Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Pháp sẽ có lợi cho Việt Nam


Theo đài RFI, có thể thấy hàng loạt hoạt động ngoại giao của Pháp trong thời gian gần đây cho thấy khu vực Đông Nam Á giữ vị trí quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được Paris công bố năm 2018. Việc lần đầu tiên, một Tổng thống Pháp và cũng là nguyên thủ châu Âu đầu tiên được mời dự thượng đỉnh APEC ở Bangkok (Thái Lan, trung tuần tháng 11/2022) là một thành công của ngành ngoại giao Pháp trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, hiện trở thành “một ưu tiên đối với Pháp”. Liệu Việt Nam sẽ có vai trò nào đó trong chiến lược của Pháp không? Việt Nam có lợi ích gì từ chiến lược này? Giáo sư lịch sử đương đại Pierre Journoud, Đại học Paul-Valéry Montpellier (Pháp), phân tích:

Tổng thống Emmanuel Macron gặp đồng nhiệm Indonesia, nước chủ tịch luân phiên G20 tại Bali. Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đến Jakarta họp với đồng nhiệm Indonesia. Indonesia là đối tác quan trọng, có thể là quan trọng nhất, không chỉ riêng trong lĩnh vực quân sự, mà có lẽ còn do trọng lượng của nước này: đông dân nhất khu vực với 276 triệu dân, là quần đảo lớn nhất thế giới. Indonesia cũng là nước Đông Nam Á đầu tiên ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Pháp năm 2011, tăng cường quan hệ trong nhiều lĩnh vực, từ quốc phòng đến kinh tế và văn hóa. Sau đó, Pháp ký thỏa thuận tương tự với Singapore năm 2012 và với Việt Nam năm 2013.

Việt Nam có vai trò nào trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Pháp không? Về câu hỏi này, có thể thấy 2 thực trạng.

Trước tiên là những điểm yếu. Không thể phủ nhận là Pháp-Việt chưa hẳn đã phát triển hợp tác trong một số lĩnh vực, như kinh tế, thương mại. Đây là điểm yếu chính trong mối quan hệ giữa hai nước và cần phải được nhìn thẳng, cải thiện theo thời gian. Dù trao đổi đã tăng, Pháp vẫn chưa chiếm thị phần lớn ở Việt Nam và ngược lại. Cho nên, hai nước còn có rất nhiều tiềm năng để phát triển, nhất là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Pháp.

Ngược lại, hai quốc gia có mối quan hệ chính trị rất tốt vì thường xuyên có những chuyến thăm cấp cao, thậm chí là cấp Nhà nước. Hợp tác phi tập trung, giữa các vùng, tỉnh, đô thị của hai nước cũng rất quan trọng, đa dạng và có từ lâu. Ngoài ra, còn phải kể đến mối quan hệ văn hóa song phương có từ rất lâu, rất mạnh, nhưng cũng cần được cải thiện, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ.

Từ những ưu điểm nói trên, dù hiện chưa phải là ưu tiên của Tổng thống Pháp, nhưng hy vọng mối quan hệ đó đủ vững mạnh để ông đến Việt Nam trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương năm 2023.

Chiến lược của Pháp không phải chỉ nhắm vào mỗi Trung Quốc, nhưng có thể đó là một ưu tiên. Chiến lược của Pháp nhằm kiềm chết một chút “nhiệt huyết” của Trung Quốc ở trong vùng, nhưng cũng nhằm bảo vệ tốt hơn những lợi ích kinh tế, văn hóa và người dân Pháp vì Pháp có nhiều vùng lãnh thổ trong vùng, như Polynésie, Nouvelle Calédonie, Wallis và Futuna ở Thái Bình Dương.

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Pháp khó có thể đẩy Việt Nam vào thế tế nhị vì chiến lược này không thể so sánh được với chiến lược của Mỹ. Ngoại giao Pháp không đi theo hướng xung đột giữa các khối mà đề xuất “con đường thứ ba”, cụm từ cũng thường được ông Macron sử dụng. Có thể đây là khái niệm thứ hai về một “cường quốc tầm trung”. Nếu như Pháp có tham vọng trở thành một cường quốc tầm trung và có thể mở ra “con đường thứ ba” cùng với những nước khác thì Việt Nam yên tâm.

Pháp không thể và không có ý định tách rời Việt Nam và Trung Quốc, mà ngược lại, có thể sẽ tìm được cách hành động để đóng vai trò cân bằng và tránh rơi vào kịch bản gần như kiểu Chiến tranh Lạnh. Ngoài ra, Biển Đông là khu vực có ý nghĩa quan trọng với Việt Nam và những nước khác trong vùng, trong khi Trung Quốc lại có những đòi hỏi. Châu Âu, đặc biệt là Pháp, có thể đóng vai trò hữu ích trên phương diện ngoại giao, cũng như về kinh tế và văn hóa để tránh cho một đất nước như Việt Nam bị cuốn theo cuộc đối đầu Mỹ-Trung, và rơi vào thế trở thành con tin.

Nguồn: TKNB – 07/12/2022

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s