Tập đoàn Carrier – Phần IV


5/ Các đơn vị đầu ra

Các đơn vị đầu ra sẽ chịu trách nhiệm thiết kế và tạo ra các sản phẩm cuối cùng toàn cầu. Các sản phẩm như vậy được bán tại nhiều hơn một vùng địa lý, có mức độ phức tạp cao, và cung cấp cho các nền kinh tế có quy mô đáng kể. Các quản lý đơn vị đầu ra sẽ có trách nhiệm toàn cầu đối với việc thiết kế khả năng sản xuất, chức năng, và dịch vụ có thể cung cấp, cũng như hệ thống sản xuất tinh gọn, phân phối và chi phí.

Các sản phẩm toàn cầu sẽ được thiết kế dựa trên một khái niệm nền tảng toàn cầu, đó là, một thiết kế môđun tiêu chuẩn hóa bộ khung và các thành phần trong khi vẫn cho phép các biến đổi để thỏa mãn các đòi hỏi mang tính địa phương khác nhau. Các sản phẩm của Carrier cần được sáng tạo và thiết kế ở cấp độ toàn cầu. Công nghệ của Carrier cần được áp dụng toàn cầu.

Các quản lý đầu ra sẽ chịu trách nhiệm đối với việc tối ưu hóa các tiện ích sản xuất dựa trên nền tảng toàn cầu để đảm bảo tính cạnh tranh.

Trong sự ước tính đầu tiên để thiết kế, các nguồn lực sản xuất sẽ được tối ưu hóa dựa trên nền tảng khu vực. Điều này không có nghĩa, rằng, mỗi khu vực đó sẽ được kỳ vọng tự túc từ góc độ sản xuất. Thực tế, mỗi khu vực sẽ được kỳ vọng phát triển ít nhất một tiện ích như một nhà cung cấp toàn cầu các sản phẩm và trở thành nhà vô địch của một sản phẩm toàn cầu.

Mỗi đơn vị đầu ra sẽ là một trung tâm lợi nhuận với khả năng bán hàng và nguồn bên ngoài. Ngoài ra, sẽ có hai đơn vị đầu ra khác: Transicold và Các bộ phận hậu mãi. Bản chất đặc trưng của các nhu cầu của hoạt động kinh doanh sản phẩm vận tải cần xử lý nó như một đơn vị đầu ra tách biệt với các sản phẩm HVAC tĩnh tại (sưởi ấm, thông gió, điều hòa). Transicold sẽ tiếp tục hoạt động như hiện tại đang hoạt động; tuy nhiên, nó sẽ chủ động tìm kiếm cách sử dụng các dịch vụ được đưa ra bởi hệ thống bán hàng và phân phối của Carrier hiện tại.

Các bộ phận hậu mãi là các yếu tố quan trọng trong giải pháp tổng thể của chúng tôi đối với các vấn đề của khách hàng và cũng là một cơ hội thị trường lớn. Chúng tôi cần phải phát triển một cách tích cực các hoạt động kinh doanh này. Các bộ phận hậu mãi sẽ là một đơn vị kinh doanh toàn cầu được sở hữu chung bởi các đơn vị khu vực (thị trường). Nó sẽ mua và phân phối các cấu phần của Carrier và không phải của Carrier.

Hình 14.4 cung cấp một ví dụ về cách làm thế nào một đơn vị đầu ra có thể được tổ chức.

tu duy he thong 110

6/ Các cấu phần

Nhóm các cấu phần sẽ chịu trách nhiệm đối với việc:

  • Phát triển và duy trì tri thức tiên tiến nhất (công nghệ và thiết kế sản phẩm) đối với tất cả các doanh mục trước đó.
  • Sản xuất nhiều loại sản phẩm Danh mục 1 như tính khả thi về mặt kinh tế.
  • Tìm kiếm và tạo ra các đối tác để duy trì sự kiểm soát chiến lược đối với các cấu phần Danh mục 1 này để nó không thể sản xuất hiệu quả về mặt kinh tế.
  • Tạo ra các đồng minh chiến lược với các nhà sản xuất của Danh mục 2 và 3 để đảm bảo ảnh hưởng hiệu quả đến những sự phát triển và các nguồn cung đáng tin cậy.

Để đảm bảo cạnh tranh về chi phí và chất lượng toàn cầu, mỗi hoạt động kinh doanh thành phần cần có khả năng sống còn dựa trên một nền tảng độc lập. Do vậy, mỗi đơn vị trong nhóm này cần được đối xử như một đơn vị kinh doanh độc lập. Các đơn vị trong nhóm cấu phần sẽ có một tùy chọn đối với việc bán các sản phẩm của mình cho các nhà sản xuất thiết bị gốc khác (OEMs). Tương tự như vậy, các nhà quản lý sản phẩm của Carrier sẽ có tùy chọn về nguồn của các cấu phần từ các nhà cung cấp bên ngoài.

Lúc đầu, nó có thể cần thiết đối với tập đoàn để trợ cấp cho nhóm các cấu phần cho đến khi nó có thể đưa ra giá cả cạnh tranh đối với các khách hàng nội bộ.

Ban đầu, sẽ có hai đơn vị trong nhóm này: máy nén khí và điều khiển điện tử.

7/ Đầu vào

a/ Công nghệ

Nhóm công nghệ sẽ được nhánh nghiên cứu và phát triển của Carrier chịu trách nhiệm xác định và nuôi dưỡng các công nghệ lõi được đòi hỏi bởi các hoạt động kinh doanh của Carrier. Carrier sẽ tiếp cận liên tục các hồ sơ công nghệ để đáp ứng các nhu cầu mới xuất hiện của hoạt động kinh doanh. Vị trí mong muốn của công ty đối với các công nghệ và cấu phần liên quan sẽ được xác định bằng việc sử dụng ba danh mục sau:

  • Cần phải có tri thức và kiểm soát nội bộ.
  • Cần phải có tri thức và các đồng minh chiến lược.
  • Cần phải có tri thức để ảnh hưởng đến các nhà phát triển độc lập.

Bảng 14.1 tóm tắt nhu cầu hiện tại đối với các cấu phần cốt lõi và các công nghệ tương ứng.

Một nhóm đặc biệt trong nhóm công nghệ sẽ tập trung vào việc phát triển công nghệ dịch vụ (chẳng hạn, khả năng chuẩn đoán từ xa). Hoạt động này sẽ được tài trợ bởi tất cả các đơn vị kinh doanh.

Bảng 14.1 Các công nghệ và cấu phần cần thiết

Công nghệ và cấu phần cốt lõi Tri thức và kiểm soát Tri thức và liên minh Tri thức và ảnh hưởng
Máy nén khí X
Điều khiển điện tử X
Các bộ phận truyền nhiệt X
Các phần bao bên ngoài, quạt, và lưu chuyển không khí X
Động cơ X
Các bộ phận lọc không khí X
Làm lạnh X
Động cơ diesel X
Phần mềm xây dựng X

(còn tiếp) 

Dịch và hiệu đính: T.Giang – SCDRC

Nguồn: Jamshid Gharajedaghi – System thinking: Managing Chaos and Complexity – Elsevier 2011.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s