Biện chứng pháp Nāgārjuna – Phần V


XXVII. Hoặc giả sử rằng người nhân tạo nên ngăn chặn sự chú ý sai lầm của vài người nào đó mà vị ấy đối với người phụ nữ nhân tạo suy nghĩ: “Đây là một phụ nữ”. Việc này sẽ giống như sự tác ý sai lầm đó (evam bhaved etat).

Hoặc giả sử rằng ở người phụ nữ nhân tạo, không tánh (svabhāvaśūnya), vài gã đàn ông sẽ tác ý sai lầm (asadgrāha) rằng đó là người phụ nữ thật (paramārthatah) và, như kết quả của sự tác ý sai lầm đó, nên cảm thấy tham ái đối với cô ta. Như Lai hay đệ tử của Như Lai lúc ấy sẽ tạo ra người nhân tạo (nirmitako nirmitah syāt), [và] người nhân tạo này sẽ xua tan sự tác ý sai lầm của gã đàn ông đó, xuyên qua năng lực (adhișthāna) của đức Như Lai hay năng lực đệ tử của đức Như Lai. Nói khôn khéo hơn, bởi sự phát biểu “không” của tôi, có thể so sánh với người nhân tạo (nirmitakopamena śūnyena madvaccanena), bị ngăn chặn ý tưởng chấp thủ về tự tánh trong tất cả các pháp mà chúng là không tánh và có thể so sánh với phụ nữ nhân tạo (nirmitakastrīsadrśeșu sarvabhāveșu nihsvabhāveșu yo ‘yam svabhāvagrāhah sa nivartyate). Như vậy, đây là ví dụ thích hợp cho sự hình thành không tánh, chứ không phải tánh nào khác (tasmād ayam atra drștāntah śūnyatāprasādhanam praty upapadyamānah netarah).

XXVIII. Hoặc cái nhân (hetu) này thì tương tự trong bản tánh theo luận đề được lập (sādhyasama), vì tiếng động không có [thật sự] vang lên (na hi vidyate dhvaneh sattā). Thế nhưng, chúng ta không nói là không có nương tựa đến chân lý quy ước (Tục đế) (samvyavahāra).

Nhân (hetu) này, “nợ tựa như “Đừng gây tiếng động”” là cùng bản tánh như luận đề đã được lập. Tại sao? Bởi vì tất cả các pháp, đang là không tánh, thì cũng giống như vậy (naihsvābhāvyenāviśiștatvāt). Tiếng động đó, được bắt nguồn tùy thuộc, quả thật không có sự hiện hữu bởi bản tánh riêng của nó (na hi tasya divaneh pratītyasamutpannatvā svabhāvasattā vidyate). [Và] vì nó không có hiện hữu bởi bản tánh riêng của nó, nên cách phát biểu của bạn: “Vì tiếng động ở đây là thật có lấn át tiếng động khác”, sẽ bị loại trừ (vyāhanyate). Tuy nhiên, nó không phải là không có nương cậy đến Tục đế (vyavahārasatya), nó không phải bằng cách loại bỏ Tục đế (hay Thế để, chân lý quy ước), mà chúng ta nói: Tất cả các pháp là không. Vì nó là không thể xảy ra để dạy chân lý (dharma) tuyệt đối mà không nương cậy đến Tục đế. Như đã được nói:

“Chân đế (hay Thắng nghãi đế, chân lý siêu việt) không thể được dạy mà không nương tựa đến Tục đế (hay Thế đế, chân lý quy ước). [Và] Niết-bàn không thể đạt được mà không có nhận biết Chân đế”.

Như vậy, tất cả các pháp là không, giống sự phát biểu của tôi (tasmān madvacanavac chūnyāh sarvabhāvāh), và sự phát biểu tất cả các pháp là không tánh, kèm theo bằng hai cách (ubhayathopa-padyamānam) [nghĩa là cả hai bằng công cụ của “nhân” và của luận đề được lập].

Bây giờ về cách phát biểu của bạn [được bao gồm ở v.IV].

XXIX. Nếu tôi có bất kỳ lời đề nghị nào (pratijñā), thì lỗi này (doșa) sẽ là lỗi của tôi. Thế nhưng tôi không có lời đề nghị nào (nāsti ca mama pratijñā). Vì lẽ đó, không có lỗi nào là lỗi của tôi (tasmān naivāsti me doșah).

Nếu tôi có bất kỳ lời đề nghị nào, thì lỗi do bạn đã phát biểu trước đây sẽ là lỗi của tôi bởi vì nó sẽ đem lại kết quả đặc tính định rõ về lời đề nghị của tôi (mama pratijñālakșanaprātatvāt). [Nhưng] tôi không có lời đề nghị nào. Như vậy [chúng ta quan sát:] Khi tất cả các pháp là không, được khai thị hoàn toàn và bằng bản tánh biệt lập, vậy làm thế nào có thể là một lời đề nghị? Làm thế nào vài điều gì có thể đem lại kết quả đặc tính định rõ của lời đề nghị (kutah pratijñālakșanaprātih)? [Và] làm thế nào có thể là lỗi, gây ra bởi thực tế đem lại kết quả đặc tính định rõ của lời đề nghị (kutah pratijñālakșanaprātikrto doșah)? Trong những trường hợp này, sự phát biểu của bạn: “Lỗi này chỉ là lỗi của bạn vì nó đem lại kết quả đặc tính định rõ về lời đề nghị của bạn”, thì không có giá trị.

[Bác bẻ về sự phản biện thứ ba; xem vv. V, VI, ở trên].

XXX. Nếu tôi đã hiểu một vài điều gì với sự trợ giúp của sự nhận thức, ví dụ, thì tôi cũng sẽ xác định hay phủ nhận (pravartayeyam nivartayeyam vā). [Nhưng] vì vật đó không thật có, nên tôi không khiển trách (tadabhāvān me ‘nupālambhah).

Nếu tôi đã hiểu một vài điều gì với sự trợ giúp của bốn lượng (four pramānas), nghĩa là sự nhận thức (perception), sự suy luận (inference), sự so sánh (comparison) và thân chứng (verbal testimony), hay với sự trợ giúp của một trong bốn lượng này, thì tôi chỉ sẽ xác định hoặc phủ nhận. [Nhưng] vì tôi không từng hiểu một đối tượng của bất kỳ loại nào (yathārtham evāham kamcin nopalabhe), tôi cũng không khẳng định cũng không phủ định (tasmān na pravartayāmi na nivartayāmi). Trong những trường hợp này, thuyết phê bình của bạn (yo bhavatopāblambha uktah): “Nếu [bạn nói rằng] bạn phủ nhận các pháp sau khi đã hiểu chúng xuyên qua một trong các lượng này, nghĩa là, sự nhận thức,… [chúng ta đáp:] những lượng đó không thật có, cũng không thật có những đối tượng được hiểu xuyên qua chúng (taiś ca pramānair api gamyā arthāh)”, thì không liên quan gì đến tôi (sa me bhavaty evānupālambhah).

Hơn nữa:

XXXI. Nếu những đối tượng như vậy và như vậy được lập vì bạn xuyên qua các lượng này (yadi ca pramānatas te tesām tesām prasiddhir arthānām), hãy kể cho tôi nghe làm thế nào mà các lượng ấy được lập đối với bạn (teșām punah prasiddhim brūhi katham te pramānānām).

Nếu bạn nghĩ rằng “đối tượng nhận thức đúng” như vậy và như vậy (arthānām prameyānām) được lập xuyên qua “công cụ nhận thức đúng” (pramāna), cũng như các pháp được đo lường (meya)được lập xuyên qua các công cụ đo lường (māna), [chúng ta hỏi:] thế nào là “công cụ nhận thức đúng” ấy, tức là, sự nhận thức, sự suy luận, sự so sánh và thân chứng, được lập? Nếu [bạn nói rằng] các lượng được lập mà không có sự trợ giúp của các lượng (yadi tāvan nișpramānānāmpramānānām syāt prasiddhih), thì lời đề nghị của bạn là [tất cả] các đối tượng được lập xuyên qua các lượng bị bỏ rơi (pramānato rthānām prasiddhir iti hīyate pratijñā).

XXXII a-b. Nếu những lượng này được lập xuyên qua những lượng khác, thì có một loạt/chuỗi vô tận (anavasthā).

Nếu bạn nghĩ rằng “đối tượng nhận thức đúng” (prameya) được lập xuyên qua “phương tiện nhận thức đúng” (pramāna) và “phương tiện nhận thức đúng” ấy được lập xuyên qua “phương tiện nhận thức đúng” khác, thì nó dẫn theo một chuỗi vô tận. Những gì tác hại là ở đó nếu có một chuỗi vô tận?

XXXII c-d. Cũng không phải là sự bắt đầu, cũng không phải là chặng giữa, cũng không phải là sau cùng mà lúc ấy có thể được lập.

Nếu có một chuỗi vô tận, thì sự bắt đầu không thể được lập. Tại sao? Bởi vì những pramānas (lượng) ấy được lập xuyên qua những pramānas khác, và những pramānas khác ấy lại xuyên qua những pramānas khác nữa. Như vậy là không có sự bắt đầu. [Và] nếu không có sự bắt đầu, làm sao có thể có chặng giữa? Làm sao có thể có chặng cuối?

Tựu trung, sự phát biểu rằng những pramānas đó được lập xuyên qua những pramānas khác thì không có giá trị.

XXXIII. Bây giờ, nếu [bạn nghĩ rằng] những pramānas ấy được lập mà không có các lượng khác (pramānair vinā), thì vị trí triết học của bạn bị bãi bỏ (vihīyate vādah). Có sự không phù hợp, và bạn nên phát biểu cái nhân đặc biệt cho điều đó.

Bây giờ nếu bạn nghĩ: những lượng ấy được lập mà không có các lượng khác; những đối tượng được nhận thức (prameyānām arthānām), tuy nhiên, được lập xuyên qua các lượng này, thì vị trí của bạn là [tất cả] những đối tượng được lập xuyên qua các lượng (pramānaih prasiddhir arthānām), bị bỏ rơi. Hơn nữa, có sự phù hợp, chúng là một đối tượng được lập xuyên qua các lượng, trong khi một số đối tượng khác thì không (kesāmcid arthānām pramānaih prasiddhih keșāncin neti). Và bạn nên phát biểu lý do đặc biệt này tại sao một số đối tượng được lập xuyên qua các lượng, trong khi một số đối tượng khác thì không. Nhưng bạn đã không phát biểu điều đó. Nhưv ậy sự giả định này, cũng vậy, là không có giá trị (tasmād iyam api kalpanā nopapanneti).

Người đối lập đáp: các lượng thành lập chính chúng cũng như các pháp khác. Như đã được nói:

“Lửa chiếu sáng chính nó cũng như chiếu sáng các vật khác. Nói khôn khéo hơn, các lượng này thành lập chính chúng cũng như các vật khác”

(Lời bình về bài kệ này chỉ là một đoạn văn).

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: E.H. Johnston & Arnold Kunst – Biện chứng pháp Nāgārjuan – NXB PĐ 2014

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s