Những mùa trong cuộc đời – Phần II


Tiếp đến là thời trung niên, mùa thu hoạch lớn, được Henry Adams gọi là “Mùa hè Ấn Độ của cuộc đời… một chút nắng và một chút buồn, giống như mùa này”. Thomas Hardy coi thời trung niên là “trung tâm của cuộc đời bạn, chứ không phải là một thời điểm ở bên rìa cuộc đời”. Đó là giai đoạn “thống trị” theo Ortega y Gasset, một độ tuổi khẳng định lối sốn, thực hiện những ý tưởng và ước mơ, hiện thực hóa các dự án và kế hoạch, cố vấn cho thanh niên, thiết lập các tiêu chuẩn cho trẻ em – và như Levinson lưu ý, “nắm giữa lấy quyền lực”. Đây cũng là lúc các cá nhân nhận ra rằng thế hệ của họ không tiếp tục lớn lên nữa. Cảm thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự lão hóa cơ thể, họ nhận ra nhịp sinh học của mình bắt đầu thay đổi. Tuổi trung niên, theo Carl Jung, chính là giai đoạn của “sự cá nhân hóa”, là quãng thời gian khi “các giá trị và kể cả cơ thể của con người có xu hướng thay đổi sang hướng đối lập”.

Thời trung niên bắt đầu lúc nào? Theo nhiều chuyên gia (Browne, Ortega, Jung, Levinson), nó bắt đầu vào khoảng từ 40 đến 45 tuổi. Aristotle viết rằng một người đạt đỉnh cao thể chất ở tuổi 35, đỉnh cao trí tuệ ở tuổi 49; trinh bình ở tuổi 42. Trong hai thế kỷ qua, độ tuổi người Mỹ bước vào giai đoạn trung niên đã giảm dần. Trước Nội chiến, Tổng thống Mỹ mới đắc cử ở độ tuổi trung bình 58; sau đó, độ tuổi này giảm xuống 54. Tổng thống trẻ nhất trong thế kỷ 19 (Ulysses Grant) nhậm chức lúc 46 tuổi. Đến thế kỷ 20, ba Tổng thống (Theodore Roosevelt, John Kennedy, Bill Clinton) đều nhậm chức trong độ tuổi từ 42 đến 46. Các thay đổi lớn xảy ra khi vai trò lãnh đạo được những người mới bước vào độ tuổi 40 đảm nhận: Đầu thập niên 1960, họ có ảnh hưởng hiếm thấy trong chính trị, còn ngày nay họ có nhiều ảnh hưởng hơn về văn hóa.

Đối với hầu hết mọi ngời, cuộc đời kế tthúc vào thời lão niên, mùa đông của cuộc đời, là thời gian để thư nhàn và suy ngẫm, giã từ các nhiệm vụ mệt mỏi trong sự nghiệp và gia đình, trao lại trọng trách cho lực lượng trẻ hơn. Ogden Nash có bài thơ, “Bắt đầu lão hóa/ Hết tuổi trung niên/ Con cháu bây giờ/ Đông hơn bằng hữu”. Song đây cũng là thời gian thiết lập các tiêu chuẩn, truyền đạt lại trí tuệ, phút huy năng lực, và tận dụng những vị trí lãnh đạo cao nhất trong xã hội. Thoát khỏi những gánh nặng mệt nhoài của công việc và gia đình, nhiều người lớn tuổi có thể lui về hậu thuẫn và đóng góp trí tuệ về chiến lược mà xã hội nào cũng cần. Ý tưởng này vẫn hiện diện trong từ senate của chúng ta, bắt nguồn từ senatus trong tiếng La Mã cổ đại với ý nghĩa ban đầu là “một hội đồng người lớn tuổi”.

Ngày nay, tỉ lệ người Mỹ còn sống đến độ tuổi 70 và 80 cao hơn, nhưng các nghi lễ quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của tuổi già hiện giờ lại đến sớm hơn hồi quá khứ. Một thế kỷ trước, nghỉ hưu có nghĩa là không còn đủ sức làm việc; bây giờ, nó gợi nên một hình ảnh hoạt động tích cực. 50 năm trước đây, gần hai phần ba nam giới độ tuổi 65 – 69 vẫn đi làm, hiện giờ chỉ còn một phần tư tìm kiếm việc làm. Vai trò xã hội của người lớn tuổi thường thay đổi giữa các thời đại. Từ thập niên 1960 đến thập niên 1990, ảnh hưởng của người lớn tuổi trong chính trị đã tăng lên, nhưng ảnh hưởng của họ trong lĩnh vực văn hóa lại giảm đi tương ứng.

Giống như các mùa, bốn giai đoạn của cuộc đời hòa trộn vào nhau, theo một nhịp điệu cho phép biến đổi. Độ dài của một mùa được xác định bằng quãng thời gian từ điểm chí đến điểm phân, còn độ dài của mỗi giai đoạn trong vòng đời được xác định bằng quãng thời gian từ khi sinh ra đến tuổi vị thành niên bước vào tuổi trưởng thành. Trong xã hội Mỹ ngày nay, sự trưởng thành được ghi nhận lúc 21 tuổi, thời điệm tốt nghiệp đại học và khởi nghiệp. Từ đó trở đi, một người sẽ được coi là người trưởng thành hoàn toàn độc lập. Độ dài của giai đoạn đầu tiên trong đời cũng cố định độ dài của các giai đoạn khác trong đời. Khi lứa trẻ em đến độ tuổi trưởng thành, chíe duy nhất lứa này mới hình thành nên lứa thanh niên của xã hội ngày đó, đẩy lứa nhiều tuổi hơn trước đó vào vai trò xã hội của tuổi trung niên. Ngày nay, điều này xảy ra khi lứa nhiều tuổi hơn đạt tới độ tuổi 42, cũng là độ tuổi tối thiểu của tổng thống được chấp nhận trong lịch sử Mỹ (dù Hiến pháp không quy định). Và đến lượt nhóm bước vào trung niên đẩy nhóm khác vào vai trò của người lớn tuổi, mà hiện bắt đầu từ khoảng 63 tuổi, ngày nay đây là độ tuổi trung bình được nhận khoản trợ cấp tuổi già đầu tiên từ chính phủ.

Do tỉ lệ người có thể sống ở thời lão niên tăng mạnh trong 50 năm qua, nên có lẽ cần xác định thêm một giai đoạn mới của cuộc đời: thời lão niên muộn (84 tuổi trở lên). Vai trò xã hội của người ở thời lão niên muộn chủ yếu là phụ thuộc, tiếp nhận sự an ủi từ người khác. Ngoài việc tiêu thụ tài nguyên, số ít người Mỹ lớn tuổi nhất hiện nay đang làm thay đổi các động lực của bốn giai đoạn trong vòng đời. Nếu số người ở thời lão niên muộn tiếp tục gia tăng, và nếu họ đã từng khẳng định vai trò xã hội tích cực, thì có thể ảnh hưởng của họ lên saeculum (và lịch sử) là đáng kể.

Các giai đoạn và vai trò xã hội trong vòng đời hiện đại của Mỹ có thể được tóm tắt như sau:

+ Thời thơ ấu (pueritia, 0 – 20 tuổi); vai trò xã hội: lớn lên (tiếp nhận sự nuôi dưỡng, tiếp thu các giá trị).

+ Thời thanh niên (iuventus, 21 – 41 tuổi); vai trò xã hội: sống đầy sinh lực (phục vụ cho các tổ chức, thử nghiệm các giá trị).

+ Thời trung niên (virilitas, 42 – 62 tuổi); vai trò xã hội: nắm quyền (quản lý các tổ chức, áp dụng các giá trị).

+ Thời lão niên (senectus, 63 – 83 tuổi); vai trò xã hội: lãnh đạo (lãnh đạo các tổ chức, chuyển giao các giá trị).

+ Thời lão niên muộn (từ 84 tuổi); vai trò xã hội: phụ thuộc (tiếp nhận sự an ủi từ các tổ chức, ghi nhớ các giá trị).

Bốn giai đoạn đầu tiên (từ thời thơ ấu đến tuổi già) tạo thành bốn giai đoạn trong vòng đời con người. Tổng độ dài của bốn chu kỳ này khoảng 84 năm, phù hợp với khoảng thời gian saeculum Mỹ hứa hẹn trở lại với Cách mạng.

Các thế hệ và lịch sử

Quy luật mùa của vòng đời chính là thứ có thể tạo ra các thế hệ. Để hình dung ra điều này, hãy tưởng tượng một xã hội truyền thống trong đó cả bốn giai đoạn cuộc đời được định nghĩa rõ ràng và quy định nghiêm ngặt. Mỗi nhóm vừa bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời đều cố gắng thực hiện vai trò xã hội của mình – lớn lên, sống đầy sinh khí, nắm quyền, và lãnh đạo – đúng như nhóm trước đó vừa thực hiện. Không có thể hệ nào đáng nói đến. Không có kịch bản vòng đời nào độc đáo, và không có quỹ đạo sinh học nào sáng tạo.

Giờ hãy tưởng tượng là xã hội đột nhiên xảy ra một Sự kiện Lớn (theo như Karl Mannheim gọi là một “thời điểm kkết tinh”), kiểu tình trạng khẩn cấp nào đó khiến hậu quả xã hội đầy rẫy, làm biến đổi mọi thành viên của xã hội nhưng theo các cách khác nhau phụ thuộc vào những phản ứng trong giai đoạn cuộc đời của họ.

Đối với trẻ em, phản ứng này có thể cho thấy một sự kính trọng đầy sợ hãi trước người lớn tuổi (và tránh xa họ); đối với thanh niên cầm vũ khí và liều chết với kẻ thù; đối với trung niên, tổ chức quân đội, chỉ đạo hậu phương, và huy động xã hội nỗ lực tối đa; đối với người lớn tuổi, thiết lập chiến lược và làm rõ mục đích lớn hơn. Áp lực của Sự kiện Lớn để lại dấu ấn cảm xúc khác nhau theo từng vai trò xã hội được kêu gọi đảm nhiệm – những khác biệt lại được củng cố qua tương tác xã hội trong mỗi nhóm. Trẻ em phản chiếu nỗi sợ hãi của nhau, thanh niên phản chiến lòng dũng cảm của nhau, trung niên phản chiếu năng lực của nhau, và người già phản chiếu sự thông thái của nhau.

Nếu Sự kiện Lớn được giải quyết thành công, nó sẽ lưu truyền lại dấu ấn trong ký ức của con người ở các giai đoạn cuộc đời một vị trí duy nhất trong lịch sử – và một cá tính thế hệ. Đặc biệt, nó ghi dấu thanh niên như những anh hùng tập thể, mà sau này sẽ có vô số huyền thoại vĩ đại xoay quanh họ. Khi thế hệ anh hùng này đến độ tuổi trung niên, các nhà lãnh đạo của thế hệ này thể hiện sự kiêu căng lớn hơn thế hệ trước đó. Khi về già, họ lại có thêm nhu cầu được công chúng tán thưởng. Trong khi đó, thế hệ nối tiếp họ – những đứa trẻ run rẩy trong Sự kiện Lớn – mang một tính cách khiêm nhường hơn khi bước vào các giai đoạn sau của vòng đời, vai trò xã hội của chúng vì thế cũng thay đổi theo cho phù hợp. Các thế hệ sinh ra ngay sau Sự kiện Lớn có khả năng sẽ được nhìn qua những sắc màu hy vọng như những đứa trẻ thời đại vàng son và chiến thắng đã thu được là dành cho chúng. Và Sự kiện Lớn vẫn tiếp tục gây tiếng vang theo thời gian, lần lượt thế hệ này có thể đánh giá các thế hệ sau cho dù họ có đánh giá theo tiêu chuẩn riêng của mình hay không.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: William Strauss, Neil Howe – Bước chuyển thứ tư – NXB TG 2019

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s