Xu hướng quan hệ quân sự Trung – Hàn sau Đối thoại Shangri-La


Theo trang mạng Bình luận Trung Quốc (Hong Kong) ngày 13/6, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc và Trung Quốc đã có cuộc hội đàm song phương bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 19 tại Singapore. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa bộ trưởng quốc phòng 2 nước sau Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng tại Bangkok (Thái Lan) vào tháng 11/2019. Hai bên đã thảo luận về xu hướng vụ thử hạt nhân thứ 7 của Triều Tiên và các biện pháp làm giảm leo thang căng thẳng. Thông qua cuộc hội đàm lần này có thể nhận thấy hiện trạng của quan hệ quân sự Trung – Hàn.

Quan hệ quân sự Trung – Hàn được chia thành các giai đoạn phát triển theo thỏa thuận quan hệ đối tác hợp tác chiến lược: giai đoạn thử nghiệm do các hành động khiêu khích của Triều Tiên và giai đoạn đình trệ do vấn đề Mỹ triển khai Hệ thống tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc. Quan điểm và lập trường khác nhau là lý do khiến quan hệ quân sự rơi vào trạng thái đình trệ. Hàn Quốc cho rằng lòng tin được duy trì thông qua trao đổi, trong khi Trung Quốc lại cho rằng để trao đổi cần xây dựng lòng tin trước. Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn là sự hiểu lầm lẫn nhau và sự kỳ vọng quá mức đối với mối quan hệ giữa hai nước. Hai nước đã đạt được quan hệ đối tác hợp tác chiến lược.

Về mặt chiến lược, Hàn Quốc hiểu rằng Trung Quốc cung cấp cho Hàn Quốc sự hỗ trợ về an ninh và quân sự, còn Trung Quốc cho rằng Hàn Quốc nên hiểu rõ về sự hợp tác và phát triển trung và dài hạn của Trung Quốc. Liên quan đến THAAD, Hàn Quốc cho rằng Trung Quốc cần hiểu viẹc triển khai hệ thống này là yêu cầu để đối phó với Triều Tiên, trong khi Trung Quốc quả quyết Hàn Quốc nhất trí triển khai THAAD là để nhằm vào Trung Quốc. Chính sách “3 không” (không triển khai thêm THAAD, không tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, không thực hiện liên minh quân sự Mỹ-Hàn-Nhật) là một điểm để phân tích xu hướng quan hệ quân sự hai nước.

Mặc dù bộ trưởng quốc phòng hai nước đã hội đàm trực tiếp, nhưng triển vọng quan hệ quân sự không mấy lạc quan. Nói chung, quan hệ quân sự được chia thành 3 giai đoạn cơ bản nhất là giao lưu quân sự, sau đó là hợp tác quân sự và cuối cùng là liên minh quân sự. Nhìn chung, giao lưu quân sự là các hoạt động quân sự nhằm tăng cường sự hiểu biết và lòng tin giữa các quốc gia, ví dụ như các chuyến thăm lẫn nhau của các cá nhân, huấn luyện và quan sát lẫn nhau, chuyến thăm giữa máy bay và tàu chiến, trao đổi giáo dục quân sự, văn hóa nghệ thuật và thể thao, nghiên cứu và trao đổi học thuật. Hợp tác quân sự là giai đoạn theo đuổi mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn trên cơ sở thiết lập lòng tin trong giao lưu quân sự, triển khai các hoạt động quân sự để thực hiện mục tiêu an ninh chung, bao gồm hợp tác chính sách an ninh, trao đổi thông tin và tình báo, hợp tác công nghiệp quốc phòng, huấn luyện chung, xây dựng căn cứ quân sự, lập bản đồ địa hình quân sự. Hiện nay, do tình hình đặc biệt của liên minh Hàn – Mỹ, Trung – Triều, văn hóa kinh doanh giữa hai nước, quan hệ quân sự Hàn – Trung đang ở giai đoạn cao của “giao lưu quân sự”.

So với mức độ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước hiện nay, quan hệ quân sự Hàn – Trung được coi là ở mức thấp. Trong môi trường quốc tế thời gian tới, mối quan hệ này có khả năng khó được cải thiện. Ngoài ra, có nhiều nhân tố gây căng thẳng trong quan hệ quân sự giữa hai nước dưới thời Yoon Seok-ryul. Ví dụ, chính sách “3 không” đã thay đổi, Hàn Quốc tích cực tham gia chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ ở cấp độ an ninh và quân sự, Hàn Quốc đã có các phát ngôn và triển khai hợp tác đối với liên minh 3 nước Hàn-Mỹ-Nhật về Biển Đông và Eo biển Đài Loan.

Thứ nhất, về quan hệ quân sự, hai nước cũng nên làm rõ những lĩnh vực nào có thể hợp tác. Tách rời chính trị và kinh tế đã khó, tách rời chính trị và quân sự còn khó hơn, vì vậy quan hệ quân sự không phải là lĩnh vực có thể độc lập phát triển. Quan hệ quân sự có thể bắt đầu muộn hơn một chút so với kinh tế và chính trị là điều tất nhiên, do đó, hai nước có thể giao lưu văn hóa quân sự, giao lưu quân sự, thăm hỏi lẫn nhau mang tính gián tiếp. Ngoài ra, hai nước có thể hợp tác quân sự trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống như cứu trợ thiên tai và chống cướp biển.

Thứ hai, cần có thời gian để phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa quân đội hai nước và cần áp dụng cách tiếp cận từng bước. Hai nước đã thảo luận về bản ghi nhớ thiết lập đường dây điện thoại trực tiếp giữa Hải quân và Không quân từ năm 2003 nhưng mãi đến năm 2008 mới đạt được thỏa thuận. Trên thực tế, vấn đề này đã được đề xuất và hình thành thông qua nhiều kênh từ Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quan đến Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng thống.

Thứ ba, ngay cả khi mối quan hệ quân sự xấu đi trong 5 năm tới, hai nước vẫn nên duy trì mối quan hệ quân sự kết nối qua điện thoại. Lễ bàn giao hài cốt của binh lính Trung Quốc là một trong những cách để hai bên hòa giải với nhau. Mặc dù phần lớn các hoạt động giao lưu quân sự giữa hai nước đã bị chấm dứt kể từ khi Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc, nhưng con đường nhân đạo cũng là một cách để tiếp tục duy trì mối quan hệ trong khi xung đột và đối đầu.

Thứ tư, xu hướng quan hệ quân sự giữa nước sau cuộc gặp giữa hai bộ trưởng quốc phòng. Hiện tại, quan hệ quân sự Hàn – Trung dưới thời Yoon Seok-ryul là tái thiết lập, phát triển trở lại hay sẽ đối đầu căng thẳng hơn trong bối cảnh tình hình xung quanh có nhiều thay đổi thì vẫn cần tiếp tục quan sát.

Nguồn: TKNB – 15/06/2022

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s