Đài RFA nêu thực trạng người dân lượm được của rơi đem trả người bị mất được chính quyền tuyên dương, trao bằng khen, công an bắt cướp được trao huân chương lao động; hay việc công an dắt người qua đường được báo chí đăng tin kèm hình ảnh cụ thể không còn lạ chuyện lạ trong xã hội Việt Nam. Những hành động thực tế như vậy được coi là những điều hết sức bình thường, nhân văn trong bất cứ xã hội nào.
Ví dụ: Ngày 3/1 vừa qua, UBND tình Đồng Nai đã khén thưởng cho các lực lượng Công an tỉnh có thành tích xuất sắc trong việc truy bắt nhanh nghi phạm cướp tài sản và tổ chức cứu sống người bị nạn kịp thời.
Đầu tháng 11/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị tặng Bằng khen kèm tiền thưởng cho một học sinh lớp 1 vì nhặt được của rơi trả lại người đánh mất. Trước đó, một nông dân ở xã Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh (tỉnh Quảng Ngãi) nhặt được túi xác có 60 triệu đồng cùng một chiến điện thoại iPhone đã báo công xã để trả lại người mất. Nông dân này được Trưởng Công an xã Tịnh Trà đề nghị cấp trên tuyên dương, khen thưởng.
Dư luận quan ngại rằng, những việc bình thường trong xã hội mà lại được khen thưởng như vậy sẽ dẫn đến một xã hội thiếu lòng tốt, thiếu người tốt. Người ta dễ hiểu nhầm rằng, nếu hành động ngược lại thì không được khen thưởng, chứ chẳng có gì sai trái. Hơn nữa, việc khen thưởng tràn lan như thế còn nêu ra một thực trạng của xã hội ngày nay là thiếu lòng tốt và sự trung thực.
Luật sư Ngô Anh Tuấn nêu quan điểm: “Phải coi việc nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất là nghĩa vụ chứ không phải quyền. Nghĩa vụ này được quy định bằng luật pháp.
Nếu làm những điều bình thường mà cứ được vinh danh thì người được vinh danh, được khen lại nghĩ mình đang làm điều vượt khả năng của người khác, trong khi đó là nghĩa vụ của mình.
Việc khen thưởng những việc trong nghĩa vụ là tuyên truyền sai lệch. Phải tuyên truyền rằng người đã thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Đây phải được coi là phổ quát chứ không phải cá biệt”.
Theo quy định tại Điều 230 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi nhặt được tài sản của ai đó đánh rơi hay bỏ quên thì người nhặt được phải thông báo hoặc trả lại cho người đánh rơi, nếu biết địa chỉ người đánh rơi hoặc bỏ quên. Trong trường hợp không biết địa chỉ thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi gần nhất nơi gần nhất để xác minh chủ sở hữu. Đồng thời, người nhặt được tài sản cũng được thông báo về kết quả xác minh.
Chuyện thi đua khen thưởng không thực chất ở Việt Nam được nhắc đến từ nhiều năm qua. Cụ thể, hồi tháng 3/2010, tại một buổi tọa đàm “Để phong trào thi đua-khen thưởng ngày càng thiết thực hơn”, do Ban Thi đua-Khen thưởng thành phố và báo Sài Gòn Giải phóng tổ chức tại TPHCM, lãnh đạo thành phố khi đó cho biết chính quyền sẽ chủ động “săn” những tập thể, cá nhân để tuyên dương, khen thưởng làm động lực phấn đấu.
Mục đích của việc khen thưởng trong kỷ luật thi đua-khen thưởng của Việt Nam được ghi rõ là để tạo động lực động viên, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Một số người cho rằng, chuyện khen thưởng ở Việt Nam xuất phát từ căn bệnh thành tích. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nêu quan điểm: “Ở Việt Nam có những cái bất thường, đó là khen thưởng có tổ chức, khen thưởng không đúng với người thật, việc thật. Hành động khen thưởng xuất phát từ thói quen thành tích. Do ai cũng muốn có thành tích, nhưng thay vì làm việc thiện thật, làm điều hay thật thì người ta lại tìm cách vận động. Đôi khi phải “mua” để có thành tích”.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng không đồng tình với cách khen thưởng “phải làm hồ sơ mới có được” ở Việt Nam.
Nguồn: TKNB – 11/01/2023