Sự sụp đổ của đồng dollar – Phần cuối


Người cho vay duy nhất

Cũng giống như sự biến mất của nhiều thị trường tiền tệ những năm 2010, nguyên nhân ban đầu cho cuộc khủng hoảng trái phiếu Repo vào tháng 9 năm 2019 là do thời hạn nộp thuế của các công ty Mỹ. Câu chuyện trên các phương tiện truyền thông tài chính là: các công ty bán cổ phiếu MMF để họ có thể hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế của mình, điều này làm cạn kiệt cơ sở cho vay trái phiếu Repo, nhưng thanh khoản trái phiếu Repo sẽ nhanh chóng trở lại trong vài ngày sau những sự kiện đó. Vào ngày 16 tháng 9, không có điều gì ngạc nhiên khi mức chênh lệch GC và lãi suất FED tăng 0,10%. Những động thái với quy mô này đã trở thành chuẩn mực trong những năm sau kể từ cái ngày khét tiếng tháng Tám năm 2007 khi LIBOR trở nên tách biệt khỏi phần còn lại của thị trường tiền tệ.

Tuy nhiên, ngày tiếp theo sẽ chìm trong sự thất bại của thị trường repo trái phiếu. Vào cuối buổi sáng, lãi suất GC repo ở mức báo động cao hơn 8% so với lãi suất các quỹ dự trữ liên bang, cho thấy rằng có ít nhất một ngân hàng nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ không thể tìm được đối tác để vay tiền bằng cách cầm cổ phiếu. Cục Dự trữ Liên bang đã phản hồi bằng hoạt động cho vay repo trái phiếu khẩn cấp vào cuối ngày hôm đó, hỗ trợ toàn bộ thị trường cho vay với tài sản đảm bảo là trái phiếu chính phủ. Các phương pháp này được xem là tạm thời khi có sự tác động của các yếu tố thời vụ, nhưng không đạt được hiệu quả như ý muốn. Cục Dự trữ Liên bang tăng mức độ cam kết với thị trường repo đang vận hành trôi chảy bằng việc củng cố sự sẵn lòng cho vay cầm cố trái phiếu để những sự việc xảy ra vào ngày 17 tháng 9 năm 2019 không bao giờ xảy ra một lần nữa. Sau khi cứu trợ đồng eurodollar vào tháng 12 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang đã giải phóng thêm một đồng dollar khác trong trái phiếu Repo và khiến xu hướng định chế hóa các đồng dollar đi sai hướng. Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục tìm cách mới để tạo ra tiền tệ lớp thứ hai dành cho bán buôn để chống lại sự bất ổn.

Trong suốt khủng hoảng tài chính toàn cầu do đại dịch gây ra vào tháng Ba năm 2020, Cục Dự trữ Liên bang công bố một số cơ sở cho vay khác để hỗ trợ thêm cho thị trường Repo, Quỹ Thị trường Tiền tệ và 15 ngân hàng trung ương nước ngoài khác. Để bảo vệ hệ thống khỏi làn sóng thanh lý trái phiếu chính phủ Mỹ ở nước ngoài, Cục Dự trữ Liên bang đã thiết lập một cơ sở cho vay tiền thông qua thị trường Repo đối với các tổ chức nước ngoài được thông qua để những chính phủ và ngân hàng trung ương này không làm gián đoạn thị trường trái phiếu chính phủ nếu họ cần đến tiền mặt: họ có thể dùng trái phiếu chính phủ Mỹ mà mình nắm giữ trực tiếp như tài sản cầm cố ở tiệm cầm đồ của Cục Dự trữ Liên bang. Thậm chí giá trái phiếu đã tăng trong vài ngày đầu của cuộc khủng hoảng đại dịch vì nhu cầu không giới hạn xuất hiện đối với tài sản an toàn nhất thế giới trong khi giá cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp giảm, trái phiếu chính phủ dường như không ảnh hưởng gì. Trái phiếu chính phủ Mỹ với thời gian đáo hạn dài hơn (10 đến 30 năm) đột nhiên mất giá bất kể đặc điểm an toàn đặc trưng của nó bởi vì tất cả những hỗn loạn trên thị trường bấy giờ. Các thành viên của Cục Dự trữ Liên bang trở nên lo sợ: một thị trường trái phiếu chính phủ hoạt động kém hiệu quả là công thức dẫn đến thảm họa. Điều diễn ra sau đó là làn sóng trái phiếu chính phủ và tạo ra dự trữ của Cục Dự trữ Liên bang, điều khiến chương trình Nới lỏng Định lượng năm 2008 – 2010 trở thành một cuộc chạy thử nghiệm. Cục Dự trữ Liên bang đã họp vào cuối tuần và tuyên bố một chương trình Nới lỏng Định lượng không giới hạn mới về việc mua vào trái phiếu chính phủ mà không có mức tối đa để xoa dịu đi tất cả những lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể để thị trường chứng khoán quan trọng nhất của thế phải trải qua sự rung lắc kéo dài.

Các loại tiền trên thế giới đang mất đi khả năng tồn tại độc lập không phụ thuộc vào Cục Dự trữ Liên bang. Trong khi chưa bao giờ mất đi vị trí đứng đầu trong kim tự tháp tiền tệ, Cục Dự trữ Liên bang ở góc độ nào đó đã thành công trong việc giành lại quyền lực đối với những bộ phận trước đây nằm ngoài tầm ngắm của nó, chủ yếu là vì khi mỗi loại tiền gần như sụp đổ, Cục Dự trữ Liên bang sẽ xuất hiện và giúp đỡ nó. Tuy nhiên bất chấp sự mong manh của hệ thống đồng dollar trong hơn mười mấy năm qua, đồng dollar vẫn được xem là điểm tựa của hệ thống tiền tệ quốc tế. Thế giới dường như bị mắc kẹt trong mệnh giá đồng dollar và khao khát một thời kỳ phục hưng của tiền tệ. Mỗi khủng hoảng dường như được làm sáng tỏ nhanh chóng hơn cuộc khủng hoảng trước đó vì hệ thống ngày càng trở nên mong manh hơn.

Chúng ta cần phải hiểu tại sao Cục Dự trữ Liên bang tạo ra tất cả tiền tệ lớp thứ hai này theo hình thức dự trữ, cho vay trái phiếu Repo, cho vay trao đổi ngoại tệ và các cơ chế cứu trợ khác. Nó làm vậy vì Cục Dự trữ Liên bang là một mạng lưới tiền tệ bán buôn an toàn. Trừ khi nó điều khiển một loạt máy bay trực thăng qua các thành phố ở nước Mỹ và mang theo những thùng tiền bán lẻ lớp thứ hai (Tiền giấy Cục Dự trữ Liên bang hay tiền mặt), không có cách nào khác để nó cung cấp tiền cho từng cá nhân. Cách duy nhất Cục Dự trữ Liên bang có thể mang lại động lực tiền tệ là cung cấp tiền bán buôn, nơi cần đến tiền nhất trong hệ thống tài chính. Cục Dự trữ Liên bang muốn cung cấp dự trữ và hiện nay nó không sở hữu quyền hành chính trị nào để tạo ra động lực tiền tệ bán lẻ. Điều này có thể thay đổi trong tương lai.

Những câu chuyện về sự sụp đổ của đồng dollar còn quá sớm. Trong khi những lập luận của họ có giá trị toán học chỉ vì số tiền mà Cục Dự trữ Liên bang đã tạo ra, nhưng họ lại thiếu đi sự gắn kết khi xem xét các lựa chọn thay thế. Đồng dollar không cần bàn cãi, vẫn là đồng tiền dự trữ thế giới. Nửa số hóa đơn quốc tế mang mệnh giá dollar mặc dù nền kinh tế Mỹ chỉ chiếm 15% nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù tất cả những lời chỉ trích về việc phát hành đồng dollar vô tận của Cục Dự trữ Liên bang, tầm vóc của đồng dollar với vai trò đơn vị kế toán, phương pháp thanh toán yêu thích của nền thương mại quốc tế, và tiền tệ tài trợ thị trường vốn không mất đi ưu thế. Sự thống trị của nó dường như không phai mờ qua nhiều năm sau đó. Trái phiếu Chính phủ Mỹ vẫn là tài sản duy nhất có tính thanh khoản được đảm bảo của thị trường và được đặt tên là tài sản phi rủi ro. Đồng dollar đã trở nên phù du đến mức cách duy nhất để lưu trữ đồng dollar qua thời gian là sở hữu một danh mục trái phiếu chính phủ Mỹ. Đó là lý do tại sao đồng dollar di chuyển xung quanh lớp thứ hai và thứ ba của tiền tệ, nhưng chỉ trái phiếu chính Mỹ có thể gọi mình là tiền tệ lớp thứ nhất trong kim tự tháp dollar. Quy mô và thanh khoản của thị trường Trái phiếu chính phủ Mỹ không ngăn cản quyết định lưu trữ nguồn vốn theo mệnh giá đồng dollar, nó thực sự là điều duy nhất mang mọi thứ lại với nhau vì sự không chắc chắn bắt nguồn từ việc sở hữu tiền tệ lớp thứ ba do ngân hàng phát hành.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Nik Bhatia – Sự tiến hóa của tiền tệ – NXB CT 2021

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s