Mùa hội nghị thượng đỉnh và thành tựu “ASEAN thế hệ thứ hai”


Bài viết trên trang China News ngày 30/11 của Giáo sự Trạch Côn thuộc trường Quan hệ Quốc tế của Đại học Bắc Kinh cho rằng 3 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm Campuchia, Indonesia và Thái Lan đã tỏa sáng trong mùa hội nghị thượng đỉnh cuối năm nay. Campuchia đã tổ chức một loạt cuộc họp của các nhà lãnh đạo cấp cao Đông Á, Indonesia đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 17 và Thái Lan tổ chức Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 29. Ba hội nghị thượng đỉnh bao gồm Đông Á, châu Á-Thái Bình Dương và toàn cầu thể hiện tập trung cách tiếp cận kiểu ASEAN, tỏa sáng tư thế “ASEAN thế hệ thứ hai”.

“Phương thức ASEAN” trong mùa hội nghị thượng đỉnh

Các nước ASEAN đã phát huy đầy đủ vai trò của “phương thức ASEAN” trong mùa hội nghị thượng đỉnh.

Một là, điều phối kiểu ASEAN: Những quốc gia Đông Nam Á này đã vượt qua những khó khăn để tổ chức hội nghị thượng đỉnh. Bản thân điều này đã là một thành tựu lớn. Hơn nữa, các hội nghị thượng đỉnh liên tiếp, thời gian phải được sắp xếp hoàn hảo, liền mạch kết nối mới có thể tiến hành được. Campuchia, Thái Lan và Indonesia đã tổ chức các cuộc họp cấp chuyên viên và trù bị đầu tiên trong nửa đầu năm nay, đặc biệt là điều phối thời gian, mục tiêu, nội dung và phương thức cho 3 hội nghị thượng đỉnh quan trọng vào cuối năm.

Hai là, cân bằng kiểu ASEAN: Trên thế giới hiện nay, logic an ninh chính trị đang thịnh hành và áp đảo logic phát triển kinh tế, phát triển kinh tế được “chính trị hóa, an ninh hóa và vũ khí hóa”. Các nước châu Á muốn phát triển cân bằng hai logic này, khôi phục logic kinh tế và giải phóng tiềm năng phát triển. Các nước ASEAN đã tích cực thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong mùa hội nghị thượng đỉnh, nhấn mạnh “phục hồi chung, phục hồi mạnh mẽ”, thực hiện chủ nghĩa khu vực mở.”

Ba là, kết nối kiểu ASEAN: Trước Hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống nước chủ nhà Indonesia Joko Widodo đã thăm m6ọt số quốc gia thành viên, tích cực thúc đẩy tạo sự đồng thuận và đổi mới phương thức hợp tác trong quá trình hội nghị. ASEAN sử dụng hội nghị thượng đỉnh để tăng cường, nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các cường quốc như Trung Quốc và Mỹ, ở một mức độ nào đó, đóng một vai trò trong việc điều chỉnh sự mất cân bằng quan hệ giữa các nước lớn.

Bốn là, nhận thức kiểu ASEAN: Trong khi hòa bình, an ninh, phát triển, quản trị và niềm tin toàn cầu ngày càng giảm sút, “thâm hụt nhận thức” giữa các quốc gia đã tăng vọt do thiếu giao tiếp thực tế trong thời gian bùng phát đại dịch COVID-19. ASEAN luôn chủ turơng nguyên tắc “hài lòng”, sử dụng đầy đủ thời gian hội nghị thượng đỉnh ngắn ngủi, cô đọng các nội dung phong phú để tạo ra sự đồng thuận, ở một mức độ nào đó đã giúp giảm bớt cuộc khủng hoảng “thâm hụt nhận thức”. Cả 3 hội nghị thượng đỉnh đều thành công, đạt được sự đồng thuận phát triển từ khu vực đến toàn cầu, mang lại một tia sáng trong bối cảnh tình hình quốc tế ảm đạm.

“ASEAN thế hệ thứ hai” hỗ trợ phương thức ASEAN

ASEAN và các nước thành viên có thể tận dụng cơ hội để phát huy vai trò điều phối và kết nối của ASEAN với các nước lớn, thể hiện năng lực quản trị trật tự khu vực với các nước lớn khác nhau. Đây là đặc điểm của “ASEAN thế hệ thứ hai”. Thuật ngữ “ASEAN thế hệ thứ hai” do nhà sử học nổi tiếng Vương Canh Võ sử dụng lần đầu tiên. Trong một bài giảng tiếng Anh trực tuyến hồi tháng 10/2021 với chủ đề “Con đường tơ lụa mới: Trung Quốc và ASEAN”, ông cho rằng “ASEAN thế hệ đầu tiên” xuất hiện trong quá trình chuyển đổi sang chủ nghĩa tư bản ở các nước lớn trong khu vực Đông Nam Á và tái liên minh với các cường quốc phương Tây. Với sự thay đổi trong cân bằng quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ, một “ASEAN thế hệ thứ hai” độc lập hơn đã xuất hiện. Bài phát biểu của Vương Canh Võ sau đó đã được đăng tải trên nhiều diễn đàn nghiên cứu của Trung Quốc, dần dần tạo ra sự nhận thức khá rộng rãi về “ASEAN thế hệ thứ hai”.

“ASEN thế hệ thứ hai” không phân biệt đối xử

Trên thực tế, nghiên cứu về ASEAN đang phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc. Nhiều học giả Trung Quốc đang nghiên cứu về lịch sử phát triển của ASEAN, tổ chức ASEAN và phương thức ASEAN, phân tích nguồn gốc của ASEAN và hành vi của hiệp hội này. Theo truyền thống, quản trị trật tự ở Đông Nam Á thường là do các nước lớn “quản lý hộ” và không đến lượt các quốc gia Đông Nam Á. Thế nhưng, trong quá trình phát triển, ASEAN dần đạt được trình độ, năng lực và vai trò nhất định về quản trị trật tự khu vực. “ASEAN thế hệ đầu tiên” đã trải qua 30 năm, từ khi ASEAN được thành lập năm 1967 đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Cho đến nay, “ASEAN thế hệ thứ hai” đã đi được chặng đường 25 năm, tính từ thời điểm thành lập cơ chế hợp tác Đông Á.

“ASEAN thế hệ đầu tiên” lấy năm 1991 làm mốc để phân chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1, từ năm 1967 – 1991, chứng kiến từ chiến tranh đến hòa bình: trải qua chiến tranh Việt Nam và chiến tranh chống Pol Pot ở Campuchia và đạt được hòa bình ở Đông Nam Á vào năm 1991. Mục tiêu của quản trị trật tự khu vực của “ASEAN thế hệ đầu tiên” là tìm kiếm hòa bình, nhưng nhận thức được những khó khăn của việc tìm kiếm hòa bình. Sau đó, với những lợi ích của việc kết thúc Chiến tranh Lạnh năm 1991, nền kinh tế Đông Nam Á đã phát triển nhanh chóng và ASEAN mở rộng nhanh chóng. Thế nhưng, đến năm 1997, Đông Nam Á đã trải qua khủng hoảng tài chính, từ phát triển đến suy thoái kinh tế. Mục tiêu quản trị trật tự khu vực của ASEAN trong giai đoạn này là phát triển, nhưng cũng nhận thức được những khó khăn trong việc theo đuổi tăng trưởng. “ASEAN thế hệ đầu tiên” đã trải qua chiến tranh, theo đuổi sự phát triển, đã có ý thức và ước mơ quản trị trật tự trong khu vực, nhưng vẫn chưa có đủ sự tự tin và tính tự chủ.

“ASEAN thế hệ thứ hai” đã “thay da đổi thịt” trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Chưa kịp trải qua nỗi đau, ASEAN đã thoát ra khỏi “gáo dừa” Đông Nam Á, thiết lập cơ chế hợp tác Đông Á do ASEAN dẫn dắt vào cuối năm 1997 và thúc đẩy quản trị trật tự khu vực trong bối cảnh Đông Á. Giờ đây, nhìn lại quyết định chiến lược này quả thực là tư tưởng chiến lược chưa từng có. Từ đó, quản trị trật tự khu vực của “ASEAN thế hệ thứ hai” có ý thức rõ ràng hơn về mục tiêu, ý nghĩa và hệ thống: duy trì vị thế trung tâm của ASEAN, mở rộng hợp tác khu vực Đông Á, duy trì sự cân bằng năng động giữa các nước lớn và thiết lập trật tự khu vực bao trùm.

Nói tóm lại, sự tự tin và tính tự chủ của “ASEAN thế hệ thứ hai” đã được tăng cường. Một mặt, bất kể địa chính trị hay ván cờ nước lớn, ASEAN luôn kiên trì con đường phát triển độc lập; mắt khác, nỗ lực tìm kiếm, cung cấp các nền tảng và phương án trật tự khu vực, quốc tế mang tính bao trùm cho sự phát triển khu vực và toàn cầu.

Nguồn: TKNB – 05/12/2022

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s