2/ Cùng cố hệ thống phòng thủ của Mỹ và các đồng minh
Là một thành phần quan trọng trong việc chống đỡ lại sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc, Mỹ phải chuẩn bị cho việc Trung Quốc sử dụng các chiến lược ép buộc kinh tế để tìm cách thúc đẩy các lợi ích quốc gia. Mỹ có một lợi ích rõ ràng không chỉ trong việc củng cố các chủ thể kinh tế của riêng mình, mà còn trong việc hỗ trợ cho các đồng minh và đối tác nước ngoài để Trung Quốc không tìm được các cách gián tiếp nhằm vào Mỹ và lợi ích của Mỹ.
Thiết lập một quỹ dự trữ cho những chủ thể chịu sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc. Mỹ, dẫn đầu là Bộ Tài chính và Bộ Thương mại, nên thiết lập một quỹ dự trữ cho các công ty và các thành phố chịu sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc. Quỹ này nên đặt tiền đề dựa trên khái niệm bảo vệ các thể chế tôn trọng luật kinh tế quốc tế và các nguyên tắc thị trường cạnh tranh. Quỹ nên hỗ trợ các thực thể bị Trung Quốc đối xử bất công theo một cách chống cạnh tranh mà có thể có ý nghĩa an ninh quốc gia quan trọng đối với Mỹ và một liên minh các đồng minh quan trọng. Tư cách thành viên nhìn chung nên được định hướng theo các nước thành viên G7 và các nước khác. Mỹ nên tận dụng quỹ này và yêu cầu các chính phủ đồng minh đóng góp. Mỹ cũng nên tìm kiếm sự đóng góp từ các công ty thuộc khu vực tư nhân, những công ty mà bản thân họ có thể là ứng cử viên để nhận được hỗ trợ từ một quỹ như vậy, nếu bị Trung Quốc nhắm trực tiếp vào bằng một hành động ép buộc kinh tế. Các nhà lãnh đạo của quỹ này nên xem xem các lựa chọn sửa đổi cấu trúc của nó theo hướng là một phương tiện đảm bảo cho sự tham gia của các thực thể này. Khi đứng đầu một quỹ như vậy, Mỹ có thể tăng cường nỗ lực thuyết phục các quốc gia khác hợp tác chặt chẽ và tích cực hơn với Mỹ áp đặt phí tổn lên Trung Quốc vì những thách thức của họ đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Hơn nữa, bằng cách báo hiệu cho Trung Quốc biết rằng Mỹ và các đồng minh đang thực hiện các bước chặn trước để bảo vệ lợi ích tập thể của họ, Washington có thể ngăn chặn Bắc Kinh khỏi ít nhất một số trường hợp gây áp lực ép buộc kinh tế đối với các thực thể sẽ sử dụng quỹ địa phương.
Xem xét và cập nhật các Quy định phản đối tẩy chay. Mỹ, với sự dẫn dắt của một phái đoàn trong Quốc hội và một nhóm nghiên cứu tại Bộ Thương mại, nên xem xét các Quy định phản đối tẩy chay để đánh giá cách thức Mỹ có thể cập nhật chúng hay ban hành các biện pháp phù hợp khác để hỗ trợ các công ty Mỹ là mục tiêu của cạnh tranh kinh tế Trung Quốc nhắm tới. Các nhà lãnh đạo Mỹ nên hợp tác chặt chẽ với các đối tác nước ngoài để xem xét làm thế nào các quyền hạn pháp lý tương đương có thể được thông qua trong các quyền hạn phán xét khác nhau, đặc biệt là các nền kinh tế lớn toàn cầu khác.
Những khuyến nghị về thu hút khu vực tư nhân
Chính phủ Mỹ nên tiếp cận khu vực tư nhân theo một cách chính thức và minh bạch hơn. Một số thách thức mà Trung Quốc đặt ra cho Mỹ trong thời đại cạnh tranh nước lớn không thể được giải quyết chỉ bởi mình Chính phủ Mỹ, và việc đối phó với những thách thức nhất định của Trung Quốc sẽ đòi hỏi phải hợp tác với các công ty khu vực tư nhân của Mỹ. Chính phủ Mỹ càn gia tăng tăng hợp tác với khu vực tư nhân để cải thiện việc chia sẻ thông tin về sự ép buộc kinh tế và chiến thuật của Trung Quốc để giảm thiểu phí tổn phát sinh không mong muốn của các biện pháp của Mỹ. Ngoài ra, một cách tiếp cận hợp tác với khu vực tư nhân có thể xây dựng dựa trên các cách tiếp cận theo quy định để đưa ra các chiến lược hiệu quả hơn. Ví dụ, Chính phủ Mỹ không có các công cụ điều tiết hiệu quả để có thể ngăn chặn hợp pháp các công ty của Mỹ làm theo các loại ép buộc kinh tế nhất định của Trung Quốc, như việc Trung Quốc yêu cầu các công ty Mỹ kiểm duyệt các thông tin trên truyền thông xã hội và kiềm chế nói về các vấn đề chính trị như Tây Tạng. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ có thể khuyến khích khu vực tư nhân thiết lập các cơ chế và cam kết tự nguyện để chống lại áp lực như vậy của Trung Quốc.
Tăng cường dòng chảy thông tin và hợp tác với khu vực tư nhân
Can dự tốt hơn với khu vực nhân sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc ở cả lĩnh vực kinh tế và an ninh quốc gia. Các quan chức Mỹ và khu vực tư nhân nên thực hiện một số bước đi để cải thiện hợp tác trong hỗ trợ chính sách của Mỹ.
Cải thiện chia sẻ thông tin. Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính nên thiết lập một cơ chế chia sẻ thông tin để thu thập thông tin về các trường hợp sử dụng biện pháp ép buộc kinh tế của Trung Quốc nhằm vào các công ty Mỹ và công bố một báo cáo định kỳ về việc Trung Quốc sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế. Cảnh báo này được gửi trực tiếp tới Chính phủ Mỹ trên cơ sở bí mật, hoặc gửi trực tiếp hoặc nặc danh tới những người dùng khác trong hệ thống cảnh báo và Chính phủ Mỹ. Các nhà phân tích chính phủ, từ các cộng đồng tài chính và tính báo, có thể chắt lọc các bài học từ những cảnh báo cho các báo cáo định kỳ, đồng thời triệu tập tới các phiên nghe báo cáo định kỳ hoặc hội nghị để các đại diện khu vực tư nhân có thể trực tiếp chia sẻ thông tin và tham gia chủ đề này.
Thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử khu vực tư nhân với Trung Quốc. Các hiệp hội thương mại khu vực tư nhân hàng đầu, bao gồm Phòng Thương mại Mỹ và các hiệp hội thương mại chuyên về các hoạt động chế tạo và công nghệ cao, cùng với Bộ Ngoại giao Mỹ và Hội đồng an ninh quốc gia, nên thúc đẩy phát triển một bộ quy tắc ứng xử khu vực tư nhân với Trung Quốc. Bộ quy tắc ứng xử tự nguyện nên bao gồm các cam kết của các công ty Mỹ để kiềm chế tham gia các hoạt động nhất định ở Trung Quốc hay với các thực thể Trung Quốc mà sẽ chống lại các giá trị và lợi ích của Mỹ, như hỗ trợ kiểm duyệt và giám sát của Trung Quốc. Bộ quy tắc này cũng nên bao gồm các cam kết của các công ty Mỹ chống lại áp lực ép buộc kinh tế của Trung Quốc theo tiêu chí cụ thể được xác định bởi các nhà soạn thảo và các bên ký kết ban đầu. Chính phủ Mỹ nên xem xét một gói ưu đãi có thể có hiệu lực đối với các công ty tự nguyện ký vào bộ quy tắc ứng xử. Các quan chức Mỹ cũng nên phối hợp với các đối tác nước ngoài để thúc đẩy các quá trình tương tự ở các nước khác, và chào đón các quan sát viên từ các nước đồng minh và đối tác đến Mỹ học hỏi.
(còn tiếp)
Nguồn: Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS)
CĐ số 7-2020