Trung Quốc nới lỏng một số hạn chế nhưng không dễ bỏ chính sách “Zero COVID”


Trung Quốc đã báo hiệu một sự thay đổi trong quan điểm về chính sách COVID-19 khi nước này tiến hành nới lỏng một số hạn chế bất chấp số ca nhiễm ngày càng cao. Hàng chục quận ở Thượng Hải và Quảng Châu, những thành phố có số ca nhiễm gia tăng, đã được dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.

Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan cho biết đất nước đang đối mặt với tình hình mới và nhiệm vụ mới trong phòng chống và kiểm soát dịch bệnh vì khả năng gây bệnh của virus suy yếu, nhiều người được tiêm phòng hơn và kinh nghiệm ngăn chặn virus được tích lũy.

Điều này hoàn toàn trái ngược với thông điệp trước đó từ các nhà chức trách rằng đất nước cần duy trì chính sách “Zero-COVID” nghiêm ngặt.

Trang mạng bangkokpost.com đăng bài viết của hai giáo sư S. Alex Yang (Trường Thương mại London) và Angela Huyue Zhang (Đại học Hong Kong) nhận định về quá trình Trung Quốc thoát khỏi chính sách “Zero-COVID”.

Ngay cả trước khi các cuộc biểu tình nổ ra, đã có những dấu hiệu cho thấy chính quyền của Chủ tịch Tập Cận bình đang chuẩn bị rút lại chính sách “Zero-COVID” tốn kém, mặc dù thời gian chính xác vẫn chưa chắc hẳn. Tuy nhiên, quá trình này sẽ phức tạp hơn nhiều người tưởng.

Việc Trung Quốc từ bỏ chính sách “Zero-COVID” rõ ràng mang đến những rủi ro về sức khỏe cộng đồng cần phải được quản lý, đặc biệt là do tỷ lệ tiêm chủng ở người già thấp. Tuy nhiên, điều ít được chú ý hơn là những thách thức hoạt động mà quá trình này đặt ra.

Để thoát khỏi chính sách “Zero-COVID”, Trung Quốc có thể thực hiện một cách tiếp cận tương tự, tạo ra các “khu vực y tế đặc biệt” ở các thành phố có nguồn lực tốt và rủi ro cao, chẳng hạn như Quảng Châu, nơi gần đây đã có số ca nhiễm tăng đột biến. Những khu vực như vậy sẽ được nới lỏng các hạn chế về đại dịch, nhưng phải đối mặt với các hạn chế về việc di chuyển đến các thành phố và khu vực khác.

Chính phủ Trung Quốc có thể thu thập dữ liệu về tác động của việc nới lỏng các hạn chế về đại dịch trong các khu vực hạn chế này trước khi nới lỏng các hạn chế trên diện rộng hơn. Nếu một cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe xuất hiện ở một trong những khu vực này thì sẽ được ngăn chặn, khiến nhu cầu về vật tư y tế quan trọng và nhân sự trở nên dễ dàng đáp ứng hơn nhiều, đặc biệt là bằng cách đảm bảo rằng các nguồn lực từ các khu vực vẫn tuân thủ chính sách “Zero-COVID” có thể được phân bổ lại.

Trung Quốc có kinh nghiệm về việc tập hợp các nguồn lực như vậy. Tuy nhiên, để chấm dứt chính sách “Zero-COVID”, việc tổng hợp nguồn lực sẽ cần phải được tổ chức ở quy mô lớn hơn nhiều, với việc lập kế hoạch trước cẩn thận hơn.

Theo trực giác, các nguồn lực nên được tập hợp ở cấp địa phương, trong đó một khu vực thiếu nguồn lực có thể được bù đắp bằng nguồn cung dư thừa từ các khu vực lân cận. Bằng cách này, các nguồn tài nguyên sẽ cần phải được vận chuyển trong khoảng cách tương đối ngắn hơn, khiến cho việc vận chuyển nhanh hơn và rẻ hơn.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có một hạn chế đáng chú ý: do các khu vực lân cận có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ nên những khu vực gần các “khu vực y tế đặc biệt” sẽ là những nơi tiếp theo được nới lỏng các hạn chế về phòng ngừa dịch bệnh. Một khi điều đó xảy ra, có thể lường trước sự gia tăng các ca mắc COVID-19 và nhu cầu về nguồn lực y tế ở các khu vực lân cận. Nếu nguồn lực y tế cảu các khu vực lân cận đã được gửi đến các “khu vực y tế đặc biệt”, họ sẽ nhanh chóng đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung cấp y tế và nhân sự.

Chính vì vậy, việc tổng hợp các nguồn lực khu vực nên được bổ sung bằng một hệ thống cấp quốc gia. Nhờ đó, các nguồn lực có thể được phân bổ tới các vùng sâu, vùng xa. Nỗ lực quy mô lớn hơn này sẽ đòi hỏi sự chuẩn bị và phối hợp trước giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương ở tất cả các cấp.

Chính quyền trung ương phải đưa ra các quy trình vận hành tiêu chuẩn để đảm bảo rằng các nguồn lực của các khu vực khác nhau có thể liền mạch.

Cùng lúc, chính quyền trung ương có thể tạo ra một hoặc nhiều trung tâm phân phối tập trung chứa các nguồn lực y tế để vận chuyển đến các trung tâm khu vực. Chính quyền trung ương cũng có thể tập hợp một đội ngũ nhân viên y tế chuyên biệt để được cử đến các vùng y tế đặc biệt theo yêu cầu. Hệ thống chính trị tập trung cao độ của Trung Quốc rất thích hợp cho những nỗ lực quy mô lớn và phức tạp như vậy.

Bất chấp tình trạng bất ổn phổ biến gia tăng, việc Trung Quốc thoát khỏi chính sách “Zero-COVID” sẽ không xảy ra trong “một sớm, một chiều”. Thay vào đó, có khả năng được thực hiện một cách dần dần và có kiểm soát, giống như cải cách kinh tế và mở cửa của Trung Quốc. Điều đó nói lên rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải hành động nhanh hơn nhiều so với cách đây 4 thập kỷ. Với một chiến lược hoạt động được vạch ra cẩn thận, rất có thể họ sẽ thành công.

Nguồn: TKNB – 05/12/2022

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s