Câu chuyện về nhân khẩu học của Czech và sự hội nhập của cộng đồng người Việt – Phần cuối


Thế hệ người Việt Nam thứ hai tại Czech ngày nay sống hoàn toàn khác, bởi tiếng Czech là bản ngữ của họ và không ai cười họ vì họ không thể nói tiếng Czech đúng cách. Ngược lại, phần lớn họ không hiểu tiếng Việt. Thủ môn Filip Nguyễn xác nhận: “Tôi không biết tiếng Việt, kể cả cơ bản. Điều này thường xảy ra ở các gia đình hỗn hợp. Bố tôi là người Việt và mẹ tôi là người Czech. Vợ tôi cũng xuất thân từ một gia đình hỗn hợp và không nói được tiếng Việt. Tôi không phải là một ngoại lệ”.

Filip Nguyễn, 29 tuổi, là một trong những thủ môn xuất sắc nhất giải bóng đá Czech. Anh ấy hiện đang bắt cho Slovácko và nhờ những màn trình diễn của anh ấy, câu lạc bộ từ Uherské Hradištĕ đang chiến đấu để tham dự các cúp châu Âu. Anh ấy bắt đầu sự nghiệp bóng đá của mình trong đội trẻ Loko Vltavín ở Praha, nơi anh ấy sinh ra. Anh từng bước tiến tới giải đấu hàng đầu của Czech, có cơ hội đầu tiên tại Slovan Liberec. Anh ấy đã chuyển đến Slovácko vào năm ngoái. Tuy nhiên, anh ấy chưa bao giờ chơi cho đội tuyển quốc gia Czech. Mặc dù được gọi tham dự trận đấu tại Nations League 2020 với Scotland và vòng loại World Cup năm nay với Bỉ, Filip vẫn chỉ ngồi trên băng ghế dự bị. Anh có cơ hội lớn được bắt chính cùng đội tuyển quốc gia, nhưng không phải đội tuyển Czech mà là đội tuyển Việt Nam. Filip Nguyễn nói: “Tôi chưa ra sân một trận nào cho đội tuyển Czech, vì vậy tôi vẫn còn khả năng ra sân trong màu áo đội tuyển Việt Nam. Các quan chức bóng đá Việt Nam biết về tôi, tôi có lẽ được biết đến ở đó nhiều hơn ở Czech. Người Việt Nam rất hâm mộ bóng đá”. Filip Nguyễn đang xin nhập quốc tịch Việt Nam. Anh nói: “Sau mùa giải chúng tôi sẽ về Việt Nam thăm gia đình vợ và kết hợp nghỉ dưỡng. Chúng tôi đã đến đó một lần”. Trên sân vận động, Filip đã nhiều lần phải nghe những tiếng la hét phân biệt chủng tộc nhưng anh nói rằng đã quen với điều này.

Sự hội nhập của cộng đồng người Việt

Chuyên trang của Cơ quan Bảo trợ Cộng hòa Czech (GACR) gần đây đã đăng bài viết về kết quả nghiên cứu của 2 nhà nghiên cứu người Czech Martina Hřebíčková và Sylvie Graf cho thấy cộng đồng người Việt Nam hội nhập rất tốt với nước sở tại:

Theo bài viết, vlới khoảng 80000 người sinh sống tại Czech, người Việt Nam là nhóm người nước ngoài lớn thứ ba tại Czech. Từ trước đến nay, người Việt Nam tại Cộng hòa Czech chủ yếu được nhắc đến như một cộng đồng khép kín, không quan tâm đến việc cởi mở quá nhiều với xã hội sở tại. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Martina Hřebíčková và Sylvie Graf từ Viện Tâm lý thuộc Viện Hàn lâm khoa học Cộng hòa Czech cho thấy người Việt Nam hòa nhập rất tốt vào xã hội Czech.

Các nhà khoa học Martina Hřebíčková và Sylvie Graf từ Viện Tâm lý học của Viện Hàn lâm khoa học Cộng hòa Czech đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhóm trong một thời gian dài, tập trung chú ý vào nhóm thiểu số người nước ngoài lớn thứ ba ở Czech – người Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Martina Hřebíčková giải thích thêm: “Cụ thể, chúng tôi đã kiểm tra xem liệu sự tiếp biến văn hóa có phản ánh tinh thần tự nguyện trong hỗ trợ kinh doanh của các thành viên của nhóm khác hay quyền của người thiểu số, ví dụ dưới hình thức kiến nghị hoặc biểu tình cho quyền của người Czech gốc Việt”.

Không giống như các dân tộc thiểu số khác ở Czech, người Việt có nhiều bạn bè trong xã hội sở tại. Do sử dụng được tiếng Czech, các thành viên thuộc thế hệ thứ hai tại Czech có triển vọng tốt để có được nền giáo dục và tìm được việc làm phù hợp. Đây là một tin vui cho cả xã hội đa số và cộng đồng thiểu số Việt Nam.

Theo bà Martina Hřebíčková, “đối với những người Việt Nam được hỏi, chúng tôi nhận thấy mối liên hệ giữa sự tiếp xúc tích cực với các thành viên của xã hội đa số với việc người Việt Nam thích tiếp nhận các yếu tố văn hóa Czech. Tiếp xúc tích cực với các thành viên của xã hội đa số cũng góp phần vào xu hướng của người Czech gốc Việt cư xử tốt hơn với các thành viên của xã hội đa số. Mặt khác, chúng tôi ngạc nhiên rằng không có phản ánh về trải nghiệm tiêu cực trong cách cư xử của người Czech gốc Việt đối với các thành viên của xã hội Czech đa số”.

Nhà nghiên cứu Sylvie Graf cho biết thêm: “Các kết luận này nhấn mạnh lợi ích của tương tác tích cực giữa các thành viên của xã hội đa số và thiểu số, có ứng dụng trực tiếp trong can thiệp nhằm cải thiện mối quan hệ giữa các nhóm. Các can thiệp mang lại cơ hội trải nghiệm tích cực lẫn nhau với các thành viên của các nhóm xã hội khác và do đó góp phần cải thiện mối quan hệ giữa các nhóm xã hội khác nhau có thể có hiệu quả. Trên thực tế, các can thiệp có thể là tổ chức các sự kiện văn hóa thể hiện những nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc thiểu số trong xã hội”.

Trước đây, các ý kiến không thống nhất về việc xu hướng nào tốt hơn: các thành viên của họ, hay nỗ lực thích ứng, nhưng đồng thời duy trì văn hóa của quê hương họ. Nghiên cứu gần đây cho thấy những người thuộc các nhóm thiểu số khác nhau thành công và hài lòng hơn khi họ sử dụng chiến lược thứ hai. Nhà nghiên cứu Martina Hřebíčková nói: “Điều đó có nghĩa là việc kết hợp cả hai ảnh hưởng văn hóa có vẻ thuận lợi hơn. Nghiên cứu của chúng tôi và nước ngoài cho thấy rõ rằng yếu tố quan trọng nhất trong quá trình tiếp biến văn hóa là kiến thức về ngôn ngữ. Đàn ông và phụ nữ Việt Nam sống tại Czech có thể xây dựng, phát triển và duy trì mối quan hệ với văn hóa và truyền thống Việt Nam, đặc biệt nếu họ có trình độ tiếng việt tốt. Do đó, đa số nên ủng hộ việc tiếp thu không chỉ tiếng Czech, mà còn cả khả năng duy trì tiếng Việt cho các thế hệ tiếp theo.

Nguồn: TLKTĐB – 05/11/2022

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s