Đi theo hướng Tổ chức thương mại nhiều bên – Phần I


Nội dung “Dự thảo văn kiện cuối cùng về kết quả đàm phán nhiều bên vòng đàm phán Uruguay” rất rộng lớn, từ thuế đến biện pháp phi thuế quan, từ buôn bán hàng hóa đến buôn bán dịch vụ và các lĩnh vực khác, từ “vùng xám” đến vai trò của Hiệp định chung và hướng đi trong tương lai của hiệp định này. Ở đây giới thiệu một cách có trọng điểm một số nội dung trong dự thảo trên, gồm các dự thảo về: quy tắc về nơi sản xuất, về kiểm nghiệm trước khi hàng xuống tàu, về hàng dệt và hàng may mặc, về hàng nông sản, về thành lập tổ chức thương mại nhiều bên.

I/ Quy tắc về nơi sản xuất

Lời nói đầu dự thảo quy tắc về nơi sản xuất vạch ra rằng, quy tắc về nơi sản xuất rõ ràng và có thể lượng định được thì việc thực thi quy tắc ấy sẽ tạo thuận lợi cho lưu thông thương mại quốc tế. Do vậy, phải bảo đảm quy tắc này không gây trở ngại cho thương mại, cũng không được xóa bỏ hoặc gây thiệt hại cho quyền lợi của các nước ký Hiệp định chung. Các sắc luật, pháp quy và thông lệ về quy tắc nơi sản xuất phải trong sáng; thực thi quy tắc về nơi sản xuất bằng phương thức ngay thẳng, trong sáng, có thể lượng định được, thống nhất và trung lập. Vì vậy phải định ra cơ chế và trình tự thương lượng để có thể giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, hữu hiệu và ngay thẳng.

1/ Định nghĩa và phạm vi

Dự thảo định nghĩa quy tắc về nơi sản xuất là những sắc luật, pháp quy và các quyết định hành chính chấp hành các sắc luật pháp quy ấy mà các nước ký Hiệp định chung thực thi để xác định nước sản xuất hàng hóa.

Phạm vi của quy tắc về nơi sản xuất gồm tất cả các công cụ sử dụng vào chính sách thương mại không có ưu đãi, như quy chế tối huệ quốc ở điều 1, điều 2, điều 3, điều 11, điều 13 trong Hiệp định chung; chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tại điều 6; biện pháp bảo vệ tại điều 19; nhãn hiệu nước sản xuất tại điều 9, và các biện pháp hạn chế số lượng hoặc hạn ngạch thuế quan mang tính chất phân biệt đối xử. Ngoài ra, còn có các quy tắc về nơi sản xuất được sử dụng vào việc thu mua của chính phủ và thống kê thương mại.

2/ Quy tắc thực thi chi tiết

a/ Quy tắc trong thời gian quá độ.

Khi công bố quyết định thực thi hành chính, phải làm rõ các yêu cầu: trong trường hợp áp dụng tiêu chuẩn phân loại thay đổi hạng thuế thì phải ghi rõ quy tắc về nơi sản xuất này và ngoại lệ vào các mục thuế trong mục lục hạng thuế; trong trường hợp áp dụng tiêu chuẩn đánh thuế tỷ lệ phần trăm tính theo giá thì phải ghi rõ cách tính phần trăm ấy; trong trường hợp áp dụng thuế theo tiêu chuẩn chế tác hoặc theo tiêu chuẩn thao tác gia công thì phải nói rõ tiêu chuẩn chế tác.

Bản thân quy tắc về nơi sản xuất không được có ảnh hưởng mang tính chất hạn chế thương mại; không được đặt ra những đòi hỏi quá nghiêm ngặt, hoặc những điều kiện không liên quan tới chế tác và gia công để làm điều kiện xác định nơi sản xuất. Quy tắc về nơi sản xuất không được mang tính chất phân biệt đối xử, phải được quản lý thống nhất, ngay thẳng, hợp lý; phải công bố các sắc luật, pháp quy, các quyết định tư pháp và hành chính có liên quan.

Khi các hãng xuất nhập khẩu yêu cầu và đã nộp đủ các tài liệu cần thiết thì trong vòng 150 ngày, hàng hóa của họ phải được xác nhận nơi sản xuất. Một khi các điều kiện không có gì thay đổi về cơ bản, sự xác nhận ấy có hiệu lực trong thời gian 3 năm.

Nếu sửa đổi quy tắc về nơi sản xuất thì những sửa đổi ấy không được trái với các sắc luật hoặc pháp quy về quy tắc này, không được có thiên kiến. Khi cần thiết thì có thể thông qua tư pháp, trọng tài hoặc trình tự quản lý hành chính để thẩm tra các hành vi hành chính được áp dụng để xác nhận nơi sản xuất. Mọi tài liệu mật hoặc những tài liệu được cung cấp bí mật để thực thi quy tắc về nơi sản xuất phải được bảo mật nghiêm ngặt, không được sự đồng ý của người hoặc chính phủ cung cấp tài liệu thì không được tiết lộ nội dung tài liệu.

b/ Quy tắc sau thời kỳ quá độ.

Sau khi quy tắc về nơi sản xuất được xác lập, các nước phải thực thi quy tắc này một cách bình đẳng. Theo quy tắc đó, nước nào sản xuất ra toàn bộ sản phẩm thì nước ấy là nước sản xuất của sản phẩm. Khi có trên một nước tham gia sản xuất một sản phẩm, thì nước gia công cuối cùng mang tính thực chất của sản phẩm là nước sản xuất của sản phẩm ấy. Các điều khác giống như quy tắc thời kỳ quá độ.

3/ Trình tự thông báo, thẩm nghị, thương lượng và giải quyết tranh chấp

a/ Về tổ chức.

+ Ủy ban về quy tắc nơi sản xuất.

Ủy ban này tạo cơ hội thương lượng giữa các nước, thúc đẩy thực hiện mục tiêu đã đề ra, đồng thời gánh vác các nghĩa vụ khác do các nước ký thỏa thuận này hoặc các nước ký Hiệp định chung giao phó. Ban thư ký Hiệp định chung kiêm nhiệm chức năng ban thư ký của ủy ban này.

+ Ủy ban kỹ thuật về quy tắc nơi sản xuất.

Ủy ban này là ủy ban hợp tác về hải quan. Ban thư ký của Ủy ban hợp tác hải quan sẽ kiêm nhiệm ban thư ký của ủy ban kỹ thuật này.

b/ Thông báo.

Trong vòng 90 ngày sau khi hiệp định này có hiệu lực, các nước ký Hiệp định chung phải gửi cho Ban thư ký Hiệp định chung quyết định của họ về nơi sản xuất và quy tắc quản lý hành chính đối với quy tắc về nơi sản xuất được thực thi từ ngày quy tắc này bắt đầu có hiệu lực.

Nếu nước nào sửa đổi hoặc áp dụng quy tắc mới về nơi sản xuất, thì trong vòng 60 ngày sau khi sửa đổi hoặc từ ngày quy tắc mới bắt đầu có hiệu lực phải thông báo cho các nước khác biết.

c/ Thẩm nghị, thương lượng, giải quyết tranh chấp.

Hàng năm, Ủy ban về quy tắc nơi sản xuất sẽ kiểm tra và thông báo về tình hình chấp hành hiệp định này. Trình tự thương lượng và giải quyết tranh chấp sẽ áp dụng theo quy định của Hiệp định chung.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lý Cương – Từ “Câu lạc bộ các nhà giàu trên thế giới” đến “Liên hợp quốc kinh tế và thương mại” – NXB CTQG 1996.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s