Cho đến gần đây, các học giả hiếm khi tìm hiểu về sự tuần hoàn của các thời đại tiên tri và xuất thần này trong lịch sử hiện đại. Nhưng điều đó đang thay đổi. Trong một bài luận đầy khiêu khích tuyên bố là “đi ngược lại mọi dự đoán của các nhà xã hội học thế kỷ 19, các phong trào tôn giáo đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong thế giới hiện đại”, nhà xã hội học Robert Wurthnow ở Princeton cho rằng các phong trào tái sinh “được phân bố không đồng đều và cũng chẳng ngẫu nhiên theo không gian và thời gian”. Trên thực tế, chúng diễn ra khá đều đặtn suốt từ thời Phục hưng. Danh sách các phong trào của ông được trình bày dưới đây, cùng với những khoảng thời gian hăng hái tột đỉnh dài hai thập niên. Cụm từ khô khan phogn trào tái sinh được vứt bỏ để có một hình ảnh ngộ đạo rất phổ biến với người phương Tây – hình ảnh về một sự thức tỉnh tinh thần, hay đơn giản là Thức tỉnh:
+ Cải cách Tin Lành (những thập niên 1530 – 1540).
+ Thức tỉnh Thanh giáo (những thập niên 1630 – 1640).
+ Thức tỉnh Mộ đạo (những thập niên 1740 – 1750).
+ Thức tỉnh Không tưởng-Phức âm (những thập niên 1830 – 1840).
+ Thức tỉnh Thời đại Mới (những thập niên 1960 – 1970).
Các phong trào này có nhiều điểm chung. Tất cả đều là những công kích kịch liệt chống lại giáo lý của các chuẩn mực văn háo và tôn giáo bị coi là cũ kỹ lúc bấy giờ. Tất cả đều được dẫn đầu bởi những người trẻ tuổi. Tất cả đều đưa ra những ưu tiên mới mang tính quy chuẩn (mà ngày nay chúng ta gọi là “những giá trị”). Và tất cả, ngoại trừ phong trào cuối cùng, đều theo một lịch trình có thể đoán trước. Mỗi phong trào cách phong trào Thức tỉnh trước đó một khoảng thời gian gần bằng một saeculum, và xảy ra vào khoảng giữa hai cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau.
Một thời kỳ Thức tỉnh là điểm chí khác của saeculum: Thức tỉnh đối với Khủng hoảng cũng như mùa hè với mùa đông, yêu thương với xung đột. Trong cái này lại ẩn chứa mầm nhân quả của cái kia. Trong một phần tư thứ hai của saeculum, lòng tin có được do an ninh ngày càng thắt chặt tạo nên một sự bùng nổ yêu thương và dẫn đến rối loạn; trong một phần tư thứ tư, lo lắng sinh ra do bất an dâng cao làm bùng phát xung đột và dẫn đến tái lập trật tự. Do đó, một thời kỳ Thức tỉnh là một sự đánh dấu chu kỳ, nhắc nhở một xã hội rằng nó đã đi được nửa đường trên hành trình mà tổ tiên nó đã nhiều lần trải qua. Wurthnow nhận định rằng “các thời kỳ bất ổn tôn giáo… hiển nhiên được coi là điềm báo gở về sự thay đổi – như những bước chuyển lịch sử – ít nhất từ thời Herodotus”.
Nếu Thức tỉnh là mùa hè và Khủng hoảng là mùa đông của trải nghiệm nhân loại, thì phải có những thời kỳ quá độ. Trên con đường từ Khủng hoảng đến Thức tỉnh phải có một thời kỳ như mùa xuân, và trên con đường từ Thức tỉnh đến Khủng hoảng phải có một thời kỳ như mùa thu. Nơi mà điểm chí này của saeculum được sinh ra để đáp ứng nhu cầu của điểm chí kia, thì các điểm phân của saeculum cũng phải nằm ở hai hướng đối lập nhau. Nơi mà thời kỳ hậu Khủng hoảng ấm áp và soi rọi, thì hậu Thức tỉnh là lạnh lẽo và tăm tối. Nơi mà mùa xuân theo chu kỳ mang tới sự đồng thuận, trật tự và ổn định, thì mùa thu mang tới sự tranh cãi, phân rã và bất ổn.
Khi bánh xe thời gian quay từ Khủng hoảng đến Thức tỉnh rồi lại quay về Khủng hoảng, lịch sử hiện đại cho thấy một quy luật đáng chú ý. Ở châu Âu, chỉ trừ một ngoại lệ, mọi chu kỳ đều kéo dài từ 80 đến 105 năm. Điều bất thường dễ nhận thấy là khoảng thời gian giữa trận Waterloo và V-J Day, một chu kỳ Toynbee kéo dài tròn 130 năm.
Độ dài đặc biệt của khoảng thời gian này ở châu Âu có lẽ là đúng vậy – một sự bất thường. Hoặc có thể có khả năng là khuôn mẫu Toynbee đã sai khi lồng hai chu kỳ thành một. Các sử gia gọi “thế kỷ 19 dài dằng dặc” là một thời kỳ hòa bình lạ thường giữa các cường quốc, ngoại trừ một đợt nhỏ các cuộc chiến kiến quốc từ giữa thập niên 1850 đến giữa thập niên 1870 (liên quan đến Đức, Pháp, Italy, Anh, Nga, và khu vực Balkan – cũng như Nội chiến Mỹ). Nếu điều này được coi là một thời kỳ Khủng hoảng khác, và nếu bước ngoặt của thế kỷ được coi là một thời kỳ Thức tỉnh khác, kết quả sẽ là m6ọt chu kỳ ngắn bất thường (từ năm 1815 đến khoảng 1870), tiếp theo đó là một chu kỳ khác với độ dài xấp xỉ như bình thường (từ năm 1870 đến khoảng 1950 khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu). Như vậy, thay thế một chu kỳ dài bất thường sẽ là một chu kỳ được rút ngắn, tiếp theo là một chu kỳ khác với độ dài điển hình. Ở cuối bài này sẽ làm rõ vì sao cách giải thích này phù hợp hơn cách của Toynbee.
Dù thế nào, kiểu bất thường này cũng không đáng ngạc nhiên. Suy cho cùng, việc quan sát lịch sử toàn cầu đồng nghĩa với việc quan sát nhiều xã hội khác nhau. Cũng giống như các thị trấn Etrusca khác nhau, mỗi thị trấn có thể vận hành theo chu kỳ saeculum khác nhau theo một cách nào đó, và mỗi thị trấn có thể can thiệp (bằng chiến tranh và hệ tư tưởng) vào công việc của thị trấn láng giềng. Các xã hội kém hiện đại hơn có lẽ lại không dễ bị tác động bởi nhịp điệu của saeculum. Giữa tất cả những nhiễu loạn này của lịch sử, khó mà mong đợi một chu kỳ hoàn hảo.
Nếu đang tự hỏi làm thế nào lịch sử có thể mang tính quy luật theo mùa một cách chính xác hơn, bạn có thể kiểm tra giả thuyết sau đây. Hãy tưởng tượng một kịch bản trong đó hầu hết các “nhiễu loạn” lịch sử bị nén lại. Hãy tưởng tượng một xã hội rộng lớn duy nhất chưa bao giờ có một láng giềng hùng mạnh nào, và trong nhiều thế kỷ vẫn tương đối biệt lập trước sự can thiệp nước ngoài. Hãy tưởng tượng là xã hội này đã hiện đại ngay từ khi sinh ra trên một lục địa gần như trống trải, không có những truyền thống lâu đời để kiềm chế sự phát triển vô hạn của nó. Cuối cùng, hãy tưởng tượng rằng xã hội hoàn toàn hiện đại này nổi tiếng vì theo đuổi sự tiến bộ tuyến tính, và vì trấn áp được các chu kỳ tự nhiên, không có bất kỳ dân tộc nào trên Trái đất sánh bằng. Từ những gì đã biết về saeculum, liệu bạn sẽ không nghĩ rằng lịch sử của nó bị chi phối bởi một chu kỳ với tính đều đặn đến ngạc nhiên? Hẳn nhiên bạn sẽ nghĩ là có.
Nhưng tất nhiên, xã hội này không phải là giả thuyết. Xã hội này là Mỹ.
Saeculum ở Mỹ
Hãy kiểm tra con dấu phía bên trái trên mặt sau của tờ 1 USD. Đó là một vòng tròn với một kim tự tháp bốn mặt, lơ lửng phíat trên là một con mắt – biểu tượng của Ai Cập hoặc Hội Tam điểm về Đấng tối cao, người thấy toàn bộ lịch sử chỉ trong nháy mắt. Hãy đọc dòng chữ khắc trên kim tự tháp đó: annuit coeptis (Chúa mỉm cười vớ sự tạo lập), được vay mượn trực tiếp từ lời ca ngợi của Virgil về saeculum aureum của Augustus. Đọc cả dòng chữ bên dưới: novus ordo seclorum (trật tự mới của các thế kỷ). Khi những người sáng lập thiết kế nên Đại Ấn, họ đã đưa saeculum vào chính thiết kế của đồng tiền.
Vòng tròn thời gian không phải là thứ mà người châu Âu phải mang tới Mỹ. Trong những bí ẩn không được ghi lại của lịch sử, hơn 100 saeculum Mỹ đã được chứng kiến bởi tổ tiên của dân bản xứ, những người đầu tiên thoáng thấy cánh buồm trắng phía chân trời. Cư dân cổ xưa của Tân Thế giới này rất quen thuộc với chu kỳ của các vì sao và các mùa tương tự với những đã chiếm tâm trí của cư dân Cựu Thế giới – thể hiện qua vô vàn hình thập tự, hình chữ vạn, hình tứ diện, và hình mandala vuông được họ sử dụng trong nghệ thuật nghi lễ. Nhịp điệu cuộc sống con người, thường được thể hiện trong khái niệm của nhiều thế hệ, được coi là một sợi dây thiêng liêng kết nối tổ tiên với hậu thế và là một tiêu chuẩn mang tính quy phạm về sự quản lý khôn ngoan.
Thật vậy, rõ ràng chu kỳ thời gian không phải là thứ người châu Âu đã mang đến Mỹ, mà là một phần hành lý bị thất lạc trong số những chiếc đinh, máy cày, Kinh Thánh, và khế ước mà họ lôi ra từ những chiếc thuyền lớn của mình. Columbus “khám phá” ra châu Mỹ, trùng với sự ra đời của tính hiện đại ở phương Tây, chắc chắn đã khiến cho hình ảnh Mỹ trong mắt châu Âu như điểm đến cuối cùng của chu kỳ thời gian: Cathay trong truyền thuyết, El Dorado, Tân Atlantis, hay Tân Jerusalem. Khi những kẻ mới tới lần đầu tiên gặp thổ dân, điều họ nhìn thấy là “những người Ấn Độ” thuộc thời đại vàng son hoặc ma quỷ dưới địa ngục – những hình ảnh không thay đổi về cái kết của lịch sử. Khi bắt đầu xây dựng các thị trấn ven các khu rừng Đại Tây Dương, thứ họ tìm được là lời giải đáp cuối cùng cho vòng quay muôn đời của tình trạng túng thiếu của loài người: mỏ vàng giàu có nhất, mùa vụ bội thu nhất, cộng đồng thịnh vượng mộ đạo nhất, chính thể duy lý nhất. Thứ mà những người di cư không tìm kiếm – thực ra là thứ họ đang chạy trốn – là một sự cam chịu theo ngoại giáo trước quy luật theo mùa của tự nhiên.
(còn tiếp)
TH: T.Giang – CSCI
Nguồn tham khảo: William Strauss, Neil Howe – Bước chuyển thứ tư – NXB TG 2019