Biện chứng pháp Nāgārjuna – Phần IX


Xa hơn nữa:

LIX. Chúng ta đã thiết lập không tánh của các pháp rồi (sarveșām bhāvānām śūnyatvam copapāditam pūrvam). Sự phê bình này, vì lẽ đó, hóa ra là một trong vài vật gì mà nó không phải là lời đề nghị (sa upālambhas tasmād bhavaty ayam cāpratijñāyāh).

Ở đây chúng ta đã thiết lập chi tiết rồi (vistaratah) không tánh của tất cả các pháp. Ngay cả cái danh xưng đã được phát biểu rồi là không. Bây giờ bạn, cho rằng không phải không tánh, đã trở lại sự tranh luận (sa bhavān aśūnyatvam parigrhya parivrtto vaktum): Nếu các pháp đã không có tự tánh, thì ngay cả cái danh xưng “sự vắng mặt của tự tánh” sẽ không thật có (yadi bhāvānām svabhāvo na syād asvabhāva iti nāmāpīdam na syād iti). Sự phê bình của bạn, vì lẽ đó, hóa ra là một trong vài vật gì mà nó không phải là lời đề nghị (tasmād apratijñopālambho ‘yam bhavatah sampadyate). Quả thật, chúng ta không nói rằng cái danh xưng là thật có (na hi vayam nāma sadbhūtam iti brūmah).

Bây giờ về sự phát biểu của bạn [được bao gồm trong v.X].

LX. “Bây giờ [bạn có lẽ nói:] có tự tánh, nhưng tự tánh ấy không thuộc về các pháp này” – sự hoài nghi về tự tánh của bạn thì không được chúng tôi chia sẻ (idam āśankitam yad uktam bhavaty anāśankitam tac ca).

Quả thật, chúng tôi không phủ nhận tự tánh của các pháp (na hi vayam dharmānām pratiședhayāmah). Cũng không phải là chúng tôi khẳng định tự tánh của một đối tượng nào đó ngoài các pháp này (dharmavinirmuktasya vā kasyacid arthasya svabhāvam abhyupagacchāmah). Bây giờ, việc này đang là như vậy, sự phê bình của bạn: “Nếu các pháp là không có tự tánh, thì bạn nên giải thích đối tượng khác là những gì, ngoài các pháp này, bây giờ có xảy ra là thuộc về tự tánh (kasya khalv idānīm anyasyārthasya dharmavinirmuktasya svabhāvo bhavati)”, thì bị vứt bỏ (dūrāpakrștam evaitad bhavati). Cách đó thì không có sự phê bình gì cả (upālambho na bhavati).

[Bác bẻ về sự phản biện thứ sáu; xem v.XI ở trên].

LXI. Nếu [nó đúng rằng] sự phủ định chỉ là một sự thật có, thì không tánh được lập (śūnyatvam nanu prasiddham idam) – vì bạn phủ định các pháp là không có tự tánh (pratiședhayate hi bhavān bhāvānām nihsvabhāvatvam).

Nếu sự phủ định chỉ là về một sự thật có và không phải về một sự thật không có (yadi sata eva pratiședho bhavati nāsatah), và nếu bạn phủ định cái đang-là-không-tánh của tất cả các pháp (bhavāmś ca sarvabhāvānām nihsvabhāvatvam pratiședhayati), thì cái đang-là-không-tánh của tất cả các pháp được lập (nanu prasiddham sarvabhāvānām nihsvabhāvatvam). Vì, trong công dụng về sự phát biểu của bạn (tvadvacanena), sự phủ định thật có (pratiședhasadbhāvāt), và vì cái đang-là-không-tánh của tất cả các pháp đã bị phủ định (nihsvabhāvatvasya ca sarvabhāvānām pratișiddhatvāt), thì không tánh được thành lập (prasiddhā śūnyatā).

LXII. Hoặc, nếu bạn phủ định không tánh và không tánh ấy không thật có (pratiședhayase ‘tha tvam śūnyatvam tac ca nāti śūnyatvam), thì địa vị của bạn sự phủ định là về một sự thật có bị bãi bỏ (pratiședhah sata iti te nanv eșa vihīyate vādah).

Hoặc, nếu bạn phủ định cái đang-là-không-tánh của tất cả các pháp, nghĩa là không tánh của chúng, và không tánh ấy không thật có, thì lời đề nghị của bạn (pratijñā) sự phủ định là về một sự thật có và không phải về một sự không thật có, bị bãi bỏ.

Ngoài ra:

LXIII. Tôi không phủ định bất cứ điều gì, cũng không phải là có bất kỳ điều gì bị phủ định (pratisedhayāmi nāham kimcit pratiședhyam asti na ca kimcit). Bạn, vì lẽ đó, vu không tôi khi bạn nói: “Ông phủ định” (tasmāt pratiședhayasīty adhilaya eșa tvayā kriyate).

Thậm chí rằng bạn đã có thể nói đúng, nếu tôi đã phủ định vài điều gì. Thế nhưng, tôi không phủ định bất cứ điều gì, vì không có gì bị phủ định (na caivāham kimcit pratiședhayāmi, yasmān na kimcit pratiședhavyam asti). Như vậy, trong lúc, tất cả các pháp là không, cũng không có một pháp nào bị phủ định (pratiședhya) cũng không có sự phủ định (pratiședha), bạn tạo ra lời vu khống vô lý (aprastuto ‘dhilayah) khi bạn nói: “Ông phủ định”.

Bây giờ về sự phát biểu của bạn (được hàm tàng trong v.XII).

LXIV. Đối với sự khẳng định của bạn sự phát biểu về sự phủ định cái không thật có được thiết lập mà vô ngôn (rte vacanād asatah pratiședhavacana-siddhir iti), chúng ta quan sát: Ở đây sự phát biểu khiến nó được biết như là không thật có, nó không phủ nhận nó (atra jñāpayate vāg asad iti tan na pratinihanti).

Đối với sự phát biểu của bạn: “Sự phủ định cái không thật có được thiết lập ngay cả vô ngôn; mục đích gì, vì lý do đó, được phục vụ bởi sự phát biểu của bạn “Tất cả các pháp là không tánh” (tatra kim nihsvabhāvāh sarvabhāvā ity etat tvadvacanam karoti)?, chúng ta quan sát: Sự phát biểu: “Tất cả các pháp là không tánh”, không khiến cho tất cả các pháp là không tánh (nihșvabhāvāh sarvabhāvā ity etat khalu vacanam na nihsvabhāvān eva sarvabhāvān karoti). Nhưng, vì không có tự tánh (asati svabhāve), nó khiến được biết (jñāpayati) rằng các pháp là không tánh (bhāvā nihsvabhāvā iti). Đây là một ví dụ: Trong khi Đề-bà-đạt-đa không có trong nhà này, một vài người nói rằng Đề-bà-đạt-đa đang ở trong nhà này (avidyamānagrhe Devadatte ‘sti grhe Devadatta iti). Nhân dịp đó, vài người nói vị ấy bằng sự đáp lời: “Ông ta không [ở trong nhà này]”. Sự phát biểu ấy không tạo ra sự không có mặt của Đề-bà-đạt-đa mà chỉ khiến được biết sự không có mặt của Đề-bà-đạt-đa trong ngôi nhà này (na tad vacanam Devadattasyāsadbhāvam karoti, kim tu jñāpayati kevalam asambhavam grhe Devadattasya). Tương tự cách phát biểu “Các pháp không có tự tánh” thì không tạo ra sự đang-hiện-hữu-không-tánh của các pháp, mà chỉ khiến được biết sự vắng mặt của tự tánh trong tất cả các pháp (na bhāvānām nihsvabhāvatvam karoti, kim tu sarvabhāveșu svabhāvasyābhāvam jñāpayati). Trong những trường hợp này, cách phát biểu của bạn: “Nếu không có tự tánh, thì mục đích gì được phục vụ bởi sự phát biểu “Không có tự tánh”? Sự vắng mặt của tự tánh được thiết lập ngay cả vô ngôn”, thì không thích hợp (na yuktam).

[Bác bẻ về sự phản biện thứ bảy].

Bây giờ về các bài kệ thứ tư (XIII-XVI) được bạn kể lại:

LXV. Bạn đã giới thiệu một sự giải tỏa vĩ đại (mahāmś carcah) với ví dụ về tấm gương. Lắng nghe sự quyết định trong vấn đề đó cũng vậy (tatrāpi nirnayam śrnu), chỉ ra ví dụ ấy thế nào là thích hợp (yathā sa drștānta upapannah).

(Lời bình này chỉ là một đoạn văn – Carca – một từ ngữ bất thường được lặp lại).

LXVI. Nếu sự nhận thức là bằng tánh riêng của nó, thì nó sẽ không phải là được bắt nguồn tùy thuộc (sa yadi svabhāvatah syād grāho na syāt pratītya sambhūtah). Tuy nhiên, sự nhận thức mà nó đến hiện hành có tính chất tùy thuộc thì quả thật là không tánh (yaś ca pratītya bhavati grāho nanu śūnyatā saiva).

Nếu sự nhận thức về một tấm gương như nước (mrgatrșnāyām sa yathājala grāhah) là bởi tánh riêng của nó, thì nó sẽ không phải là được bắt nguồn tùy thuộc. Thế nhưng vì nó hiện hành trong sự tùy thuộc vào tấm gương, cái thấy sai lầm (viparītam darśanam) và sự tác ý bất như lý (distracted attention – ayoniśomanaskāra), nó được bắt nguồn tùy thuộc (pratītyasamutpanna). Và vì nó được bắt nguồn tùy thuộc, nên thật sự nó là không bởi bản tánh riêng của nó (svabhāvatah śūnya eva) – như đã phát biểu trước đó (yathā pūrvam uktam tathā).

(còn tiềp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: E.H. Johnston & Arnold Kunst – Biện chứng pháp Nāgārjuan – NXB PĐ 2014

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s