Nói về bản chất, ai cũng có tính lười biếng. Công việc quản lý trở nên cần thiết một phần nguyên nhân cũng là do đó. Chủ thể của quản lý con người, khách thể của quản lý cũng là con người, cần phải khơi dậy lòng nhiệt tình công việc, nâng cao tính tích cực làm việc của nhân viên, cần phát huy tốt cơ chế khuyến khích và giám sát trong tay, sử dụng tốt chiếc gậy chỉ huy của mình.
Các doanh nghiệp không những phải thiết lập cơ chế khích lệ hiệu quả khoa học mà còn phải tiến hành thực hiện và quản lý khoa học, giám sát việc thực hiện thuận lợi công việc. Cơ chế hiệu quả sẽ tăng tính chủ động và nhiệt tình của nhân viên. Nhưng chỉ khích lệ thôi thì không đủ, xây dựng được một cơ chế quản lý giám sát hiệu quả là vấn đề quan trọng để khiến nhân viên của bạn năng động hơn.
Công ty quốc tế chế biến đồ ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ KFC với hệ thống cửa hàng lên tới 9900 cửa hàng, đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và khu vực trên thế giới. Nhưng công ty KFC ở xa như vậy làm sao có thể tin cấp dưới của họ có tuân thủ quy tắc hay không.
Có một lần, công ty TNHH KFC Thượng Hải nhận được 3 đánh giá do công ty Quốc tế gửi tới, họ đã tiến hành ba lần kiểm tra đánh giá chất lượng làm việc của cửa hàng ăn nhanh Waitan và cho 3 kết quả đạt 83, 85, 88 điểm. Các giám đốc trong và ngoài công ty đều rất ngạc nhiên không thể giải thích được điều đó, làm sao họ có thể đưa ra được những kết quả như vậy. Thì ra công ty Quốc tế KFC đã thuê và đào tạo một số nhân viên, cho họ cải trang thành khách hàng bí mật thâm nhập cửa hàng để kiểm tra đánh giá. Những vị khách thần bí này lui tới rất bí mật, không ai biết, hơn nữa không có quy luật thời gian nhất định, chính điều đó khiến giám đốc và nhân viên nhà hàng ăn nhanh luôn bị áp lực, không dám lơ là, lười biếng. Chính nhờ cách này, cùng với việc hiểu rõ nhất tình hình thực tế cơ sở, còn giám sát được công việc của nhân viên một cách hiệu quả, từ đó nâng cao năng suất làm việc của họ.
Cách quản lý hành động của công ty Mc Donald’s và cách làm của KFC chỉ khác về hình thức nhưng cùng có chung tác dụng, chỉ có điều một bên là thực hiện ngầm, còn một bên là thực hiện công khai. Quản lý hành động vốn là nhằm vào những người quản lý chỉ quen ngồi thoải mái trên ghế tựa mà khua chân múa tay. Nếu dùng những khoảng thời gian đã lãng phí vào việc hút thuốc và tán gẫu để giải quyết công việc.
Bất kể động cơ như thế nào, các giám đốc luôn xuống cơ sở để tạo áp lực bị giám sát cho nhân viên, thúc giục họ tích cực làm việc. Đồng thời, đích thân xuống hiện trường chỉ đạo nhân viên giải quyết vấn đề khiến lãnh đạo biết được ai đang làm việc, hơn nữa khi lãnh đạo hỏi, góp ý cho nhân viên, nhân viên sẽ có cảm giác được tôn trọng và đề cao, từ đó sẽ tự hào miêu tả công việc của mình, thể hiện kỹ thuật của mình, điều này về mặt tích cực đã tăng cường lòng nhiệt tình công việc của nhân viên, từ đó có thành tích. Đây là chỗ sáng suốt của ông chủ hãng Mc Donald’s.
Giám sát hiệu quả về mặt tích cực có thể thúc đẩy nhân viên cố gắng làm việc, điều này được thể hiện rõ trong cách quản lý công ty Home Depot cửa hàng Diy lớn nhất nước Mỹ. Điều khiến mọi người khen ngợi công ty Home Depot nhất là lãnh đạo đã đến các cửa hàng kiểm tra, đồng thời tìm thời gian thích hợp chỉ đạo chủ quản để nâng cao năng lực quản lý của chủ quản.
Có một lần ông Ken Langao là một trong những người sáng lập công ty khi đến kiểm tra một cửa hàng, đã triệu tập hơn 10 người cùng đơn vị đến phòng nghỉ nói chuyện, trong đó có một vị đã nhắc đến kết quả kiểm tra đánh giá gần đây, cảm thấy rất buồn.
Langao nói với người đó rằng: “Tôi không đủ tư cách nói với các ông về vấn đề này, nhưng công ty đã thực hiện kiểm tra đánh giá công khai, minh bạch. Đầu tiên, ông cần tìm chủ quản nói chuyện, nếu không giải quyết hợp lý, thì hãy tìm phó giám đốc, sau đó mới tìm giám đốc nhà hàng. Bằng cách đó ông có thể biết được họ đánh giá về mình như thế nào?
Vị đồng nghiệp này nghe xong trả lời: “Được, tôi có thể tìm chủ quản và phó giám đốc nói chuyện nhưng không thể tìm giám đốc cửa hàng nói chuyện”. Langao nghe xong rất ngạc nhiên, liền hỏi rõ nguyên nhân, người đó cho biết: “Ở cửa hàng chúng tôi có quy định là khi gặp vấn đề gì cũng không được phép tìm giám đốc”.
Langao thấy vô cùng khó hiểu: “Thật đáng tiếc, tôi nghĩ chắc là giám đốc nhà hàng rất bận. Thôi thế này vậy, đây là số điện thoại của tôi, hy vọng các vị sẽ nhớ và nói với đồng nghiệp nếu có khó khăn mà do giám đốc nhà hàng quá bận không thể giải quyết được thì hãy gọi điện cho tôi, tôi sẽ cùng mọi người tìm cách giải quyết vấn đề”.
Langao đã có cơ hội giáo dục đúng lúc, hy vọng các đồng nghiệp có thể học lên làm quản lý, khi làm xong việc cấp trên giao cho, nhất định cần hỏi: “Tôi đã làm xong việc ông giao cho, xin ông hãy cho tôi biết tôi nên hành động như thế nào để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất?”. Như vậy, mới có thể khiến cấp trên tin tưởng giao cho bạn công việc đúng sứ mệnh của bạn. Đừng bao giờ quên rằng, sứ mệnh thực sự của các vị là: Bán hàng và cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho họ.
Khi gặp khó khăn, Langao đã rất giỏi vận dụng sự chỉ dẫn và cơ hội giáo dục, không chỉ khiến khó khăn của các vị đồng nghiệp được giải quyết và cổ vũ họ quản lý cấp trên. Như thế sẽ thu được hiệu quả tích cực trong việc quản lý công ty: Biến chủ quản lãnh đạo, giám sát trở thành đối tượng nhân viên quản lý ở trên, hình thành sự qua lại giữa 3 đối tượng là nhân viên, chủ quản và lãnh đạo, từ đó tăng năng suất và thành tích công việc của tập thể.
TH: T.Giang – SCDRC
Nguồn tham khảo: Nguyễn Đức Lân (bs) – 99 nguyên tắc giản đơn quyết định trong cuộc sống – NXB TN 2008.