Vũ khí mới cho cạnh tranh Mỹ-Trung: Các biện pháp ép buộc kinh tế – Phần XV


2/ Cải thiện các đánh giá về các biện pháp ép buộc kinh tế của Mỹ và các điểm dễ bị tổn thương của Mỹ trước sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc

Chính phủ Mỹ vẫn chưa nghiên cứu một cách hệ thống các điểm dễ bị tổn thương của Mỹ trước sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc hay phân tích chặt chẽ những tác động và phí tổn của các biện pháp ép buộc kinh tế đối với Trung Quốc. Với khả năng Trung Quốc sẽ khai thác các điểm dễ bị tổn thương và khả năng các biện pháp ép buộc kinh tế của Mỹ có những khoản phí tổn phát sinh và những hậu quả khó lường, Mỹ sẽ cần một quy trình rõ ràng và chặt chẽ hơn để đánh giá sự ép buộc kinh tế trong quan hệ Mỹ-Trung.

Tạo một quy trình liên ngành để đảm bảo các chuỗi cung ứng quan trọng. Nhà Trắng nên đứng đầu một quy trình liên ngành, bao gồm Tài chính, Thương mại, Ngoại giao, Quốc phòng, Năng lượng, An ninh nội địa và Cộng đồng tình báo, để xác định một cách hệ thống những rủi ro mà Trung Quốc gây ra cho chuỗi cung ứng của Mỹ. Các nỗ lực hiện tại nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc để đảm bảo các chuỗi cung ứng là thất thường và tập trung vào các vấn đề riêng lẻ mà thu hút sự chú ý của công chúng, như giao thông công cộng. Mỹ cần xem xét toàn diện những công nghệ và hàng hóa mà cơ sở hạ tầng dân sự của Mỹ dựa vào rất nhiều hay độc quyền từ Trung Quốc trong bối cảnh có rủi ro an ninh quốc gia, và hành động để đảm bảo các chuỗi cung ứng này, và Bộ Quốc phòng cũng cần nghiên cứu một cách hệ thống các chuỗi cung ứng quốc phòng để xác định các điểm dễ bị tổn thương tiềm tàng.

Thành lập một văn phòng trong Bộ Thương mại để tiến hành phân tích một cách hệ thống các biện pháp ép buộc kinh tế. Quốc hội nên chuẩn chi và phê chuẩn ngân sách cho việc thành lập một phòng phân tích trong Bộ Thương mại, thông qua hợp tác chặt chẽ với các đối tác ở các cơ quan khác, để phân tích kinh tế một cách hệ thống và chặt chẽ về các phí tổn của các biện pháp ép buộc kinh tế, bao gồm các biện pháp trừng phạt, kiểm soát thương mại và một số hạn chế đầu tư. Văn phòng này nên đánh giá chi phí đối với các công ty Mỹ và hiệu quả kinh tế chung, và nên tìm kiếm sự tham vấn chính  thức từ Bộ Ngoại giao, cộng động tình báo và các cơ quan khác, nếu thấy phù hợp. Văn phòng này nên đưa ra các phân tích ngắn và dài hạn mà được chuyển cho các nhà lãnh đạo an ninh quốc gia trong Chính phủ Mỹ và cho các ủy ban tư pháp trong Quốc hội.

Thành lập một cơ quan tư vấn bên ngoài về các tác động thương mại của các biện pháp ép buộc kinh tế. Bộ Tài chính Mỹ, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) và Bộ Thương mại nên cùng thiết lập một cơ quan tư vấn bên ngoài để thu thập phản hồi và đánh giá các tác động kinh tế và thương mại của các biện pháp ép buộc kinh tế đối với các công ty và kinh tế Mỹ. Thành viên của các cơ quan này phải được lựa chọn từ một bộ phận tiêu biểu rộng rãi các ngành công nghiệp Mỹ và được bổ nhiệm tạm thời, có thể gia hạn. Một ban chỉ đạo các thành viên nên hỗ trợ việc thành lập và giám sát nghiên cứu bởi nhóm cố vấn, mà nên được chia sẻ trong toàn chính phủ Mỹ và với các ủy ban tư pháp của Quốc hội nếu thấy phù hợp.

3/ Duy trì đòn bẩy dài hạn

Trung Quốc đã phản ứng với các biện pháp ép buộc kinh tế đang gia tăng của Mỹ bằng việc mở rộng các nỗ lực tự bảo vệ mình khỏi đòn bẩy kinh tế của Mỹ. Thí dụ, phản ứng với các hạn chế xuất khẩu của Mỹ trong 2 năm qua đối với ZTE và Huawei, Trung Quốc đã thúc đẩy nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào chất bán dẫn của Mỹ và các nhà cung cấp IT khác. Với quy mô và phạm vi kinh tế toàn cầu của Trung Quốc, Mỹ không thể đơn giản cô lập Trung Quốc khỏi nền kinh tế toàn cầu. Mỹ sẽ lãng phí thời gian và nguồn lực vòa việc vô ích này và làm xói mòn sự tập trung chiến lược hơn vào việc hạn chế các hành động của Trung Quốc trong các lĩnh vực cốt lõi hẹp và hỗ trợ các đấu trường kinh tế hoặc công nghệ, nơi Mỹ duy trì đòn bẩy lâu dài. Như một nguyên tắc chính sách, Mỹ nên tìm cách duy trì đòn bẩy kinh tế đối với Trung Quốc trong dài hạn để có thể thúc đẩy lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ nói chung, và để sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế để thực hiện một cách cụ thể. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ nên cân bằng các lợi ích ngắn hạn của các biện pháp ép buộc kinh tế ngay lập tức với nguy cơ rằng chúng sẽ giảm bớt đòn bẩy của Mỹ đối với Trung Quốc trong dài hạn, trong khi đó cũng thực hiện các bước khẳng định để gia tăng đòn bẩy của Mỹ đối với Trung Quốc.

Thúc đẩy quyền tiếp cận thị trường lớn hơn cho các công ty của Mỹ trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 2. Trong quá trình đàm phán song phương, bao gồm cả thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 và trong các cuộc thảo luận bên ngoài lộ trình này, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại Mỹ cũng như USTR nên thúc đẩy các đối tác Trung Quốc cho phép các công ty Mỹ có quyền tiếp cận thị trường lớn hơn, đặc biệt là các công ty tài chính. Mỹ nên làm việc với các nước cùng chí hướng để thiết lập các tiêu chuẩn cao cho các dịch vụ tài chính mà theo đó các công ty dịch vụ tài chính Trung Quốc sẽ phải tuân theo. Mỹ cũng nên làm việc cùng với các nước mà Trung Quốc đang nhắm tới để triển khai, các ứng dụng thanh toán trong nước và nước ngoài, trong đó có cả kiều hối, để ủng hộ cạnh tranh, minh bạch, ổn định và liêm chính trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Điều này có thể sẽ giúp, cả trực tiếp và gián tiếp, duy trì đòn bẩy tài chính của Mỹ đối với Trung Quốc trong dài hạn hơn.

Nâng cao và tăng cường các cuộc điều tra và hành động thực thi pháp luật. Bên cạnh việc thúc đẩy các cuộc điều tra mới và quan trọng trong lĩnh vực công nghệ của Mỹ, các quan chức tại Bộ Tư pháp Mỹ nên tìm cách giúp duy trì và mở rộng vị thế thống trị của Mỹ ở nhiều đấu trường công nghệ bằng việc nâng cao và tăng cường các cuộc điều tra và hoạt động thực thi pháp luật để trấn áp hành vi trộm cắp và tài sản trí tuệ và gián điệp thương mại của Trung Quốc. Nơi mối đe dọa cụ thể tồn tại trong một ngành công nghiệp nhạy cảm hoặc liên quan tới một công nghệ cụ thể, các quan chức Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và Thương mại có thể xem xét các hạn chế về visa đặc biệt, hay các yêu cầu nâng cao đối với việc thẩm định chuyên sâu, hay các biện pháp hạn chế, liên quan tới thương mại, xuất khẩu, hay tái xuất khẩu, đối với các công ty Trung Quốc mà có thể liên kết với trộm cắp hoặc gián điệp.

4/ Nhận dạng và truyền đạt các mục tiêu rõ ràng

Tương tự như việc Mỹ chưa bao giờ thực hiện các hoạt động quân sự nhằm trực tiếp vào Trung Quốc mà không có mục tiêu rõ ràng, Mỹ không nên thực hiện các biện phép ép buộc kinh tế đối với Trung Quốc mà không có các mục tiêu chính sách rõ ràng nào. Tuy nhiên, trong các trường hợp chính sách gần đây, điều này thường xuyên xảy ra. Do vậy, trong hai năm qua, sự thiếu rõ ràng trong các mục tiêu của các biện pháp ép buộc kinh tế đặc biệt, thì Trung Quốc ít có động cơ hơn đưa ra những nhượng bộ để được giảm các biện pháp ép buộc và một động cơ lớn hơn tương đối để tìm cách tránh né chúng. Thiếu rõ ràng trong các mục tiêu cũng làm tăng khả năng Trung Quốc leo thang. Nếu Trung Quốc coi một biện pháp ép buộc kinh tế nào đó của Mỹ là hung hăng, thì Trung Quốc nhiều khả năng hơn tìm cách trả đũa bằng leo thang thay vì tìm cách giải quyết bằng thương lượng. Thiếu các mục tiêu rõ ràng, và những thách thức trong việc truyền đạt thông tin về các mục tiêu, cũng đã ảnh hưởng tới nhận thức và chính sách của các nước thứ ba đối với Mỹ. Trong khi các nước Đông Nam Á hưởng lợi chủ yếu từ các tác động của cuộc cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung, thì nhận thức về triển vọng của Mỹ lại giảm trong 2 năm qua.

Cung cấp một phát biểu chính sách công chính thức về cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc. Một quan chức cấp cao Chính phủ Mỹ – nhân viên Nhà Trắng hay một thư ký nội các – nên có một phát biểu chính sách công, chính thức về cạnh tranh kinh tế và quan hệ song phương với Trung Quốc và đưa ra một chỉ thị chính sách tổng thống chính thức về cạnh tranh kinh tế Mỹ-Trung đặt ra cơ sở hợp lý về chính sách và các mục tiêu mà sẽ chỉ dẫn Mỹ trong việc sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế. Cách giải quyết này cần làm rõ rằng Mỹ sẽ sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế để đạt được các mục tiêu chính sách và sẽ sửa đổi hay loại bỏ các biện pháp nếu Trung Quốc điều chỉnh chính sách của nước này để phù hợp với tiêu chuẩn rõ ràng. Chính quyền có thể và nên cập nhật lập trường chính sách này với các bài phát biểu hằng năm hoặc nửa năm một lần để phù hợp với môi trường kinh tế năng động và mối quan hệ song phương.

Bổ nhiệm một điều phối viên chính sách kinh tế đối với các vấn đề Trung Quốc tại Nhà Trắng. Nhà Trắng nên đặt ra một Điều phối viên chính sách kinh tế đối với các vấn đề Trung Quốc để giám sát các chính sách kinh tế khác nhau áp dụng cho Trung Quốc, cho dù là các biện pháp ép buộc hay các biện pháp nhằm hỗ trợ tăng trưởng, phát triển và cùng can dự kinh tế. Điều phối viên này nên giám sát một quá trình liên ngành để đánh giá và giảm mức độ gây xung đột của các sáng kiến kinh tế liên quan tới Trung Quốc.

(còn tiếp)

Nguồn: Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS)

CĐ số 7-2020

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s