Doanh nghiệp địa phương thành công của châu Á – Phần cuối


Macau.com – Macao

Macao: Lịch sử và kinh tế

Macau hay Macao là một bán đảo nhỏ thuộc Trung Quốc, nằm dọc vùng đồng bằng Châu Giang kéo dài từ Hong Kong. Còn được gọi là đặc khu tự trị Macao (Macao SAR) của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Macao trải dài 65 km tới phía Tây Hong Kong, tiếp giáp biên giới với Quảng Đông ở phía Bắc và giáp biển Đông ở phía Đông. Từng là lãnh thổ hải ngoại của Bồ Đào Nha đến năm 1999, nơi đây còn được xem là Las Vegas của châu Á và là một trong những khu vựuc đông dân nhất trên thế giới.

Macao do Bồ Đào Nha cai trị từ giữa thế kỷ 16 đến năm 1999 và là thuộc địa châu Âu cuối cùng ở châu Á (BBC News, 1999). Những thương nhân đầu tiên từ Bồ Đào Nha đến Macao vào những năm 1550 sau khi nhà Minh cho Bồ Đào Nha thuê Macao làm cảng thương mại năm 1557. Macao được Bồ Đào Nha quản lý dưới chủ quyền Trung Hoa cho đến năm 1887 khi Macao trở thành một thuộc địa. Cuối cùng đến ngày 20/12/1999, chủ quyền của Macao được bàn giao lại cho Trung Quốc.

Theo chính sách một quốc gia, hai chế độ, Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm mặt quốc phòng và ngoại giao trong khi Macao giữ lại hệ thống luật pháp, lực lượng công an, hệ thống tiền tệ, chính sách hải quan và nhập cảnh của mình.

Là một trong những thành phố giàu có nhất thế giới, tổng thu nhập quốc nội (GDP) tính trên đầu người của Macao dựa trên sức mua (USD) trong năm 2015 là 139.767 USD – đứng thứ hai thế giới chỉ sau Qatar theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới. Du lịch là ngành công nghiệp chủ đạo. Gần 60% nền kinh tế Macao dựa vào ngành kinh doanh sòng bạc và các ngành liên quan như khách sạn, cửa hàng và nhà hàng (CNN Money, 2016). Hoạt động kinh tế lớn khác từng có trong quá khứ còn có sản xuất hàng dệt may, chủ yếu để xuất khẩu, tuy nhiên xuất khẩu vải vóc và quần áo đã suy giảm sau khi hệ thống hạn mức ngành may mặc bị xóa bỏ vào cuối năm 2004. Ngày nay hàng dệt may chỉ chiếm khoảng 7% khối lượng hàng xuất khẩu.

Thuận theo chiến lược của chính quyền Đặc khu hành chính Macao nhằm định vị và phát triển Macao thành Trung tâm Du lịch và Nghỉ dưỡng của Thế giới, Văn phòng Du lịch Chính phủ Macao (MGTO) đóng vai trò cơ quan chịu trách nhiệm triển khai, phân tích và hỗ trợ hoạch định chính sách du lịch cho quốc gia để nâng cao danh tiếng về một điểm đến chất lượng. Cùng với thương mại địa phương, MGTO quảng bá sản phẩm và dịch vụ du lịch của Macao không chỉ ở những thị trường du lịch mới nổi và đang dẫn đầu mà còn đánh giá và tìm kiếm thêm những thị trường tiềm năng để thu hút nguồn khách du lịch đa dạng cho Macao. Để thực hiện điều này một cách hiệu quả, có tất cả 13 văn phòng đại diện Văn phòng Du lịch Chính phủ Maco và 3 trung tâm ủy quyền của Macao trên khắp thế giới giúp đo ni đóng giày các chương trình và hoạt động quảng bá cho phù hợp với nhu cầu ở mỗi thị trường.

Các văn phòng không ngừng nỗ lực để thắt chặt mối quan hệ với các tổ chức du lịch trong khu vực và quốc tế để đạt được mục tiêu phát triển mà du lịch Macao đề ra. Ở địa phương, Văn phòng Du lịch Chính phủ Macao đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch cũng như quảng bá, phối hợp hay hỗ trợ nhiều dự án du lịch và những sự kiện quy mô lớn.

Macau.com: Quảng bá điểm đến địa phương

Các công ty tư nhân cũng có vai trò quan trọng vì họ cũng nỗ lực quảng bá điểm đến và tiềm năng du lịch của Macao. Vô số các công ty tham gia vào lĩnh vực lữ hành, du lịch và nghỉ dưỡng đã làm cầu nối cho nỗ lực của chính phủ nhằm giới thiệu Macao ra nước ngoài. Một công ty dạng như vậy là Macau.com, đây là công ty hàng đầu luôn tích cực quảng bá Macao trực tuyến ở thị trường hải ngoại. Công ty tiếp thị và lữ hành này tập trung cung cấp thông tin và công cụ lên kế hoạch chuyến đi dành cho khách đến thăm Macao. Công ty giới thiệu dịch vụ ăn ở, biểu diễn, nhà hàng, giải trí và địa điểm tham quan ở Macao và ở vùng đồng bằng Châu Giang. Công ty tập trung nguồn lực vào thị trường hướng nội, chủ yếu đến từ Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Đông Nam Á.

Thành lập năm 2006 dưới thương hiệu GoMacau.com, công ty sau đó đoạt giải thưởng Trang web Số 1 Macao vào 6/2007 và tái ra mắt với cái tên Macau.com. Hai thương hiệu đã bổ trợ cho nhau rất tốt, từ đó giúp mở rộng tầm ảnh hưởng tới người tiêu dùng của GoMacau một cách đáng kể. Công ty cũng là một thành viên của tập đoàn Ignite Media, một tập đoàn truyền thông Macau đầu tư vào đủ các loại hình truyền thông trên khắp khu vực.

Macau.com cũng đóng vai trò là điểm khởi đầu tự nhiên cho du khách tìm kiếm thông tin về Macao. Trang web là cổng thông tin cần biết cho du khách tìm kiếm thông tin, giúp lên kế hoạch và đặt lịch. Trang web tổng hợp toàn bộ thông tin về những hoạt động có thể làm dựa theo sở thích như giải trí, đi spa và vui chơi về đêm. Trang web còn đăng tải một thời gian biểu về các hoạt động, sự kiện nóng hổi đang diễn ra để giúp du khách lên lịch cho chuyến đi; và nhiều tiện tích khác nữa. Cổng thông tin trực tuyến là nguồn tài nguyên vô cùng thuận tiện cho những ai muốn tìm hiểu về Macao có thể truy cập bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên những điều này cũng phải được bổ trợ bằng những trải nghiệm ngoại tuyến đáng nhớ. Do đó, Macau.com thường giới thiệu nhiều sự kiện và hoạt động quảng bá mang tính tiên phong như gói tour xem giải đua xe Grand Prix Macao và trận chung kết nảy lửa giữa hai tay vợt Pete Sampras và Roger Federer.

Hoạt động hợp tác đã trở thành điều không thể tránh hỏi trong kỷ nguyên marketing ngang hàng. Nhằm thiết lập vị thế vô địch, Macau.com đã chủ động bắt tay với nhiều bên trong ngành du lịch. Tháng 12/2006, Macau.com ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Viva Macau Airlines trong đó hai công ty cam kết cùng quảng bá Macao thành điểm du lịch. Ngoài ra, tháng 11/2007, Macau.com hợp tác với Macau Fisherman’s Wharf – tổ hợp ven biển về khách sạn, vui chơi, ăn uống, bán lẻ và phức hợp giải trí – để quảng bá thị trường sự kiện của Macau. Tháng 3/2012, Macau.com công bố thỏa thuận hợp tác khác với Expedia Affiliate Network để giúp người dùng tiếp cận thông tin của 149.000 khách sạn trên toàn thế giới.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Philip Kotler, Hermawan Kartajaya, Hooi Den Huan – Marketing để cạnh tranh – NXB Trẻ 2018.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s