Cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý, các công cụ vĩ mô và thận trọng
Báo cáo năm 2021 của IMF đã điều chỉnh cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng NDT thành cơ chế tỷ giá hối đoái neo với biên độ điều chỉnh, đặc điểm của cơ chế này là trong xu hướng nhận biết theo thống kê, mức độ biến động của tỷ giá hối đoái cần được duy trì trong phạm vi 2% và kéo dài ít nhất trong 6 tháng; nếu tỷ giá hối đoái tăng hoặc giảm liên tục, và tỷ lệ biến động hàng năm của nó không dưới 1%, thì mới có thể được định nghĩa là cơ chế tỷ giá hối đoái neo với biên độ điều chỉnh.
Báo cáo thực hiện chính sách tiền tệ trong quý 3/2022 của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc cho rằng về lịch sử, cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý đã trải qua thử thách của nhiều cú sốc bên ngoài, tỷ giá của đồng NDT có thể được điều chỉnh linh hoạt, và có thể khôi phục sự cân bằng trong khoảng thời gian tương đối ngắn và phát huy có hiệu quả vai trò làm giảm tác động của các cú sốc bên ngoài. Mặc dù tỷ giá hối đoái của đồng NDT không còn bị ngân hàng nhà nước can thiệp, nhưng vẫn phải duy trì tỷ giá ở mức hợp lý và cân bằng. Do đồng USD chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong rổ tiền tệ, nên tỷ giá của đồng NDT so với đồng USD cũng phải ổn định. Một là, can dự vào tỷ giá hối đoái thông qua công cụ vĩ mô và thận trọng thông dụng trong cộng đồng quốc tế, trong đó có một số công cụ được đưa ra kịp thời trong giai đoạn tỷ giá của đồng NDT so với đồng USD có biến động tương đối lớn. Báo cáo của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc cũng cho rằng cơc hế hình thành giá bình quân của tỷ giá đồng NDT so với đồng USD đang không ngừng được hoàn thiện, mức độ mang tính quy tắc, minh bạch và thị trường hóa được nâng cao. Hai là, sự can thiệp thông qua thị trường ngoại hối. Do tỷ giá hối đoái của đồng NDT là cơ chế tỷ giá hối đoái neo với biên độ điều chỉnh, và Mỹ lại thả nổi hoàn toàn, nên Trung Quốc có thể can thiệp một chiều ở mức độ nhất định nhằm phòng ngừa những tác động tiêu cực từ chính sách tiền tệ cấp tiến của Mỹ, tất nhiên điều này cũng có thể gây bất mãn cho các đối tác thương mại.
Triển vọng xu hướng tỷ giá hối đoái của đồng NDT so với đồng USD trong năm 2023
Về triển vọng xu hướng tỷ giá hối đoái của đồng NDT so với đồng USD trong năm 2023, có thể xem xét hai xu hướng: Một là, dựa trên các yếu tố cơ bản; hai là, dựa trên các đặc điểm của cơ chế tỷ giá hối đoái.
Sự khác biệt cơ bản giữa Trung Quốc và Mỹ: Đồng USD được định giá quá cao và đồng NDT gần ở mức cân bằng
Mục tiêu của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc là duy trì tỷ giá đồng NDT ở mức hợp lý và cân bằng, một mặt, phải thể hiện được sự ổn định của tỷ giá trong rổ tiền tệ, mặt khác thể hiện được mức tỷ giá của các loại tiền tệ trong thị trường gần bằng với mức tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER). Tháng 9/2022, IMF dự đoán đồng USD được định giá quá cao và tỷ giá hối đoái của đồng NDT được định giá coa một chút, đây là yếu tố cơ bản của đồng NDT so với đồng USD.
Về triển vọng xu hướng của đồng NDT so với đồng USD trong năm 2023, tác giả bài viết cho rằng vẫn phải dựa vào đặc điểm cơ chế tỷ giá hối đoái neo với biên độ điều chỉnh và cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý. Năm 2023, nền kinh tế thế giới sẽ có nhiều tính khó đoán định do lạm phát cao và rủi ro địa chính trị. Năm 2023, Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy cải cách tỷ giá hối đoái theo định hướng thị trường, tình hình dịch COVID-19, do bất động sản, nhu cầu bên ngoài, tiêu dùng tư nhân và nhu cầu tín dụng có nhiều tính khó đoán định, nên cũng khó có thể dự đoán tỷ giá đồng NDT. Đồng thời, để duy trì tỷ giá của đồng NDT ở mức hợp lý và cân bằng, ngân hàng trung ương cũng tuyên bố sẽ kiên quyết ổn định tỷ giá hối đoái trước những biến động mạnh.
Do đó, tỷ giá hối đoái cân bằng của đồng NDT so với đồng USD trong năm 2023 sẽ tăgn cùng với đồng USD trở lại mức cân bằng, các yếu tố khó đoán định của hai đồng tiền này tăng sẽ khiến tỷ giá của đồng NDT so với đồng USD biến động, mức độ cụ thể sẽ được quyết định bởi sự kịp thời và hiệu quả của chính sách vi mô và thận trọng do ngân hàng trung ương ban hành.
Nguồn: www.ftchinese.com
TLTKĐB – 09/01/2023