Sự thay đổi bối cảnh và thực tiễn chính trị quốc tế


Trang mạng valdaiclub.com số ra mới đây có bài viết cho biết các sự kiện kịch tính của năm 2022, mà trọng tâm là cuộc xung đột quân sự-chính trị giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraine, là một ví dụ sinh động về sự tác động lẫn nhau giữa bối cảnh và thực tiễn của nền chính trị quốc tế. Bối cảnh toàn cầu, trong đó không thể không xét tới các biểu hiện gay gắt nhất của xung đột lợi ích hiện nay – là sự kết thúc của thời kỳ tương đối độc quyền của các nước phương Tây trong nền chính trị và kinh tế thế giới và khả năng của họ trong việc quyết định trật tự quốc tế. Thực tiễn chính trị thế giới được xác định bởi các nguồn lực vẫn còn tương đối lớn của Mỹ, Tây Âu và sự thiếu hụt rõ ràng về các lực lượng mà các đối thủ chính của họ là Trung Quốc và Nga, có thể triển khai để chiến đấu. Kết quả là, nếu các yếu tố khách quan của sự phát triển nền chính trị quốc tế và kinh tế thế giới ủng hộ sự rút lui không thể tránh khỏi của các nhà lãnh đạo trước đây, thì tính chất chủ quan của các đối thủ của họ, như sự ra đời của một trật tự quốc tế mới, là một triển vọng hoàn toàn không chắc chắn.

Sự thay đổi bối cảnh, vốn rất có thể là một trong những yếu tố quyết định của Nga, là khá rõ ràng:

Thứ nhất, không khó để nhận thấy điều này trong kết quả các cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nghị quyết được các nước phương Tây thông qua như một phần trong chiến dịch chống lại Nga. Mặc dù thực tế là, theo quan điểm của luật pháp quốc tế chính thức, việc lên án Nga sẽ không phải là vấn đề đối với họ, song ngày càng có nhiều quốc gia thích thực hiện phương pháp bỏ phiếu trắng hoặc không tham gia bỏ phiếu. Tất nhiên, cơ sở hạ tầng của các thể chế được tạo ra trong vài thập kỷ qua không hướng về phương Tây và không tuân theo ý chí của họ – như BRICS, SCO, Liên minh Kinh tế Á-Âu – cũng góp phần vào việc này. Nhưng trước hết, nhiều quốc gia trên thế giới đơn giản là không cảm thấy cần phải hỗ trợ vô điều kiện cho phương Tây trong chiến dịch chống lại Moskva. Điều này không đáp ứng các lợi ích và các mục tiêu phát triển chính của họ, các quốc gia này không có yêu sách riêng chống lại Nga. Nhìn chung, cần lưu ý rằng phản ứng đối với các hành động của Nga kể từ tháng 2/2022 là vô cùng nhẹ nhàng.

Thứ hai, sự thay đổi bối cảnh được nhấn mạnh bởi sự thất bại của Mỹ và các đồng minh trong việ xây dựng một liên minh rộng lớn bền vững chống lại Nga ngay từ đầu cuộc xung đột. Hiện giờ, danh sách các quốc gia khởi xướng các biện pháp chiến tranh kinh tế chống lại lợi ích của Nga chỉ bao gồm tất cả các thành viên thường trực của các khối chính trị-quân sự phương Tây – NATO và EU, cùng với Nhật Bản và Australia – 2 quốc gia có quan hệ đồng minh song phương mạnh mẽ với Mỹ. Tất cả các quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ các khách hàng siêu nhỏ của Mỹ ở châu Đại Dương hoặc Caribean, dưới áp lực của phương Tây, chỉ thực thi “các biện pháp trừng phạt” ở cấp quốc gia hoặc tập đoàn.

Nói cách khác, số các quốc gia mà Mỹ và EU không ép buộc phải thực hiện các quyết định của họ đối với Nga hóa ra lại vô cùng hẹp. Và điều này có nghĩa là các mối quan hệ giữa phương Tây và phần còn lại của thế giới đang dựa trên chính sách đàn áp cưỡng chế, bản thân chính sách này không có ý nghĩa gì tốt cho các vị thế toàn cầu của Mỹ. Trước hết, bởi vì chính sách này chắc chắn buộc một số lượng đáng kể các quốc gia phải cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ vì những lý do hoàn toàn thực tế. Và mối lo ngại về sự trả thù của phương Tây đang dần chuyển mối quan hệ của các quốc gia này với phương Tây từ yếu tố thúc đẩy sự phát triển sang thành những yếu tố cản trở phát triển.

Điều này cho phép Moskva và Bắc Kinh nhìn về tương lai với sự tự tin tương đối và cho rằng họ đang ở “phía đúng của lịch sử”, trong khi các đối thủ của họ ở phương Tây chống lại những thay đổi không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng một bối cảnh thuận lợi là một điều kiện quan trọng, nhưng không phải là duy nhất cho sự tồn tại của các quốc gia trong một môi trường quốc tế hỗn loạn. Không kém phần quan trọng là khả năng ứng phó với những thách thức hiện tại phát sinh trong các giai đoạn lịch sử quan trọng. Và không còn nghi ngờ gì nữa, những gì chúng ta đang trải qua hiện nay chỉ đại diện cho một thời đại như vậy.

Vì vậy, bên cạnh việc hiện thực hóa những lợi ích ích kỷ của mình, cả thế giới đang theo dõi khả năng tồn tại và thành công của Nga trong các khía cạnh khác nhau của cuộc xung đột với phương Tây. Đặc biệt, người ta chú ý đến khả năng tiếp tục kháng cự tích cực của các lực lượng Ukraine, nhất là trong bối cảnh nguồn cung cấp vũ khí khá ổn định từ phương Tây. Dù muốn hay không, tốc độ thực hiện các mục tiêu của Nga trên lãnh thổ Ukraine trong mọi trường hợp đang trở thành một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của các quốc gia thân thiện với họ. Ngoài ra, sự tập trung rõ ràng các nỗ lực của Moskva vào một hướng tạo ra vô số cám dỗ cho các nước thứ ba giải quyết các vấn đề của họ mà ít quan tâm đến các ưu tiên của Nga. Theo đó, ví dụ như hành vi của Azerbaijan trong mối quan hệ khó khăn với Armenia có dấu hiệu vội vàng, do hiểu rằng Nga chưa sẵn sàng cho các hành động đủ quyết đoán ở Nam Caucasus. Chúng ta cũng tìm thấy những ví dụ ít nổi bật hơn ở Trung Á, nơi các chế độ chính trị coi quá trình hoạt động của Nga ở Ukraine là động lực để giải quyết các nhiệm vụ ngắn hạn của họ ở trong nước và trong chính sách đối ngoại.

Ở một vị thế thuận lợi hơn là Trung Quốc – quốc gia chưa tham gia vào cuộc đụng độ trực tiếp với phương Tây. Mặc dù thực tế là vấn đề mà giới lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt cũng không kém phần quan trọng – vấn đề Đài Loan – mà cho tới nay, chính quyền Bắc Kinh vẫn tỏ ra kiềm chế. Điều này giúp kéo dài thời gian, nhưng cũng làm gia tăng nỗi sợ hãi của thế giới rằng chính quyền Trung Quốc đang hành xử theo cách này không phải vì đó là một phần trong chiến lược dài hạn của họ, mà vì không có khả năng hành động tích cực hơn. Đồng thời, người ta phải hiểu rằng sự kiềm chế là tốt trong thời điểm hiện tại.

Tóm lại, khi xung đột gia tăng xung quanh cấu trúc của trật tự quốc tế tương lai, mâu thuẫn giữa bối cảnh và thực tiễn có thể tăng lên. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, đó sẽ là đặc điểm hệ thống quan trọng nhất của cuộc đối đầu, mà chúng ta đã có cơ hội quan sát trong suốt năm 2022 và sẽ tiếp tục như vậy. Theo nghĩa này, năm 2023 có thể trở thành một bước ngoặt – các phe đối lập sẽ bắt đầu cạn kiệt nguồn dự trữ và vấn đề huy động các nguồn lực mà ban đầu họ dự định để dành cho mục đích phát triển tương lai sẽ xuất hiện. Và điều quan trọng đối với Nga là tận dụng bối cảnh thuận lợi không chỉ như một sự khẳng định về tính đúng đắn chiến lược của mình, mà còn như một nguồn tài nguyên cho sự ổn định của chính mình. Và điều này có nghĩa là biến quan hệ với phần lớn thế giới trở thành một phần quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại của Nga.

Nguồn: TKNB – 12/01/2023

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s