Định luật Burnet


Chỉ có chiếm lĩnh trước tâm lý của người tiêu dùng, sản phẩm của bạn mới làm cho người tiêu dùng muốn mua. Quảng cáo có thể giúp bạn làm được điều này. Quảng cáo là một quá trình thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đến sản phẩm của mình. Một quảng cáo tốt có thể nắm bắt rất tốt đặc điểm và quy luật của tâm lý người tiêu dùng, thông qua sự sáng tạo của mình cộng thêm những đặc điểm và quy luật tâm lý đó sẽ sản sinh ra sự cộng hưởng. Quảng cáo như thế mới có thể sinh ra sức xung đột mạnh mẽ làm lay động người tiêu dùng, từ đó gây ra ham muốn đi mua hàng.

Trước giải phóng, ở Nam Kinh có một cửa hàng giày nhãn hiệu Hạc Minh, và không có người ghé đến. Không lâu sau, ông chủ hàng phát hiện rất nhiều cửa hàng đều đăng quảng cáo để giới thiệu sản phẩm. Vì thế ông ta cũng muốn làm quảng cáo để tuyên truyền.

Nhưng quảng cáo thế nào mới có thể lay động được người tiêu dùng? Chủ cửa hàng đi đi lại lại suy nghĩ. Lúc này, ông thủ quỹ đến bày cách nói: “Cạnh tranh thương mại cũng giống như chiến đấu, phải chú trọng đến chiến lược, chỉ cần anh dám bỏ tiền ra đăng 3 ngày quảng cáo trên tờ báo lớn nhất thành phố, vấn đề sẽ được giải quyết. Ngày thứ 1 chỉ đăng lên một dấu hỏi lớn, ở dưới đề một dòng chữ nhỏ: muốn biết chi tiết, mời xem báo ngày mai. Ngày thứ 2 vẫn thế, đợi đến ngày thứ 3 mới lộ câu đó, trên quảng cáo viết: “Trong nhiều người cùng đi, thế nào cũng có thầy của tôi, trong nhiều người cùng đi, thế nào cũng có giày của tôi, giày da Hạc Minh”.

Ông chủ trước mắt bỗng lóe lên tia sáng, liền ngay sau đó theo cách mà làm. Quảng cáo vừa được đăng lên quả nhiên thu hút rất nhiều người, hiệu giày Hạc Minh lập tức được nhiều người biết đến, làm ăn bận rộn hẳn lên. Ông chủ ý thức ra được rất xúc động: làm quảng cáo không những phải tạo ra ấn tượng rất sâu sắc với người đọc quảng cáo, mà còn phải nắm được sự tò mò và tâm lý người đọc.

Đối với việc làm thế nào mới thu hút được thêm nhiều người, ông thủ quỹ quả rất có ý tưởng sáng tạo. Ông lợi dụng tâm lý hiếu kỳ và làm cho bạn càng trở nên tò mò, rồi sau cùng làm cho bạn bừng tỉnh. Làm quảng cáo tuy đơn giản, nhưng làm một cách mới mẻ khác thường, phá bỏ quan niệm truyền thống, và nhờ thế gặt hái được thành công to lớn.

Muốn chiếm lĩnh đầu óc của người tiêu dùng, ngoài quảng cáo, cung cấp sản phẩm khác lạ cũng là một con đường quan trọng. Trên đây là tuyên truyền khi đã có sản phẩm, sau đây là sáng tạo ra sản phẩm chưa có. Cả hai trường hợp này mà muốn thành công, đều phải chiếm lĩnh được đầu óc của người tiêu dùng trước. Người thầy lớn của ngành quản lý, ông Drucker nói, tôn chỉ của doanh nghiệp chỉ có một, chính là tạo ra khách hàng. Có khác lạ mới có thể có thị trường, vì thế, với một ý nghĩa nhất định, sáng tạo ra sự khác lạ, bạn sẽ chiếm lĩnh được thị trường.

Trà Ô Long là đặc sản của Trung Quốc, trong các nước Đông Nam Á đã sớm có tiếng, đặc biệt là ở Nhật Bản rất được ưa chuộng. Người Nhật rất xem trọng cơ hội làm ăn này, chú ý tới trào lưu tiêu dùng mà sáng tạo ra. Họ từ Trung Quốc nhập khẩu các loại trà cấp 1, cấp 2, rồi chế thành dạng đồ uống chất lượng Âu Mỹ, không những thế còn bán tới Trung Quốc, quê ngoại của trà.

Các sản phẩm chế biến từ đậu có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, có câu “thứ tầm thường như đậu phụ làm món ăn hoàng gia”. Uống sữa đậu nành, ăn với quẩy có thể gọi đó là loại đồ ăn chơi truyền thống. Nhưng vì đậu phụ Trung Quốc trong nghìn năm nay đều chỉ có một bộ mặt cũ kỹ, hình, sắc, vị, cách ăn không có thay đổi gì lớn, tiềm lực thị trường có hạn. Thế mà vào tay các thương nhân của Mỹ, họ gia công sữa đậu nành thành vị vani, sô-cô-la, dâu… rất được người tiêu dùng ưa thích, sản phẩm được tung ra hơn 200 cửa hàng liên doanh tiêu thụ, tổng giá trị tiêu thụ hàng năm đạt hơn 300 triệu USD. Đài Loan có một thương nhân nhờ sáng tạo, trong thành phần làm đậu phụ cho thêm bơ, nước cốt từ tỏi, cà phê và các vị quả, còn dùng ớt ngọt chế thành màu đỏ, dùng nhuộm thực phẩm chế thành màu vàng, dùng trà xanh chế thành màu xanh lục, rồi xếp thành đậu phụ “3 màu” đỏ, vàng, xanh lục. Vì sản phẩm khiến người ta nhìn thấy màu sắc mà đâm thèm, vị thương nhân này cũng từ đó mà thu lợi lớn.

“Sữa vitamin” vốn dĩ được định vị là thứ đồ uống cho sức khỏe, câu quảng cáo “uống sữa vitamin sẽ cao hơn, khỏe hơn, đẹp hơn” đã dùng được 10 năm, sự định vị sản phẩm đó đã tạo ra một kỷ lục huy hoàng. Thế nhưng, cùng với sự dịch chuyển của thời gian, các loại đồ uống mới, nhãn hiệu khác nhau liên tiếp đưa ra thị trường, chúng lần lượt nắm bắt được tâm lý thanh niên, làm nổi bật tính thời đại của sản phẩm, so với các sản phẩm đó, hình tượng sữa vitamin đã bị lạc hậu, tỷ lệ chiếm hữu thị trường không ngừng bị thu hẹp. Công ty quảng cáo Willass sau khi trở thành đại diện của họ, đã quyết định tiến hành quảng cáo để tạo ra tên tuổi cho sản phẩm tạo ra hình tượng thời thượng, khỏe mạnh được hoan nghênh. Hình tượng mới được thể hiện qua ngôn ngữ quảng cáo đầy tính thời đại, rất có sức sống, đặc biệt là một câu “chọn chai nước gas quá đơn giản”, vừa làm nổi bật ưu thế sản phẩm, vừa nắm bắt sâu sắc tâm lý thanh niên, nhanh chóng trở thành câu cửa miệng lưu hành trong xã hội. Sữa vitamin vì thế trở thành sản phẩm đồ uống rất được thanh niên ưa chuộng, đứng vững trên thị trường cạnh tranh ác liệt, đẩy mạnh thị trường.

Dưới tình thế cạnh tranh kịch liệt của thị trường, không có sự sáng tạo, thì dù là nhãn hiệu cũ cũng sẽ thay đổi đến mức mất hết dấu tích trên thị trường. Chỉ có giỏi sáng tạo, dùng hai chữ “mới” và “lạ” viết nên, thì cơ hội làm ăn sẽ đến. Trong thị trường to lớn đủ mầu sắc đan xen, đâu đâu cũng thai nghén cơ hội làm ăn, then chốt là người kinh doanh phải có con mắt tinh đời mới nhìn ra cơ hội, phải có khứu giác nhạy bén để tìm thấy cơ hội, phải có đầu óc trí tuệ để khai thác cơ hội. “Theo đuổi thị trường” không bằng “tạo ra thị trường”, không có con đường nào dài hơn đôi chân, ngồi chờ đợi thì chỉ bằng nhanh chân chạy trước người khác một bước.

Thời đại mà chúng ta đang ở, sự phát triển khoa học kỹ thuật mới mẻ theo từng ngày, kinh tế phát triển nhanh đến chóng mặt, sự vật mới phát sinh nhiều vô cùng tận, vì thế chúng ta tất phải dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám sáng tạo, để theo được trào lưu thời đại và càng phải có ý thức đi trước. Đó đều là những tố chất bắt buộc phải có của những kẻ thành công.

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Đức Lân (bs) – 99 nguyên tắc giản đơn quyết định trong cuộc sống – NXB TN 2008.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s