Các biện pháp được áp dụng đối với đầu tư có liên quan tới thương mại – Phần II


Cần phải thừa nhận tác dụng to lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Song, bất kỳ nước nào cũng có quyền quyết định có cho nước ngoài đầu tư vào nước mình hay không, có quyền quyết định ra mức độ và điều kiện đối với sự đầu tư của nước ngoài.

Các nước ký hiệp định này có nhiệm vụ ra sức thúc đẩy hoạt động đầu tư quốc tế, đồng thời hợp tác chặt chẽ để tiết chế các tác động tiêu cực do các biện pháp được áp dụng của đầu tư gây ra đối với thương nghiệp.

III/ Về chế độ đãi ngộ chung và hạn chế số lượng

1/ Chế độ đãi ngộ chung

Các nước ký Hiệp định chung đồng ý không sử dụng các biện pháp không phù hợp hoặc trái với Hiệp định chung gây ra tác động hạn chế đối với đầu tư. Các tác động hạn chế đối với thương nghiệp do các biện pháp được áp dụng đối với đầu tư gây ra cũng giống với những tác động của các biện pháp được đề cập tới về chế độ đãi ngộ chung tại điều 3 trong Hiệp định chung. Các nước không nên vì bảo vệ sản xuất trong nước mà sử dụng các biện pháp nói trên đối với việc đầu tư để áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm trong nước.

Theo điều 3 trong Hiệp định chung, các nước ký hiệp định này phải:

a/ Không được sử dụng bất kỳ biện pháp nào được áp dụng đối với đầu tư để phân biệt đối xử giữa sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm trong nước.

b/ Trong trường hợp liên quan tới số lượng cụ thể hoặc tỷ lệ về cấu thành, tỷ lệ gia công hoặc sử dụng sản phẩm, thì không được trực tiếp hoặc gián tiếp đòi hỏi phải lấy số lượng cụ thể hoặc tỷ lệ do các hãng trong nước cung cấp làm biện pháp áp dụng đối với đầu tư có liên quan tới thương mại. Nghĩa là, bất kỳ nước nào cũng không được dùng các biện pháp trái với nguyên tắc được quy định tại khoản 1 điều 3 trong Hiệp định chung làm biện pháp áp dụng đối với việc đầu tư có liên quan tới thương mại.

c/ Không được sử dụng các quy định về mua hoặc sử dụng sản xuất những sản phẩm nào đó, hoặc lấy đòi hỏi phải có một số lượng nhất định, một lượng giá trị nhất định hoặc một tỷ lệ nhất định là sản phẩm do trong nước sản xuất hoặc do trong nước cung cấp, hoặc đòi hỏi lấy sản phẩmtrong nước thay thế sản phẩm nhập khẩu cùng loại, làm biện pháp hạn chế đầu tư có liên quan tới thương mại.

d/ Không được lấy đòi hỏi nguyên vật liệu, linh kiện hoặc phụ kiện phải là những sản phẩm do công ty trong nước sản xuất làm biện pháp hạn chế đầu tư có liên quan tới thương mại.

e/ Không được sử dụng biện pháp hạn chế nguyên vật liệu, linh phụ kiện mà các công ty dùng trong sản xuất tại nước sở tại, hoặc đòi hỏi lượng nhập khẩu các sản phẩm khác có liên quan đến sản xuất tại nước sở tại phải ngang bằng với xuất khẩu về số lượng, giá trị hoặc tỷ lệ, để lấy đó làm biện pháp hạn chế đầutư có liên quan tới thương mại.

2/ Xóa bỏ những hạn chế chung về số lượng

Các nước ký Hiệp định chung cho rằng, tác động hạn chế thương nghiệp có thể do các biện pháp được áp dụng với đầu tư có liên quan tới thương nghiệp gây ra giống với tác động của những biện pháp hạn chế chung mà điều 11 trong Hiệp định chung đã quy định phải rỡ bỏ. Do vậy, theo quy định tại điều 11 trong Hiệp định chung, mọi nước ký Hiệp định chung đều không được sử dụng các biện pháp dưới đây đối với đầu tư có liên quan tới thương mại:

a/ Hạn chế các công ty nhập khẩu nguyên vật liệu, linh kiện hoặc các sản phẩm có liên quan để dùng vào sản xuất tại chỗ, yêu cầu số lượng, giá trị hoặc tỷ lệ nhập khẩu ấy phải ngang với xuất khẩu của công ty.

b/ Cấm hoặc hạn chế số lượng bất kỳ sản phẩm nào nhập khẩu từ các nước ký Hiệp định chung, hoặc cấm, hạn chế số lượng xuất khẩu sang các nước ký Hiệp định chung.

c/ Hạn chế số lượng, giá trị hoặc tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu do các công ty sản xuất tại chỗ.

d/ Bằng cách hạn chế quyền sử dụng ngoại tệ của các công ty, hoặc dùng các phương thức không phù hợp với quy định về sử dụng ngoại tệ tại điều 15 trong Hiệp định chung, cho phép các công ty sử dụng thu nhập ròng bằng ngoại tệ mà họ thu về được qua xuất khẩu, để hạn chế họ nhập khẩu nguyên vật liệu, linh phụ kiện hoặc các sản phẩm khác dùng cho sản xuất tại chỗ.

e/ Đặt ra các quy định về việc mua, sử dụng hoặc chế tạo những sản phẩm nào đó, hoặc đòi hỏi phải có một số lượng, một lượng giá trị nhất định hoặc một tỷ lệ nhất định là sản phẩm do trong nước sản xuất hoặc do trong nước cung cấp, hoặc dùng sản phẩm trong nước thay thế sản phẩm nhập khẩu cùng loại.

g/ Bằng cách sử dụng các biện pháp hạn chế đối với đầu tư để hạn chế nhập khẩu nguyên vật liệu và linh phụ kiện, và để qua đó hạn chế các công ty sử dụng những nguyên vật liệu và linh phụ kiện ấy vào sản xuất trong nước.

h/ Hạn chế các công ty trên lãnh thổ nước mình xuất khẩu sản phẩm của họ sang thị trường nước ngoài.

3/ Ngoại lệ

Các nước ký Hiệp định chung đồng ý rằng, các quy định ngoại lệ về cấm sử dụng các phương thức không phù hợp hoặc mâu thuẫn với điều 3 hoặc điều 11 cũng được dùng làm các quy định ngoại lệ về các biện pháp được áp dụng đối với đầu tư có liên quan tới thương mại trái với điều 3 hoặc điều 11 trong Hiệp định chung. Do vậy, các nước có thể có các biện pháp đáp lại phù hợp với quy định trong Hiệp định chung, nếu họ cho rằng do nước khác sử dụng các biện pháp được áp dụng đối với đầu tư có liên quan tới thương mại đã gây ra các hậu quả sau đây đối với lợi ích thương mại của họ:

a/ Tước đoạt hoặc làm thiệt hại lợi ích của nước ký hiệp định này được trực tiếp hoặc gián tiếp hưởng theo quy định trong Hiệp định chung.

b/ Gây thiệt hại nặng nề hoặc dẫn tới nguy cơ có thể bị thiệt hại nặng nề đối với ngành công nghiệp nào đó của nước ký Hiệp định chung, hoặc gây ra trở ngại nghiêm trọng đối với việc xây dựng ngành công nghiệp mới củ họ.

c/ Có sự phân biệt đối xử quá quắt đối với họ.

4/ Quy định mới

Các nước ký Hiệp định chung đồng ý không sử dụng các biện pháp đối với đầu tư mà chúng có thể gây ra các hậu quả sau:

a/ Vô hiệu hóa hoặc làm thiệt hại lợi ích của nước được trực tiếp hoặc gián tiếp hưởng theo quy định trong Hiệp định chung, hoặc trong hiệp định này.

b/ Gây ra thiệt hại lớn hoặc dẫn tới có nguy cơ có thể bị thiệt hại lớn đối với ngành công nghiệp nào đó trên lãnh thổ nước khác, hoặc gây trở ngại nghiêm trọng đối với việc xây dựng ngành công nghiệp nào đó của nước khác.

c/ Qua phân biệt đối xử với nước khác.

Trong trường hợp đặc biệt, nếu đã sử dụng những biện pháp ấy thì cần cố gắng tránh: 1) Quy định lượng xuất khẩu thấp nhất, mức xuất khẩu thấp nhất hoặc tỷ lệ xuất khẩu thấp nhất những sản phẩm được sản xuất tại chỗ; 2) Quy định thị trường hoặc khu vực xuất khẩu cho sản phẩm nào đó, hoặc giao cho công ty nào đó trên lãnh thổ nước mình quyền chuyên doanh cung ứng mọi sản phẩm của những công ty ấy tại thị trường nước ngoài.

Các nước ký hiệp định chung cũng đồng ý rằng, khi sử dụng các biện pháp được áp dụng đối với đầu tư sẽ không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài và cũng không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lý Cương – Từ “Câu lạc bộ các nhà giàu trên thế giới” đến “Liên hợp quốc kinh tế và thương mại” – NXB CTQG 1996.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s