Cơ hội nào giúp Việt Nam phá thế độc tôn về đất hiếm của Trung Quốc?


Theo đài Sputnik, khi thế giới hướng tới nguồn năng lượng xanh, sự phụ thuộc vào các vật liệu đất hiếm cũng ngày càng tăng. Bởi vậy, việc có thêm nguồn đất hiếm ngoài Trung Quốc là rất quan trọng. Nếu Việt Nam tận dụng được cơ hội này sẽ là bước tiến đột phá quan trọng cho sự phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.

Việt Nam đã bước châu vào thị trường đất hiếm

Mới đây, Việt Nam đã ký kết hợp tác khai thác, xuất khẩu đất hiếm với Công ty kim loại của Hàn Quốc cùng chính quyền tỉnh Chungcheongbuk-do (Hàn Quốc), nơi chiếm 50% sản lượng sản xuất pin của nước này. Đây có lẽ là tín hiệu tích cực cuối năm cho thị trường đất hiếm của Việt Nam, sau gần một thập kỷ, hai mỏ được cấp phép khai thác đất hiếm ở Lai Châu và Yên Bái gần như không hoạt động. Tiến sĩ, chuyên gia Dương Vân Phong, giảng viên cao cấp Trường Đại học Mỏ – Địa chất cho rằng: “Có thể nói, Việt Nam rất may mắn khi sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm, đặc biệt hàm lượng cao phân bổ ở dải Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai. Thế nhưng, may mắn chỉ là điều kiện cầu. Điều kiện đủ là làm sao khai thác đạt hiệu quả tối đa”.

Được biệt, đơn vị doanh nghiệp Việt Nam đã được đối tác Nhật Bản chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, do đặc tính khoáng sản tại Việt Nam, khi áp dụng công nghệ này vào thực tế vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Thực tế cho thấy, dù tiềm năng lớn nhưng mức độ khai thác ở Việt Nam còn rất hạn chế và nhỏ lẻ. Hiện Việt Nam mới chỉ sản xuất được một lượng nhỏ đất hiếm, sản lượng hầu như không đạt 400 tấn, theo dữ liệu năm 2021. TS Dương Vân Phong chỉ rõ: “Đất hiếm là ngành độc quyền do nhà nước Việt Nam quản lý, không cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia. Hiện vướng mắc lớn nhất là thủ tục giấy tờ vẫn phức tạp”.

Với công nghệ hiện tại, Việt Nam mới chỉ có thể xuất thô đất hiếm chứ chưa phân tách nguyên tố trong đất hiếm hay tiến hành gia công để có được đất hiếm tinh chế. TS. Dương Vân Phong cho biết: “Việt Nam vẫn là nước phát triển và tư duy chiến lược vẫn chưa rõ ràng. Chính vì thế, vấn đề an toàn tài nguyên Việt Nam làm chưa tốt. Trong 30 năm qua, chúng ta cho cấp phép nhiều tài nguyên tùy tiện. Sau lầm của Việt Nam là không tinh chế tại Việt Nam mà bán thô…”. Nếu như một tấn đất hiếm thô bán không được bao nhiêu, nhưng nếu từ đất hiếm chuyển sang thành phẩm cuối cùng thì giá trị 1gram gấp hàng trăm, hàng nghìn lần. Nói cách khác, công nghiệp chế biến của Việt Nam trong lĩnh vực này là chưa có. Đến nay, Việt Nam đang dừng lại ở lĩnh vực như luyện thép, lọc hóa dầu…

Việt Nam có đủ lực để phá thế độc quyền của Trung Quốc?

Theo công bố mới nhất của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về sản lượng đất hiếm với 22 triệu tấn đất hiếm, sau Trung Quốc (44 triệu tấn). Hai nơi có trữ lượng lớn tiếp theo là Brazil và Nga (21 triệu tấn).

Không thể phủ nhận tầm quan trọng cũng như “sức hút” của nguồn tài nguyên đất hiếm này. Đất hiếm là một nhóm 17 loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt. Việc sử dụng đất hiếm trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… rất phổ biến. Từ đất hiếm chế tác được rất nhiều sản phẩm như làm mạch, linh kiện điện tử.

Nhu cầu càng cấp thiết hơn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và xung đột Ukraine đang khiến chuỗi cung ứng nguyên liệu hạn chất. Hơn nữa, việc khai thác đất hiếm đang gặp nhiều khó khăn khi Trung Quốc, nhà cung cấp các nguyên tố đất hiếm số một thế giới đang bị gián đoạn thương mại, khiến chuỗi cung ứng đất hiếm bị đứt gãy. Đặc biệt, trong cuộc đua pin xe điện hiện nay, đất hiếm lại càng có giá trị hơn bao giờ hết. Tính đến thời điểm hiện tại, chiếm tới 90% sản lượng đất hiếm trên toàn cầu, Trung Quốc vẫn là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này. Nơi sở hữu trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới và là khu vực khai khoáng Baiyun tại Trung Quốc với 35 triệu tấn oxit đất hiếm.

Với lợi thế này, ngoài phương án xuất khẩu sang các cường quốc như Mỹ, Ấn Độ, Việt Nam hoàn toàn có thể đặt ra mục tiêu tăng cường khả năng sản xuất điện hạt nhân trong nước nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội, quốc phòng và an ninh quốc gia, đồng thời, cạnh tranh phá thế độc quyền của Trung Quốc đối với nguồn cung đất hiếm hiện nay.

“Đất hiếm cũng là một điều kiện để trao đổi”

Thực tế cho thấy, một số quốc gia sử dụng đất hiếm để “mặc cả” với các nước có nhu cầu cao về nguyên liệu này như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. Lợi ích kinh tế của một quốc gia đều gắn với lợi ích quốc phòng, an ninh chính trị. Có thể thấy, thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể với đối tác lớn trên thế giới, mạnh về cả kinh tế, khoa học quốc phòng và an ninh quân sự như Nga, Ấn Độ, Israel. Về vấn đề này, lãnh đạo Đảng đã có chỉ đạo rất đúng đắn, hoạt động ngoại giao tốt, trên cơ sở đó mở rộng hợp tác được với các đối tác.

Nguồn: TKNB – 10/01/2023

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s