Những xung đột chiến lược – Phần cuối


Như chúng ta đã thấy trong các ví dụ khác, những tác động của sự chuyển đổi trong ngành xe hơi sẽ không chỉ giới hạn đối với các hãng chế tạo xe mà thôi. Khi các quân cờ domino số tiếp tục ngã, chúng sẽ “treo” nhiều lĩnh vực có liên quan, bao gồm công ty bảo hiểm, nhà cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo trì, hãng xây dựng và cầu đường, cơ quan thực thi pháp luật, và nhà cung cấp hạ tầng. Thậm chí các chính phủ sẽ bị ảnh hưởng, bởi vì nhiều chính quyền địa phương, tiểu bang, và liên bang đều dựa trên những hình thức thuế xe hơi khác nhau.

Như câu chuyện dài Nokia gợi ý, việc kinh doanh cốt lõi của những hãng xe hơi sẽ ngày càng thông dụng hóa khi một lớp phần mềm được tập trung hơn nổi lên. Doanh thu và biên lợi nhuận sẽ xói mòn khi nhu cầu bão hòa và sự tận dụng xe hơi gia tăng. Khi sự khác biệt di chuyển từ phần cứng tới phần mềm và mạng, giờ đây vượt xa tầm điều khiển của các hãng chế tạo, sự bù giá sẽ lao xuống.

Các hãng xe truyền thống có thể làm gì đây? Như với Nokia, hóa ra họ có hai lựa chọn: hoặc thách thức các công ty kết nối trung tâm như Alphabet và Apple, hoặc bắt tay với họ để trở thành nhà cung cấp được chọn và tốt nhất. Cả hai chiến lược đều có thách thức. Chiến lược thứ nhất đòi hỏi cạnh tranh với những thứ giống như Android và iOS, mà chúng đã ở quy mô lớn rồi, và bao gồm các dịch vụ chủ yếu như các nền tảng bản đồ và quảng cáo. Chiến lược thứ hai bao gồm việc chống lại sự phổ dụng hóa của phần cứng xe hơi và các thành phần của nó khi chức năng và sức mạnh thị trường di chuyển tới lớp phần mềm này.

Khi công việc kinh doanh xe hơi truyền thống có vẻ bắt đầu hướng tới tình trạng tiện nghi, một số hãng xe hơi đang nỗ lực tham gia trong các lớp phần mềm và dịch vụ đang nổi lên của nền tảng kỹ thuật xe hơi. Thực vậy, một số hãng chế tạo xe đang chuẩn bị cho mô hình trả tiền cho m6õi lần sử dụng để dùng xe, và vài nhà sản xuất đã mua lại hoặc làm đối tác với những nhà cung cấp xe-hơi-là-dịch-vụ lớn, như với sự đầu tư của GM trong thương vụ thâu tóm car2go của Lyft hoặc Daimler. Vài hãng chế tạo cũng đầu tư vào việc nghiên cứu xe tự hành của riêng họ hoặc làm đối tác với nhà cung cấp bên ngoài. Vấn đề chính là liệu họ sẽ có khả năng để thu thập đủ lợi thế về quy mô, phạm vi, và học tập để cạnh tranh với những tay nhà nghề đó hay không.

Xa hơn việc đầu tư vào sự chuyển đổi và trải nghiệm số với việc kinh doanh mới mẻ, dựa trên dịch vụ và các mô hình vận hành, những công ty chế tạo xe hơi có thể cần làm theo cách mà các công ty kết nối số làm. Và để đạt tới quy mô cần thiết để cạnh tranh, một khi những hãng xe hơi cạnh tranh khốc liệt sẽ cần tái cấu trúc mô hình vận hành và thậm chí gia nhập các lực lượng để tập hợn đủ quy mô.

HERE, nhà cung cấp dịch vụ bản đồ và vị trí chính xác, là một ví dụ thú vị. HERE có nguồn gốc từ Navteq, một trong những công ty lập bản đồ trực tuyến đầu tiên, được mua lại lần đầu bởi Nokia và gần đây là bởi tổ hợp doanh nghiệp Volkswagen, BMW, và Daimler. Cung cấp một bộ phức tạp các công cụ và API nhằm cho phép những nhà phát triển bên thứ ba để phát triển các quảng cáo dựa trên vị trí và các dịch vụ khác, HERE là một nỗ lực bởi những hãng chế tạo xe truyền thống làm việc với nhau để lắp ráp một nền tảng “liên đoàn”. Khi làm như vậy, HERE vô hiệu hóa một điểm thắt cổ chai cạnh tranh tiềm tàng và làm đối trọng với mối đe dọa rõ ràng từ Google và Apple. Tổ hợp doanh nghiệp này có thể đóng vai trò đáng kể trong việc ngăn sự nắm giữ giá trị về xe hơi khỏi bị lật nghiêng hoàn toàn về phía các hãng kỹ thuật số hiện hữu.

Thập niên kế tiếp sẽ đòi hỏi những thay đổi và chuyển đổi quan trọng đối với lĩnh vực xe hơi. Các hãng chế tạo truyền thống không nên đánh giá thấp kỹ năng cạnh tranh và những lợi thế về quy mô, phạm vi, học tập được bộc lộ bởi các công ty kỹ thuật số đang bước vào không gian này. Họ đã chơi trò chơi này trước và hiển nhiên am hiểu hình dạng mới của sự cạnh tranh.

Nơi chúng ta đang tiến tới

Chúng ta đang chứng kiến một thế hệ mới của các mô hình vận hành số đang chuyển đổi ý nghĩa kinh tế và bản chất của việc chuyển giao dịch vụ. Phần mềm, cùng với các kiến trúc lấy dữ liệu và AI làm trung tâm, đang dỡ bỏ những ràng buộc truyền thống về vận hành và cho phép một thế hệ mới của mô hình kinh doanh đi ngang qua các ngành nghề. Điều này đang chuyển biến sự cạnh tranh, và chúng ta đã thấy chứng cớ của một thế giới kẻ-thắng-đoạt-tất-cả và tập trung hơn đang nổi lên trong một số thị trường truyền thống. Và khi những xung đột tăng gấp bội xuyên suốt nền kinh tế, các ngành khác nhau trở nên ngày càng kết nối với nhau, thông qua cơ cấu số mới mẻ, tồn tại ở khắp nơi. Toàn bộ nền kinh tế của chúng ta đang bắt đầu giống với một mạng khổng lồ được kết nối, ở mức độ cao đang hợp nhất quanh một số nhỏ các siêu năng lực kỹ thuật số.

Một thế hệ công ty kết nối trung tâm đã nổi lên – những thứ giống như Alphabet/Google, Amazon, Baidu, Facebook, Microsoft, Tencent, và Alibaba. Xa hơn việc thách thức một số đối thủ truyền thống, những mô hình vận hành đã làm cho các công ty kết nối trung tâm có thể giữ vị trí ngày càng trung tâm trong nền kinh tế, rồi vươn ra để kết nối và bố trí những ngành khác nhau theo truyền thống. Trong khi tạo lập giá trị thực cho người dùng, những công ty này cũng nắm giữ một phần giá trị phát sinh to lớn và đang mở rộng, chúng đang định hình tương lai chung của chúng ta.

Xa hơn việc chi phối những thị trường riêng biệt, các công ty kết nối trung tâm hiện được đặt trong tư thế sẵn sàng để tạo và điều khiển những kết nối chủ yếu trong các mạng chính. Hệ điều hành Android đang hình thành một điểm thắt cổ chai cạnh tranh vượt xa ngành điện thoại, đang làm chủ sự truy cấp tới hàng tỷ người tiêu dùng mà các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ khác mong muốn vươn tới. Các thị trường của Amazon và Alibaba kết nối số lượng bao la người dùng với số lượng bao la của các hãng bán lẻ và công ty sản xuất. Nền tảng nhắm tin WeChat của Tencent tập hợp một tỷ người dùng trên toàn cầu và cung cấp một nguồn truy cập then chốt của người tiêu dùng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến, giải trí, vận tải, và những dịch vụ khác. Alibaba đang kết nối các giao dịch thương mại điện tử với việc chấm điểm tín nhiệm, quản trị đầu tư, và những khoản vay, tất cả đều ở quy mô chưa có tiền lệ.

Người dùng càng tham gia những mạng này, thì nó càng trở nên thu hút (và thậm chí mang tính chất bắt buộc) đối với các doanh nghiệp để đưa ra sản phẩm và dịch vụ thông qua chúng. Bằng cách thúc đẩy lợi tức tăng theo quy mô, phạm vi, và học tập, những siêu năng lực số này có thể kiểm soát những điểm thắt cổ chai cạnh tranh chủ yếu, trích xuất giá trị thiếu cân đối, và làm nghiêng cán cân cạnh tranh toàn cầu, như được đề nghị trong hình 7-. Như chúng ta đều đang chứng kiến, các ẩn ý đi xa hơn nền kinh tế.

Hình 7 – 3

Tốc độ các quá trình truyền thống đang bị kỹ thuật số thay thế hiện đang tăng nhanh tới mức người ta bắt đầu cảm nhận được sức ép cực kỳ lớn. Sự giới thiệu các nền tảng phần mềm đã cung cấp xung lực ban đầu, nhưng các công nghệ đang trở nên đủ phức tạp để vượt quá nhanh chóng những ứng dụng phần mềm tương đối đơn giản. Tác động của dữ liệu, phân tích dữ liệu, và AI thì chỉ đang dốc lên và có những cách để đi. Và khi kỹ thuật số xung đột ngày càng tăng với những khía cạnh khác nhau của nền kinh tế, xã hội chúng ta, số phận của Nokia đang đe dọa những ngành khác nhau như truyền thông và ngân hàng, xe hơi và du lịch. Sau một trăm năm lịch sử, những công ty như Marriott và Hilton hiện đang đầu tư để thúc đẩy sự chuyển đổi quan trọng, đang tích hợp những tài sản dữ liệu khác nhau, đang phát triển các năng lực trong việc phân tích dữ liệu và AI, và đang làm việc tận lực để tái cấu trúc các mô hình vận hành kinh doanh truyền thống.

Xa hơn việc định hình số phận của những hãng truyền thống, tác động của những xung đột này đang được cảm nhận qua toàn bộ nền kinh tế cũng như vào hệ thống chính trị và xã hội của chúng ta. Khi những ngành khác nhau ngày càng hợp nhất thành một mạng khổng lồ, sự tập trung của giá trị và thông tin không chỉ tạo cơ hội mà còn phát sinh những vấn đề mới. Từ sự xói mòn tính riêng tư của người dùng tới việc nổi lên ngày càng nhiều mối đe dọa mạng, và từ những chiến dịch thông tin sai lạc tới bất bình đẳng kinh tế, sự lan truyền của các mô hình vận hành số đang gây ra một phạm vi của những mối đe dọa mới.

Khi suy nghĩ về vai trò đang tiến hóa, các quản trị viên sẽ nhờ người ta vạch ra công việc cho họ trong nền kinh tế số ngày càng tăng.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Marco Iansiti & Karim R. Lakhani – Cạnh tranh trong thời đại AI –  NXB TH TPHCM 2021

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s