Trong khi đàm phán thỏa thuận ngân sách với các nghị sĩ Đảng Dân chủ, ông Bush đã hầu như phớt lờ các nghị sĩ Đảng Cộng hòa, vì họ là phái thiểu số và không linh hoạt. Kết quả là, họ không nhiệt tình với kế hoạch này, lo ngại rằng trong cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới, họ với tư cách là những người cùng đảng với tổng thống, sẽ phải chịu trách nhiệm với các cử tri về việc tăng thuế này. Các nghị sĩ Đảng Cộng hòa công khai phản đối, làm cho Tổng thống Bush rơi vào thế khó xử. Ông có thể cho phép dự luật đang thịnh hànhg tiếp tục tiến triển và tự động giảm thâm hụt bằng việc cắt giảm toàn diện và mạnh mẽ chi tiêu hiện thời, hoặc ông có thể quay lại bàn đàm phán và giành lấy sự ủng hộ mạnh hơn của phe Dân chủ tuy có thể dẫn đến một kết quả thỏa thuận kém dễ chịu hơn. Đây không phải là chuyện đơn giản. Ông đã chọn cách thứ hai, có thể vì lo ngại rằng ông sẽ bị phê phán vì đột ngột cắt giảm các chương trình phổ biến của liên bang.
Ngay sau khi ký vào dự luật mới, ông rời thành phố để tiến hành một số hoạt động hỗ trợ những nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa trong chiến dịch vận động tái cử để cải thiện quan hệ. Cho dù ông đã nghiêm túc thề nguyện trong tương lai ông sẽ “hoàn toàn giữ vững mức thuế”, nhưng những đồng nghiệp Đảng Cộng hòa của ông vẫn tỏ ra nghi ngờ. Và rất nhiều ứng cử viêng nghị sĩ Đảng Cộng hòa không dễ dàng cộng tác với tổng thống. Trong hàng trăm người quay phim vận động tranh cử cùng với ông Bush đầu mùa đông, chỉ có vài người đem cuốn phim ra sử dụng để tranh cử. Khá nhiều ứng cử viên hủy cuộc viếng thăm của tổng thống tới khu vực bầu cử của ho, và một số người cần đến sự hiện diện của ông để quyên tiền ủng hộ tranh cử đã ở lại Washington với lý do “công việc khẩn cấp”. Thậm chí, một vài người khác còn tỏ thái độ chống đối: trong một buổi ra mắt của tổng thống, một nghị sĩ đương nhiệm Đảng Cộng hòa đã đặt vấn đề với các khán giá “Tháng Năm vừa rồi, tại sao tổng thống lại quyết định đem vấn đề mà ông đã tranh đấu và giành thắng lợi ra để làm điểm thương lượng? Chúng ta đang nói về lời hứa của ông trong vấn đề thuế”.
Với tất cả các yếu tố khách quan, chiến lược của ông Bush đã thất bại. Tỷ lệ ủng hộ tổng thống giảm mạnh từ mức 75% xuống còn khoảng 55% chỉ trong vài tuần trước cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ. Khi các cử tri bỏ phiếu, Đảng Dân chủ chiếm đa số lại giành thêm chín ghế tại Hạ viện. Còn Tổng thống Bush, sự thay đổi thái độ của ông về thuế tiếp tục ảnh hưởng xấu tới ông trong cuộc vận động tái cử và ông đã thu đối thủ Bill Clinton.
Thành công
Năm năm sau, thất bại của Bush vẫn còn in dấu trong tâm trí các nhà lãnh đạo Quốc hội khi phải xem xét một dự thảo ngân sách khác của tổng thống. Tuynhiên, lần này, Quốc hội do Đảng Cộng hòa kiểm soát và Bill Clinton, một người Đảng Dân chủ, làm ông chủ Nhà trắng. Clinton đã đánh bại Bush, tổng thống Đảng Cộng hòa một phần bằng cách nhắc nhở các cử tri về việc ông Bush đã không giữ nổi lời hứa “không có thêm thuế mới”, điều này không làm hại ai cả. Và đây là cơ hội để trả món nợ bầu cử. Các nghị sĩ Đảng Cộng hòa, do Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich đứng đầu, và Lãnh đạ phe đa số tại Thượng viện, Bob Dole tuyên bố họ có thể làm cho Tổng thống Clinton phải hợp tác với họ giống như các nghị sĩ Đảng Cộng hòa “đã làm” với Tổng thống Bush.
Trong hai năm đầu đảm nhiệm cương vị tổng thống, không có dấu hiệu gì chứng tỏ Tổng thống Clinton có thể đương đầu với áp lực này. Tính cách dễ dàng thỏa hiệp của ông khiến ngay cả các nhân viên trung thành cũng lo lắng không biết lập trường của ông là gì. Đầu năm 1995, đối mặt với một Quốc hội mới thành lập do Đảng Cộng hòa kiểm soát, Tổng thống Clinton dường như rõ ràng ở thế yếu. Khi các nghị sĩ Đảng Cộng hòa bận rộn thông qua chương trình lập pháp “Khế ước với nước Mỹ”, vị trí của Tổng thống Clintn tại Washington và trong lòng cả nước cho thấy tầm mức mới. Tháng Hai, Gingrich phát biểu một “Thông điệp liên bang” chưa từng có trong chương trình truyền hình trực tiếp đến khán giả cả nước.
Đến mùa đông, dự kiến ngân sách của Đảng Cộng hòa với rất nhiều điểm cắt giảm các chương trình mà Đảng Dân chủ ủng hộ đã đi đến giai đoạn phê duyệt cuối cùng tại Quốc hội. Rõ ràng, Tổng thống Clinton đã thất bại trong việc điều hòa mức cắt giảm mạnh chi tiêu xã hội trong dự kiến ngân sách của Đảng Cộng hòa. Ông cũng không ngăn chặn được việc giảm thuế quy mô lớn có lợi cho các cử tri giàu có. Khi cuộc chơi sắp kết thúc, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa tin rằng họ nắm con át chủ bài trong tay và có thể vượt qua mối đe dọa tổng thống phủ quyết dự luật: họ gắn dự luật thu nhập và chi tiêu của mình với một dự luật về mức nợ tối đa mà chính phủ đang cần để thực hiện các nghĩ vụ trả lương và trợ cấp. Tổng thống phải chấp nhận toàn bộ chương trình này hoặc phải giải tán chính phủ. Năm 1991, Bush đã chùn bước trước một lựa chọn ít khắc nghiệt hơn nhiều, và vị tổng thống yếu thế hiện nay nhiều khả năng cũng sẽ làm như vậy. Nghị sĩ Đảng Cộng hòa John Kasich, Chủ tịch Ủy ban ngân sách Hạ viện, dự đoán: “Tôi cho rằng tổng thống sẽ buộc phải thuận theo chúng tôi. Vào cuối ngày, ông sẽ giải thích tại sao chương trình của chúng tôi hợp lý và ký chương trình này”.
Tuy nhiên, ngày 13 tháng Mười một, Tổng thống Clinton phủ quyết dự thảo ngân sách của Đảng Cộng hòa và thông báo với cả nước chuẩn bị tinh thần chính phủ sẽ đóng cửa. Clinton khẳng định: “Nếu nước Mỹ phải ngừng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho giáo dục, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe cộng đồng để giữ cho chính phủ hoạt động, vậy thì cái giá phải trả là quá cao”. Ông nói thêm: “Ủng hộ việ cân bằng ngân sách. Nhưng không cắt giảm chi tiêu”. Một trợ lý Nhà rắng bật mí cho phóng viênrằng tổng thống đã “chuẩn bị sẵn sàng để chiến đấu suốt mùa đông” về vấn đề này. Hai ngày sau, 800.000 nhân viên liên bang được nghỉ ở nhà. Họ không đến làm việc trong sáu ngày liền.
Các cuộc thăm dò dư luận lập tức cho thấy dư luận đã chuyển sang phe tổng thống. Trong cuộc thăm dò dư luận của tờ Wall Street Journal, khi được hỏi liệu tổng thống có nên phủ quyết dự thảo ngân sách không, có đến 56% người trả lời nên, 36% trả lời không nên. Trong khi đó, hai ông Gingrich và Dole chỉ nhận được tỷ lệ tương ứng là 33 và 30%.
Sau hàng tuần đàm phán không có kết quả và thăm dò lẫn nhau – trong đó Clinton mô tả đặc điểm các nghị sĩ Đảng Cộng hòa là những kẻ hay bắt nạt và chiến lược ngân sách của họ là “một biểu hiện quyền lực thô thiển và trần trụi” – một lần nữa, chính phủ lại ngừng hoạt động. Đến giữa tháng Giêng, hai bên phải đối mặt với khả năng vỡ nợ của chính phủ. Chủ tịch Hạ viện Gingrich mệt mỏi với một phiên đàm phán dài dằng dặc đến “gần kiệt sức’ và thừa nhận với phóng viên rằng tổng thống và phái đoàn của ông “cứng rắn hơn tôi tưởng… Họ ít linh hoạt hơn tôi tưởng. Chiến lược của chúng tôi đã thất bại”. Một vài tuần sau, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa phải rút lại cam kết bằng ngân sách trong bảy năm và hơn một nửa khoản cắt giảm thuế mà họ đã thông qua ba tháng trước đây. Đến tháng Hai, các nhà đàm phán Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ nhất trí tài trợ thấp hơn. Họ cắt bỏ một số chương trình và đạt được mức tiết kiệm hợp lý cho cả hai bên bằng việc sắp xếp lại chi tiêu trong nước.
Trong những điều khoản chặt chẽ về ngân sách, cả hai bên đều nhận thấy những đặc điểm của bản thỏa thuận tháng Hai khiến họ hài lòng. Tuy nhiên, về mặt chính trị, Clinton với Đảng Dân chủ đã thắng lợi vang dội. Tổng thống đã tái khẳng định sự hiện diện của ông ở Washington và lại thu hút được sự chú ý của công chúng. Tỷ lệ công chúng ủng hộ ông, thay vì giảm mạnh sau khi chính phủ đóng cửa, lại tăng lên đến mức khiến cho việc tái cử của ông năm 1999 là dễ hiểu. Trong khi đó, các lãnh đạo Đảng Cộng hòa Gingrich và Dole nhận thấy sự nghiệp của mình xuống dốc. Trước tháng Chín, cuộc thăm dò dư luẩn Viện Gallup về cuộc đụng đầu của Clinton với Bob Dole, người cuối cùng sẽ được Đảng Cộng hòa đề cử tham gia cuộc tranh cử tổng thống, cho thấy phe Cộng hòa hơn 5 điểm phần trăm. Sáu tháng sau vụ đối đầu ngân sách, tổng thống giành hơn hẳn 12 điểm mà ông không bao giờ bỏ qua. Với việc chống lại Quốc hội do Đảng Cộng hòa kiểm soát bằng cách phủ quyết và kêu gọi công chúng Mỹ ủng hộ, Bill Clinton đã cứu nguy được chức vụ tổng thống của mình.
Hầu như không có sự khác biệt trong cách hành động của Bush và Clinton nhưng lại cho kết quả khác nhau. Mỗi ông đều đe dọa phủ quyết; đều tìm kiếm sự ủng hộ của công chúng Mỹ. Clinton đã nắm được toàn bộ lợi thế này, trong khi Bush không tranh thủ được và, cuối cùng, nhận thấy mình, một vị tổng thống Đảng Cộng hòa, lại đang ủng hộ những gì thuộc kế hoạch của phe Dân chủ. Kết quả khác biệt rõ ràng của hai cuộc đấu tranh chính trị này nhắc nhở chúng ta rằng cho dù được trang bị quyền lực nhưng chế độ tổng thống giành cho người giữ chức vụ này không gì khác ngoài cơ hội tạo ra sự khác biệt. Việc tổng thống sẽ thành công hay thất bại phụ thuộc vào sự may mắn – những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, như hành động và hướng ưu tiên của người khác – và dựa vào kỹ năng chính trị của họ. Chúng tôi bắt đầu với Hiến pháp và, cho dù đã xảy ra một cuộc cách mạng đáng kể trong hai thế kỷ qua, chúng tôi cũng kết thúc bài này bằng Hiến pháp. Các nhà Lập hiến, trong sự mâu thuẫn tư tưởng về một chức vị tổng thống độc lập, ủy quyền cho tổng thống là nhà lãnh đạo nhưng lại chỉ dành cho họ những công cụ hoạt động không hơn một thư ký.
TH: T.Giang – SCDRC
Nguồn tham khảo: Samuel Kernell và Gary C. Jacobson – Lôgích chính trị Mỹ – NXB CTQG 2007.