Đánh giá Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ 2022 – Phần đầu


Sheryl Sandberg, một trong những nữ lãnh đạo nổi tiếng nhất trong giới doanh nghiệp, đã xuất bản một cuốn sách mà sau này trở nên tai tiếng vào năm 2013, thời điểm bà vẫn là giám đốc điều hành của Facebook. Tiêu đề của cuốn sách, “Dấn thân”, làm rõ lập luận cơ bản của bà: Nếu phụ nữ tự tin hơn và thể hiện nó bằng cách tiến tới, thì họ có thể vượt qua những rào cản giới tính và văn hóa để thành công trong công việc. Sandberg viết: “Chúng ta kiềm chế chính mình theo những cách lớn lao cũng như nhỏ nhặt: thiếu tự tin, không dám giơ tay và lùi bước vào những thời điểm lẽ ra chúng ta nên dấn thân”.

Điều này cũng đúng với Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ 2022 của Tổng thống Joe Biden. Văn kiện tránh đưa ra những tuyên bố rầm rộ về việc nước Mỹ trở lại, vốn là đặc trưng trong năm đầu của kỷ nguyên hậu Trump, nhưng thông điệp mà văn kiện đưa ra thì vẫn vậy. Trong phần thư ngỏ giới thiệu chiến lược này, Biden viết: “Nhu cầu về vai trò lãnh đạo của Mỹ trên toàn thế giới chưa bao giờ lớn như lúc này. Chẳng có việc gì nằm ngoài khả năng của chúng ta”. Văn kiện ẩn ý rằng nếu Mỹ vẫn tự tin vào năng lực của mình, thì họ có thể giải quyết những vấn đề cấp bách nhất của thế giới. Đây là điều nguy hiểm vì nó có nguy cơ khiến Mỹ trở nên quá ôm đồm và quá sức trong giai đoạn có nhiều thay đổi đáng kể đối với cán cân sức mạnh toàn cầu.

Quả thực, văn kiện này là một danh sách dài những vấn đề và mối quan ngại cần phải giải quyết. Nó chính thức trói buộc chính quyền đương nhiệm vào khuôn khổ cạnh tranh nước lớn của Chính quyền Trump, cho dù theo cách tinh vi hơn và theo hướng cân nhắc nhiều hơn đến những khác biệt giữa Trung Quốc, Nga và các nước khác. Để làm điều đó, văn kiện này tập trung cả vào những vấn đề xuyên quốc gia có từ thời Obama – như biến đổi khí hậu và phòng dịch – coi đó là những vấn đề toàn cầu phải được giải quyết bên cạnh mối đe dọa chủ yếu từ Trung Quốc. Văn kiện đã bổ sung Bắc Cực và không gian vào phần nói về chiến lược theo khu vực, thậm chí còn đưa ra cam kết rằng Mỹ sẽ sử dụng thương mại vừa như một công cụ để cạnh tranh với Trung Quốc, vừa như một phương tiện để nâng cao phúc lợi cho người dân trong nước.

Ở mức độ nào đó, mọi chiến lược an ninh quốc gia đều gặp phải vấn đề này. Trong quá trình lấy ý kiến liên ngành, dự thảo văn kiện được bổ sung thêm nhiều vấn đề ưu tiên để làm hài lòng các khu vực bầu cử hành chính khác nhau. Tuy nhiên, chắc chắn là có tiền lệ cho việc làm rõ những lựa chọn để tránh ưu tiên một số khu vực hay chính sách tới mức gây tổn hại đến các khu vực hay chính sách khác trong văn kiện. Quả thực, đây hoàn toàn là lối nói ẩn dụng về chính sách “xoay trục sang châu Á” của Chính quyền Obama vốn được nhiều người tranh luận. Thế nhưng, trong văn kiện này, ảo tưởng “có tất cả” nghiêm trọng hơn là việc đó chỉ là một danh sách dài các mục tiêu của Mỹ, có cảm giác chân thực rằng nếu Mỹ thực sự nỗ lực, thì họ có thể có tất cả.

Văn kiện đưa ra cam kết nửa vời đối với khuôn khổ “dân chủ chống lại chuyên quyền” của chính quyền, trước khi thừa nhận rằng Mỹ phải hợp tác với các đồng minh dân chủ  và những nước không ủng hộ các thể chế dân chủ. Ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, văn kiện đưa ra lập luận rằng Mỹ từ lâu đã là nhà lãnh đạo thương mại và đầu tư khu vực, đồng thời còn khẳng định chính sách của Mỹ phải vượt ra ngoài khuôn khổ các thỏa thuận thương mại tự do truyền thống khi thúc đẩy các lợi ích của người lao động Mỹ.

Căng thẳng giữa các mục tiêu đầy tham vọng với các giới hạn thực tế có lẽ là điều đáng chú ý nhất trong việc xóa bỏ mọi tranh luận về vấn đề chuyển gánh nặng sang các đồng minh có năng lực ở châu Âu hoặc châu Á. Mặc dù ngày càng có nhiều người ở Washington – và ở một số thủ đô châu Âu – cho rằng Mỹ chưa phát huy đầy đủ tiềm năng của các đồng minh, nhưng văn kiện hầu như không đề cập đến vấn đề này. Văn kiện có đoạn viết: “Khi Mỹ thúc đẩy những đóng góp to lớn của mình vào việc nâng cao năng lực và khả năng sẵn sàng của NATO, Mỹ sẽ dựa vào các đồn gminh để tiếp tục đảm nhận trách nhiệm lớn hơn thông qua việc tăng cường chi tiêu, năng lực và đóng góp của họ”. Các sáng kiến cụ thể hay các khu vực đáng chú ý, nơi các nước châu Âu có thể chịu một phần gánh nặng của Mỹ, không được thảo luận.

(còn tiếp)

Nguồn: Just Security – 14/10/2022

TLTKĐB – 02/11/2022

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s