Vũ khí mới cho cạnh tranh Mỹ-Trung: Các biện pháp ép buộc kinh tế – Phần XIV


Các điểm dễ bị tổn thương chính của Trung Quốc trước Mỹ

Việc đẩy mạnh các biện pháp ép buộc kinh tế của Mỹ trong 2 năm qua đã làm nổi bật một số điểm dễ bị tổn thương của Trung Quốc, trong đó bao gồm chuỗi cung ứng công nghệ cao. Công ty Fujian Jinhua Integrated Circuit nằm trong Danh sách đen của Mỹ vốn phụ thuộc vào thiết bị sản xuất vi mạch của Mỹ và đồng minh, dường như tạm ngừng phần lớn các hoạt động của công ty. Nhưng như việc Huawei nằm trong Danh sách đen của Mỹ cho thấy, các công ty lớn Trung Quốc đang thích nghi để giảm thiểu các điểm dễ bị tổn thương trong chuỗi cung ứng của họ. Trung Quốc vẫn tương đối phụ thuộc vào Mỹ nói chung như một thị trường xuất khẩu, mặc dù số lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc đến Mỹ trong lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc trên toàn cầu giảm trong vài năm qua.

Nhiều công ty Trung Quốc, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, vẫn phụ thuộc vào quyền tiếp cận hệ thống tài chính của Mỹ vì thực tế rằng nhiều hàng xuất khẩu của họ được định giá bằng USD. Tương tự, nhiều ngân hàng lớn của Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào quyền tiếp cận hệ thống tài chính toàn cầu để phục vụ khách hàng Trung Quốc ở nhiều quốc gia và tham gia các giao dịch xuyên biên giới. Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng phụ thuộc vào khả năng huy động vốn thông qua niêm yếu và giao dịch tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, sẽ có chi phí phát sinh đáng kể đối với thị trường toàn cầu nếu các quan chức Mỹ đưa một ngân hàng hoặc một công ty Trung Quốc lớn và có liên kết toàn cầu vào danh sách trừng phạt của Mỹ, hay nói cách khác là cấm các nhà đầu tư Trung Quốc tham gia các thị trường vốn của Mỹ.

Liên quan tới chính sách công, và để phục vụ an ninh quốc gia Mỹ, những gì các nhà hoạch định chính sách Mỹ hiện cần đến là một bộ nguyên tắc về cách thức áp dụng các biện pháp ép buộc kinh tế trong cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung rộng lớn hơn. Họ cũng cần sự hướng dẫn để hiểu Mỹ và các nước đồng minh dễ tổn thương thế nào trước sự ép buộc kinh tế Trung Quốc trong các hoàn cảnh khác nhau, và các điểm chuẩn để hiểu việc thực thi và tác động của các biện pháp ép buộc kinh tế trong mối quan hệ song phương. Về vấn đề thực hiện, Chính phủ Mỹ cũng cần tổ chức các hoạt động nội bộ để chia sẻ thông tin, lên kế hoạch kịch bản và báo hiệu rõ ràng cho Trung Quốc và các nước khác. Ngoài ra cần phải thiết lập hoặc điều chỉnh các cấu trúc liên minh quốc tế để thích nghi tốt hơn hoạt động hợp tác giữa Mỹ và các đối tác nước ngoài khi nói đến việc sử dụng hoặc phòng thủ chống lại sự ép buộc kinh tế. Mặc dù sự phát triển toàn diện của các khái niệm chiến lược và hướng dẫn như vậy nằm ngoài phạm vi của bản báo cáo này, nhưng các nguyên tắc và khuyến nghị sơ bộ đã được nêu ở dưới đây.

VI/ Các khuyến nghị chính sách

Những luận điểm chính

+ Các khoản đầu tư mạnh trong nước của Mỹ là cần thiết để duy trì lợi thế cạnh tranh của Mỹ so với Trung Quốc. Hơn nữa, các biện pháp ép buộc kinh tế là một phần chủ chốt của bộ công cụ của Mỹ để cạnh tranh với Trung Quốc.

+ Mỹ cần một cách tiếp cận có hệ thống hơn để triển khai các biện pháp ép buộc kinh tế chống lại Trung Quốc mà được dẫn dắt bởi những đánh giá tốt hơn về những điểm dễ bị tổn thương của Mỹ và về những tác động, có một sự tập trung rõ ràng và báo hiệu hiệu quả hơn, tích hợp tốt hơn các biện pháp ép buộc kinh tế khác nhau, và liên tục cập nhật bộ công cụ.

+ Mỹ cần tập trung nhiều hơn vào việc đảm bảo sự hỗ trợ của các đồng minh cho các biện pháp ép buộc kinh tế đối với Trung Quốc.

* * *

Trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, và khi các biện pháp ép buộc kinh tế trở nên ngày càng quan trọng trong mối quan hệ Mỹ-Trung, thì các nhà hoạch định chính sách trong cơ quan hành pháp và trong Quốc hội Mỹ cần một bộ nguyên tắc rõ ràng để sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế đối với Trung Quốc.

Tuân thủ một bộ nguyên tắc sẽ tối đa hóa lợi thế mà các biện pháp ép buộc kinh tế của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ đạt được các mục tiêu chính sách được dự định trong khi giảm thiểu các phí tổn phát sinh không mong muốn. Phần này phác thảo một loạt các nguyên tắc chủ chốt và các khuyến nghị chính sách có liên quan. Một vài trong số đó sẽ giúp Mỹ hiểu hơn về các công cụ ép buộc kinh tế của mình khi cân nhắc việc áp dụng chúng với Trung Quốc, và để tổ chức hệ thống hóa cách sử dụng. Các nguyên tắc và các khuyến nghị chínhs ách khác sẽ hữu ích cho Mỹ, các đồng minh và các đối tác, gia tăng khả năng chống đỡ trước sự ép buộc kinh tế từ Trung Quốc ở cấp độ quốc gia và địa phương.

Những khuyến nghị để tăng cường sự cạnh tranh của Mỹ và cải thiện cách tiếp cận chính sách đối với sự ép buộc kinh tế

Chính phủ và Quốc hội Mỹ trước hết phải nỗ lực tăng cường sự cạnh tranh của Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và công nghệ, để cạnh tranh hiệu quả hơn với Trung Quốc và sử dụng sự ép buộc kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh này. Mỹ phải tập trung mạnh mẽ vào việc phát triển và duy trì một nền kinh tế hùng mạnh mà có thể bảo vệ và tận dụng được việc sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế. Việc để cho động cơ kinh tế này không hoạt động hay ngừng lại sẽ làm suy yếu mức độ mà Mỹ có thể sử dụng sự ép buộc kinh tế và khiến nước này dễ bị tổn thương hơn trước sự ép buộc kinh tế do các nước khác thực hiện. Hơn nữa, các nhà hoạch định chính sách Mỹ phải cải thiện việc thực thi chính sách và thông điệp để truyền tải các hình thức rõ ràng và hiệu quả của sự ép buộc kinh tế trong quan hệ song phương.

1/ Đầu tư vào việc duy trì lợi thế cạnh tranh của Mỹ

Các biện pháp ép buộc kinh tế có thể hạn chế Trung Quốc tiếp cận các công nghệ cụ thể của Mỹ và giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào các chuỗi cung ứng của Trung Quốc trong các công nghệ chủ chốt, như thiết bị mạng viễn thông điện thoại di động, mà Trung Quốc có thể khai thác để ăn cắp thông tin. Nhưng trong một kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn với một nền kinh tế gần như ngang nhau, Mỹ phải đầu tư vào việc duy trì lợi thế cạnh tranh và không thể chỉ đơn giản tập trung vào việc giới hạn khả năng của Trung Quốc trong việc mua hay đánh cắp công nghệ từ Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Trung Quốc đang cạnh tranh với Mỹ về các công nghệ như viễn thông và trí tuệ nhân tạo và sẽ vượt qua Mỹ ở những lĩnh vực này trong trung và dài hạn nếu Mỹ không đầu tư vào việc duy trì khả năng cạnh tranh của mình. Mặc dù việc chi tiêu liên bang cho nghiên cứu và phát triển (R&D) như một phần của nền kinh tế gần đây đã được gia tăng chút ít sau khi bị giảm dần giữa những năm đầu những năm 2000 và năm 2016, nhánh hành pháp trong những năm gần đây đã đề xuất cắt giảm chi tiêu R&D, với việc Quốc hội cuối cùng đưa ra sự gia tăng khiêm tốn.

Tăng chi tiêu R&D liên bang. Nhánh hành pháp nên tăng khoản chi tiêu liên bang cho R&D lên tới 1,2% GDP, phù hợp với các mức chi tiêu trong những năm 70 của thế kỷ 20, để duy trì lợi thế cạnh tranh của Mỹ đối với Trung Quốc trong dài hạn. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng nên tìm cách tận dụng và khuyến khích đầu tư tư nhân để mở rộng công nghệ đổi mới ở Mỹ, một lợi thế quan trọng khác của Mỹ trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.

Đầu tư vào giáo dục lực lượng lao động tương lai của Mỹ. Nhánh hành pháp nên triển khai một sáng kiến đào tạo giáo dục và huấn luyện kỹ năng mới và quan trọng để hỗ trợ phát triển lực lượng lao động Mỹ trong tương lai. Điều này phải bao gồm đầu tư vào giáo dục STEM ở mọi cấp độ. Hội đồng Khoa học và công nghệ quốc gia nên làm việc với Quốc hội để phát triển một kế hoạch thực hiện những khuyến nghị trong bản báo cáo của mình, “Vạch ra một tiến trình tới thành công: Chiến lược của Mỹ về giáo dục STEM”. Ngoài ra, đối với các chương trình như Học bổng Boren cho sinh viên và người đi làm, Học bổng Khoa học và kỹ thuật quốc phòng cho người đi làm, Chương trình học bổng ngôn ngữ quan trọng, và Chương trình nghiên cứu ngôn ngữ và khu vực nước ngoài, các cơ quan tài trợ nên thăm dò các lựa chọn như đem lại quy chế ưu tiên cho ngành dân chính mà sử dụng lao động thời vụ là các cựu chiến binh trong chương trình này, chủ động nhận những người từng tham gia chương trình vào làm cố vấn chính phủ và cấp cho những người hoàn thành những chương trình này quyền miễn trừ an ninh. Chính phủ Mỹ cũng nên trang bị tốt hơn cho các nhà quản lý tuyển dụng trong chính phủ để hiểu cách thức tuyển dụng những ứng cử viên đã hoàn thành các chương trình này.

Điều chỉnh chính sách nhập cư hiện có. Chính quyền cũng nên điều chỉnh cho thích ứng chính sách nhập cư để cho phép nhiều hơn các cá nhân có kỹ năng cao được nhập cư và đưa sinh viên có triển vọng hơn tiếp tục học ở nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ bằng việc loại bỏ mức trần cấp visa H-1B. Kể từ năm 2005, visa H-1B đã bị giới hạn ở mức 85.000 người mỗi năm, không tương xứng với 199.000 người nộp đơn xin visa trong năm 2018. Tương tự, chính quyền không nên bỏ chương trình thực tập không bắt buộc (OPT), mà cho phép sinh viên STEM nhận visa F-1 để làm việc đến 3 năm sau khi tốt nghiệp ở Mỹ.

(còn tiếp)

Nguồn: Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS)

CĐ số 7-2020

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s