Biện chứng pháp Nāgārjuna – Phần VIII


Xa hơn nữa:

LIII. Nếu tánh thiện này bắt nguồn tùy thuộc (pratītya utpadyate), thì nó là tánh (parabhāva) của các thiện pháp. Làm thế nào nó có thể là tánh của chúng như vậy (svabhāva evam katham bhavati)?

Nếu tánh của các thiện pháp bắt nguồn bằng sự tùy thuộc vào nhân duyên phức hợp (hetupratyaya-sāmagrīm pratītyotpadyate), vậy làm thế nào nó có thể, được sinh ra tánh (parabhāvād utpannah), là tánh của các thiện pháp? Sự giống nhau này khẳng định đúng về các pháp khác và các bất thiện pháp (evam evākuśalaprabhrtīnām). Trong những trường hợp này, sự phát biểu của bạn là thiện tánh của các thiện pháp đã được giải thích, cũng như bất thiện tánh của các bất thiện pháp, và vân vân, thì không có giá trị.

LIV. Bây giờ, nếu [bạn nghĩ:] rằng tánh của các thiện pháp bắt nguồn không tùy thuộc vào bất cứ pháp nào (na pratītya kimcit), thì sẽ là không có sự tu tập của nếp sống phạm hạnh (evam syād vāso na brahmacaryasya).

Bây giờ, nếu bạn nghĩ rằng thiện tánh của các thiện pháp bắt nguồn không tùy thuộc vào bất kỳ pháp nào, và sự giống nhau này là đúng của tánh bất thiện của các pháp bất thiện và của trung (avyākrta) tánh của các pháp trung tánh, thì không có sự tu tập của nếp sống phạm hạnh (evam saty abrahmacaryavāso bhavati). Tại sao? Bởi vì, nếu đây là như vậy, thì người ấy loại bỏ tầm nhìn về Duyên sinh (pratītyasamutpādasya hy evam sati pratyākhyānam bhavati). Bởi loại bỏ Duyên sinh, thì người ấy bỏ mất cái thấy Duyên sinh (pratītya-samutpādasya pratyākhyānāt pratītyasamutpāda-darśanapratyākhyānam bhavati). Vì nếu Duyên sinh không thật có, thì có thể là không nghi ngờ về cái thấy của nó (na hy avidyamānasya pratītya-samutpādasya darśanam upadayamānam bhavati). Nếu không có cái thấy Duyên sinh, thì không có cái thấy Pháp. Vì đức Thế Tôn đã nói: “Này các Tỳ kheo, ai thấy Duyên sinh thì người ấy thấy Pháp”. [Và] nếu người không thấy Pháp, thì không thực hành nếp sống phạm hạnh (dharmadarśanābhāvād bharmacarya vāsābhāvah).

Hoặc, loại bỏ Duyên sinh, một người loại bỏ nguồn gốc sầu muộn (atha vā pratītyasamutpāda-pratyākhyānād duhkhasamudayapratyākhyānam bhavati). Vì Duyên sinh là nguồn gốc của sự sầu muộn (pratītyasamutpādo hi duhkhasya samudayah). Bởi loại bỏ nguồn gốc sầu muộn, một người loại bỏ sự sầu muộn (duhkhasamudayasya pratyākhyānād duhkhapratyākhyānam bhavati). Vì, nếu không có nguồn gốc, làm thế nào sự sầu muộn ấy sẽ bắt nguồn (asati hi samudaye tat kuto duhkham samudeșyati)? Nếu sự sầu muộn và nguồn gốc [của nó] bị loại trừ, thì sự hủy diệt (nirodha) sầu muộn được loại trừ. Vì nếu không có nguồn gốc sầu muộn, thì cái gì sẽ đến để chấm dứt xuyên qua sự từ bỏ (kasya prahānān nirodho bhavișyati)? [Và] nếu sự hủy diệt sầu muộn bị loại trừ, thì đạo lộ (mārga) này được đoạn diệt. Vì, nếu không có sự hủy diệt sầu muộn, vì có đạt được những gì sẽ là con đường dẫn đến sự đoạn diệt sầu muộn (kasya prāptaye mārgo bhavișyati duhha-nirodhagāmi)? Như vậy, pháp Tứ diệu đế sẽ đoạn diệt để hiện hữu (evam caturnām āryasatyānām abhāvah). Nếu chúng không hiện hữu, thì sẽ không có quả Sa-môn (śrāmanyaphala). Vì đó là xuyên qua cái thấy của các chân lý [ấy] mà những kết quả của Sa-môn được chứng đắc (satyadarśanāc chrāmanyaphalāni hi samadhigamyante). [Và] nếu những kết quả của Sa-môn không thật có, thì không có nếp sống phạm hạnh.

Xa hơn nữa:

LV. Hẳn sẽ là không có công đức (dharma) cũng không có chẳng phải công đức (adharma) cũng không có những quy ước của thế gian này (samvyavahārāś ca laukihāh). Tất cả các pháp, được phú bẩm với tự tánh, sẽ là thường còn – vì các pháp mà không có nhân là thường còn (nityāś ca sasvabhāvāh syur nityatvād ahetumatah).

 Nếu việc này là vậy, thì những gì sai lầm xảy ra vì bạn là người loại bỏ Duyên sinh (evam sati pratītyasamutpādam pratyācakșānasya bhavatah ko dosah prasajyate)? Không có công đức. Không có chẳng phải công đức. Cũng không có những quy ước của thế gian này. Tại sao? Bởi vì tất cả các pháp đều là do duyên sinh; nó sẽ là như thế nào, nếu không có duyên sinh (pratītyasamutpanam hy etat sarvam; asati pratītyasamutpāde kuto bhavișyati)? Hơn nữa, được phú bẩm với tự tánh (sasvabhāva), không có bắt nguồn tùy thuộc (apratītyasamutpana) và không có nhân (nirhetuka), nó sẽ là thường còn (nitya). Tại sao? Bởi vì các pháp mà không có nhân là thường còn (nirhetukā hi bhāvā nityāh). Như vậy hẳn sẽ xảy ra rằng không cần thực hành nếp sống phạm hạnh gì cả (sa eva cābrahmacaryavāsah prasajyeta). Và bạn sẽ mâu thuẫn với học thuyết riêng của bạn (svasiddhāntavirodhaś ca). Tại sao? Bởi vì đức Thế Tôn đã dạy rằng tất cả các pháp hữu vi đều là vô thường (anityā hi bhagavatā sarve samskārā nirdiștāh). Chúng trở thành thường còn, bởi vì chúng được [giả sử là] được phú bẩm với tự tánh và kể từ đó [là] thường còn (te sasvabhāvanityatvān nityā hi bhavanti).

LVI. Và cùng sự nhầm lẫn này cũng thật có đối với các pháp bất thiện, các pháp bất định (trung tánh), các pháp ấy dẫn đến sự giải thoát, và vân vân (nairyānikādișu). Như vậy, tất cả các pháp hữu vi chắc chắn đối với bạn là trở thành vô vi (tasmāt sarvam samskrtam asamskrtam te bhavaty eva).

Và cùng phương pháp này đã được chỉ ra, liên quan với các thiện pháp (yaś caișya kuśaleșu dharmeșu nirdiștah kalpah), cũng áp dụng cho các pháp bất thiện, cho các pháp bất định, cho các pháp mà chúng dẫn đến sự giải thoát, và vân vân (nairyānikaprabhrtisu). Như vậy tất cả các pháp đó, dù là pháp hữu vi, hóa ra là pháp vô-vi đối với bạn (tasmāt te sarvam idam samskrtam asamskrtam sampadyate). Tại sao? Bởi vì, ở đó đang là không có nhân, không có vena nguồn gốc, không có thực thể và không có sự hủy diệt (hetau hy asaty utpādashtibhangā na bhavanti). [Và] ở đó đang là không có nguồn gốc, không có thực thể và không có sự hủy diệt, tất cả là pháp hữu vi, hóa ra là pháp vô-vi, bởi vì sự vắng mặt của những đặc tính định rõ của các pháp hữu vi (samskratalakșanābhāvāt).

Trong những trường hợp này, sự phát biểu của bạn là tất cả các pháp là không phải không (non-void) bởi vì các pháp khác và các thiện pháp có tự tánh (kuśalādīnām bhāvānām svabhāvasadbhāvād aśūnyāh sarvabhāvā iti), thì không có giá trị.

[Bác bẻ về sự phản biện thứ năm; xem v.IX ở trên].

LVII. Vị ấy nói rằng cái danh xưng (nāman) là hiện hữu (sadbhūta), quả thật tương xứng với sự trả lời từ bạn: “Có tự tánh”. Tuy nhiên, chúng ta không nói điều đó (brūmaś ca na vayam tat).

Vị ấy nói rằng cái danh xưng là hiện có, tương xứng với sự trả lời từ bạn: “Có tự tánh”. Tự tánh ấy, nó được mệnh danh bằng cái tên hiện có, vì lý do đó, cũng phải đang là (yasya sadbhūtam nāma svabhāvasya tasmāt tenāpi svabhāvena sadbhūtena bhavitavyam). Vì tánh không thật có thì không thể có một danh xưng thật có (nahy asadbhūtasya svabhāvasua sadbhūtam nāma bhavati). Tuy nhiên, chúng ta không nói rằng danh xưng này là thật có. Vì các pháp không có tự tánh, thì danh xưng cũng là không tánh (nihsvabhāva). Vì lý do đó, nó là không (śūnya), và, là không, nó là không thật có (asabhūta). Trong những trường hợp này, sự phát biểu của bạn bởi vì sự thật có của danh xưng này (nāmasadbhāvāt), cho nên cái tánh là thật có (sadbhūtah svabhāvah), thì không có giá trị.

Xa hơn nữa:

LVIII. Có phải danh xưng “không thật có” mệnh danh là vài vật gì thật có hoặc không thật có (nāmāsad iti ca yad idam tat kim nu sato bhavaty utāpy asatah) chăng? Nó là danh xưng thật có hay không thật có, trong cả hai cách thì địa vị của bạn bị bãi bỏ (yadi hi sato yady asato dvidhāpi te hiyate vādah).

Có phải danh xưng này “không thật có” mệnh danh là vài vật gì thật có hay không thật có chăng? Nó là danh xưng thật có hay không thật có, trong cả hai cách lời đề nghị này (pratijñā) bị bãi bỏ. Đầu tiên, nếu [vật này được đặt tên là] thật có, thì lời đề nghị này [Danh xưng này là:] “Không thật có” bị bãi bỏ. Vì cùng vật này không thể bây giờ là không thật có, bây giờ là thật có (na hidānīm tad asad idānīm sat). Lúc ấy, nếu [bạn nói rằng vật này được đặt tên là] không thật có, [nó phải được đáp lời:] cái mà nó là không thật có thì không có danh xưng (asadbhūtasya nāman na bhavati). Như vậy, lời đề nghị của bạn rằng danh xưng này có tánh thật có bị bãi bỏ (tasmād yā pratijñā nāmah sadbhūtah svabhāva iti sā hīnā).

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: E.H. Johnston & Arnold Kunst – Biện chứng pháp Nāgārjuan – NXB PĐ 2014

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s