Như đã nói, nhiều công ty đã thử áp dụng phương pháp này để dự đoán các hiện tượng như nhu cầu đối với các sản phẩm máy in mới hay các yêu cầu nguồn lực dùng trong sản xuất, nhưng vẫn có nhiều ý kiến chống lại uan điểm rằng chúng ta có thể cùng nhau đưa ra kết quả dự đoán tốt hơn về tương lai so với một cá nhân thông minh hay am tường nhất đó. Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh nỗ lực của Poindexter, Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ, sau sự cố ngày 11/9 nhằm thiết lập một thị trường dự đoán để dự đoán tốt hơn các đợt tấn công khủng bố kế tiếp vào Mỹ và các vị trí trọng yếu khác của quốc gia này. Một phần của cuộc tranh luận là sự phẫn nộ về mặt đạo đức (làm thế nào một vấn đề nghiêm trọng như an ninh quốc gia lại bị hạ xuống thành một trò chơi?). Một số chỉ đơn thuần là không thích ý tưởng mới lạ này. Một lần nữa, đó cũng chỉ là một sự khẳng định mang tính bản năng nhưng lại có ý nghĩa về văn hóa trong phạm vi quyền hạn cá nhân. Trong lĩnh vực kinh doanh và hoạt động chính trị, chúng ta không muốn tin rằng mình có thể cùng nhau dự đoán được những gì sắp xảy ra một cách hiệu quả hơn so với các chuyên gia.
Đúng như những gì các tay cá cược chuyên nghiệp mong muốn – việc làm ăn của họ phụ thuộc vào niềm tin chung của chúng ta rằng mỗi người trong chúng ta có thể phần nào đánh bại được thị trường tiền tệ dựa trên kết quả cuối cùng. Cũng như cả những người thăm dò ý kiến nữa. Và những công ty đa quốc gia đang sở hữu những thứ này.
Anh hùng và kẻ bất lương, và những người khác
Chúng ta thích được lắng nghe kể về những người hành động dựa trên quyết định và động lực của bản thân: câu chuyện về những vị anh hùng và những kẻ bất lương. Những cá nhân có nhiều can đảm và/hoặc những kẻ có hành vi ngược lại. Chúng ta tự kể với chính mình những câu chuyện về những con người đáng kính hay những kẻ xấu xa, độc ác. Chúng ta hoan nghênh, khen thưởng những cá nhân xuất sắc và có lời lẽ khiếm nhã đối với những kẻ thất bại.
Điều này sẽ làm tăng thêm nghịch lý ở trọng tâm văn hóa của các ngôi sao – một khía cạnh mà chúng ta hiện đang bị sa lầy. Chúng ta xem, đọc, bàn tán về cuộc sống, tình yêu và sự mất mát của những nhân vật nổi tiếng – những người đang phải sống trong sự sầu muộn vi tình cũng như sự đeo bám của các tay săn ảnh. Để cho hiện tượng này thêm phần đặc sắc, chúng ta phải biết về những cá nhân đó và đồng thời quan tâm tìm hiểu cũng như chia sẻ hiểu biết đó về cuộc sống của họ. Đây là lý do vì sao trang web tán gẫu về các ngôi sao Popbitch lại thu hút nhiều người đến vậy. Điểm thuận lợi của thú vui tội lỗi này là các quy định của pháp luật khiến họ chuyển những câu chuyện khiếm nhã (có khả năng bị truy tố trước pháp luật) sang dạng câu hỏi như “Những ngôi sao truyền hình trẻ tuổi nào… (và chèn vào chỗ trống những từ như lầm đường lạc lối hay kiêu căng hay chỉ đơn thuần là ngu dốt)”. Điều này càng khiến cho mẩu tin trở nên thú vị và đáng tin hơn.
Thật kỳ lạ là chúng ta dường như không nhận thấy được tin tức tập thể đằng sau văn hóa của các ngôi sao – ý thức hệ cá nhân chủ nghĩa đã khiến chúng ta không nhìn thấy được điều này.
Những bước chân bất hạnh
Dĩ nhiên, chủ nghĩa cá nhân đem đến cho cuộc sống của chúng ta nhiều điều to lớn. Từ những ngôi nhà mà chúng ta đang sống cho đến cách bài trí bên trong thông qua văn hóa tiêu dùng; từ những phương tiện để định hình cuộc sống nhằm đạt đến trạng thái hạnh phúc viên mãn thông qua liệu pháp tâm lý và ly dị cho đến những cuốn cẩm nang hướng dẫn tự hoàn thiện bản thân – những thứ khuyến khích chúng ta “có được cuộc sống mà mình mong muốn”, từ hoàn cảnh sung túc nơi ta được sinh ra đến các đặc điểm xã hội, chính trị và thể chất mà chúng ta lựa chọn cho chính mình (phẫu thuật chuyển đổi giới tính là một hiện tượng y học rất kỳ lạ ở phương Tây có phải không?). Được giải phóng khỏi sự rang buộc của chủ nghĩa tập thể hà khắc cũng như những cấu trúc và tập tục xã hội cổ xưa, chúng ta có thể làm những điều mình muốn vào bất kỳ thời điểm nào, xem những thứ muốn xem, thưởng thức những món ăn ưa thích, thậm chí có thể sống tại những nơi và theo cách mình mong muốn.
Nhưng điều đó có khiến chúng ta hạnh phúc hơn không? Bằng chứng không chứng minh điều này.
Bất cứ nơi nào trong thế giới phương Tây, khi chủ nghĩa cá nhân kinh tế dường như đã hát khúc khải hoàn thì sự bất hạnh ngày càng bắt đầu gia tăng. Con người ngày càng bị cô lập – không chỉ có người già và người đau ốm – và càng trở nên bất hạnh hơn. Theo báo cáo của các bác sĩ đa khoa, triệu chứng lớn nhất xuất hiện trong những lần khám bệnh của họ là sự cô đơn và các cung bậc khác nhau của chứng trầm cảm đi kèm với nó. Ở cả hai phía của phân giới chính trị, kẻ thù là một cách mô tả khác của chữ “chúng ta”: phe cánh hữu muốn quay trở về với các giá trị gia đình, còn phe cánh tả lại nó về các cộng đồng – phong cách sống, chủng tộc hay giai cấp. Theo trải nghiệm của nước Đức giai đoạn hậu thống nhất, về lâu dài, việc giàu có để đưa ra sự lựa chọn cá nhân không đủ để khiến bạn hạnh phúc hơn so với người khác (ý tôi không phải nói rằng đất nước này là câu trả lời, chỉ là chúng ta đều đã biết quá rõ về nó). Hạnh phúc – và khổ đau – đều nằm trong tay những người khác.
Câu chuyện lạ lùng về nhân vật George kỳ lạ
“Làm cách nào?” là câu hỏi được nêu ra khắp nơi trên nước Mỹ vào ngày 02/11/2004 lạnh giá. Làm cách nào G.W. Bush và đối thủ của ông đã chen chân vào được? Họ đã làm điều đó bằng cách nào khi cuộc thăm dò diễn ra dày đặc như thế? Bằng cách nào ông ta có thể nhận được đủ số phiếu ủng hộ để giành chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ hai khi mà số người tham dự quá đông?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau – một số sai lầm thuộc về các đảng viên Đảng Dân chủ và phe đồng minh của họ, cả hai đều tắc trách và cố chấp. Phong trào ủng hộ kết hôn đồng tính đã kỳ vọng gì khi đưa ra những điều khoản sửa đổi của họ trong các cuộc bỏ phiếu kín ở những khu vực bảo thủ của nước Mỹ?
Nhưng nguồn lực mạnh mẽ nhất để nhận được những lá phiếu ít ỏi này từ bang Florida và Ohio – những lá phiếu đảm bảo tỷ lệ chiến thắng trong cử tri đoàn – là sức mạnh của con người, sức mạnh của đám đông. Khi nhận ra rằng các cá nhân bỏ phiếu cho cuộc sống thực của họ trong các nhóm xã hội thực, và ảnh hưởng lẫn nhau vượt xa mức mà các đảng phái chính trị có thể làm được, Đảng Cộng hòa đã tuyển khoảng 7,5 triệu người tình nguyện – một hành động vượt ra ngoài thể chế hoạt động truyền thống – và cung cấp cho họ phương tiện để gây ảnh hưởng lẫn nhau với những nội dung có thể đăng tải, cách thức liên hệ với các chương trình phát thanh và truyền hình, cũng như cách thức đề xuất những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với các cộng đồng và các nhóm tôn giáo địa phương.
Điều kỳ lạ là sự ủng hộ to lớn của chủ nghĩa cá nhân xã hội ở đất nước phương Tây theo chủ nghĩa cá nhân là nhất này cần phải ngăn cản sức mạnh của đám đông để đảm bảo cho cuộc tái bầu cử của ông ta. Nừa Le Bon, nửa Cova. Nhưng cũng đồng thời nửa Goebbels. “Các ý tưởng tìm kiếm con người để phổ biến chúng. Càng phổ biến và tiếp cận mọi lĩnh vực của đời sống thì ý tưởng đó sẽ càng có nhiều cơ hội trở thành quan điểm thế giới”.
Tôi không chắc rằng các công dân tốt bụng của Bang Ohio và Florida – những người đã nỗ lực rất nhiều cho George và Dick – muốn biết rằng đây chỉ là một phần của kế hoạch tái bầu cử mà họ đặt ra cho những người đương nhiệm của Đảng Cộng hòa. Xin đừng nói với họ nhé.
Tóm tắt
Bên cạnh trải nghiệm mang tính ảo giác trong cuộc sống được tạo ra bởi chính bộ não của mình, những người phương Tây chúng tôi còn là nạn nhân của sự ảo tưởng về chữ “Tôi” do nền văn hóa nơi chúng tôi được sinh ra. Tất cả chúng tôi đều được nuôi dưỡng trong một nền văn hóa hướng đến chủ nghĩa cá nhân. Văn hóa phương Tây vẫn là một trường hợp lập dị nếu xét trong phạm vi “Chúng ta”. Có vẻ như chúng tôi là những sinh vật kỳ lạ bên ngoài. Phần lớn sự hiểu biết của chúng tôi về chính bản thân mình, những phương tiện để định hình cuộc sống và cách thức chúng tôi lựa chọn để thực hiện đều xuất phát từ chính hệ tư tưởng văn hóa này – thứ mà bản thân nó vốn đã kỳ lạ nếu dựa trên thực tế rằng chúng tôi đã biết nhìn nhận chữ “tôi” thay vì “chúng ta” thông qua người khác.
TH: T.Giang – CSCI
Nguồn tham khảo: Mark Earls – Tâm lý bầy đàn – NXB THTPHCM 2012