Một sự phê phán kinh tế học – Phần cuối


Những giá trị được coi là cố định bởi lý thuyết kinh tế luôn luôn liên quan đến một sự lựa chọn giữa những điều loại bỏ nhau: bao nhiêu của một vật này có thể được coi là ngang hàng với bao nhiều của một vật này có thể được coi là ngang hàng với bao nhiêu của một vật khác. Ý tưởng rằng một số giá trị có thể là bất khả thương lượng đã không được thừa nhận, hay chính xác hơn, những giá trị đó bị loại bỏ khỏi địa hạt kinh tế học. Nói chung, chỉ những sở thích cá nhân được đưa vào, trong khi các nhu cầu tập thể bị coi thường. Điều này nghĩa là toàn bộ lĩnh vực chính trị và xã hội bị bỏ ra ngoài sự xem xét. Nếu lập luận của những người thuyết nguyên giáo thị trường rằng lợi ích chung được phục vụ tốt nhất bởi việc theo đuổi không hề bị cản trở những lợi ích bản thân cá nhân là có căn cứ, thì sẽ chẳng có điều hại lớn nào; nhưng thực tế là người ta đạt đến kết luận này bằng cách coi thường những nhu cầu tập thể, nên cần phải đặt ra câu hỏi.

Những nghiên cứu thực nghiệm trong việc ra quyết định đã cho thấy rằng ngay cả trong những vấn đề sở thích cá nhân, hành vi của con người ta không tuân theo những đòi hỏi của lý thuyết kinh tế. Bằng chứng cho thấy rằng thay vì nhất quán và trước sau như một, sở thích của con người ta thay đổi tùy theo họ dựng khung cac vấn đề quyết định của họ như thế nào. Ví dụ, lý thuyết kinh tế từ thời Bernoulli (khoảng năm 1783) đã giả định rằng các tác nhân kinh tế đánh giá kết quả những sự lựa chọn của họ dưới góc độ tình trạng chung cục về tài sản. Thực ra, các tác nhân nói chung dựng khung các kết quả như là những điều được và mất so với một điểm quy chiếu nào đó. Thêm nữa, những biến thể này của sự dựng khung có thể có một tác động sâu sắc đến các quyết định: những tác nhân nào dựng khung các kết quả của họ dưới góc độ tài sản sẽ có xu hướng ít chống lại sự rủi ro hơn những tác nhân vốn suy nghĩ dưới góc độ sự mất mát.

Tôi đi tiếp. Tôi cho rằng con người ta ứng xử khác nhau phụ thuộc vào khung quy chiếu họ sử dụng. Trong khi có một sự nhất quán nào trong đó việc chọn khung, nó không hề bị lệ thuộc hẳn, và thường có một sự gián đoạn nổi bật giữa các khung khác nhau. Tôi có thể nói từ kinh nghiệm riêng. Tôi thường cảm thấy như thể tôi có nhiều nhân cách: một cho kinh doanh, một cho trách nhiệm xã hội, và một hay nhiều hơn) cho việc sử dụng riêng tư. Thường các vai trò lẫn lộn nhau, gây cho tôi không thể không bối rối. Tôi xúc tiến một nỗ lực có ý thức để liên kết các khía cạnh khác nhau trong sự tồn tại của tôi, và tôi hạnh phúc kể lại rằng tôi đã thành công. Khi tôi nói tôi hạnh phúc kể lại, tôi thực sự ngụ ý điều đó: liên kết các mặt khác nhau trong nhân cách của tôi là một nguồn thỏa mãn lớn đối với tôi. Nhưng tôi phải thú nhận rằng tôi có thể đã không hoàn tất nốt công việc ấy nếu tôi vẫn là một người tích cực tham dự các thị trường tài chính. Kinh doanh tiền bạc đòi hỏi một sự hiến dâng toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp kiếm tiền và tất cả mọi suy tính khác phải đặt xuống bên dưới nó. Trái ngược hẳn với mọi công chuyện làm ăn khác, việc quản lý một quỹ phòng rủi ro có thể dẫn tới hoặc thua lỗ, hoặc lợi nhuận: trái bóng lăn rồi không ai có thể rời cặp mắt khỏi chuyển động của nó. Điều đáng nêu ra là những giá trị vẫn chỉ dẫn tôi trong những trường hợp kiếm tiền của tôi quả đã giống với những giá trị mà lý thuyết kinh tế đặt thành định đề: chúng bao gồm một sự cân nhắc cẩn thận những điều loại trừ nhau, chúng mang tính chất số lượng hơn là thứ tự, chúng liên tục và dần dần, và chúng hướng toàn tâm toàn ý vào tối ưu hóa tỉ suất giữa rủi ro và được lãi kể cả việc chấp nhận những rủi ro cao hơn vào những lúc tỉ suất là thuận lợi.

Tôi sẵn sàng khái quát hóa từ kinh nghiệm của riêng tôi và thừa nhận rằng các giá trị mà lý thuyết kinh tế đặt thành định đề thực ra phù hợp với những hoạt động kinh tế nói chung và hành vi của những người tham dự các thị trường tài chính nói riêng. Sự khái quát hóa là có lý vì những người tham dự thị trường nào không tôn trọng giá trị đó dễ có khả năng bị loại bỏ hay giảm đi tới mức không đáng kể bởi sức ép của cuộc cạnh tranh.

Tương tự như vậy, hoạt động kinh tế thể hiện chỉ một mặt của tồn tại con người. Không nghi ngờ gì nữa nó rất quan trọng, nhưng còn có những khía cạnh khác mà người ta không thể bỏ qua. Vì những mục đích hiện tại, tôi phân biệt giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và cá nhân, nhưng tôi không muốn coi các phạm trù này có tầm quan trọng lớn lao. Đưa ra các phạm trù khác sẽ rất dễ. Ví dụ tôi có thể kể sức ép của bạn cùng tuổi, ảnh hưởng gia đình, hay dư luận xã hội: hay tôi có thể phân biệt giữa các phàm tục và cái thiêng liêng. Điểm mấu chốt tôi đang muốn nêu lên là hành vi kinh tế chỉ là một loại hành vi, và những giá trị mà lý thuyết kinh tế coi là cố định không phải là loại giá trị duy nhất thịnh hành trong xã hội. Khó có thể thấy bằng cách nào mà những giá trị vốn gắn liền với các lĩnh vực khác này có thể chịu nổi phép tính vi phân như các đường cong trung tính.

Những giá trị kinh tế liên quan với nhũng giá trị loại khác như thế nào? Đó không phải là một câu hỏi có thể được trả lời theo một cách phi thời gian, có giá trị phổ biến, ngoại trừ nói rằng các giá trị kinh tế, do chính bản thân chúng, không thể đủ để duy trì xã hội. Các giá trị kinh tế chỉ biểu hiện điều mà một người tham dự thị trường riêng lẻ sẵn lòng trả một người khác trong cuộc trao đổi tự do vì một điều gì khác. Những giá trị này tiền giả định rằng mỗi người tham dự là một trung tâm lợi nhuận vốn nhất quyết tối đa hóa lợi nhuận của anh ta hay chị ta đến mức loại trừ tất cả mọi suy tính khác. Mặc dù sự mô tả này có thể phù hợp với hành vi thị trường, nhưng phải có một số giá trị khác hoạt động để duy trì xã hội, và dĩ nhiên, để duy trì cuộc sống con người. Những giá trị khác này là gì và làm cách nào chúng có thể hòa giải với các giá trị thị trường? Đó là một câu hỏi đang làm tôi bận tâm. Hơn thế, nó khiến tôi bối rối. Nghiên cứu kinh tế học không phải là một sự chuẩn bị tốt để đề cập đến nó – chúng ta phải đi vượt ra khỏi lý thuyết kinh tế. Thay vì coi các giá trị là cố định, chúng ta phải xét chúng như là có tính phản xạ. Điều đó có nghĩa là những giá trị khác nhau thịnh hành trong những điều kiện khác nhau, và có một cơ chế phản hồi hai chiếu vốn gắn liền chúng với những điều kiện thực tế, tạo ra một con đường lịch sử duy nhất. Chúng ta cũng phải coi các giá trị như là có thể sai. Điều đó có nghĩa là những giá trị nào thịnh hành ở bất kỳ thời điểm nào torng lịch sử lại rất có thể là không đủ và không thích hợp ở một lúc khác. Tôi cho rằng vào thời điểm hiện nay trong lịch sử các giá trị thị trường đã giữ một tầm quan trọng vượt quá điều phạm vi coi là thích hợp và chịu đựng được.

Để có một trật tự tốt, tôi phải chỉ ra rằng nếu chúng ta muốn áp dụng khái niệm tính phản xạ vào các giá trị cũng như các kỳ vọng, chúng ta phải áp dụng khái niệm đó theo một cách khác nhau. Trong trường hợp các kỳ vọng, kết quả là một sự kiểm định hiện thực; trong trường hợp các giá trị, nó lại không phải như vậy. Những người theo Cơ đốc giáo tử vì đạo không ruồng bỏ đức tin ngay cả khi họ bị ném vào chỗ sư tử. Thay vì nói về chức năng nhận thức, hẳn là tôi cần một cái tên nữa, nhiều tình cảm hơn cho thông tin phản hồi từ hiện thực đến tư duy, nhưng tôi không biết tên đó là gì. Tuy vậy, tôi sẽ còn nói về điều đó ở lúc sau.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: George Soros – Khủng hoảng của Chủ nghĩa tư bản toàn cầu – NXB KHXH 1999

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s