Khâu quan sát theo phép quản lý kiểu Trung Quốc – Phần VI


Chuyện trong quyển “Thuyết uyển” kể rằng: Như thế nào gọi là “lục tà”? Một là, khi đã yên vị chức quan thì ham bổng lộc, không có trách  nhiệm với công việc, nương theo thời thế, đứng núi này trông núi nọ, kẻ như thế gọi là cụ thần – lấy cho đủ bề tôi chứ thực chẳng có tài cán gì. Hai là chỉ biết cách nói hợp với lời của chủ, chủ làm gì cũng khen rằng được, ngấm ngầm xem chỗ nào tốt để mà xin chủ tiến vào, chỉ biết nhanh tay nhanh mắt làm chủ vui, cẩu thả lại thêm việc đồng ý bừa, chỉ trực lấy lòng chủ, không quản hậu họa về sau, kẻ như thế gọi là kẻ du thần chỉ ưa nịnh hót vậy. Ba là, trong lòng kỳ thực là kẻ hiểm độc gian tà, nhưng bên ngoài lại cẩn thận tỉ mỉ, ăn nói khéo léo lựa theo sắc mặt của chủ, trọng tâm thì ghét kẻ hiền, tham vọng tiến thân nên chỉ thể hiện cái đẹp, sự thông minh ra bên ngoài, che giấu đi cái xấu; tham vọng đẩy lùi kẻ khác mà thêu dệt quá đi mọi chuyện nhằm bôi nhọ cái tốt đẹp của họ, khiến cho chủ thưởng phạt không thích đáng, không là theo mệnh lệnh, kẻ như thế là gian thần vậy. Bốn là, biết hầu hạ vừa đủ, ăn nói sao cho vừa, trong thì tìm kế ly gián cốt nhục, ngoài thì đổ oan làm loạn triều đình, là sàm thần vậy. Năm là, chuyên quyền đoạt chức, lấy việc nhỏ làm trọng, tư lợi câu kết bè phái, chỉ biết làm giàu cho nhà mình, chuyên quyền lất át lệnh của chủ, cho mình là kẻ cao quý, kẻ như thế là tặc thần vậy. Sáu là, nịnh bợ ton hót với chủ, khiến chủ làm chuyện bất nghĩa, bè đảng bao quanh nhằm che mờ sự sáng suốt của chủ, khiến cho thật giả lẫn lộn, như bị bịt tai lại, khiến chủ làm điều ác trong nhà bốn phương đều biết tiếng, kẻ như thế là kẻ vong quốc chi thần vậy. Đấy gọi là lục tà.

(Chú giải) “Lục tà” là nhân vật thế nào? Một là, chỉ chăm chăm làm quan, hưởng vinh hoa phú quý, không chăm việc công, bè cánh, đứng núi này trông núi nọ, thì chỉ là công cụ. Hai là, vua nói gì cũng vâng, làm việc gì cũng dạ giấu đi ý thích của mình, ton hót nịnh bợ, lấy òng chủ, không nghĩ đến hậu quả, đó là nịnh thần. Ba là, lòng dạ gian trá, vẻ ngoài thông minh, lời nói ngon ngọt, ghen ghét người tài đức hơn mình, ba hoa khoác lác với cấp trên, trù dập nói xấu người khác, những hành vi này không nhìn thấy được khiến cho người chủ thưởng phạt không thích đáng, không chấp hành hiệu lệnh, chính là gian thần. Bốn là, đủ mưu trí để che giấu lỗi lầm, nói năng sắc bén, bên trong thì ly gián ruột thịt, bên ngoài thì làm loạn triều chính, chính là sàm thần. Năm là, chuyên quyền lộng hành, lấy mưu cầu lợi riêng là chính, kết bè kéo cánh để vơ vét của dân, giả danh thánh chỉ để mình thành cao quý, là quan gian tham. Sáu là, mê hoặc quân chủ, lợi dụng sơ hở, kết bè kết đảng làm cho trắng đen khó lường, thị phi không rõ, nói xấu vua khắp nơi, là người hại nước. Đây chính là người thuộc “lục tà”.

Đánh giá con người thật là điều rất khó. Thiên tử nếu bị “lục tà” bao quanh, đất nước tất có hỗn loạn, vương triều rốt cuộc sẽ bị diệt vong. Doanh nghiệp hiện nay cũng vậy, nếu bên cạnh người lãnh đạo chỉ toàn những hạng “lục tà”, công ty sẽ khó tránh khỏi phát sinh tranh chấp, thậm chí là đóng cửa, không thì cũng sẽ không sáng sủa gì. Cách quan sát của người Vệ Chính đúc rút kinh nghiệm lịch sử lâu dài, cho đến ngày nay vẫn còn thích hợp. Đặc biệt trong cách nhìn ra “Lục chính lục tà”, tin rằng trong công việc cũng như trong sự nghiệp kinh doanh đều có thể phòng tránh, đạt được thành công.

Biết người qua quan sát tình cảm biểu lộ trên nét mặt

Từ cổ đến kim, làm nhà lãnh đạo, duy có Tăng Quốc Phiên để lại cho đời một bộ sách có hệ thống về phân biệt nhân tài: “Băng giám”.

Bất kỳ một người lãnh đạo nào trên phương diện khảo sát con người đều cần có tài năng đặc biệt, nếu không sẽ khó thành công. Năng lực của con người có hạn, người lãnh đạo nhất thiết cần biết phân biệt người tài rồi mới có thể tập hợp trí tuệ hạt nhân, dẫn dắt họ theo phương hướng đúng đắn.

Tăng Quốc Phiên khi phân biệt nhân tài lấy tư tưởng hạt nhân là cách khảo sát tư duy và làm việc từ đặc trưng về diện mạo, ngôn ngữ, hành động và từ đó phán đoán tài năng của người đó, để xác định họ phù hợp vớic ông việc như thế nào. Đây mới là lối đi đúng trong việc khảo sát con người, phân biệt nhân tài. Người lãnh đạo ngày nay cũng cần biết đúc rút những tinh hoa, lĩnh hội những tinh hoa đó.

Tăng Quốc Phiên rất biết dùng người. Một lần, Lý Hồng Chương tiến cử cho Tăng Quốc Phiên ba người tài đúng vào lúc Tăng Quốc Phiên đi dạo, Lý Hồng Chương để ba người này ngồi chờ ở phòng khách. Tăng Quốc Phiên trở lại, Lý Hồng Chương nói ý của mình và để Tăng Quốc Phiên kiểm tra ba người này, Tăng Quốc Phiên nói: “Không cần, người đứng bên trái, mặt hướng ra cửa là người trung hậu, làm việc cẩn thận, khiến người yên tâm, có thể cử làm công tác hậu cần; người ngồi giữa người ngoài mặt phục tùng trong lòng chống đối, đâm bị thóc, chọc bị gạo, không đáng tin dùng, chỉ phân cho làm một số việc không quan trọng; bên phải là một người có tài chỉ huy, có thể một mình, chỉ huy một phương, tương lai làm nên nghiệp lớn, cần trọng dụng”. Lý Hồng Chương rất kinh ngạc, hỏi Tăng Quốc Phiên nhận biết ra họ khi nào. Tăng Quốc Phiên cười, nói: “Vừa rồi đi dạo về, nhìn thấy ba người đó, khi đi tới bên họ, người bên trái cúi đầu không dám ngước nhìn, có thể thấy là người thật thà, cẩn thận, nên thích hợp với công việc hậu cần. Người ở giữa, trên nét mặt thể hiện vẻ cung kính, có thể đợi ta đi qua là nhìn trước ngó sau, cho thấy là người ngoài thuận trong phản nên không thể trọng dụng. Người bên phải, trước sau ngay thẳng, như một trụ cột, mắt hướng phía trước, điềm đạm mực thước, là một tướng tài”. Người “đại tướng chi tài” mà Tăng Quốc Phiên nói đến này là một dũng tướng chuẩn mực, sau đảm nhận việc tuần phủ Đài Loan, đó chính là Lưu Minh Truyền.

Chỉ dựa vào nhìn qua là có thể đoán ra nhân tài, cách làm này không tránh khỏi thiếu sót, nhưng câu chuyện này lại cho thấy dáng vẻ của một người có thể thể hiện tích cách, năng lực của người đó.

Chúng ta xem Tăng Quốc Phiên quan sát người tài qua vẻ mặt thế nào?

Nói rằng: “Khi hạt gạo bóc tách ra khỏi vỏ trấu thì cái tinh túy sẽ tự tách ra để sinh tồn, cái thần cũng vậy. “Núi bị mẻ thì cũng không lở, vì nghìn năm đã thành núi lớn”, cái cốt cũng như thế. Tinh thần đầy đủ của con người có hai phần: một phần của thân là cốt tướng, có thể gọi là bộ phận bên ngoài. Kiêm luôn việc luận hình hài của nhà khác, thì đối với văn nhân việc đầu tiên phải quan sát cái cốt tướng. Mở cửa thấy núi, điều đó lấy làm điểm đầu tiên.

Ý nghĩa của câu tục ngữ là: Hạt thóc mà rơi mất vỏ thì sẽ không còn nhiều cám, nhưng cái tinh hoa của hạt thóc – gạo thì vẫn còn, sẽ không vì vỏ ngoài bị xước mà bỏ đi”. Tinh hoa này áp dụng cho con người chính là trạng thái tinh thần. Tục ngữ lại có câu: “Đất dính trên đá cho dù vẫn thường chảy đi nhưng đá sẽ không bị đổ vỡ, bởi vì chủ thể của nó cứng như gang thép, không thể bị mưa gió làm mất đi”. Điều này tương đương với phần cứng rắn nhất của con người là gân cốt. Trạng thái tinh thần của một người chủ yếu tập trung ở đôi mắt. Cốt tướng của con người tập trung chủ yếu trên khuôn mặt, giống như các giai cấp nhân sĩ trong xã hội, cần phải xem trạng thái tinh thần nội tại của họ, đồng thời phải khảo sát thể chất của họ. Người đọc sách lấy văn làm chính, chủ yếu xem trạng thái tinh thần và thể lực của họ. Tinh thần và thể lực giống như hai cánh cửa, vận mệnh giống như những vật giấu trong kho tàng. Khảo sát tinh thần và thể lực của con người giống như đi mởo hai cánh cửa lớn. Cửa mở xong tự nhiên có thể phát hiện vật trong kho. Hai cánh cửa lớn – tinh thần và thể lực – là điều quan trọng thứ nhất của việc khảo sát người.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Tư Mã An – 72 phép quản lý kiểu Trung Quốc  NXB LĐXH 2011.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s