2/ Giá trị sử dụng bị bỏ qua, giá trị trao đổi nổi lên
Theo Tư bản, “hàng hóa là một thứ hai mặt, tức là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi… Đây là điểm nút để lý giải kinh tế học chính trị…”. “Nói hàng hóa có giá trị sử dụng, không có gì khác là nói nó có thể thỏa mãn nhu cầu xã hội nào đó”. Giá trị trao đổi trước hết thể hiện thành quan hệ về lượng mà các loại giá trị sử dụng có thể trao đổi lẫn nhau, nó “trước hết biểu thị thành quan hệ hoặc tỷ lệ về lượng mà một thứ giá trị sử dụng trao đổi lẫn nhau với một thứ giá trị sử dụng khác”. Ngoài tính cách là tượng trưng cho địa vị thân phận, nhà ở với tính cách là hàng hóa vừa có giá trị sử dụng (use value) thỏa mãn nhu cầu đời sống thực tế, đồng thời còn có giá trị trao đổi (exchange value) để giao dịch trên thị trường. Tiền tệ, vật ngang giá chung, làm cho giá trị trao đổi và giá trị sử dụng của hàng hóa đạt tới thống nhất. Tương ứng với điều đó, nhu cầu về nhà ở có hai loại: “nhu cầu thực sự” (nhu cầu nhà ở đối với nhu cầu giá trị sử dụng nguồn tài nguyên) và “nhu cầu có tính đầu cơ” (đầu tư kiếm tiền), tỷ lệ giữa hai bên là thước đo quan trọng cho thấy loại giá trị nào được xã hội coi trọng hơn. Những thước đo này đồng thời cho chúng ta thấy, tiền tệ và tư bản đã khiến cho giá trị sử dụng và giá trị trao đổi đạt tới “thống nhất” như thế nào trên thị trường nhà ở Trung Quốc.
Chỉ tiêu cụ thể trước hết là tỷ lệ thuê-bán nhà ở (tỷ lệ tiền thuê tháng và giá nhà). Phạm vi tỷ lệ thuê-bán trên thị trường bất động sản tương đối lành mạnh được quốc tế công nhận là khoảng 1:100 đến 1:230, điều tra theo mẫu cho thấy, tỷ lệ thuê-bán nhà ở tại đa số khu phố ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã vượt 1:350, vượt xa tuyến cảnh báo quốc tế 1:300.
Thứ hai là tỷ lệ mua nhà có tính đầu tư và tỷ suất nhà để không. Theo Nghiên cứu về nhà ở hàng hóa để không toàn Trung Quốc do Viện Nghiên cứu Bất động sản Dị Cư Thượng Hải công bố tháng 4 năm 2009, tỷ lệ nhà hàng hóa để không ở Trung Quốc năm 2008 là 9,503%, xét theo tiêu chuẩn quốc tế thì thuộc mức đặc biệt cao, tỷ lệ nhà để không tại các thành phố trung tâm như Bắc Kinh, Thượng Hải lúc bấy giờ so với mức bình quân toàn quốc cao lần lượt là 75% và 50%. Năm 2009 sau khi bất động sản phục hồi, tỷ lệ này tiếp tục tăng, hiện nay rất có thể đã đột phá 10%, mức cảnh báo quốc tế. Tỷ lệ nhà để không của Bắc Kinh, Thượng Hải có thể đã tiếp cận mức nguy hiểm là 20%. Nghiên cứu về nhà ở hàng hóa để không toàn Trung Quốc cho thấy, tỷ lệ nhà ở hàng hóa để không của một số thành phố tuyền một Trung Quốc hiện nay quá cao, trong đó tỷ lệ để không của Bắc Kinh đạt 16,64%. Còn ở Mỹ trước khủng hoảng cho vay thứ cấp, tỷ lệ để không chỉ là 3%. Những dữ liệu này đều thể hiện, sau khi hai loại nhu cầu bị tiền tệ hóa, tỷ lệ mua nhà để tự dùng giảm xuống, tỷ lệ mua nhà đầu tư tăng lên, tỷ lệ nhà để không có xu thế tăng lên. Tình hình nhà để không ở Bắc Kinh, Thượng Hải đạt tới mức nguy hiểm. Những người được lợi từ tiền tệ hóa nhà ở thì chủ yếu là các tập đoàn lợi ích bất động sản như các nhà khai thác bất động sản, những người đầu cơ nhà ở, các tổ chức môi giới.
3/ Chính quyền địa phương coi khai thác bất động sản là ngành trụ cột, từ trong đó đạt được thu nhập thuế và phí quá cao
Trong thể chế hiện hành, không có sự can thiệp của chính phủ, nhất là chính quyền địa phương, các tập đoàn lợi ích bất động sản khó mà hình thành, dây chuyền lợi ích sẽ bị gián đoạn. Chen đã hồi cố một cách hệ thống lịch trình cải cách kinh tế và cải cách nhà ở thời kỳ đầu, cho rằng việc khai thác nhà ở đã chuyển từ thể chế tái phân phối tập trung tới phân quyền tài chính. Cải cách chế độ thuế bắt đầu từ năm 1994 đã quy một bộ phận rất lớn thu nhập về trung ương, khiến thu nhập thuế của chính quyền địa phương không đủ, chỉ có thể dựa vào bán đất để giải quyết vấn đề tài chính, từ đó hình thành cộng đồng lợi ích với các nhà kinh doanh bất động sản, đẩy giá nhà lên cao. Ngành bất động sản và ngành thông tin, ngành tài chính tiền tệ, ngành thương mại phân phối, ngành chế tạo xe hơi, ngành chế tạo thiết bị đồng bộ đã cấu thành “6 ngành trụ cột lớn” của Thượng Hải, tỷ lệ giá trị gia tăng 3 năm 2000, 2006, 2007 lần lượt chiếm 5,5% 6,6% và 6,6% trong giá trị tổng sản lượng của thành phố Thượng Hải. Theo dữ liệu bài viết “Bất động sản cột chặt Trung Quốc” của Kiếm Viên (Jian Yuan) cung cấp, trong thời gian từ năm 2001 đến 2003, thu nhập của chính quyền địa phương từ chuyển nhượng đất là 910 tỷ NDT. Mà năm 1998 chỉ là 6,7 tỷ NDT, tổng mức quốc trái phát hành từ năm 2001 đến 2003 chỉ là 930 tỷ NDT. Diệp Đàn (Ye Tan) trong “Chiến tranh bất động sản ở Trung Quốc” thì chỉ rõ lợi ích của người chiến thắng: Trong toàn bộ quá trình xây dựng, giao dịch bất động sản, thu nhập thuế, phí của chính phủ chiếm tới 30 – 40% giá bất động sản. Nếu cộng thêm chi phí đất đai chiếm 20 – 40% giá bất động sản thì thu nhập của chính quyền địa phương về bất động sản sẽ chiếm tới 50 – 80% toàn bộ giá bất động sản. Trong khi đó tại các nước Âu, Mỹ, giá đất, thuế, phí gộp lại chỉ chiếm đến trên dưới 20% giá nhà ở.
II/ Hậu quả xã hội của việc hàng hóa hóa, thị trường hóa, tiền tệ hóa quá mức nhà ở
30 năm nay, cải cách nhà ở tại thành thị đi từ phân khúc nhà phúc lợi tới hàng hóa hóa, nói chuẩn xác là “tái hàng hóa hóa”, và cùng với sự phát triển cao độ của thành thị Trung Quốc, đã xuất hiện tình trạng giá nhà tăng vọt. Bất luận là đế quốc Đại Thanh hay là chính phủ Bắc Dương, chính phủ Quốc dân Đảng đều chưa gặp tình hình như vậy. Hàng hóa hóa, thị trường hóa, tiền tệ hóa quá mức nhà ở là căn nguyên cốt lõi của vấn đề này, hậu quả xã hội mà nó tạo ra cực kỳ tệ hại.
1/ Các sự kiện bạo lực đổ máu do tranh chấp bất động sản, đặc biệt là do phá nhà cũ tái định cư liên tục xảy ra
Ngoài các vụ án tranh chấp nhà ở tăng vọt, các vụ xung đột bất động sản chiếm quá nửa số vụ kiện tụng. Sự phản kháng của Đường Phúc Trân (Tang Fuzhen) được phía quan phương nhận định là “chống lại pháp luật bằng bạo lực” và tự thiêu, các vụ bạo lực thậm chí đổ máu tương tự do cưỡng chế tái định cư liên tục phát sinh, cho thấy, do nóng lòng mong muốn thu lợi lớn, các nhà khai thác không tiếc hy sinh thậm chí cố ý làm tổn hại nhân thân và an toàn sinh mệnh của dân chúng. Nói lên rằng một số “hộ đinh” nào đó không tiếc trả giá bằng sự sống của mình để bảo vệ nhu cầu an cư cơ bản, ở đây giá trị sử dụng được coi quá cao, hoặc để thu được bồi thường nhiều hơn, ở đây thì giá trị trao đổi lại bị đẩy lên vô hạn, và bị ác quỷ kim tiền làm hại giống như là nhà khai thác. Không thể đánh giá thấp hậu quả xã hội thậm chí ảnh hưởng chính trị do những vụ xung đột này đã gây ra. Đúng như Mao Vu Thức (Mao Yushi) đã nói, loại xung đột này đã vượt ra ngoài phạm vi kinh tế thuần túy, trở thành vấn đề chính trị. Nó làm suy yếu rất lớn quyền uy của chính phủ, quan hệ cán bộ-dân chúng gần như biến thành quan hệ đối địch.
2/ Quần thể nghèo khổ ở thành thi, di dân nông thôn ra thành thị, sinh viên mới tốt nghiệp trở thành vật hi sinh cho ván bài bất động sản, khoảng cách xã hội giữa các tầng lớp và quần thể khác nhau mở rộng rõ rệt
Thời kỳ đầu cải cách mở cửa, thông qua các phương tiện truyền thông như điện ảnh, truyền hình, cư dân ý thức được rằng “có nhà có xe” là một trong các tiêu chí của của các nước giàu có ở phương Tây. Nhà ở và xe hơi riêng đã đi vào lý tưởng sống của tầng lớp trung lưu, trở thành dấu hiệu thân phận và tượng trưng địa vị không thể thiếu trong lối sống của tầng lớp này. Nhưng đối với rất nhiều người, lý tưởng hạnh phúc có nhà có xe hoàn toàn không dễ thực hiện, kể cả những người tự cho rằng mình thuộc tầng lớp trung lưu hoặc có thu nhập trung bình.
Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa, việc cung cấp nhà ở tại thành thị Trung Quốc chủ yếu do các ngành thực hiện, cùng với sự ổn định trong công việc, nhà ở trở thành một khâu quan trọng nhất trong chế độ phúc lợi, những người được lợi từ cải cách nhà ở chủ yếu là những cán bộ có tư cách và kinh lịch tương đối. Tính tương quan giữa thu nhập và tình trạng nhà ở là rõ ràng, thu nhập thấp, nhà ở kém trở thành chỉ tiêu quan trọng nhất của sự nghèo khó ở thành thị Trung Quốc. Theo ý nghĩa này, cải cách đã tăng cường sự bất bình đẳng vốn đã tồn tại trong phân phối nhà ở. Thông qua việc phân tích các hộ cư trú ở thành thị trong dữ liệu tổng điều tra dân số lần thứ năm ờ Trung Quốc, Biên Yên Kiệt (Bian Yanjie) đã phát hiện, các hộ cư trú mà chủ hộ có địa vị nghề nghiệp cao thì về các mặt tỷ suất sở hữu tài sản, tỷ lệ mua, thuê, năng lực mua nhà (đặc biệt là mua nhà hàng hóa mới xây dựng) đều thể hiện ưu thế rõ rệt. Mặt khác, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX trở đi, diện tích và chất lượng nhà ở tăng lên rất lớn, diện tích nhà ở của các gia đình thuộc giới elite quản lý và elite chuyên môn thường rất lớn, chất lượng rất tốt. Những phát hiện này nói lên rằng, đằng sau cải cách kinh tế thành công, cơ chế phân tầng xã hội vừa thể hiện sự vượt lên về chế độ vừa duy trì sự tiếp nối về chế độ. Nếu nói rằng một số cực ít tầng lớp quyền quý có biệt thự, tầng lớp xã hội giữa và trên cư trú trong các chung cư cao cấp, đa số dân số có hộ tịch tại các thành phố lớn mua chung cư thông thường khó khăn thì di dân nông thôn ra thành thị cực kỳ thiếu nhà ở, điều kiện cư trú rất tồi tệ. Đối với một xã hội nhà quê truyền thống như Trung Quốc, xu thế thành thị hóa nhanh chóng trên quy mô lớn đang diễn ra hiện nay là không thể đảo ngược, dân thường Trung Quốc được gọi là “công nhân nông dân”, nói chính xác hơn là di dân nông thôn ra thành thị (rural-urbanmigrants), trong làn sóng công nghiệp hóa, tuyệt đại đa số trong số họ không thể không, chủ động hoặc bị động, thông qua các phương thức như làm công…, đi vào thành phố làm việc và sinh sống. Về mặt chế độ họ từng bị gạt ra ngoài việc mua nhà ở thành phố, tuyệt đại đa số họ không mua nổi nhà, một số cực ít dù có mua được thì còn phải đối mặt với những rào chắn về mặt chế độ như việc đi học của con cái, việc làm, an sinh xã hội… Môi trường cư trú nhà ở ngày càng được người hiện đại coi trọng, người ta ngày càng nhận thức được rằng, “nhà ở” không chỉ bao gồm kết cấu che phủ về vật lý, mà có tương quan mật thiết với môi trường cư trú rộng lớn hơn. Đúng như Pynoos đã nói, nhà ở không chỉ là chỗ cư chú để che chắn gió mưa mà còn bao gồm môi trường cư trú rộng lớn hơn, như sức khỏe, an toàn, bí mật riêng tư, quan hệ xã hội láng giềng, địa vị, công trình và dịch vụ công cộng, cơ hội làm việc… Những di dân nông thôn ra thành thị ở Trung Quốc không để ý, cũng không có điều kiện để ý đến môi trường láng giềng của nhà ở, trang thiết bị nhà ở kém, chỉ có 4% có thiết bị tắm rửa tự dùng, chỉ có 8% có nhà vệ sinh riêng, không ít gia đình dùng chung bếp và đường nước với các hộ cư trú khác. Tại các nơi như Bắc Kinh, Thượng Hải, Ninh Ba, Tế Nam…, tác giả quan sát thấy, những người làm công này thường tụ cư tại các nhà một tầng sơ sài hoặc các chung cư chất lượng kém, một số nhà ở còn tiềm ẩn nguy cơ về an toàn; hơn nữa họ ở tách rời cư dân sở tại, về các mặt vị trí nhà ở, chất lượng nhà ở, trang thiết bị bên trong, môi trường xung quanh đều ở vào trạng thái bị cách ly, ngoài các việc như trả tiền thuê nhà… giữa hai bên gần như không có giao tiếp thực chất, đặc trưng bài xích xã hội thể hiện rõ.
(còn tiếp)
Người dịch: Viễn Phố
Nguồn: TN 2014 – 74, 75 76