Những bài học bị bỏ sót về lịch sử Hoa Kỳ – Phần IX


Các hiệp hội này tạo ra công lý nghiêm ngặt và thô sơ của riêng họ. Một người đứng đầu địa phương một lần đã hỏi thành viên hiệp hội cái gì sẽ xảy ra nếu một kẻ nhảy dù nào đấy thành công trong việc mua các miếng đất mà anh ta đòi. Người chiếm đất trả lời, “Sao, tôi sẽ giết anh ta; và, theo thỏa thuận của những người định cư, tôi phải được bảo vệ nếu bị xét xử, chẳng người định cư nào dám, nếu trên hội thẩm đoàn tìm thấy một lời phán quyết chống lại tôi”. Tuy vậy, điển hình hơn, các hiệp hội đòi quyền đất cung cấp ít nhất một ảo tưởng về một thủ tục pháp lý đúng, bằng cách lập hội thẩm đoàn – gồm những người chiếm đất – để tham gia xử các vụ của những kẻ nhảy dù. Ở một hạt tại Iowa, một kẻ nhảy dù thử chiếm một dải đất trống do một thành viên của hiệp hội làm chủ, chỉ “trong vòng một giờ” đã bị “hai chục người đàn ông kiên quyết và giận giữ” lôi đến trước một hội thẩm đoàn định cư.

Nhưng trong quá trình tiến đến luật chính thức, chức năng của hiệp hội đòi quyền đất cũng mở rộng vượt quá sự bảo vệ chống lại những người thứ ba. Thí dụ, các thành viên của các hiệp hội, “thường là những người chiếm đất đầu tiên trong vùng, đã thỏa thuận không đặt giá chống lại lẫn nhau tại các cuộc bán đấu giá đất và ngăn chặn những người đặt giá chống lại các thành viên [của hiệp hội]”. Lời nói đầu của điều lệ của một hiệp hội đòi đất mô tả sứ mạng của nó một cách thẳng thắn:

Xét rằng, chúng ta, theo sự thừa nhận của Chính phủ, đã trở thành những người định cư trên đất của Chính phủ, và đã dùng thời gian và tiền bạc để cải thiện đất, chúng ta cảm thấy được quyền một cách công bằng để mua đất với giá đúng mức. Và xét rằng có thể có những cá nhân có ý muốn can thiệp vào các quyền của chúng ta, và như thế gây ra sự không tin cậy, kích động, lo sợ; Chính vì vậy Quyết nghị rằng, chúng ta an toàn chỉ khi trong Liên hiệp – và có quyết tâm để giải quyết một cách hữu hảo bất kể tranh chấp nào giữa chúng ta, để đền đáp lại những nhượng bộ lẫn nhau, và tránh mọi thứ có khuynh hướng gây ra sự nghi ngờ và kích động – để tôn trọng một cách dứt khoát sự giám hộ của một số ủy ban, và bảo vệ các ủy ban ấy trong việc thực hiện các nghĩa vụ đã được quy định cho chúng.

Tài liệu này đặc biệt nổi bật ở chỗ nó giống với “các hợp đồng định cư” mà các nhóm chiếm đất thực hiện ở khắp thế giới thứ ba ngày nay.

Mỗi hiệp hội đòi đất đều thảo ra điều lệ và các quy chế riêng của mình, bầu chọn các quan chức điều hành, thiết lập các quy tắc để phân xử các bất đồng, và thiết lập một thủ tục đăng ký và bảo vệ những quyền về đất. Điều lệ của hiệp đội đòi quyết đất của hạt Johnson, Iowa, thí dụ quy định có một chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký, người ghi và giữ sổ sách; quy định bầu chọn ra bảy trọng tài, bất kể năm trong bảy người ấy tạo thành một tòa và giải quyết tranh chấp; quy định chọn hai cảnh sát trưởng có nhiệm vụ thực thi các quy tắc của hiệp hội; và quy định các thủ tục định rõ các quyền sở hữu về đất. Theo Allan Bogue, một sử gia của các “câu lạc bộ đòi quyền đất” Iowa này, thì hầu hết “các quy chế bao gồm quy mô đất cho phép được đòi quyền; hướng dẫn tiến hành, đăng ký, và chuyển giao quyền đòi đất; và thủ tục cần tuân theo khi các thành viên câu lạc bộ tranh cãi đặt vấn đề nghi ngờ quyền của nhau, khi các thành viên bị những người nhảy dù đe dọa, và khi thời điểm bán đất đến.

Các hợp đồng định cư của các hiệp hội đòi quyền đất rõ ràng đã làm tăng giá trị của đất mà những người chiếm đất đòi quyền. Tại các hạt Poweshiek, Johnson và Webster ở Iowa, các hiệp hội đòi quyền đất đã thảo “các quy chế riêng quy định mức độ mà người chiếm đất phải cải thiện đất, nơi anh ta đòi quyền”. Các hiệp hội cũng đặt ra các giới hạn trên và giới hạn dưới của đất được bảo vệ, và hầu hết các hiệp hội cho phép các thành viên bán đất mà họ đòi quyền để thu được giá trị của tài sản. Nhiều thành viên, tuy vậy, “không hài lòng với số lượng đất mà luật cho họ quyền làm như vậy, mà lại đưa ra những đòi hỏi về một phần quá lớn vùng lãnh thổ đến mức, trong một số trường hợp, rất khó cho một người mua có thể tìm thấy một lô đất chưa bị ai đòi quyền”. Tập quán này đã nhận được sự ủng hộ ngầm định của hầu hết các thành viên hiệp hội. Mặc dù các thành viên của các hiệp hội đòi quyền đất lên án những kẻ đầu cơ lớn, thì bản thân họ, như Bogue đã chỉ ra, là “những kẻ đầu cơ nhỏ”. Các hiệp hội đòi quyền đất của lịch sử Mỹ đã làm nhiều hơn so với cơ chế bảo vệ chỗ ở đơn thuần; chúng cũng đã được dùng để bảo vệ việc buôn bán quyền đòi đất.

Và như vậy các hiệp hội đòi quyền đất đã giúp tạo ra “một loại thông luật… được thiết lập bởi sự ưng thuận chung và bởi sự cần thiết chung”. Như một sử gia của những người định cư đã chỉ ra, “mặc dù luật – đòi quyền đất không phải là luật được dẫn ra từ [luật] Hoa Kỳ, hoặc từ sách luật đất nước, nhưng tuy thế nó là luật, được làm ra và có xuất xứ từ chính bản thân những người có chủ quyền, và các lệnh của nó là đầy quyền uy”. Tuy nhiên, những người định cư không loại bỏ luật chính thức ra một cách hoàn toàn. Những dàn xếp ngoài pháp luật của họ được dùng như các trạm dừng chân tạm thời trên con đường dẫn tới sự tôn trọng pháp luật.

Các tổ chức của những người khai mỏ

Ngày 24 tháng Giêng năm 1848, James Marshall và một nhóm những người da đỏ và người Mormon đã phát hiện ra vàng dọc theo sông phía Mỹ của California. Mặc dù những người khái mỏ đã thề giữ bí mật, nhung trong vòng bốn tháng, tin về sự khám phá của họ đã tới các báo ở San Francisco. Sự phát hiện này “đã gây ra sự bùng nổ, có lẽ lớn nhất trong lịch sử thế giới cho đến lúc đó, về di cư tự nguyện ồ ạt đến California để tìm vàng”. Tác động trực tiếp rất sâu sắc, “Những người nông dân bỏ cày bừa của họ trên đồng ruộng. Binh lính và thủy thủ đào ngũ. Các chủ cửa hàng từ bỏ công việc buôn bán của mình. San Francisco biến thành một thành phố ma qua một đêm”. Trong vòng một năm, đã có 100.000 người khai mỏ ở California; hai năm sau nữa đã có gần 300.000 người.

Khi những người tìm vàng đầy hy vọng này đổ đến California để làm giàu, họ “chẳng thấy hàng rào, chẳng thấy các mốc đo đạc”. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, họ đã là những kẻ lấn chiếm bởi vì hầu hết đất mà họ đào tìm đã có hàng trăm quyền lợi xung đột nhau. Vào thời kỳ đổ xô đi tìm vàng, hầu hết đất thuộc về Chính phủ liên bang, các khoản cấp đất [cho những người tham gia chiến tranh Mexico] chiếm đến 9% toàn bộ diện tích California, trong khi phần lớn còn lại là sa mạc, núi no, hoặc không thể tiếp cận được. Và bất chấp sự thật là Chính phủ liên bang đã, như chúng ta đã thấy, nặn ra hàng trăm quy chế để điều tiết việc sử dụng đất, Hoa Kỳ chẳng có luật nào điều tiết việc bán hoặc cho thuê những khoảnh đất liên bang chứa các quặng quý hiếm. Hơn thếnữa, Quốc hội đã loại trừ một cách dứt khoát “đất có quặng” ra khỏi Đạo luật Chung năm 1841 về Quyền Ưu tiên Mua trước.

Mối quan hệ dễ kích động của các khoản cấp đất Mexico, các chủ đất vắng mặt, những người định cư khát đất, và sự thiếu vắng luật liên bang có tính thực thi đã tạo ra nhu cầu trực tiếp đối với những thỏa thuận ngoài pháp luật. Các sử gia như Pisani đã cảm thấy những người định cư chẳng có mấy lựa chọn. Nếu “họ định cư trên một miếng đất [theo cấp đất] Mexico với hy vọng nó sẽ không được [người được cấp] chấp nhận, họ phải đối mặt với triển vọng bị mất các khoản cải tạo mà họ tiến hành. Nhưng nếu họ mua đất từ một người đòi quyền mà ranh giới của anh ta sau đó bị hiệu chỉnh, họ có thể mất giá thành của đất cũng như giá trị của những cải thiện của họ”. Trong khi những người định cư đưa ra những dàn xếp riêng của họ, Chính phủ đã thử tìm một giải pháp dựa trên luật chính thức hiện hành. Vấn đề là Chính phủ đã quá chậm chạp. Năm 1851, Quốc hội thiết lập một ủy ban để xét xử về tính hợp lệ của các khoản cấp đất Mexico và Tây Ban Nha. Mặc dù thời hạn chính thức của ủy ban kéo đến tận năm 1856, nhưng các tòa án và Tổng cục Đất đai đã hoãn công việc cuối cùng cho đến các năm sau nữa. Kết quả là những người định cư ngàycàng phải dựa vào luật ngoài pháp luật để duy trì một trật tự nào đó. Họ đã buộc phải làm vậy, bởi vì, theo lời của một sử gia pháp luật, “quá trình xác nhận càng kéo dài, thì nguy cơ tranh tụng và bạo lực càng lớn”.

Giống như những người chiếm đất, các thành viên câu lạc bộ đòi quyền đất, ở Trung Tây, những người khai mỏ có hai tiền lệ đứng về phía họ: quyền ưu tiên mua trước và quyền của người chiếm hữu đối với những chi phí cải tạo đất. Và như thế họ lập các tổ chức của mình để điều chỉnh các quyền ngoài pháp luật của họ và quy định những nghĩa vụ mà những người khai mỏ phải làm đối với đất chiếm được. Các hợp đồng định cư này được biết đến như “những uqy chế khai mỏ của vùng mỏ”. Những người khai mỏ biết rằng nếu họ thảo các quy chế của mình một cách thận trọng, chú ý đến mức có thể tiến tới luật hiện hành, thì sớm hay muộn Chính phủ cũng sẽ đi tới thỏa thuận được với họ.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Hernando de Soto – Bí ẩn của vốn – NXB CTQG 2016

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s