Nhìn lại quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan – Phần cuối


Trung Quốc cấm nhập khẩu nông thủy sản của Đài Loan

Ngày 8/12, Hải quan Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thủy sản từ 178 nhà khai thác của Đài Loan mà không đưa ra bất kỳ cảnh báo trước, đồng thời yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu phải được đăng ký. Theo ước tính của Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan, hòn đảo này sẽ chịu thiệt hại hơn 6 tỷ Đài tệ (khoảng 200 triệu USD) từ xuất khẩu thủy sản và chuỗi ngành nghề sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng.

Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương đã chỉ trích Bắc Kinh can thiệp thương mại và vi phạm các quy tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cũng chỉ trích rằng cuộc tấn công bất ngờ này làm phương hại cho việc troa đổi thương mại bình thường giữa hai bờ eo biển.

Về vấn đề này, Giáo sư Lâm Văn Trình nói rằng xét một cách lạc quan, đây là lý do tại sao sẽ không xảy ra xung đột quân sự giữa hai bờ eo biển, bởi vì ĐCSTQ trước tiên sẽ sử dụng phương tiện “chiến tranh kinh tế” để gây rối loạn Đài Loan. Ông cho rằng lợi ích của nông dân và ngư dân Đài Loan đã bị ảnh hưởng bởi vấn đề chính trị giữa hai bờ eo biển, Trung Quốc từ lâu đã áp dụng chiến lược “nuôi, mua và giết” nông thủy sản của Đài Loan. Sau khi nông dân và ngư dân bị thiệt hại, họ đã dấy lên làn sóng phản ứng dữ dội đối với chính quyền DPP, sau đó lôi kéo người dân bỏ phiếu cho Quốc dân đảng. Trung Quốc đã sử dụng kinh tế như một  biện pháp để cấm các sản phẩm của Đài Loan, điều mà Đài Loan rất khó lường trước. Nếu đảng đối lập cũng sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh để lên án chính quyền vì lợi ích của các cuộc bầu cử (tổng thống) trong tương lai, thì điều đó sẽ khiến Bắc Kinh cảm thấy các phương pháp của họ hiệu quả và sẽ tiếp tục áp dụng. Nếu các đảng cầm quyền và đối lập của Đài Loan đoàn kết và người dân có sự hiểu biết nhất định thì tác dụng của các phương pháp của Bắc Kinh sẽ giảm đi rất nhiều.

Tháng 6 năm nay (2022), Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu cá mú của Đài Loan sau khi phát hiện thuốc cấm và oxytetracycline vượt quá tiêu chuẩn, khiến lượng cá mú xuất khẩu lên tới 99% không thể tiêu thụ được. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cấm nhập khẩu cá thu đuôi trắng và cá thu ngựa Đài Loan với lý do phát hiện virus SARS-CoV-2 trong bao bì.

Sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ thăm Đài Loan vào tháng 8, Cơ quan Hải quan Trung Quốc cũng ngay lập tức tuyên bố đình chỉ nhập khẩu trái cây họ cam quýt từ Đài Loan với lý do phát hiện côn trùng có vảy gây hại và dư lượng hai loại thuốc trừ sâu vượt quá tiêu chuẩn.

Giáo sư Lâm Văn Trình nói rằng đây có thể chỉ là màn khởi đầu. Lệnh cấm của ĐCSTQ sẽ mở rộng từ các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản của Đài Loan sang ngành công nghiệp thực phẩm. Áp lực có thể mạnh mẽ hơn trong tương lai. Chính quyền Đài Loan phải tích cực hỗ trợ các nhà xuất khẩu khám phá các thị trường nước ngoài khác và giảm bớt lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Thái độ của Đài Loan tương đối mềm mỏng

So với sự cứng rắng của Trung Quốc, phản ứng của Đài Loan đối với Trung Quốc trong năm 2022 không mạnh bằng những năm trước. Thái Anh Văn đã chìa cành ô liu cho Trung Quốc trong bài phát biểu nhân ngày Song Thập. Bà cho biết đối đầu với binh lính chắc chắn không phải là một lựa chọn cho hai bờ eo biển Đài Loan. Bà cũng nói rằng mong muốn dần dần nối lại các hoạt động giao lưu lành mạnh và có trật tự giữa người dân hai bên eo biển, qua đó giảm bớt căng thẳng ở eo biển Đài Loan và sẵn sàng làm việc với Bắc Kinh, các cơ quan chức năng để tìm ra một giải pháp có thể chấp nhận được lẫn nhau để duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.

Lý Hoa Cầu, nhà nghiên cứu tại Hiệp hội nghiên cứu chiến lược ở Đài Bắc cho rằng khi Thái Anh Văn đề cập đến mối quan hệ giữa hai bờ eo biển năm nay, lời lẽ của bà tương đối mềm mỏng. Kết quả của cuộc bầu cử địa phương “9 trong 1” cũng cho thấy cử tri Đài Loan đã có sự thay đổi và thay vì gia tăng tình cảm chống Trung Quốc do sự đàn áp liên tục của lá bài chống Trung Quốc và bảo vệ Đài Loan đã không đặc biệt hiệu quả trong cuộc bầu cử “9 trong 1”. Nói cách khác, người dân Đài Loan đã nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ hai bờ eo biển hoặc quan hệ quốc tế. Quan hệ giữa hai bờ eo biển sẽ tiếp tục trạng thái đọ sức nhưng không phá hoại lẫn nhau.

Giao lưu giữa hai bờ eo biển sẽ nối lại trong vòng một năm

Nhà nghiên cứu Lý Hoa Cầu cho rằng ĐCSTQ hiện chưa có thời gian biểu thống nhất rõ ràng, nhưng trong vòng 5 đến 10 năm tới, họ sẽ tăng cường chuẩn bị quân sự và căn cứ theo tình hình quốc tế. Ông cho rằng cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11 có tác dụng điều hòa quan hệ giữa hai bờ eo biển. Ngoại trừ cuộc tập trận quân sự vào tháng 8, thì Trung Quốc không tiến hành cuộc tập trận quân sự nào sau Đại hội XX. Có vẻ như ĐCSTQ đã nhận được tín hiệu cảnh báo từ Mỹ. Đối với Trung Quốc đại lục, đây phải là yếu tố then chố tkhi họ cân nhắc có nên xâm lược Đài Loan hay không.

Giáo sư Lâm Văn Trình cho rằng việc cải thiện quan hệ Mỹ – Trung vừa có lợi và vừa có hại cho cả hai bờ eo biển Đài Loan. Gần đây tình hình dịch bệnh ở Đài Loan chững lại và Bắc Kinh đã dần dỡ bỏ lệnh phong tỏa, giao lưu nhân dân giữa hai bờ eo biển có thể sắp diễn ra. Trong một năm tới, các mối liên kết nhỏ giữa hai bên eo biển có thể được mở ra. Đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán, nếu các hoạt động trao đổi phi chính thức được nối lại, quan hệ hai bờ eo biển có thể sẽ phát triển theo chiều hướng tốt lên.

Nguồn: TLTKĐB – 09/01/2023

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s