽ có một người chủ trương của vùng chịu trách nhiệm phát triển các hoạt động kinh doanh mới mà nó đáp ứng các nhu cầu của mỗi vùng.

Hình 14.2 cung cấp một ví dụ về việc làm thế nào các đơn vị vùng có thể được tổ chức để tối ưu hóa việc tiếp cận thị trường và các mối quan tâm của người sử dụng.

tu duy he thong 108

c/ Các đơn vị khu vực

Mỗi đơn vị khu vực sẽ chịu trách nhiệm thiết kế, kỹ thuật, và marketing một hệ thống các sản phẩm và dịch vụ như những giải pháp cho các nhu cầu của một phân khúc thị trường nhất định. Ban đầu sẽ có ba phân khúc như vậy trong mỗi lĩnh vực: hệ thống nhà ở, hệ thống thương mại, và hệ thống thể chế và công nghiệp.

Như các đơn vị định hướng thị trường, các đơn vị khu vực cần phải hiểu các vấn đề hiện tại và kiểm soát khí hậu tiềm ẩn phải đối mặt tại các phân khúc thị trường cụ thể và phát triển đồng thời đưa ra các giải pháp cho các vấn đề này.

Mỗi đơn vị sẽ chịu trách nhiệm phát triển hệ thống trong phân khúc cụ thể của nó. Hệ thống thiết kế sẽ dựa trên nền tảng các đòi hỏi của địa phương trong mỗi vùng khác nhau. Các giải pháp hệ thống sẽ được thiết kế trên các nền tảng toàn cầu được phát triển bởi các đơn vị đầu ra. Các nền tảng này cung cấp mô đun thiết kế mà bộ khung và các cấu phần được chuẩn hóa trong khi cho phép các biến đổi để thỏa mãn các đòi hỏi ở các địa phương khác nhau. Mỗi đơn vị đầu ra sẽ có một hệ thống kỹ thuật hàng đầu dựa trên đội ngũ của mình để phát triển các nền tảng toàn cầu theo đó các sản phẩm của địa phương có thể được sản xuất.

Các đơn vị khu vực sẽ phát triển các chính sách và cách tiếp cận cơ bản đối với việc phát triển và duy trì một hệ thống phân phối đáp ứng cho tất cả các đơn vị của Carrier. Chẳng hạn, các đơn vị khu vực sẽ được kỳ vọng phát triển các chính sách đối với việc mua hàng và phân phối các sản phẩm bổ sung nhằm trợ giúp gia tăng hoạt động kinh doanh ở cấp độ đại lý. Việc thực thi các chính sách sẽ là trách nhiệm của các đơn vị vùng. Ngoài ra, các quản lý khu vực sẽ chịu trách nhiệm đối với việc phát triển các thị trường mới, làm cầu nối giữa các đơn vị vùng và các đơn vị đầu ra, và để củng cố và quản lý ở cấp độ khu vực.

Nói chung, các đơn vị khu vực không có tài sản cố định. Điều này sẽ đảm bảo rằng chúng không bận tâm với những tiện ích hiện có và các sản phẩm hiện tại. Mối quan tâm tổng thể của chúng sẽ là vào việc đưa ra giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Các sản phẩm và dịch vụ này có thể hay không có thể được cung cấp bởi các đơn vị sản xuất của Carrier. Sự kiên định này duy trì áp ực cạnh tranh lên cả những nhà thiết kế và những nhà sản xuất (cung cấp).

Sẽ có các thành viên của các đơn vị thành phần trong mỗi khu vực quản lý logistics, kho chứa, và hệ thống vận chuyển ở cấp độ khu vực.

Hình 14.3 cung cấp một ví dụ làm thế nào đơn vị khu vực có thể được tổ chức.

tu duy he thong 109

(còn tiếp) 

Dịch và hiệu đính: T.Giang – SCDRC

Nguồn: Jamshid Gharajedaghi – System thinking: Managing Chaos and Complexity – Elsevier 2011.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s