Con người với tính cách là khách thể tác động của công nghệ – Phần II


Con người giữa sự sống và cái chết

Vậy thì các vùng này là như thế nào? Thứ nhất là vùng phân bố giữa sự sống và cái chết của sinh thể người cá thể. Vùng thứ hai dự báo sự ra đời của sinh thể người cá thể. Vùng thứ ba phân chia (hay có thể là liên kết?) con người và động vật. Và thứ tư là vùng có thể là phân chia mà cũng có thể là liên kết con người và máy móc.

Trong mỗi vùng này, nếu cố chăm chú nhìn vào chúng, chúng ta sẽ phát hiện được những quá trình rất lý thú, thường là dữ dội mà dần dà con người bắt đầu kiểm soát được với sự trợ giúp của các công nghệ y sinh. Hóa ra những gì mà nhìn bề ngoài giống như là chốc lát thì giờ đây hiện ra như là một chuỗi hoàn chỉnh các hiện tượng và quá trình gắn kết với nhau, còn ở vị trí của những gì mà chúng ta tưởng như là sự kiện dạng điểm (tochechnoe sobytie) thì lại là một lĩnh vực rộng lớn mà trong ranh giới của nó các công nghệ y sinh cho phép thực hiện các kiểu thao tác khác nhau.

Một trong những thí dụ về những thao tác tương tự liên quan đến một trong những vùng biên được nêu trên kia là việc chẩn đoán “cái chết não”. Nó được ghi nhận khi não ngừng hoạt động, hơn nữa tình huống này mang tính chất bất khả nghịch đảo. Nhưng vấn đề ở chỗ, các công nghệ y sinh ngày nay cho phép bảo đảm trong thời gian khá dài được tính bằng giờ và ngày cho các quá trình và chức năng sinh học nào đó trong cơ thể. Nếu bệnh nhân được nối với máy “tim-phổi nhân tạo” thì anh ta có thể giữ được tuần hòa và hô hấp khi tim và phổi không thực hiện các chứng năng của mình nữa. Đây là một trạng thái nhân tạo mà tự bản thân tự nhiên không bảo đảm được. Mà nếu học được và duy trì được trạng thái nhân tạo này thì xem ra chúng ta có thể tiến hành các thao tác khác nhau với cơ thể ở trong trạng thái đó.

Trước hết, khả năng duy trì sự sống của con người trong điều kiện tuần hoàn và hô hấp tự nhiên ngừng hoạt động có nghĩa là các trạng thái mà trước đây gắn với cái chết thì giờ đây lại tỏ ra là ngược lại trong các phạm vi căn bản. Mà chính vì thế, ngay cả cái chết của con người cũng bị đẩy lùi, cho nên khi cố gắng trả lời câu hỏi “con người là gì?”, chúng ta không thể dễ dàng và đơn giản coi hô hấp và (hay) tuần hoàn tự động như là một trong những dấu hiệu không thể tách rời của nó được.

Hơn thế, đã tạo ra được những công nghệ để một mặt ngắt sự tuần hoàn và hô hấp này khi dừng sự hoạt động có nghĩa là các trạng thái mà trước đây gắn với cái chết thì lại tỏ ra là ngược lại trong các phạm vi căn bản. Mà chính vì thế, ngay cả cái chết của con người cũng bị đẩy lùi, cho nên khi cố trả lời câu hỏi “con người là gì?”, chúng ta không thể dễ dàng và đơn giản coi hô hấp và (hay) tuần hoàn tự động như là một trong những dấu hiệu không thể tách rời của nó được.

Hơn thế, đã tạo ra được những công nghệ để một mặt ngắt sự toàn hoàn và hô hấp này khi dừng sự hoạt động bình thường của tim và phổi, và mặt khác, ngược lại, khởi động một cách nhân tạo sự vận hành bình thường của chúng. Chính bằng cách ấy đã mở ra khả năng tiến hành những thủ thuật ngoại khoa chẳng hạn như phân lưu động mạch chủ cho phép phục hồi việc cung cấp máu cho cơ tim. Bệnh nhân được cắt một đoạn mạch máu, chẳng hạn một mẩu ven ở chân, sau đó đó được nối vào động mạch vành của chính bệnh nhânh như là kênh (phân lưu) vòng quanh. Ngoài ra trong thời gian tiến hành tất cả các thủ thuật ngoại khoa, mất khoảng một số giờ, dòng máu tự nhiên ở bệnh nhân ngừng lại, như thế, theo các tiêu chí truyền thống về cái chết, phải coi bệnh nhân này là đã chết. Trong thời gian gần đây, việc phân lưu động mạnh chủ đã cho phép đẩy lùi ranh giới giữa sự sống và cái chết cho hàng triệu người trong cả hàng thập kỷ.

Khả năng thực hiện tất cả các thủ thuật này chứng minh rằng, vùng biên giữa sự sống và cái chết của sinh thể người đã mở rộng, hơn nữa, không hẳn ở ý nghĩa vật thể, mà đúng hơn là ở ý nghĩa công nghệ. Còn một lĩnh vực mở rộng của nó gắn với việc sử dụng các cơ quan và các mô hình của người bệnh được chẩn đoán “chết não” để cấy ghép cho người bệnh khác. Chỉ với việc tiếp nhận tiêu chí này thì việc thu hồi các cơ quan như tim, phổi, gan từ cơ thể của người được chẩn đoán như vậy mới trở thành có thể. Vì việc lấy các cơ quan này từ cơ thể người bệnh còn sống, tức là người không được chẩn đoán là chết não (và chưa được xác nhận về mặt pháp lý) sẽ được xếp vào loại giết người.

Còn nếu như sự chẩn đoán đó được đưa ra thì việc thu hồi không chỉ những cơ quan và mô này mà cả nhiều cơ quan và mô khác sẽ trở thành một thủ thuật hoàn toàn có thể chấp nhận: những cơ quan và mô thu hồi được có thể được sử dụng cho các mục tiêu trị liệu để giúp những người bệnh khác.

Sự xuất hiện và sau đó sự mở rộng vùng thủ thuật trong không gian giữa sự sống và cái chết cũng đẻ ra nhiều vấn đề về mặt đạo đức mà các nhà đạo đức sinh học nghiên cứu. Ngoài ra, như lịch sử phát triển của nó cho thấy, các vấn đề được bốc lên khá mạnh đã có được cách giải quyết cuối cùng vừa ý tất cả mọi người. Thông thường những vấn đề này – liệu chúng có liên quan tới việc cho và cấy ghép các cơ quan, tới khả năng táchngười bệnh khỏi các cơ chế duy trì sự sống, cho phép thực hiện các thí nghiệm di truyền học khác nhau hay là can thiệp vào gen của con người… hay không – liên tục trở thành vũ đài của sự đụng độ giữa các lập trường đối lập nhau, của sự tìm kiếm không ngơi nghỉ các giải pháp có thể chấp nhận được. Và một trong những căn cứ chủ yếu mà các giải pháp được đề xuất dựa vào lại chính là quan niệm của chúng ta về vấn đề “con người là gì?”. Liệu có thể cho rằng cái sinh thể được chẩn đoán là chết não đó đã không còn là người nữa hay không nếu chúng ta nhận thấy tận mắt rất nhiều dấu hiệu hoạt động sinh học của cơ thể anh ta?

Rõ ràng dẫn dắt những tìm kiếm này của chúng ta về câu trả lời cho vấn đề này nói chung không phải là sự tò mò vô tích sự, mà là sự suy tính hoàn toàn thực tiễn. Chỉ vì chúng ta thừa nhận rằng sinh thể này không còn là con người, con người sống nữa chúng ta mới có thể thực hiện những thủ thuật như là lấy và sau đó sử dụng các cơ quan và mô của sinh thể này và ngắt thiết bị duy trì sự sống.

Vì khi chúng ta nói rằng sinh thể đó là người, chúng ta không đơn giản ghi nhận những tiêu chí khách quan nào đó cho phép chẩn đoán cái chế não. Chúng ta cũng bày tỏ lập trường giá trị của chúng ta mà trên cơ sở đó chúng ta xác định những thủ thuật nào thì sẽ có thể chấp nhận về mặt đạo đức, còn những thủ thuật nào thì không. Và vì con người có những giá trị khác nhau, đôi lúc hoàn toàn xung khắc nhau, trong những tình huống như vậy, muốn tìm ra một giải pháp thỏa mãn tất cả mọi người là điều rất không đơn giản.

Thí dụ của chúng tôi về vùng biên giữa sự sống và cái chết thể hiện rất rõ điều này. Quả là vào những năm 60 của thế kỷ XX khi lần đầu tiên tiêu chí mới về cái chết được đề nghị bổ sung vào các tiêu chí truyền thống mà theo đó cái chết được ghi nhận, hoàn toàn không phải tất cả mọi người đều sẵn sàng chấp nhận nó. Mọi người đều biết ở Liên Xô, V.P. Demikhov đã tiến tiến hành những nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực cấy ghép, thí nghiệm trên chó. Chẳng hạn ngay vào năm 1946 ông đã tiến hành cấy ghép tim và sau đó cả tổ hợp tim – phổi. Và chẳng bao lâu sau khi bác sĩ Nam Mỹ K. Barnard tiến hành ca cấy ghép tim thành công đầu tiên trên thế giới từ người sang người vào năm 1967 thì ở Liên Xô cũng thực hiện thủ thuật tương tự nhưng đúng là đã không thành công. Việc cấy ghép tim ở Liên Xô đã bị gián đoạn gần 20 năm. Và nguyên nhân là bộ trưởng y tế Liên Xô lúc bấy giờ, viện sỹ B.V. Petrovskij – nhân tiện nói thêm, chính ông là nhà phẫu thuật tim xuất sắc, vì những căn cứ đạo đức đãkhông thể chấp nhận tiêu chí cái chết não. Ông lập luận đại thể như thế nào: “Làm sao đối với cái con người vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn, dù là bằng những phương tiện nhân tạo, mà chúng ta lại coi là anh ta đã chết?”. Kết quả là ở Liên Xô, thủ thuật thành công về cấy ghép tim chỉ được thực hiện vào năm 1987 bởi Viện sỹ V.I. Shumakov. Cũng chính tiêu chí về cái chết não đã được hợp pháp hóa với mức độ đầy đủ ở Nga hiện nay [Luật Liên bang Nga “Về cấy ghép các cơ quan và (hoặc) mô người” năm 1992].

(còn tiếp)

Người dịch: Viễn Phố

Nguồn: TN 2012 – 88 & 89.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s