Những mùa trong cuộc đời – Phần cuối


Không ai lĩnh hội sự thúc đẩy phát triển chéo nghiêm túc hơn học giả Giuseppe Ferrari. Sinh ra trong khoảng thời gian Napoleon qua đời và đến tuổi trưởng thành cùng với các thanh niên cấp tiến của thập niên 1840, Ferrari nhận thấy trong lịch sử phương Tây có một chu kỳ tương tự như của Khaldun. Ferrari là một người Ý ủng hộ nền cộng hòa khi quê hương Piedmont của ông vẫn nằm trong sự kìm kẹp của vương triều Áo. Sau sự thất bại của các cuộc nổi dậy năm 1848, ông tham gia giới trí thức Ý khác và trốn sang Paris, nơi nông đã viết Teoria dei periodi politici (Tạm dịch: Lý thuyết về thời kỳ chính trị), một tiểu luận về những nguyên nhân mang tính thế hệ của “các thời kỳ chính luận về những nguyên nhân mang tính thế hệ của “các thời kỳ chính trị”. Ferrari tin rằng sự thay đổi thế hệ là động lực duy nhất đằng sau tất cả những tiến bộ văn minh kể từ khi Đế chế La Mã kết thúc. Teoria của ông là một danh sách bách khoa về Generazioni (các thế hệ) qua nhiều thế kỷ, được nhóm thành các chu kỳ [gồm] bốn kiểu mẫu, mà ông nhấn mạnh là “yếu tố chính của thủy triều lên và xuống” trong lịch sử Pháp, Đức, Nga, Italy và các nơi khác. Theo Ferrari, một thế hệ cách mạng đưa ra một ý tưởng mới, thế hệ phản động đấu tranh chống lại ý tưởng đó, một thế hệ hòa hợp sử dụng ý tưởng đó để thiết lập cộng đồng và xây dựng thể chế chính trị, còn một thế hệ chuẩn bị thì làm suy yếu dần sự hòa hợp ấy, sau đó chu kỳ lặp lại.

Nửa thế kỷ sau, một sự quá mức của lịch sử – tác động của Thế chiến I đối với thế hệ người châu Âu sắp đến tuổi trưởng thành – đã truyền cảm hứng cho sử gia người Đức Eduard Weschssler viết về các thế hệ như một sự tiếp nối “những cuộc đấu tranh về thế giới quan”. Ông xác định “có tất cả bốn nền tảng cổ xưa bao gồm tri giác, suy nghĩ, kinh nghiệm, và hiểu biết, đều có niên đại từ thời Hy Lạp cổ đại”, chúng nối tiếp nhau trong chuỗi cố định. Ông mô tả bốn loại gồm có vật lý cơ học, toán hữu tỉ, vũ trụ-hữu cơ, và đạo đức-cá nhân, lưu ý mỗi loại có Denkform (cách suy nghĩ/cách tư duy) của riêng nó đối với hầu hết mọi thứ trong cuộc sống: ghét, yêu, tiếp cận với nghệ thuật, quan điểm về Thiên Chúa… Đối với từng mẫu thế hệ, ông gán cho một thể loại tư duy (khoa học, hùng biện, thần thoại, sử thi) và một mô hình hình học của tư duy (kim tự tháp, hình nón, hình tròn, xoắn ốc).

Ngay sau Thế chiến II, Arnold Toynbee mô tả “Chu kỳ Thế kỷ Tự nhiên” là cơ sở cho chu kỳ chiến tranh của ông, thực tế đây là một lý thuyết về các mẫu hệ. Toynbee khẳng định, lý do những cuộc chiến tranh lớn nổ ra trong các khoảng thời gian định kỳ là vì ảnh hưởng của chúng đối với con người ở các độ tuổi khác nhau. Những người lính trẻ của một cuộc chiến tranh lớn sau đó kiềm chế không tuyên bố một cuộc chiến khác khi họ trở thành các nhà lãnh đạo lớn tuổi. Những người không nhớ chút nào về cuộc chiến sau đó lại trở thành người tuyên bố cuộc chiến tranh lớn tiếp theo. Khi bạn đặt các thế hệ chuyển tiếp vào giữa những người chiến đấu trong chiến tranh và những người tuyên chiến, bạn có thể xây dựng một chu kỳ [gồm] bốn mẫu theo nhịp của chu kỳ chiến tranh Toynbee.

Cách mạng Nhận thức gần đây nhắc đến hai lý thuyết mới về bốn mẫu thế hệ, một của châu Âu và một của Mỹ. Trở lại thập niên 1920, khi Ortega y Gasset mô tả chi tiết “các quỹ đạo quan trọng” của các thế hệ châu Âu trước thời phát xít, ông chưa bao giờ tổ chức những lý thuyết của mình thành một hệ thống. Sau khi Ortega y Gasset qua đời, học trò ông đã làm việc này. Julián Marias áp dụng ý tưởng của thầy mình vào những gì mà sau này đã xảy ra với “thế hệ 1968” hỗn loạn (những người châu Âu đồng đẳng với Thế hệ Bùng nổ của Mỹ). Marias hận định được một chu kỳ bốn phần: Thế hệ thứ nhất tạo ra và khởi xướng, thế hệ thứ hai tạo ra một tính cách tuân thủ, thế hệ thứ ba phản ánh và đưa ra giả thuyết, còn thế hệ thứ tư mang phong cách thách thức các khuôn mẫu và tập quán.

Cũng trong khoảng thời gian đó ở Mỹ, giáo sư chuyên khoa nghiên cứu chính trị trường Đại học Harvard là Samuel Huntington nhận thấy có một Khoảng cách Thế hệ khiến các giảng viên thuộc Thế hệ vĩ đại nhất giống ông đối đầu với những sinh viên chuyên gây rối loạn thuộc Thế hệ Bùng nổ. Ông trả lời bằng cách xác định một chu kỳ IvI (Institutions versus Ideals – Thết chế đối lập với Lý tưởng) lặp đi lặp lại bốn phần, một sự luân phiên giữa các giai đoạn phát triển thiết chế và phát triển giá trị, trải qua hai thế kỷ từ thập niên 1770 đến thập niên 1960. Chu kỳ của Huntington phù hợp với saeculum. Và mặc dù ông không xác định rõ ràng cách phân loại thế hệ, nhưng ông trực tiếp ám chỉ một điều: Thế hệ thứ nhất xây dựng các thiết chế, thế hệ thứ hai hoàn thiện các thiết chế đó trong khi bắt đầu nhận thức được những khiếm khuyết đạo đức của mình (một thái độ mà ông gọi là đạo đức giả), thế hệ thứ ba đề xuất những ý tưởng mới, và thế hệ thứ tư thử nghiệm những ý tưởng này trong khi bắt đầu nhận thức được những thiếu sót thực tiễn của mình (một thái độ mà ông gọi là hoài nghi).

Gần đây hơn, một chu kỳ bốn mẫu đã được nhận thấy bởi George Modelski, trong bối cảnh chu kỳ dài Toynbee về chiến tranh và hòa bình. Khi nghiên cứu lịch sử thế giới mà đặc biệt là ở Mỹ, Modelski mô tả một sự thay đổi có tính chu kỳ giữa việc thiết lập các định mức và đạt được các mục tiêu. Bị thuyết phục trước lời dạy của Talcott Parsons rằng sự thay đổi xã hội diễn ra trong bốn giai đoạn, nên Modelski đã khẳng định rằng một xã hội không thể đi trực tiếp từ việc thiết lập các định mức đến việc đạt được các mục tiêu rồi tới thiết lập định mức mới mà không trải qua các giai đoạn trung gian. Điều mà Modelski gọi là “cơ chế thế hệ” làm nền tảng cho động lực saeculum bốn phần của ông là một sự nối tiếp của các thế hệ đến tuổi trưởng thành đi từ một thế hệ xây dựng đến một thế hệ thích ứng tới một thế hệ chuẩn mực rồi một thế hệ cạnh tranh.

Các chu kỳ bốn loại thế hệ

NguồnTiên triDu cưAnh hùngNghệ sĩ
CỰU ƯỚCMoses (tiên tri)Các tín đồ Golden Calf (võ đạo)Joshua (quả cảm)Thủ lĩnh (quản lý)
HOMERNestor (khôn ngoan)Agamemnon (bị nguyền rủa)Odysseus (ngạo mạn)Telemachus (cung kính)
POLYBIUSDân túyVô chính phủĐế vươngQuý tộc
KHALDUNPhớt đờiKhinh miệtSáng lậpNgưỡng mộ
FERRARICách mạngPhản độngHòa hợpChuẩn bị
WECHSSLERHữu cơ (huyền thoại, chu kỳ)Cá nhân (sử thi, xoắn ốc)Cơ học (khoa học, kim tự tháp)Toán học (hùng biện, hình nón)
TOYNBEETuyên chiếnQuá già để chiến đấuChiến đấuQuá trẻ để chiến đấu
MARÍASTrầm ngâmChống lại phong tụcKhởi xướngTuân thủ
HUNTINGTONDạy đờiHoài nghiThiết chế hóaĐạo đức giả
MODELSKIChuẩn mựcCạnh tranhXây dựngThích ứng

Tất cả những lý thuyết này phản ánh một mô hình từ thời Cựu Ước – một chu kỳ [gồm] bốn mẫu đã được thấy qua 4000 năm, ở nhiều nền văn hóa, cùng mọi hệ thống chính trị và xã hội có thể tưởng tượng. Các tên gọi thì khác nhau, nhưng thứ tự nguyên mẫu (Tiên tri – Du cư – Anh hùng – Nghệ sĩ) luôn có thể xác định được – và luôn giống nhau.

Trong các xã hội cổ đại, chu kỳ bốn nguyên mẫu này xuất hiện bất cứ khi nào thời kỳ Khủng hoảng sinh ra một Thế hệ Anh hùng hoặc bất kỳ khi nào một thời kỳ Thức tỉnh sinh ra một Thế hệ Tiên tri. Sau đó, tính ì của truyền thống đã cản trở chu kỳ này và đẩy xã hội trở lại với một vai trò được xác định từ trước và không thay đổi tương ứng cho mỗi giai đoạn cuộc đời. Khi thời đại hiện đại bắt đầu, chu kỳ thế hệ này xuất hiện một lần nữa. Tuy nhiên, lần này truyền thống nhường bước, và chu kỳ bốn nguyên mẫu tiếp tục với sức mạnh riêng của mình. Cho dù vấn đề lịch sử là gì, Namenworth đều nhận thấy nó cần “bốn thế hệ trọn vẹn và nối tiếp nhau đi theo một trình tự giải quyết vấn đề hoàn chỉnh”. Ông tiếp tục cho rằng, đối với chúng ta thời hiện đại, “sự nối tiếp thế hệ này do đó cũng có thể phác họa rõ nét bánh xe của thời đại chúng ta”.

Không ở đâu và khi nào khác trong lịch sử con người, chu kỳ của các thế hệ lại đẩy bánh xe thời gian này với lực mạnh như ở Mỹ.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: William Strauss, Neil Howe – Bước chuyển thứ tư – NXB TG 2019

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s