Bí quyết của thành công – Phần VI


Sau hôn sự, Triệu Xuân Nhi và Khả Thành tính xem sau này sẽ làm gì để sống. Tào Khả Thành ra ngoài buôn bán, ngựa quen đường cũ vẫn tụ tập với bọn người xấu, tiêu hết tiền lại về đòi vợ. Triệu Xuân Nhi bị ép ghê quá, bèn giao tay hòm chìa khóa cho chồn gnói: “Những đồ đạc này sớm muộn gì đều là của chàng, giờ thiếp đưa hết cho chàng, kẻo chàng lại không biết còn gì trong tư phòng không, từ hôm nay trở đi, thiếp sẽ dệt vải để kiếm sống, tự nuôi lấy mình. Chàng đừng làm phiền thiếp nữa”. Từ đó Xuân Nhi ăn chay, dệt vải, để kiếm sống. Khả Thành lúc đầu không thoải mái nhưng vì trong tay có tiền nên lại ra ngoài chơi bời. Chẳng lâu sau, ngay cả cơm cũng không có mà ăn. Triệu Xuân Nhi chỉ cho anh ta vài cách ưu sinh, nói rằng anh ta biết chữ, có thể dậy học, kiếm ít tiền để sống qua ngày. Anh ta liền lợi dụng phần mộ đường làm phòng học, mở lớp học.

Cứ như vậy mười lăm năm trôi qua, một hôm Khả Thành vào trong thành, thấy một bạn học đã làm quan nói rằng nếu có bạc đút lót, có thể kiếm được chức quan. Khả Thành lúc này không một xu dính túi, không biết làm sao nên ngồi trên giường khóc. Xuân Nhi bảo anh ta đi vay mượn bạn bè. Vì anh ta túng quẫn nên chẳng ai muốn cho vay cả. Khả Thành không nghĩ được cách gì nên chỉ khóc lóc, nghĩ rằng tiền đồ của mình vậy là chấm hết, thà chết đi còn hơn. Xuân Nhi đã cứu anh ta, rồi nói: “Vật có một sự thay đổi thì con người có nghìn sự đổi thay. Nếu không thay đổi, trừ phi lấy thước mà che mặt lại”. Rồi lại bảo Khả Thành, nếu thực sự chuyên tâm lo việc thì cô có thể nghĩ cách giúp. Thấy Khả Thành thành tâm chuyển tính, Xuân Nhi bèn bảo anh ta cầm chiếc cuốc cuốc khoảnh đất chỗ đặt khung cửi thì thấy có một chiếc bình sứ, trong đó có khoảng một trăm sáu mươi, một trăm bảy mươi lượng bạc, rồi lại bảo anh ta đào bên dưới khung cửi, ở đó cũng có một bình sứ to, bên trong có không dưới một nghìn lạng bạc trắng. Hóa ra Triệu Xuân Nhi thấy Khả Thành tiêu tiền như rác bèn tích cóp lại, chôn xuống đất rồi để khung cửi lên, mười lăm năm liền không để lộ gì cả. “Thật là người vợ tốt”. Khả Thành nhìn thấy số tiền này liền khóc, “mười lăm năm trời là người vợ hiền, lam lũ vất vả, áo vải cơm rau, ai ngờ còn giữ một tấm lòng như vậy. Tất cả đều do Tào Khả Thành ta không tốt, làm cho nàng phải chịu khổ. Hôm nay vợ hiền hãy nhận của ta một lạy”. Nói xong liền quỳ sụp xuống dập đầu. Hai vợ chồng cùng vào kinh, đến sử bộ đầu văn thư để hối lộ. Tào Khả Thành được phái đi làm nhị y (chức phó của tri huyện) Đồng An, Phúc Kiến, sau được thăng lên Tuyền Châu phủ. Có vợ giúp đỡ chấp chính nên danh tiếng làm quan ngày một vang xa. Sau lại được thăng chức làm thông phán phủ Hồ Châu, Quảng Đông, rồi tiếp là phủ y. Vợ khuyên anh ta: “Ngay trước dạy trẻ con học trong thôn ở mộ đường, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, hôm nay ba lần nhậm chức quan chăn dắt dân lành, đạt tới quan lục phẩm, đại học sinh đến thế là đủ rồi. Người ta thường nói “biết đủ là không nhục”, có ý nói người ta nên có dũng cảm để rút lui đúng lúc, hãy nghĩ đến kế hoạch về quê dưỡng lão”. Khả Thành gật đầu cho là phải, bèn giả ốm cáo quan, dân chúng tiếc nuối, hai vợ chồng khăn gói về quê trong niềm vinh quang.

Tào Khả Thành đã thực sự hướng thiện, đều là nhờ vào sự giúp đỡ của Triệu Xuân Nhi, người đời sau có thơ ca ngợi rằng:

Phá nhà vì khuôn mặt như hoa, lại nhờ vào hồng nhan mà hưng nhà.

Hồng nhan như thế xưa nay hiếm, khuyên chồng xin chớ có tham hoa.

Từ câu chuyện này, chúng ta có thể rút ra một số bài học. Ngay cả trong chốn phong trần vẫn có những người con gái tài giỏi. Trình độ của họ không hề thấp kém, trong tình yêu cũng có thể thủy chung trước sau như một. Dù hoàn cảnh khó khăn họ vẫn giữ ý chí kiên cường, muốn tìm một người đáng tin cậy, thoát khỏi bể khổ tức để người đứng đắn. Người xưa có câu: “Đàn bà có chí thì còn hơn cả nam nhi”. Triệu Xuân Nhi không tham giàu chê nghèo, theo Khả Thành từ khi Tào gia lụn bại. Trong những ngày cùng quẫn, có nhiều lần khuyên chồng hướng thiện. Quả nhiên, dưới sự chỉ dẫn của cô thì chồng đã làm thầy giáo, làm quan thanh liêm, cuối cùng lại biết rút lui đúng lúc. Người con gái phong trần này có thể nhìn ra được thời cuộc, nhận ra trốn quan trường đầy gian trá, lừa lọc nên sớm khuyên chồng dừng đúng lúc. Bên cạnh đó khí chất nghĩa hiệp cũng là một đặc điểm nổi bật của Xuân Nhi.

Tục ngữ có câu: “Bại từ hầu đầu kim bất hoán” (kẻ lầm biết quay đầu lại, vàng không biến đổi), ý nói tình cảm, thái độ đối xử vẫn như trước, không phân biệt, không thay đổi, gắn với câu “Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại”. Điều muốn nhấn mạnh là sự hối cải. Con người khó tránh khỏi phạm sai lầm, quan trọng là biết sửa chữa sai lầm đó. Sự hối cải là điều kiện chủ quan và khách quan. Triệu Xuân Nhi không đành lòng bỏ rơi Tào Khả Thành, đó là nghĩa khí của cô; thà rằng chịu khổ dệt vải nuôi thân là nghĩa hiệp của cô. Tinh thần này đã âm thầm phát huy tác dụng, làm thay đổi con người Tào Khả Thành. Tào Khả Thành sau khi bị giày vò, nhận thức rõ bản thân thì cô đã hết sức giúp đỡ và hoàn toàn tin tưởng. Đây không phải là lấy vật chất để rung động lòng người, mà là sự nghĩa hiệp của cô đã hoàn toàn chinh phục được trái tim của anh ta. Khả Thành quỳ xuống dập đầu là kết quả cảm hóa của tấm lòng hiệp nghĩa ở Triệu Xuân Nhi. Nếu chúng ta từ bỏ được những thành kiến cố hữu về xuất thân cao cấp thì chẳng phải có thể có được rất nhiều điều bổ ích từ câu chuyện này hay sao?

Nếu chúng ta trút bực dọc của mình lên đầu kẻ khác, bản thân sẽ nhất thời cảm thấy thoải mái, nhưng kiểu giận cá chém thớt này lại làm tổn thương người khác, thậm chí có thể coi nhau như kẻ thù. Nếu con người lấy tình yêu thương để đối xử với nhau thì không những có thể biến mâu thuẫn thành hòa hợp mà còn có thể biến chuyện xấu thành chuyện tốt.

Nếu một người thực sự nhận ra chân lý thì trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể phân biệt được sự tốt xấu, sẽ không bị lợi dụng, cám dỗ mà đánh mất lương tri. Cái gọi là phẩm chất cao đẹp chính là hành động trong sáng theo lương tâm và đạo nghĩa, đồng thời kiên trì hướng thiện. Có như thế con người mới sống thanh thản được.

Muốn có được hạnh phúc của đời người thì phải bồi đắp trí tuệ của bản thân, đem hy vọng gửi gắm vào công việc, theo đuổi sự hoàn mĩ đến cùng. Bất kỳ sự nghiệp vĩ đại thành công nào của nhân loại từ xưa đến nay đều là trả giá trước rồi mới đạt được sự đền đáp xứng đáng. Niềm vui chân chính của con người phải kiếm tìm từ chính trong cuộc sống tự lập.

7/ Giữ thái độ điềm đạm

Những người có tài trí xuất chúng, khoan dung, tự nhiên sẽ không nóng vội, sợ hãi, tri thức phong phú làm họ có tư tưởng thâm sâu, có khả năng kiềm chế tình cảm; người có khí tiết vững vàng thì dũng cảm mãnh liệt, phải tu đức để dưỡng tính, chiến thắng những cái quá khích của bản thân. Quân tử xử thế làm người không dễ bộc lộ ra ngoài sự vui buồn giận dữ vô thường.

Năm Tần Vương Chính thứ 18, Vương Tiễn dẫn quân tổng tấn công vào nước Triệu, tiêu diệt chính quyền nước Triệu, Triệu vương phải đầu hàng.

Tiếp đó, Vương Tiễn lại chỉ huy quân sở bộ Vương Bôn, tấn công toàn diện vào nước Yên, dồn Yên vương phải chạy về vùng Liêu Đông. Chính quyền nước Yên tiếng thì còn nhưng thực chất thì đã diệt vong.

Như vậy, Hàn và Ngụy trong Tam Tấn đã thuộc về nước Tần; tàn quân nước Yên và Lương, Ngụy chỉ cần giơ tay là nắm gọn. Nước Tề ở phía Đông đã chịu nỗi khổ do chiến tranh với Tề Yên, sức nước yếu ớt, sự tồn vong của nước Tề có thể đếm được từng ngày. Vậy là, nước còn đối địch duy nhất với nước Tần là nước Sở ở phía Nam.

Do vậy, sau khi tiêu diệt nước Yên, trọng điểm quân sự của Tần Vương Chính dồn vào nước Sở ở phía Nam. Nhưng về vấn đề dùng binh với nước Sở, giữa Vương Tiễn và Tần Vương Chính có khác biệt khá lớn, dẫn đến Tần Vương Chính không tin tưởng Vương Tiễn.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Vietbook – Nghệ thuật nắm bắt cơ hội tùy cơ ứng biến – NXB VHTT 2010.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s