Văn hóa tin tức quốc gia và công dân có thông tin – Phần II


Quốc gia hóa các phương tiện thông tin đại chúng, 1960 – 1990

“Quốc gia hóa” không phải lúc nào cũng diễn ra cùng một lúc. Trên thực tế, Godfrey Hodgson đã lập luận rằng việc “quốc gia hóa nhận thức của người dân Mỹ” là chiều hướng đầu tiên của truyền thông trong những năm 1950 và đầu những năm 1960. Nhưng trong năm 1960 và kể cả năm 1963, cơ chế quốc gia hóa chỉ diễn ra một phần, những hậu quả chính trị và xã hội của việc quốc gia hóa văn hóa vẫn chỉ dừng ở bên lề của sự hiểu biết, và cảm giác là người dân biết rất nhiều về những thứ mà họ hầu như không thể tác động vẫn chưa được trải nghiệm.

Một hệ thống tin tức truyền hình quốc gia, xuất hiện trong những năm 1950, đã chứng tỏ được tầm quan trọng mới trong những năm 1960 và sau đó. Dạng chương trình dài 30 phút (thay vì 15 phút) đã trở thành dạng chuẩn trong năm 1963. Cũng trong năm này, cuộc thăm dò ý kiến Roper lần đầu tiên đã phát hiện ra rằng có nhiều người dân Mỹ đòi hỏi truyền hình chứ không phải báo chí phải là nguồn thông tin cơ bản cho họ. Ba hệ thống chương trình điểm tin tối được cộng thêm chương trình “60 Phút” (năm 1968) và các chương trình bắt chước theo như chương trình “20/20” (năm 1978) và các chương trình khác. Hãng tin ABC bắt đầu chương trình điểm tin đêm năm 1979 với tên gọi “Con tin Mỹ bị cầm giữ” (American Held Hostage), cập nhật hàng ngày tin tức về cuộc khủng hoảng bắt cóc con tin ở Iran. Năm 1980, chương trình này được đổi tên thành “Tín điện đêm” (Nightline) và nó trở thành một thực đơn không thể thiếu trong chương trình tin tức phát thanh.

Chỉ trong những năm 1970 tin tức trên truyền hình mới chiếm một vị trí trọng tâm trong suy nghĩ của bản thân các tập đoàn phát sóng do chương trình “60 phút” trở thành chương trình được đánh giá cao nhất trong nước và các đài tin tức địa phương bắt đầu kiếm được nhiều tiền. Chương trình “60 Phút” làm cho tin tức truyền hình trở nên thú vị và mang lại lợi nhuận. Việc tin tức truyền hình bắt đầu mang lại lợi ích kinh tế này trùng hợp với thời đại chính trị của nó. Kkhi Tổng thống Kennedy bắt đầu chủ trì các cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp thì truyền hình, với tư cách là một nguồn tin tức thường xuyên, đã chính thức giành được sự thừa nhận (các chương trình Murrow nói về McCarthy nổi tiếng đầu những năm 1950 là một ngoại lệ; tin tức truyền hình nhìn rất hời hợt, không nhìn thấy và quá ngắn). Không phải đến khi có cuộc Chiến tranh Việt Nam thì các chương trình tin tức trên truyền hình mới chiếm vị trí trung tâm đối với cả giới tinh hoa Washington lẫn đại bộ phận công chúng. Khi đó tin tức buổi tối trở thành trọng tâm mang tính biểu trưng cho chương trình nghị sự quốc gia và ý thức quốc gia. Các nhà vận động chính trị đánh giá thành công của mình bằng thời gian xuất hiện trên bản tin tối cũng chính xác như bằng số phiểu ủng hộ trong các cuộc thăm dò ý kiến; các vị tổng thống – đáng chú ý là Johnson và Nixon – trở nên bị ám ảnh bởi màn ảnh truyền hình.

Trong khoảng thời gian hai thập kỷ khi mà mạng lưới tin tức truyền hình đóng vai trò chủ đạo trong đời sống nước Mỹ thì việc nắm giữa mạng lưới này trở nên một thách thức lớn. Các mạng lưới trong năm 1970 không có sự cạnh tranh; chỉ số 10% số gia đình ở Mỹ có truyền hình cáp. Đến năm 1989 con số này là 53%. Tỷ lệ người xem truyền hình của các mạng lưới giảm dần, đến mức trong năm 1990 các mang lưới này phải thành lập các công ty phụ trách dân vận riêng để cùng nhau chống lại sự cạnh tranh của truyền hình cáp (và các loại truyền hình khác). Trong việc thu thập tint ức trong những năm gần đây, những công nghệ mới đã khéo léo giúp các đài địa phương giành được vị thế trên các mạng lưới. Khả năng của các đài địa phương hàng đầu, được trang bị bằng địa vệ tinh kết hợp với chi phí ngày một tăng cho các chương trình tin tức dạng syndicate,… đã tạo ra một vài consotium nối với vệ tinh của các đài địa phương để phát các sự kiện tin tức quốc gia trên các đài đó. Toàn bộ lượng khán giả của ba chương trình tin tức buổi tối nói trên đã giảm gần 25% kể từ năm 1980.

Năm 1979, ngành công nghiệp truyền hình cáp bắt đầu chương trình C-SPAN như là một động thái để phục vụ công chúng. Lượng khán giả ít ỏi của C-SPAN trong Quốc hội đã tác động đến việc hành xử các công việc công cộng. Hạ viện xuất hiện trên C-SPAN trong Quốc hội đã tác động đến việc hành xử các công việc công cộng. Hạ viện xuất hiện trên C-SPAN ngay từ buổi ban đầu; Thượng viện tiếp theo đó vào năm 1986. Mạng tin tức truyền hình cáp (Cable News Network – CNN) bắt đầu hoạt động từ năm 1980; nó cung cấp tin tức 24/24 giờ và nhanh chóng gây dựng được uy tín về việc đưa tin đầy trách nhiệm. Cũng không được nhắc đến dưới thời Tổng thống Kennedy là tin tức truyền hình trên truyền hình công cộng; cho đến năm 1975. Hệ thống phát thanh truyền hình công cộng đã đem chương trình MacNeil-Lehrer đến với hầu hết các cộng đồng.

Do tin tức truyền hình phát triển nên tin thức trên phát thanh cũng một phần có được uy tín. Năm 1970, những người được cấp phép hoạt động phát thanh vì mục đích phi thương mại và giáo dục đã thành lập Đài phát thanh công cộng quốc gia (National Public Radio – NPR) và một năm sau đó đưa vào hoạt động chương trình tin tức trên mạng đầu tiên của mình mang tên “Mọi thứ đều được xem xét” (All Things Considered). Lượng thính giá của NPR tương đối nhỏ (khoảng 7 triệu người) nhưng rất hết lòng; đối với những người thuộc giới học thuật, nhắc đến một cuộc phỏng vấn trên chương trình “Mọi thứ đều được xem xét” thời gian vừa qua cũng phổ biến như nhắc đến một sự thành công ở Hollywood.

Tin tức đồng nghĩa với tiền bạc trên phát thanh cũng như trên truyền hình. Đã có một số cuộc điều tra thực nghiệm về hình thức mọi tin tức (all-news format) trong những năm 1950 nhưng chỉ đến năm 1964, khi WINS ở New York trở thành trạm phát mọi tin tức (all-news station), thì hiện tượng này mới thu hút được sự chú ý rộng rãi. Năm 1967, WCBS gia nhập để trở thành trạm phát mọi tin tức thứ hai ở New York. Hàng chục thành phố nhanh chóng có trạm phát mọi tin tức. Một nhà quản lý trạm nói: “Khi bạn muốn nước, bạn vặn vòi. Khi bạn muốn tin tức, hãy bật đài của chúng tôi”.

Cũng quan trọng như vậy, “phát thanh đối thoại” được phát trực tiếp và trở nên phổ biến. Năm 1978, chương trình dạnh syndicate trên phạm vi quốc gia của Larry King khởi đầu trên 28 trạm nhưng cuối cùng đã phục vụ hơn 350 trạm. Năm 1985 CNN chấp nhận truyền hình chương trình này và đến năm 1990 chương trình được phát cả đêm trênn cả sóng phát thanh lẫn sóng truyền hình. Trước chương trình của Larry King cũng có những chương trình phỏng vấn nhưng phát minh của ông ta (bắt đầu ở Miami năm 1960) là bổ sung các cuộc điện thoại đặt câu hỏi cho hình thức phỏng vấn. Tin tức, hay “làm chương trình cho thực tế” (reality programming), đã trở thành một thói quen văn hóa rộng rãi.

Trong những năm 1990, nếu tôi muốn có một tờ New York Times hay Wall Street Journal ở quên hương San Diego thì tôi chỉ việc mở cửa trước và nhặt lấy bản giao tận nhà trên đường lái xe vào nhà. Cuối năm 1971, khi Anthony Russo có động lực mạnh mẽ đọc New York Times vì thời báo này đang phát hành Các văn bản Lầu Năm Góc mà ông đã giúp Daniel Ellsberg sao chụp, có thể tìm thấy những tài liệu đó tại rất ít địa điểm ở Los Angels. Vượt ra khỏi quy mô rộng lớn của đất nước, công nghệ truyền thông qua vệ tinh và các hệ thống in ấn được vi tính hóa đã làm cho tờ báo khu vực và quốc gia này trở thành điều trong tầm tay.

Wall Street Journal đã xuất hiện trên khắp đất nước từ lâu nhưng ở thế hệ trước tạp chí này chỉ tăng mạnh lượng ấn bản với danh nghĩa là một tờ báoo tổng hợp chứ không phải là một bản tin kinh doanh độc quyền. Năm 1980, nó phát triển thành hình thức hai phần. Tờ Los Angeles Times, khi Otis Chandler trở thành chủ báo năm 1960, có một văn phòng ở nước ngoài và hai phóng viên ở văn phòng Washington. Đây là một tờ tin tức tỉnh lẻ, bảo thủ mà trong vòng một thập kỷ đã phát triển thành một tờ báo chuyên ngành nổi bật. Điều tương tự cũng xảy ra với tờ Washington Post. Khi Howard Simons (quá cố) gia nhập tờ báo này vào đầu những năm 1960 thì nó mới chỉ có một phóng viên thường trú ở nước ngoài và một phóng viên kinh doanh duy nhất. Theo chủ bút Ben Bradlee, mãi đến khi phát hành Các văn bản Lầu Năm Góc thì tờ báo này mới tạo ra được “một hình thức cam kết cuối cùng nào đó để trở thành tờ báo hạng nhất”.

Một dấu hiệu nữa của việc quốc gia hóa là dịch vụ tin tức của các tờ báo hàng đầu bắt đầu cạnh tranh với các dịch vụ tiêu chuẩn của các hãng tin Associated Press (AP) và United Press Internationa (UPI). Dịch vụ tin tức của Los Angeles TimesWashington Post bắt đầu năm 1961 và đến năm 1980 có được hơn 350 khách hàng. Dịch vụ tin tức của New York Times bắt đầu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng mãi đến cuối năm 1960 mới có 50 khách hàng; đến năm 1980 có 500 khách hàng. Các dịch vụ tin tức này không phải là những sự thay thế bằng sợi bậc cao cho các dịch vụ hữu tuyến truyền thống mà chỉ là sự bổ sung các chất độn, thêm vào những tin tức chi tiết và có phân tích cho người mua báo địa phương. Do vậy, trong khi các nhật báo đô thị tiếp tục biến mất thì những nguồn tin tức quốc gia mới lại trở nên sẵn có. TimeNewsweek phát triển thành những ấn bản chuyên ngành và các tạp chí khác mang đến những nguồn tin tức xã hội mới, và cả bình luận, trong đó có ấn bản hàng tuần quốc gia của tờ Washington Post (năm 1983) và một vài tạp chí có được thị trường rộng lớn – đáng chú ý là Rolling Stone Mother Jones.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Michael Schudson – Sức mạnh của tin tức truyền thông – NXB CTQG 2003.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s