Cuốn Nghề nghiệp xã hội học đã bàn đến khó khăn mà môn này gặp phải khi nó muốn trở thành “một khoa học bình thường như các khoa học khác”. Trong những năm 1960 – 1970, tư tưởng hình thức chủ nghĩa và phương pháp luận chủ nghĩa đã từng đối đầu với nhau. Trước sự đối đầu như vậy, ý tưởng sư phạm của cuốn sách này là tập trung thực hiện việc cần làm gấp trước là đặc trưng hóa sự gắn bó của các nguyên tắc kiến thức về thực tế xã hội với tinh thần khoa học, ngay cả khi các nguyên tắc này không được tập hợp thành một lý thuyết khái quát về xã hội. Các lý do đưa ra ở Phần mở đầu khi tái bản cuốn Nghề nghiệp xã hội học đã giải thích vì sao lại từ chối khối lượng dự định bổ sung thêm ban đầu cho lý thuyết xã hội học. Như vậy, ý tưởng của cuốn sách có thể được tóm tắt như sau: “Xã hội học là một khoa học như những khoa học khác. Chỉ có điều so với những khoa học khác, nó gặp nhiều khó khăn hơn trong việc được thừa nhận như là một khoa học bình thường”. Quá trình thực hiện tinh thần khoa học có thể không gặp bất kỳ khó khăn nào về mặt nguyên tắc, mà chỉ gặp khó khăn về mặt xã hội. Khó khăn xã hội thể hiện ở chỗ các nhà xã hội học thường đến không đúng môi trường tri thức trong đó họ nghiên cứu Việc phê bình có ảo tưởng cho rằng, khoa học luận mang tính thuần khiết, nó thực hiện các kỹ thuật tuyệt giao với ngữ nghĩa chung, và việc đòi hỏi xây dựng lại các đối tượng của nó đã được coi là những vũ khí thận trọng trong việc nghiên cứu khoa học luận xã hội học. Cùng với những vũ khí ấy, và bằng cách miêu tả được căn nguyên các hiện tượng căn bệnh, nghiên cứu xã hội học về khoa học xã hội (lý luận xã hội học: sociologie de la sociologie) đã điều chỉnh tinh thần và lề lối làm việc. Thế nhưng, với cách “điều chỉnh” mang màu sắc lạc quan thái quá này, lý luận xã hội học đã đứng trước nguy cơ coi khoa học luận của Bachelard phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về loại khoa học luận tự nhiên chủ nghĩa của các khoa học lịch sử. Lý luận xã hội học dễ dàng hình thành nên một chính sách nghiên cứu: tăng cường quyền tự trị của tầng lớp tri thức và tăng cường việc kiểm tra chéo giữa các công trình khoa học trong ngành và liên ngành. Nhưng tại sao điều này lại không được thực hiện? Hay tại sao nó lại được thực hiện một cách hết sức khó khăn? Hay vì trong xã hội học việc này khó hơn so với các ngành khác? Hay vì khó khăn về mặt phương pháp luận và lý luận gắn với khó khăn không thể đồng nhất khoa học luận đối với các khoa học miêu tả tiến trình thế giới lịch sử? Sự trần tục, sự không tưởng, triết học chợ đen, tư tưởng tiểu luận chủ nghĩa, hoặc ngược lại, tư tưởng chạy theo phương pháp luận chủ nghĩa, tư tưởng bắt chước tự nhiên chủ nghĩa và hình thức chủ nghĩa, gây ra bao nhiêu thiệt hại trong các ngôn ngữ của nhà xã hội học, chứng tỏ tiết chế lý luận tiếp cận thực tế của xã hội học cũng là đồng phạm. Cũng như trong mọi khoa học xã hội trăn trở với sự thiếu thốn khoa học luận từ thế kỷ XIX, khi một căn bệnh đã trở thành kinh niên, thì tất phải xác định các loại virus hoặc vi trùng gây bệnh. Nhưng chúng ta có thể giả định rằng, trong các cơ thể quá ư bấp bênh và dễ bị tổn thương ấy, chưa có kháng sinh phù hợp.
Dường như các bài viết được tập hợp ở đây đã có thể đánh dấu được con đường nghiên cứu của các khoa học xã hội khi bàn về một số đối tượng nghiên cứu hoặc thảo luận. Lúc đọc lại, tôi đã nghĩ rằng sự rắm rối về chủ để của một tập sách như thế nào có thể sinh ra những chồng chéo về lý luận. Do sợ rằng các chồng chéo và rối rắm đó có thể bị xếp xó, nên mới có phần Tổng hợp các đề xuất. Ngữ nghĩa của phần này xuất phát từ yếu tố là địa vị ngôn ngữ miêu tả thế giới của mọi khoa học về thực tế sẽ dẫn đến vị trí tính bấp bênh duy nghiệm thực tế (vulnérabilité empirique) có trong các khoa học xã hội. Qua tính khái quát của các cơ chế khoa học, mục đích của các phân tích này muốn cho mọi người thấy rằng việc làm sáng tỏ các chế tính khoa học là cần thiết đối với mọi khoa học xã hội Các căn cứ của ý tưởng khẳng định tính không thể phân định về mặt khoa học luận giữa lịch sử và xã hội học cho phép chứng minh rằng, tính không thể phân định ấy được áp dụng cho mọi khoa học xã hội ở các mức độ khác nhau, đồng thời xác định các khoa học xã hội ấy là các khoa học lịch sử. Popper đã cao giọng phê bình cái gọi là tư tưởng “lịch sử chủ nghĩa” (thuyết duy sử: historicisme). Tác giả này đã đánh đồng các tư tưởng tiên tri không tưởng, các thuyết tiến hóa duy khoa học, các thuyết tự nhiên chủ nghĩa về những quy luật lịch sử và các phép siêu hình thái quá để từ đó tạo ra con ngáo ộp dọa dẫm. Với sự ưu tư về hoàn cảnh riêng của lịch sử sử học, phê bình của Popper đòi hỏi tất cả cá nhà xã hội học phải ý thức được điều mà ông ta nói, và nếu không có một lời đáp thì chí ít phải có một phút chốc suy nghĩ. Dần dần, chúng ta sẽ thấy rằng các mũi công kích của lý luận không nhằm vào tác giả cuốn Logic khám phá khoa học (Popper), mà nó nhằm tác tác bài đả kích đã hỗn hống mọi hình thức nghiên cứu lịch sử khác nhau dưới tội danh chính là các hình thức này đều mang tính lịch sử chủ nghĩa (hay duy sử) (tấn công như vậy hệ như nhằm “thanh toán” các hình thức tư duy của các khoa học lịch sử chỉ bằng một bản án duy nhất). Luận chiến này vẫn còn là vấn đề thời sự chống lại các “tín đồ” xã hội học của Popper. Trong các lời mào đầu tuyên bố về nguyên tắc khoa học luận của mình, những tín đồ này viện dẫn một cách máy móc “tính phản bác”. Cũng như những tín đồ khác, để mãi mãi được bình yên, mãi mãi siêu thoát, họ đã làm dấu thánh với một thứ tôn giáo và đã phó thác tất cả cho vị cứu tinh đó.
Liệu chúng ta có tưởng tượng được lý thuyết xã hội học thời kỳ Fronde (thế kỷ XVIII), thời kỳ Auguste hay thời Quốc tế thứ ba hay không? Liệu chúng ta có tưởng tượng được các lý thuyết xã hội học như lý thuyết về “kinh-tế-thế-giới”, về “hiện tượng xã hội tổng thể” hay về “lề thói phù phép tôn giáo” được hình thành bằng các ngôn từ có thể biến chúng trở nên “có thể phản bác” bởi một phát ngôn lý thuyết đặc biệt mang tính thực tế hoặc thậm chí bởi một phát ngôn thống kê hay không? Hay là hai dạng lý thuyết cạnh tranh cùng thể hiện hình thức logic này lại đối lập với nhau như thể hai lý thuyết vật lý? Điều còn lại cần biết là chúng ta rút ra được những gì từ sự khác nhau logic giữa lý thuyết theo quy luật tự nhiên (théorie nomologique) và lý thuyết diễn giải (théorie interprétative) được xây dựng trên cơ sở so sánh lịch sử. Theo quan điểm về kiến thức khoa học mà nói, thật là phi lý khi loại bỏ các lý thuyết phân loại điển hình (théories typologiques) ra khỏi không gian lý thuyết duy nghiệm thực tế (théories empiriques). Phải xem xét kỹ điều này, vì đây là những lý thuyết duy nhất tạo cho chúng ta năng lực quan niệm và tư duy về các đặc tính khái quát hay các đặc tính bền vững hoặc bất biến trong các khoa học lịch sử. Với việc đồng nhất tính khoa học duy nghiệm thực tế với tính phản bác, phải chăng dường như chúng ta đã tạo ra cho mình một lý thuyết giới hạn cấu trúc logic của mọi ý thuyết duy nghiệm thực tế? Có nhiều hình thức khác của tính bấp bênh duy nghiệm thực tế, trong đó tính khoa học của một lý thuyết về thực tế thế giới lại được tổ chức theo nhiều cách thức khác nhau. Chính vì vậy, cuối cùng, chúng tôi tin là đã phác thảo được công việc miêu tả logic của lý thuyết diễn giải, được thực hiện bởi các khoa học xã hội, bằng cách dựa vào tiêu chuẩn các ví dụ minh họa đa dạng về mặt duy nghiệm thực tế và liên kết về mặt ngữ nghĩa.
Cuối cùng, việc xác định không gian lý luận thực tế của lý luận xã hội học như là không gian ngoài không gian lý luận của Popper cũng chỉ là một cách diễn đạt tính đặc thù và sự khác nhau của không gian lý luận đó đối với không gian logic xác định “tính có thể phản bác” của các đề xuất lý thuyết thuộc khoa học đơn tính. Hiển nhiên, không gian lý luận xã hội học, sẽ được trình bày ở đây, liên quan với không gian lý luận của Popper, bởi vì lý luận được khoa học xã hội sử dụng có chứa các thời điểm lý luận có thể ghi nhận các kết luận bộ phận từ các xử lý dữ liệu của chúng trong không gian lý luận chứng minh của Popper. Nhưng khi các lý luận thực tế “có thể phản bác” tăng cường thêm căn cứ cho lý luận xã hội học, thì không gian logic, trong đó quyết định tính xác thực của các lý luận thực tế, lại hữu hiệu đối với quá trình miêu tả và giải thích thế giới lịch sử và trở thành không gian logic của một dạng lý luận tự nhiên. Chúng ta chỉ bảo lưu ý kiến cho rằng, các nguyên tắc bắt buộc của một không gian lý luận thực tế như vậy cũng là các nguyên tắc logic có khả năng xác định được cách thức sử dụng khoa học không gian đó, bởi vì chúng đã có thể được biến thành các phương pháp luận hữu hiệu. Miêu tả khoa học luận chỉ có thể nắm bắt tính hiệu quả của các nguyên tắc ấy trong các ép-phê kiến thức và tư duy do chúng sinh ra. Các ép-phê này tạo ra cốt lõi của những gì làm nên kiến thức của chúng ta về thế giới lịch sử: những điều còn lại chỉ là những điều viển vông mà thôi. Từ đó, chúng ta sẽ phân tích các ép-phê tư duy (effets cognitifs) được thể hiện cụ thể như thế nào. Và chúng ta sẽ không chạy theo các cảm giác khoái chí hoặc không lý tưởng hóa các ép-phê ấy qua các bài tán tụng không thật lòng.
TH: T.Giang – CSCI
Nguồn tham khảo: Jean-Claude Passeron – Lý luận xã hội học – NXB TG 2002.