Tự động hóa và số hóa trong vận tải container đường biển – Phần I


Khi bàn về tự động hóa trong ngành vận tải container đường biển, người ta vẫn thường xem xét nội dung này từ góc nhìn trình độ công nghệ, và các đề tài thường được bàn đến là các con tàu không người lái, bến cảng container hoàn toàn tự động và kỹ thuật in 3D. Trong bài này tác giả sẽ bàn về tự động hóa, nhưng không phải từ góc nhìn của một công nghệ riêng lẻ nào, và do đó cũng sẽ không đi sâu vào việc một công nghệ sẽ ảnh hưởng đến ngành chi tiết như thế nào hay ai sẽ đi đầu để phát triển công nghệ đó. Thay vì vậy, tác giả sẽ bàn từ khía cạnh tự động hóa sẽ thay đổi những động lực và mô hình kinh doanh trong ngành như thế nào.

Tự động hóa đơn giản là sự thay đổi từ sử dụng lao động của con người trong công việc sang dùng máy tính hoặc người máy (robot). Khi mà công việc được chuyển sagn thực hiện hoàn toàn bởi phần mềm, chúng ta gọi hoạt động này là số hóa. Trong tất cả các khâu của dòng chảy công việc liên quan đến quá trình thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin, số hóa là bước phát triển hoàn toàn khả thi. Còn khi các công việc hữu hình được thực hiện bởi các người máy, chúng ta sẽ sử dụng khái niệm tự động hóa.

Chúng ta sẽ bàn về tự động hóa trước. Các hoạt động hữu hình trong ngành vận tải container có thể được bóc tách và phân loại vào các lĩnh vực sau: vận tải ở vùng hậu phương cảng biển, hoạt động khai thác tàu, khai thác tại cảng, đóng rút hàng hóa trong container cũng như hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng container. Mở rộng ra một chút, chúng ta có thể bao gồm thêm cả khâu sản xuất hàng hóa nói chung, vì hoạt động này có tác động trực tiếp đến nhu cầu vận chuyển container. Một số hoạt động đề cập ở trên sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tự động hóa, trong khi những tác động hạn chế hơn có thể được ghi nhận ở những hoạt động còn lại. Thêm vào đó, do chúng ta đang xác lập tầm nhìn của ngành chỉ đến năm 2025, thời điểm mà những thay đổi từ tự động hóa chưa chắc chắn là sẽ được áp dụng toàn bộ, trong trường hợp đó thì tầm nhìn được mở rộng ra xa hơn mốc 2025 này.

Hoạt động khai thác tàu sẽ được phân tích đầu tiên. Xét từ khía cạnh tự động hóa, trong thời gian qua, thiết kế những con tàu hoàn toàn tự động đã được nghiên cứu phát triển, các con tàu này được thiết kế để vận hành mà không có một thuyền viên nào trên tàu cả. Thuần túy kỹ thuật mà nói thì ngay cả những con tàu lớn đi biển xa cũng có thể được đóng theo hướng không cần người vận hành trên tàu. Nhưng với thực trạng ngành vận tải biển như hiện nay, và xem xét tầm nhìn đến năm 2025, thì viễn cảnh này sẽ chưa được rõ ràng cho lắm. Có 4 nguyên nhân chính cho quan điểm này.

Nguyên nhân đầu tiên liên quan đến tính kinh tế. Các con tàu không người lái mang đến hai lợi thế chính, và cả hai đều liên quan đến tiết kiệm chi phí. Thứ nhất là chi phí thuyền viên, thứ hai là chi phí khai thác, vì các con tàu không người lái sẽ được thiết kế để vận hành theo cách thức hiệu quả nhất thể hiện qua các yếu tô như tiêu thụ nhiên liệu, độ tin cậy về lịch vận chuyển, hao mòn máy móc. Tùy vào kích cỡ tàu và mô hình triển khai tàu, chi phí thực tế tiết kiệm được có thể sẽ có khác biệt đáng kể so với các con tàu truyền thống.

Nhưng để có được khoản tiết kiệm này, chúng ta phải đổi lại bằng một chi phí lớn ở khâu đóng tàu. Do các con tàu này sẽ không có thuyền viên, nên cũng sẽ chẳng có ai ở trên tàu để sửa chữa và bảo dưỡng khi tàu đang ở trên biển cả. Đây có thể không phải là vấn đề quá lớn khi mà các trục trặc trên tàu có thể được khắc phục thông qua điều khiển từ xa bằng phần mềm hoặc các robot. Tuy nhiên, một con tàu hoạt động trên các tuyến xa có thể bị đặt vào những tình huống mà các loại máy móc trên tàu gặp sự cố hỏng hóc mà cho đến năm 2025, sẽ là không khả thi nếu kỳ vọng rằng các robot có thể phát triển đến tầm đủ trình độ để sửa chữa được các loại hư hỏng này theo cách toàn diện như con người có thể làm được như hiện nay.

Điều này đưa đến kết luận rằng để một con tàu có thể vận hành mà không có người lái vào năm 2025, các xưởng đóng tàu phải đóng được một con tàu có thể tránh được những hư hỏng máy móc khi đang hải hành, hoặc ít nhất có thể xử lý được những hỏng hóc cản trở tàu cập bến cảng kế tiếp trong hải trình của mình. Về mặt kỹ thuật, đòi hòi này không phải là bất khả thi. Chúng ta vốn dĩ đã có những hệ thống máy móc được thiết kế và sản xuất với mức độ kháng lại hỏng hóc rất cao – máy bay thương mại, các loại vệ tinh hay máy điều hòa nhịp tim là một vài ví dụ cho các sản phẩm như vậy. Nhưng đây là lúc phải cân nhắc đến chuyện chi phí. Để xây dựng hệ thống máy móc với tính năng như vậy trên tàu, thì đóng một con tàu không có người lái sẽ đắt đỏ hơn rất nhiều so với tàu sử dụng thuyền viên, do con tàu này sẽ phải được trang bị thêm nhiều loại thiết bị, máy móc mà có thể thừa thãi một chút, nhưng bắt buộc phải có. Thêm vào đó, những con tàu này sẽ cần được bảo trì rất kỹ lưỡng và chi tiết khi tàu neo đậu tại cảng – cũng giống như các máy bay thương mại phải được thực hiện kiểm tra toàn diện trước khi bay. Và việc bảo trì sẽ lại bổ sung một khoản chi phí không nhỏ vào khâu khai thác những con tàu không người lái.

Kết quả tính toán những chi phí bổ sung khi vận hành đội tàu không người lái sẽ có khác biệt rất lớn tùy thuộc vào việc hãng tàu sẽ chọn đưa vào những chi phí chính nào, ví dụ như chi phí đóng tàu, chi phí bảo trì tàu tại cảng cũng như phí tổn cho những dịp hiếm hoi mà bất chấp mọi loại phòng ngừ, thì máy móc vẫn bị trục trặc khi tàu ở trên biển và một nhóm chuyên viên phải được cử ra tàu để khắc phục sự cố đó. Nhưng tính toán kiểu gì đi nữa thì cũng khó mà ra được kết quả là đến năm 2025, đầu tư vào tàu không người lái sẽ mang lại lợi nhuận. Để việc đầu tư vào một đội tàu như vậy mang lại lợi nhuận, chúng ta cần có lợi ích về quy mô trong cả hai yếu tố, đầu tiên là số lượng tàu cần được đóng mới – để bù đắp cho chi phí nghiên cứu chắc chắn là rất tốn kém, kế tiếp là tạo ra lợi thế quy mô cho hoạt động bảo dưỡng tại cảng.

Chúng ta đến với nguyên nhân thứ hai và thứ ba của câu hỏi vì sao chúng ta sẽ khó thấy các con tàu không người lái hoạt động trên các tuyến vận chuyển container biển xa vào năm 2025. Vấn đề này liên quan đến câu hỏi cốt lõi khác là liệu chúng ta có tin tưởng vào công nghệ tự hành hay không, và chúng ta có thể ứng dụng công nghệ này nhanh như thế nào một khi chúng ta đã tin tưởng hoàn toàn vào nó. Đây không chỉ là câu hỏi mà gần như là đã được nêu lên trong tất cả các ngành kinh tế, mà còn là câu hỏi đã đặt ra rất nhiều lần trong lịch sử ngành vận tải biển. Một bài học có giá trị từ lịch sử ngành là sự chuyển tiếp từ tàu buồm sang tàu chạy bằng hơi nước. Mặc cho tính ưu việt của tàu hơi nước đã được khẳng định, quá trình chuyển tiếp này vẫn mất đến hơn 50 năm để hoàn thành, đó là nếu chúng ta chỉ tính từ thời điểm có sự tăng tốc rõ rệt trong việc đăng ký các tàu hơi nước mới.

Trong nhiều nguyên nhân cho triển vọng thấp về tàu không người lái vào năm 2025, thì có hai nguyên nhân quan trọng liên quan đến chính các con tàu.

+ Đầu tiên là mức độ tin cậy của tàu không người lái. Một chủ tàu muốn đóng tàu mới, thì xme như là sẽ đầu tư vào một tài sản với khả năng hoạt động dự kiến là 25 năm. Do đó cần phải thuyết phục ông chủ này rằng, một con tàu không người lái sẽ duy trì khả năng hoạt động ổn định trong 25 năm – còn không thì phải thuyết phục ông ta rằng chi phí đầu tư vào một con tàu như vậy, chắc chắn là cao hơn các tàu container thông thường, sẽ được thu hồi trong khoảng thời gian ngắn hơn. Tại thời điểm tôi viết những dòng này, không có một con tàu tự động nào đang hoạt động cả, do đó không có một luận cứ nào đảm bảo cho khả năng hoạt động trong 25 năm của loại tàu này. Đây rõ ràng là bài toán con gà và quản trứng kinh điển.

+ Tiếp theo, ngay cả khi các chủ tàu được thuyết phục rằng các tàu tự động có thể vận hành ổn định trong khoảng thời gian như vậy và việc khai thác tàu sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ ràng, thì dòng đời của đội tàu container hiện tại sẽ là rào cản đối với việc đóng mới các tàu container không người lái. Đội tàu container thế giới hiện vẫn chưa toàn về già, đa số các tàu chạy tuyến biển xa đều còn tương đối trẻ, và xét đến trường hợp các tàu siêu lớn (ultra-large), thì nhóm tàu này vẫn là một phần của đội tàu mãi cho đến năm 2040. Phần lớn đội tàu hiện tại vẫn sẽ hoạt động trên thị trường đến sau năm 2025, và sau đó thì những con tàu được thay thế chủ yếu chỉ là tàu nhỏ.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lars Jensen – Vận tải container đường biển đến năm 2025 – NXB ĐHKTQD 2018

Sáu bước cách biệt – Phần II


Thomas Blass, một nhà tâm lý học xã hội đã dành suốt mười lăm năm nghiên cứu chuyên sâu về cuộc đời và các công trình của Stanley Milgram, chỉ cho tôi thấy, bản thân Milgram không bao giờ dùng cụm “sáu bước cách biệt”. John Guare lần đầu sử dụng thuật ngữ này trong vở kịch xuất sắc của ông năm 1991. Sau một mùa rất thành công ở Broadway, vở kịch được chuyển thể thành phim cùng tên. Trong vở kịch, Ousa (nhân vật Stockard Channing đóng trong phim), suy nghĩ về mối tương kết của mọi thứ, nói với con gái rằng, “Cha được đọc ở đâu đó rằng mọi người trên hành tinh chỉ cách nhau sáu người khác. Sáu bước cách biệt. Giữa chúng ta và mọi người trên hành tinh này. Cả Tổng thống Mỹ. Người chèo thuyền ở Venice… Không phải chỉ những tên tuổi mới như vậy. Ai cũng thế. Một thổ dân trong một khu rừng nhiệt đới. Một Tierra del Fuegan hay một Eskimo nào đó. Cha bị buộc với mọi người trên thế giới này bởi một chuỗi sáu người. Đó quả là một suy nghĩ uyên thâm… Mỗi người là một cách cửa mới mở ra những thế giới khác”.

Nghiên cứu của Milgram chỉ giới hạn trong nước Mỹ, kết nối những người dân từ các thành phố như Wichita và Omaha đến Boston. Tuy nhiên, đối với nhân vật Ousa của Guare, sáu bước đúng trên quy mô toàn thế giới. Bởi nhiều người xem phim hơn là đọc những nghiên cứu xã hội học, bộ phim của Guare nhanh chóng trở nên phổ biến. Giả thuyết “sáu bước cách biệt” đã ra đời như thế.

Giả thuyết này thật sự là điều thú vị, bởi vì nó cho rằng, dù xã hội này có rộng lớn, đa dạng đến mức nào, ta đều có thể kết nối hai người bất kỳ qua những liên kết xã hội. Trong một mạng lưới gồm sáu tỉ nút, nối bất kỳ hai nút nào với nhau chỉ cần trung bình sáu liên kết mà thôi. Thật sự có một con đường giữa hai người bất kỳ từ mọi ngóc ngách của thế giới! Điều này quả kỳ diệu! Chúng ta đã biết rằng, để tạo một mạng kết nối hoàn toàn, chỉ cần mỗi người có hơn một liên kết xã hội. Vì tất cả chúng ta đều có nhiều hơn một liên kết, nên mỗi người cũng đều là một phần của mạng lưới khổng lồ mà chúng ta gọi là xã hội.

Stanley Milgram khiến ta nhận ra rằng, chúng ta không chỉ kết nối với nhau, mà sống trong thế giới mà mỗi người chỉ cách nhau khoảng vài cái bắt tay mà thôi. Tức là, thế giới này thật sự nhỏ bé, xã hội là một mạng lưới rất dày đặc. Chúng ta có nhiều quan hệ xã hội hơn ngưỡng tới hạn. Tuy nhiên, phải chăng sáu bước cách biệt là một nét độc đáo chỉ có ở con người, gắn với ước vọng thuộc về các xã hội, và cộng đồng trong sâu thăm con người chúng ta? Hay những mạng lưới khác cũng như vậy? Câu trả lời cho những câu hỏi này chỉ xuất hiện vài năm trước. Bây giờ, chúng tôi đã biết rằng các mạng xã hội không phải là những tiểu thế giới duy nhất.

2

“Giả sử, hết thảy thông tin trữ trong máy tính khắp nơi được kết nối với nhau… Tất cả những thông tin giá trị nhất trong mọi máy tính của CERN (Trung tâm châu Âu Nghiên cứu hạt nhân) và trên thế giới đều có sẵn cho tôi và mọi người sử dụng. Thế là xuất hiện một không gian thông tin toàn cầu đơn nhất”. Đây là điều mong mỏi của Tim Berners-Lee khi ông là một lập trình viên tại CERN, Geneva, Thụy Sĩ. Để biến giấc mơ thành sự thật, ông viết một chương trình điện toán cho phép các máy tính chia sẻ thông tin – tức kết nối với nhau. Nhờ đó, ông đã tạo ra một mạng lưới nhân tạo mà giờ đây tất cả chúng ta đều biết đến. Chỉ chưa đến mười năm, nó đã trở thành Mạng toàn cầu (World Wide Web), một trong những mạng lưới nhân tạo lớn nhất từ trước đến nay. Mạng toàn cầu chính là mạng ảo, có các nút là những trang web có đủ thứ trên đời: tin tức, phim ảnh, các công thức, tiểu sử, sách vở. Bất cứ thứ gì có thể viết ra, vẽ hình, hay chụp ảnh, đều có thể tìm thấy trong một nút của Mạng toàn cầu dưới một hình thức nào đó.

Sức mạnh của Web nằm ở các liên kết (đường link), định vị cố định của nguồn tài nguyên (URL) cho phép chúng ta chỉ một cú nhấp chuột có thể nhảy từ trang này sang trang khác. Nhờ các liên kết URL mà ta có thể lướ (surf), định vị và xâu nối thông tin lại với nhau. Các liên kết này biến những tài liệu cá nhân thành một mạng khổng lồ bện với nhau qua những cú nhấp chuột. Chúng là những mũi khâu giữ cho những mảnh vải của thông tin hiện đại gắn kết với nhau. Nếu cắt bỏ các liên kết này, Mạng toàn cầu sẽ tan biến trong tích tắc, vô số những cơs ở dữ liệu khổng lồ thành vô dụng, một sự phá hủy tạm thời thế giới tương kết của chúng ta.

Web ngày nay lớn nhường nào? Có bao nhiêu trang web và liên kết trong đó? Đến tận gần đây, không ai có thể trả lời câu hỏi đó, không có tổ chức nào chịu trách nhiệm theo dõi tất cả các nút và liên kết. Chính Steve Lawrence và Lee Giles, làm việc tại Viện nghiên cứu NEC ở Princeton, đã nhận thử thách đặc biệt này năm 1998. Phép đo của họ cho thấy vào năm 1999, Web đã có gần một tỉ trang văn bản – con số không nh3o so với một xã hội ảo mới mười năm tuổi. Bởi tốc độ phát triển của Web nhanh hơn tốc độ phát triển xã hội con người, rất có thể là vào thời điểm cuối cuốn sách này được xuất bản, số trang văn bản trên Web sẽ nhiều hơn số cư dân trên trái đất.

Nhưng vấn đề thực sự không nằm ở kích thước Web mà là khoảng cách giữa hai trang văn bản. Cần bao nhiêu nhấp chuột để đi từ trang chủ của một học sinh trung học ở Omaha tới trang web của một nhà môi giới chứng khoán ở Boston? Mặc dù có hàng tỉ nút, phải chăng Web cũng là một “thế giới nhỏ”? Câu trả lời cho câu hỏi này thực sự liên quan đến tất cả những ai dùng Web. Nếu các trang văn bản cách nhau hàng ngàn cú nhấp chuột, việc tìm tài liệu mà không có công cụ tìm kiếm là việc bất khả thi. Nếu Web không phải “thế giới nhỏ”, có lẽ mạng lưới đằng sau xã hội và thế giới trực tuyến có sự khác biệt căn bản. Nếu vậy, để thông hiểu các mạng lưới, chúng ta cần phải hiểu nguyên nhân của khác biệt này. Vì thế, cuối năm 1998, tôi cùng với Reka Albert và Hawoong Jeong – hai nghiên cứu sinh đều làm việc trong nhóm nghiên cứu của tôi tại khoa vật lý Đại học Notre Dame, bắt đầu nghiên cứu kích thước thế giới Web.

Mục tiêu đầu tiên của chúng tôi là có được một sơ đồ Web, về cơ bản là tóm tắt tất cả những trang văn bản và những liên kết giữa những trang văn bản này. Chắc chắn, thông tin rút ra từ sơ đồ như vậy sẽ rất mới mẻ. Nếu chúng ta tạo ra một sơ đồ tương tự cho xã hội, sơ đồ đó phải bao gồm những sở thích cá nhân, nghề nghiệp của mỗi người và cả những người mà họ quen biết. Sơ đồ này sẽ khiến thử nghiệm của Milgram trở nên cồng kềnh và lỗi thời. Chỉ trong vài giây, nó sẽ cho chúng ta biết con đường ngắn nhất đến một người bất kỳ trên thế giới. Nó sẽ là một công cụ cần thiết cho tất cả mọi người từ các chính trị gia đến nhân viên bán hàng và các nhà dịch tễ học. Tất nhiên, không thể xây dựng một “công cụ tìm kiếm xã hội” như vậy, ta sẽ mất cả đời người để phỏng vấn tất cả 6 tỷ người trên Trái Đất rồi tìm hiểu về bạn bè và người quen của họ. Tuy nhiên, Web có một khác biệt diệu kỳ với xã hội loài người: chúng ta có thể định vị các liên kết của nó ngay lập tức. Chỉ với những cú nhấp chuột mà thôi.

Không giống như xã hội hiện tại của chúng ta, Web hoàn toàn là kỹ thuật số. Chúng ta có thể viết một phần mềm tải bất cứ tài liệu nào, tìm tất cả những liên kết của các tài liệu đó, sau đó đến và tải những tài liệu mà tài liệu này chỉ đến, tiếp tục như vậy cho đến khi đi hết các trang web. Nếu bạn chạy một chương trình như thế, về lý thuyết, nó sẽ đem lại một sơ đồ Web hoàn chỉnh. Trong một thế giới máy tính phần mềm này sẽ được gọi là một robot hay crawler bởi nó sẽ đi khắp các Web dù không có sự cho phép của con người. Những bộ máy tìm kiếm (search engine) như Alta Vista hay Google, có hàng ngàn những máy tính chạy vô số những robot để ngay lập tức tìm kiếm những tài liệu mới trên Web. Về quy mô, nhóm nghiên cứu nhỏ của chúng tôi rõ ràng không thể so sánh với những bộ máy này. So Jeong tạo ra một robot thực hiện công việc đơn giản hơn. Đầu tiên, robot này sẽ vẽ cho chúng tôi sơ đổ của miền nd.edu bằng cách phác đồ khoảng 300.000 trang của Đại học Notre Dame, tức là thu thập điện tử bao gồm mọi thứ từ những trang web của các khóa triết học đến những trang cho fan nhạc Ireland. Nhưng chúng tôi không quan tâm đến nội dung của những trang này. Chúng tôi chỉ chú ý đến những liên kết cho phép chúng tôi di chuyển từ trang này đến trang khác. Có trong tay một sơ đồ như vậy, chúng tôi có thể đo khoảng cách của bất cứ hai trang nào trong Notre Dame.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Albert-László Barabási – Thế giới mạng lưới – NXB DT 2017

Chính sách công nghệ – Phần cuối


Chính sách và những vấn đề chính trị liên quan đến dữ liệu mở

Thật không may, bạn không thể chỉ vẫy một cây đũa thần là có thể khiến các chính phủ công bố dữ liệu của họ. Nhiều bộ máy hành chính quan liêu chậm áp dụng công nghệ, hoặc do dự công bố thông tin, vì những thông tin đó có thể khiến hình ảnh của họ trở nên xấu xí trước công chúng. Rất may, nhiều chính phủ đã bắt đầu có chủ trương hành động. Chính phủ Vương quốc Anh đã ký Hiến chương Dữ liệu mở vào năm 2013, theo đó các cơ quanh chính phủ cam kết mặc định công bố dữ liệu của họ.

Năm 2013, Chính phủ Mỹ cũng có động thái tương tự với Chính sách Dữ liệu mở, yêu cầu tất cả cơ quan chính phủ phải công khai dữ liệu mới trên một website có địa chỉ data.gov. Website này có dữ liệu miễn phí về mọi lĩnh vực, từ học phí đại học đến nông nghiệp cho đến những khiếu nại của người tiêu dùng gửi đến các doanh nghiệp lớn. Và vào đầu năm 2014, chính phủ Mỹ đã có yêu cầu bắt buộc: theo đạo luật Trách nhiệm giải trình và minh bạch kỹ thuật số (Đạo luật DATA) tất cả dữ liệu chi tiêu phải được công khai tại website usaspend.gov. Các thành phố như San Francisco và Boston cũng làm theo và tạo ra các cổng dữ liệu mở của riêng họ, các quốc gia như Canada và Nhật Bản cũng có những hành động tương tự.

Tuy nhiên, các chính sách này không tránh khỏi sự phản kháng mang tính quan liêu. Ví dụ, các cơ quan chính phủ của Vương quốc Anh ban đầu miễn cưỡng thực hiện việc công bố dữ liệu mở của họ, khi cho rằng họ không nhìn thấy những bằng chứng về lý do tại sao dữ liệu mở lại mang lại lợi ích tốt nhất cho chính họ. Và dữ liệu mở cũng rất dễ dẫn đến thay đổi thái độ chính trị. Trong khi Vương quốc Anh trở thành quốc gia dẫn đầu về dữ liệu mở vào năm 2015, thì năm 2016, những người ủng hộ dữ liệu mở lo ngại rằng Brexit sẽ đe dọa nền văn hóa dữ liệu mở đang ngày càng phát triển ở Anh. Họ lo sợ rằng các biện pháp thắt lưng buộc bụng có thể khiến các cơ quan chính phủ ngừng chi tiêu số tiền cần thiết để công bố và duy trì các file dữ liệu mở, cho dù thực tế là những vấn đề chính trị xung quanh Brexit có thể khiến người ta xao lãng việc công bố dữ liệu mở.

Cấp độĐịnh dạng
*Luôn cung cấp sẵn dữ liệu trên web (với bất cứ định dạng nào)
* *Luôn cung cấp sẵn dữ liệu có cấu trúc (ví dụ, Microsoft Excel thay vì ảnh scan bảng)
* * *Luôn cung cấp sẵn dữ liệu dạng mở, không độc quyền (ví dụ, CSV hoặc XML thay vì Mircosoft Excel)
* * * *Ngoài việc sử dụng những định dạng mở, còn sử dụng URLs để xác định những thứ sử dụng các khuyến nghị hoặc tiêu chuẩn mở từ W3C, để những người khác có thể trỏ vào dữ liệu của bạn
* * * * *Ngoài việc sử dụng những định dạng mở và URLs để xác định mọi thứ, còn liên kết dữ liệu của bạn với dữ liệu của mọi người để cung cấp ngữ cảnh

Sir Tim Berners-Lee, người sáng tạo ra Internet, lập luận rằng có năm cấp độ dữ liệu mở, như được hiển thị trong bảng này. Các chính phủ nên mong muốn đạt được mức cao nhất có thể.

Cũng đã có một số cuộc tranh luận về chính sách liên quan đến tính hợp pháp xung quanh dữ liệu mở. Chính phủ không thể chỉ công bố mọi thứ; họ cần đảm bảo rằng dữ liệu họ công bố không xâm phạm đến quyền riêng tư hoặc an ninh quốc gia. Đôi khi, việc sử dụng dữ liệu được công bố có thể vô tình gây hại cho người dân. Ví dụ, đạo luật bầu cử Help America năm 2002 yêu cầu tất cả 50 tiểu bang và DC phải duy trì một cơ sở dữ liệu trung tâm về tất cả cử tri đã đăng ký, trong đó chứa các thông tin bao gồm tên, tuổi và địa chỉ của cử tri. Nhiều tiểu bang bắt đầu bán dữ liệu này cho người dân; các ứng cử viên chính trị và nhà nghiên cứu nhận thấy những thông tin này đặc biệt có giá trị. Nhưng Neel, một trong những tác giả của cuốn sách này, đã thực hiện một nghiên cứu và phát hiện: bọn tội phạm có thể kết hợp danh sách cử tri công khai này với thông tin danh sách khách hàng trên Airbnb – ứng dụng kết nối trực tiếp chủ phòng trọ với người thuê phòng – để tìm ra tên và địa chỉ chính xác của hàng triệu máy chủ của Airbnb. Chính phủ cần phải cẩn thận hơn khi quyết định công bố bất cứ dữ liệu cá nhân nào.

Tóm lại, dữ liệu mở có tiềm năng to lớn, và các chính phủ có lý do chính đáng để mở rộng phạm vi công bố dữ liệu. Nhưng các nhà hoạch định chính sách cũng cần làm việc với các công ty và người dân để giải quyết các vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật.

Các công ty có thể chịu trách nhiệm thế nào khi vi phạm dữ liệu?

Khi các công ty mắc sai lầm và gây hại cho người dân, họ thường phải chịu trách nhiệm. Khi giàn khoan dầu Deepwater Horizon của BP phát nổ ở Vịnh Mexico vào năm 2010, gây ra sự tàn phá trên diện rộng cho môi trường xung quanh đó, BP đã phải trả 18,7 tỷ USD tiền phạt cho chính phủ Mỹ. Sau khi công ty Enron của Mỹ sụp đổ do gian lận, họ đã phải chi trả 7,2 tỷ USD cho các cổ đông bị mất tiền.

Các công ty đã bắt đầu đối mặt với một mối đe dọa mới: vi phạm dữ liệu. Ví dụ, tin tặc đã làm rò rỉ tên, địa chỉ email, ngày sinh và số điện thoại của một tỷ người dùng Yahoo vào năm 2016. Và vào năm 2017, tin tặc đã tấn công Equifax – văn phòng tín dụng Mỹ và đánh cắp số an ninh xã hội của 143 triệu người dùng, tương đương hơn một nửa dân số trưởng thành của Mỹ.

Vấn đề là gì? Không giống như BP hay Enron, các công ty vi phạm dữ liệu thường không bị trừng phạt và những người dùng bị ảnh hưởng thường không được bồi thường. Ví dụ, sau khi gã khổng lồ bảo hiểm sức khỏe Anthem bị tấn công và làm rò rỉ thông tin của 80 triệu tài khoản, khách hàng đã đệ đơn kiện tập thể nhưng chỉ nhận được số tiền đền bù không đến 1 USD cho mỗi người. Như một chuyên gia đã thất vọng nói sau vụ vi phạm dữ liệu ở Equifax:

Tôi không nghi ngờ khi cho rằng các công ty hối tiếc vì những vi phạm đó, nhưng tôi nghĩ họ cũng chẳng quan tâm đến chuyện đó đâu. Đối với họ, điều đó chỉ có nghĩa là họ sẽ bị báo chí bêu rếu trong vài ngày, và nhiều nhất là phải nộp một khoản tiền phạt, và số tiền đó chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số lợi nhuận của họ. Với số tiền phạt ít ỏi như vậy, tại sao các công ty phải bận tâm làm sao để khiến mọi việc tốt hơn?

Các chuyên gia đang kêu gọi các công ty phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với các vi phạm dữ liệu, và điều đó đang bắt đầu xảy ra – ít nhất là ở một vài quốc gia. Năm 2016, EU ban hành một đạo luật mang tính bước ngoặt có tên là Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR). Theo đạo luật này, các công ty vi phạm phải trả một khoản tiền phạt lên tới 20 triệu euro hoặc 4% doanh thu hàng năm của họ, tùy theo con số nào cao hơn. Vương quốc Anh cũng đã thông qua một đạo luật tương tự có tên là Đạo luật Bảo vệ Dữ liệu, yêu cầu các công ty phải bảo vệ dữ liệu của bạn “an toàn và bảo mật” và “trong khoảng thời gian không lâu hơn khoảng thời gian tuyệt đối cần thiết”.

Trong khi đó, luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư của Mỹ nhẹ nhàng hơn nhiều. Mặc dù Quốc hội đã ban hành một số quy tắc bảo vệ dữ liệu chuyên ngành, nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Ví dụ, vào năm 2014, Quốc hội đã đề xuất Đạo luật về thông báo và vi phạm dữ liệu, theo đó yêu cầu các công ty thông báo cho khách hàng sau khi vi phạm, thực hiện giám sát tín dụng miễn phí cho những khách hàng bị ảnh hưởng bởi vi phạm, và báo cáo những vụ vi phạm lớn cho chính phủ. Nhưng dự luật này thậm chí chưa bao giờ được đưa ra bỏ phiếu. Tuy nhiên, dù sao đó cũng là một sự khởi đầu.

Luật bảo vệ dữ liệu cũng khác nhau đáng kể giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa Mỹ và EU. Các chuyên gia đã kêu gọi “hiến chương dữ liệu xuyên Đại Tây Dương”, theo đó các cơ quan quản lý của Mỹ và châu Âu sẽ ban hành các chính sách chung về phương thức các công ty lưu trữ, chia sẻ và bảo vệ dữ liệu của họ. Thật không may, các cuộc đàm phán giữa Mỹ và EU về vấn đề này đã bị sa lầy trước những bất đồng rộng rãi.

Nhưng cuối cùng, nếu cả hai bờ Đại Tây Dương có thể nhất trí với nhau, các công ty quốc tế sẽ được dung thứ trước những nhầm lẫn và rắc rối kéo theo khi phải tuân theo nhiều luật bảo vệ dữ liệu thường là xung đột nhau. Hiến chương dữ liệu xuyên Đại Tây Dương này sẽ đặc biệt hữu ích với các công ty nhỏ hơn; hiện tại, các công ty lớn có thể dễ dàng thuê cả một đội quân luật sư để kiểm tra và nghiên cứu nhiều điều luật bảo vệ dữ liệu nặng nề phiền toái, nhưng những công ty khởi nghiệp không có những nguồn lực đó thì hẳn là sẽ không gặp may như vậy.

Khi luật bảo vệ dữ liệu trở nên phổ biến, một số công ty bảo hiểm đang bắt đầu cung cấp bảo hiểm vi phạm dữ liệu. Giống như với bảo hiểm y tế và ô tô thông thường, hàng năm, các công ty sẽ trả một số tiền nhỏ, và đổi lại, công ty bảo hiểm sẽ chi trả chi phí nếu một vụ vi phạm dữ liệu nghiêm trọng xảy ra.

Chúng ta sẽ quay lại câu hỏi ban đầu: làm thế nào các công ty có thể chịu trách nhiệm về vi phạm dữ liệu? Vâng, các nhà hoạch định chính sách có thể cho phép – hoặc thậm chí ép buộc – những hình phạt nghiêm khắc như đã thấy ở châu Âu; họ cũng có thể yêu cầu một số hình thức bảo hiểm dữ liệu cho các công ty nắm giữ những dữ liệu nhạy cảm. Nhưng đến lúc đó, dữ liệu về người tiêu dùng Mỹ vẫn tiếp tục ở trong tình trạng rủi ro.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Neel Mehta, Aditya Agashe & Parth Detroja – Gạt mở chiến lược kinh doanh ẩn sau thế giới công nghệ – NXB CT 2021

Sáu bước cách biệt – Phần I


Năm 1912, khi Anna Erdős vừa biết rằng cô đang mang thai đứa con thứ ba – bé Paul, những đường phố Budapest ồn ào nói về tập thơ và tản văn của những nhà văn hàng đầu Hungary và thế giới. Những bản in đầu tiên đã bán sạch hết, thậm chí giới phê bình văn chương cũng chẳng mua kịp. Loạt sách in thứ hai cũng nhanh chóng biến mất khi những bài phê bình đầu tiên chính thức xuất hiện trên mặt báo trên cả nước. Lúc đó, Anna Erdős đã bước vào bệnh viện, hạ sinh Paul, về nhà và phát hiện rằng hai đứa con gái lớn của cô bị bệnh sốt phát ban vốn đang hoành hành ở Budapest lúc bấy giờ.

Mặc dù trong thành phố dịch bệnh bắt đầu lan tràn, cơn sốt văn chương vẫn không hề thuyên giảm. Sự nổi tiếng của cuốn sách bắt nguồn từ một điều: tất cả những bài thơ và truyện ngắn đều là giả. Trong Igy irtok ti, hay This Is How You Write, Frigyes Karinthy, một nhà thơ và nhà văn vô danh hai mươi lăm tuổi, đã tạo ra thứ mà ông gọi là biếm họa văn chương. Cuốn sách là tuyển tập các bài thơ và truyện ngắn (giả mạo) của những nhân vật có tên tuổi của giới văn chương thế giới. Nếu bạn đã quen với các tác giả, bạn có thể dễ dàng nhận ra phong cách của họ. Mỗi tác phẩm là một bài văn, bài thơ giễu nhại khéo léo, giống như một cái gương gây méo ảnh, để độc giả vẫn nhận ra những tác giả bị bắt chước nhưng thay đổi tất cả các tỉ lệ. Karinthy đã sử dụng lối hài hước chua cay với cả những người lồ đã khuất và những bạn thân trong giới văn chương. Karinthy đã giáng những đòn chí tử: những tác giả mà ông nhại cay độc nhất chỉ được người đời biết đến qua Igy irtok ti, những tác phẩm thật sự của họ lạc mất trong những cơn sóng vô tình của thị hiếu văn chương và lịch sử.

Igy irtok ti là một trong những cuốn sách được đọc nhiều nhất trong lịch sử Hungary, khiến Karinthy ngay lập tức nổi như cồn. Ông không bao giờ phải đứng đợi xe bus ở trạm dừng nữa, dù đang đứng ở bất cứ nơi đâu, ông chỉ cần vẫy nhẹ tay, các bác tài sẽ cười thật tươi, dừng xe để đón người nổi tiếng. Công việc viết lách của ông chủ yếu diễn ra sau những cửa sổ kính đắt tiền của quán Central Café giữa trung tâm Budapest. Những người đi qua sẽ có hành động khá hài hước: đang đi, họ sẽ đột ngột dừng lại, xoay người và nhìn qua khung cửa kính chiêm ngưỡng nhà văn đang làm việc, như chiêm ngưỡng một sinh vật lạ trong bể nuôi.

Sau gần hai thập kỷ kể từ Igy irtok ti, năm 1929, lúc bấy giờ Erdős mười bảy tuổi đang diễn thuyết về định lý Pitago trong cửa hàng giày, cách tiệm Café Central vài con phố, Karinthy xuất bản cuốn sách thứ bốn mươi sáu của mình, Mọi thứ đều khác biệt (Minden masképpen van), một hợp tuyển gồm năm mươi hai truyện ngắn. Giờ đây, mọi người đều tôn vinh ông là một thiên tài của văn chương Hungary. Tuy nhiên, mọi người vẫn tiếp tục ngóng đợi một tác phẩm để đời của ông, một tiểu thuyết thực sự làm nên tên tuổi của Karinthy và đảm bảo vị trí của ông giữa những tượng đài văn chương bất hủ. Giới phê bình lên tiếng, quan ngại rằng Karinthy đang làm cạn kiệt tài năng độc đáo của mình nếu chỉ viết những truyện ngắn “ăn tiền”. Karinthy sống cuộc đời rối ren và xô bồ giữa những tiệm cà phê và một căn nhà nhiều ồn ào, hối hả đã không thể thực hiện cuốn sách được ngóng đợi đó. Tuyển tập truyện ngắn không được giới phê bình đánh giá cao và sớm chìm vào quên lãng. Từ đó, sách cũng không còn được tái bản. Tôi đã ghé thăm hầu hết các tiệm sách và cửa hàng đồ cổ ở Budapest nhưng không thấy dấu vết gì của cuốn sách. Nhưng có một truyện ngắn tên là Láncszemek hay Các chuỗi, đáng được chú ý.

“Để chứng minh rằng con người trên Trái Đất hiện nay đang xích lại gần nhau hơn trước đây, một thành viên trong nhóm đề xuất một thử nghiệm. Anh cá cược rằng chúng tôi có thể chọn một người nào trong số một tỷ rưỡi người sống trên hành tin này, qua năm người, trong đó có một người ta biết, anh có thể kết nối với người được chỉ định”. Karinthy đã viết như vậy trong chuyện ngắn Các chuỗi. Và thật ra, nhân vật hư cấu của Karinthy đã ngay lập tức kết nối mình với một người đạt giải Nobel khi kể lể rằng người đạt giải Nobel phải biết vua Gustav. Đức vua Thụy Sĩ trao giải Nobel này cũng chính là một người chơi tennis giỏ, thỉnh thoảng chơi với quán quân tennis tình cờ là bạn tốt của nhân vật của Karinthy. Biết rằng trò kết nối với những người nổi tiếng tương đối dễ, nhân vật của Karinthy ra một yêu cầu khó hơn. Lần này, anh thử kết nối mình với một công nhân ở nhà máy Ford: “Người công nhân biết người quản lý cửa hàng, quản lý sẽ biết Ford; Ford có mối quan hệ với giám đốc của Tạp chí Heartst, năm ngoái ngài giám đốc lại làm bạn với Arpad Pasztor, Arpad Pasztor thì không những tôi biết, mà còn là người bạn thân thiết của tôi – vì vậy, tôi dễ dàng nhờ anh gửi một bức điện đến giám đốc nhờ Ford bảo với quản lý yêu cầu công nhân  trong cửa hàng nhanh chóng lập cho tôi một cái xe hơi, tôi đang có ý thay xe mới!” Mặc dù, những truyện ngắn này không nhận được sự quan tâm, nhưng điều này thể hiện rằng từ năm 1929, Karinthy đã cho rằng, con người chúng ta kết nối với nhau qua tối đa năm liên kết. Khái niệm ngày nay chúng ta vẫn gọi là “sáu bước cách biệt”.

1

Ba thập kỷ sau, năm 1967, Stanley Milgram – giáo sư Đại học Harvard đã khám phá lại “sáu bước”, biến giả thuyết này thành một nghiên cứu trứ danh mang tính đột phá về thế giới tương kết. Điều tuyệt vời là, nghiên cứu đầu tiên của Milgram về chủ đề này lại khá giống như bản dịch tiếng Anh của “Các chuỗi” (Karinthy) viết cho độc giả là các nhà xã hội học. Có lẽ, Milgram là người sáng tạo nhất trong lĩnh vực tâm lý học thực nghiệm, nổi tiếng với hàng loạt những thí nghiệm về sự tuân thủ mệnh lệnh một cách mù quáng và bản chất của cái ác. Nhưgn hiểu biết của ông rất rộng, không lâu sau, ông lại quan tâm đến cấu trúc mạng xã hội, chủ đề thảo luận thường xuyên của những nhà khoa học xã hội ở Harvard và MIT trong những năm cuối thập kỷ 1960.

Mục đích của Milgram là tìm “khoảng cách” giữa hai người bất kỳ ở Mỹ. Câu hỏi của thí nghiệm này là, cần bao nhiêu người trung gian để kết nối hai người được chọn ngẫu nhiên? Đầu tiên, ông chọn hai người, một người vợ của một sinh viên sau đại học ở Sharon, Massachusetts và một người làm môi giới chứng khoán ở Boston. Ông chọn các thành phố Wichita, Kansas, Omaha và Nebraska là những nơi khởi đầu nghiên cứu, bởi một lẽ “từ Cambridge, những thành phố này dường như thuộc về một nơi xa xôi nào đó, trên Đại Bình Nguyên hay một nơi nào khác”. Mọi người dự đoán số liên kết cần để kết nối những người từ những vùng đất này rất khác nhau. Chính Milgram cũng nói điều này năm 1969, “Gần đây, tôi hỏi một học giả rằng anh ta cần bao nhiêu bước kết nối, anh ta nói rằng có lẽ 100 người trung gian để đi từ Nebraska đến Sharon”.

Thí nghiệm của Milgram bắt đầu bằng việc gửi những bức thư đến những người được chọn ngẫu nhiên ở Wichita và Omaha, nhờ họ tham gia vào nghiên cứu sự giao tiếp xã hội trong xã hội Mỹ. Lá thư kèm theo một bản tóm lược mục đích của nghiên cứu, một bức hình, tên và địa chỉ và những thông tin khác về một trogn những người “mục tiêu”, cùng với hướng dẫn sau đây:

CÁCH THAM GIA VÀO NGHIÊN CỨU NÀY

1/ VIẾT TÊN VÀO BẢNG KÊ PHÍA CUỐI TRANG NÀY, để người tiếp nhận thư sẽ biết ai là người gửi.

2/ GỠ RA MỘT BƯU THIẾP, ĐIỀN NỘI DUNG VÀ GỬI VỀ ĐẠI HỌC HARVARD. Không cần dán tem. Bưu thiếp này rất quan trọng. Nó cho phép chung tôi theo dõi hành trình của bức thư khi nó đang nhắm đến “mục tiêu”.

3/ NẾU BẠN BIẾT “MỤC TIÊU”, GỬI TỆP TÀI LIỆU NÀY TRỰC TIẾP ĐẾN NGƯỜI ĐÓ. Lưu ý, bạn cần đã từng gặp người này, hoặc các bạn khá thân thiết.

4/ NẾU BẠN KHÔNG BIẾT “MỤC TIÊU”, ĐỪNG LIÊN LẠC VỚI NGƯỜI ĐÓ TRỰC TIẾP, HÃY GỬI TỆP TÀI LIỆU NÀY (BAO GỒM BƯU THIẾP) ĐẾN NGƯỜI BẠN BIẾT CÓ KHẢ NĂNG BIẾT NGƯỜI ĐÓ. Bạn có thể gửi tệp tài liệu cho bạn bè, người thân hay người quen, nhưng phải là người bạn biết rõ hay khá thân thiết.

Milgram rất lo lắng: liệu có bức thư nào đến được “mục tiêu” hay không? Nếu quả thật cần tới một trăm liên kết như lời đoán của bạn ông, thí nghiệm có thể thất bại, bởi sẽ luôn có một người trong chuỗi trung gian sẽ không hợp tác. Chẳng bao lâu sau, Milgram hết sức ngạc nhiên, vui sướng khi thấy chỉ sau vài ngày, lá thư đầu tiên đến được “mục tiêu” chỉ với hai liên kết. Đó là con đường ngắn nhất. Cuối cùng, có 42 trong số 160 lá thư quay lại, có những lá thư cần gần chục người trung gian. Những vòng tròn khép kín này cho phép Milgram tính được số người cần để gửi lá thư cho “mục tiêu”. Ông thấy rằng số người trung gian trung bình là 5,5 – thật ra là con số rất nhỏ, và thật tình cờ, rất gần với ước tính của Karinthy. Nếu làm tròn thành sáu, bạn sẽ có “sáu bước cách biệt”.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Albert-László Barabási – Thế giới mạng lưới – NXB DT 2017

Chính sách công nghệ – Phần III


Làm thế nào một bác sĩ  người Anh có thể khiến Google gỡ bỏ kết quả tìm kiếm về những sơ suất của ông?

Vào năm 2014, một bác sĩ người Anh đã yêu cầu Google gỡ xuống 50 liên kết đến các bài báo về một số sai sót y tế mà ông đã mắc phải trong quá khứ. Căn cứ theo luật mới của châu Âu, Google đã đồng ý loại bỏ các liên kết đến 3 kết quả sẽ xuất hiện nếu ai đó tìm kiếm theo tên của vị bác sĩ đó.

Có thể hiểu là công chúng đã rất phẫn nộ về hành động đó. Mọi người thường chọn bác sĩ dựa trên những gì họ tìm hiểu được từ các kết quả tìm kiếm trên Google – và nếu kết quả về sơ suất của các bác sĩ không được hiển thị, bệnh nhân có thể đưa ra các quyết định mà không có đầy đủ thông tin, và điều đó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ. Tại sao Google buộc phải chấp nhận yêu cầu này và xu hướng ép buộc này là tốt hay xấu?

Quyền được lãng quên

Câu chuyện buộc Google phải gỡ bỏ những liên kết gây bất lợi cho ai đó bắt đầu ở Tây Ban Nha, vào năm 1998. Năm đó, một người đàn ông tên Mario Costeja Gonzalez nợ nần chồng chất đến mức các tờ báo địa phương đã đưa tin về ông ta. Năm 2010, người này rất thất vọng khi tìm kiếm trên Google theo tên mình vẫn thấy hiển thị những bài báo nói về chuyện đó, và chúng làm tổn hại đến danh dự của ông ta, mặc dù chuyện đã xảy ra hơn một thập kỷ. Vì vậy, ông đã yêu cầu Google gỡ bỏ các kết quả tìm kiếm đó. Chuyện này leo thang thành một vụ kiện lên Tòa án Công lý châu Âu vào năm 2014, khi đó tòa án phán quyết rằng, ở Liên minh châu Âu, quyền riêng tư sẽ bao gồm “quyền được lãng quên”.

Theo luật này, ở một quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, nếu bạn tìm kiếm theo tên mình trên Google và thấy một liên kết đến một website có chứa thông tin “không đầy đủ, không liên quan hoặc không còn liên quan” về bạn, bạn có thể yêu cầu Google xóa website đó khỏi kết quả tìm kiếm theo tên của bạn.

Người dùng có thể yêu cầu gỡ xuống bằng cách sử dụng biểu mẫu trên website của Google. Sau đó, Google phải quyết định có giữ lại trang đó hay không. Công ty sẽ phải cân nhắc giữa lợi ích của người đó khi che giấu thông tin so với tầm quan trọng của thông tin đó khi công chúng biết về nó. Nếu Google không chấp thuận hoặc Liên minh châu Âu không thích quyết định của họ, thì Liên minh châu Âu có thể có hành động pháp lý chống lại Google.

Nếu Google quyết định kiểm duyệt kết quả tìm kiếm cho một cụm từ cụ thể, họ sẽ cho hiển thị đến bạn một thông báo ở đầu trang: Một số kết quả có thể đã bị xóa theo luật bảo vệ dữ liệu ở châu Âu.

Điều luật “quyền được lãng quên” đã được viện dẫn hàng triệu lượt. Google bắt đầu chấp nhận yêu cầu gỡ xuống vào tháng 5 năm 2014, và trong vòng một tháng, họ đã nhận được 50.000 yêu cầu như vậy. Trong vòng ba năm, Google đã được yêu cầu xóa hơn 2 triệu URL, 43% trong số đó đã được gỡ xuống. Các website nhận được nhiều yêu cầu nhất bao gồm Facebook, YouTube, Twitter, Google Groups , Google Plus và Instagram.

Hầu hết các yêu cầu gỡ xuống đó đều khá vô hại: ước tính 99% các yêu cầu nhằm bảo vệ thông tin cá nhân của những người vô tội. Ví dụ, một người sống sót sau cuộc tấn công tình dục đã yêu cầu Google phải che các bài báo về tội ác này. Nhưng một số yêu cầu thì tai hại hơn, như vị bác sĩ người Anh với những sai phạm trong quá khứ mà chúng tôi đã đề cập, một chính trị gia muốn che giấu các bài báo không hay về quá khứ của mình, và một tên tội phạm đã bị kết án muốn xóa những bài viết về những việc làm sai trái của mình.

Điều quan trọng cần lưu ý là viện dẫn quyền được lãng quên không có nghĩa là bạn được phép xóa sạch một thứ gì đó trên Internet. Ngay cả khi Google đã ẩn liên kết đến một bài báo khỏi kết quả tìm kiếm theo tên của bạn, liên kết đó sẽ vẫn hiển thị trong các tìm kiếm khác. Ví dụ, hãy xem xét trường hợp của vị bác sĩ người Anh. Các bài báo về sơ suất của ông ta sẽ không hiển thị khi tìm kiếm theo tên, nhưng chúng có thể hiển thị cho một tìm kiếm như “sơ suất của bác sĩ người Anh”. Và tất nhiên, bài báo đó sẽ vẫn tồn tại trên website gốc. Đáng chú ý hơn, quy định đó chỉ áp dụng cho các công cụ tìm kiếm của Google ở châu Âu. Một kết quả tìm kiếm đã bị xóa có thể không xuất hiện ở Google.de hoặc Google.fr, nhưng bất kỳ ai tìm kiếm trên Google.com – thậm chí một người đang ở châu Âu – vẫn có thể nhìn thấy kết quả đó. Tuy nhiên, Cơ quan Bảo vệ Dữ liệu của Pháp đã nhận thấy lỗ hổng này và yêu cầu Google xóa kết quả khỏi tất cả các công cụ tìm kiếm của nó trên toàn thế giới.

Tha thứ và quên lãng?

Các nhà bình luận trên khắp thế giới đã rất phẫn nộ trước điều luật “quyền được lãng quên”, họ nói rằng điều luật này hạn chế quyền tự do ngôn luận và báo chí. Google gọi đây là “phán quyết đáng thất vọng đối với các công cụ tìm kiếm và các nhà xuất bản trực tuyến nói chung”, và người đồng sáng lập Google Larry Page cảnh báo rằng, điều luật này có thể kìm hãm các công ty khởi nghiệp trên Internet. Những người khác lo sợ rằng các chính phủ chuyên chế có thể sử dụng điều luật này như một tiền lệ để biện minh cho việc kiểm duyệt hàng loạt. Triết lý hơn, một số nhà quan sát cho rằng thật kỳ lạ khi một công ty tư nhân về công cụ tìm kiếm bây giờ phải là người phán xét tự do ngôn luận.

Nhưng những người ủng hộ điều luật đã gọi quyền được lãng quên là quyền cá nhân. Một số người ủng hộ quyền riêng tư coi đó là một chiến thắng. Luật pháp cũng có thể chấm dứt tình trạng những hành vi thiếu thận trọng thời trẻ có thể quay trở lại ám ảnh con người mãi mãi – trong thế giới này, nơi mọi thứ được ghi lại vĩnh viễn trên Internet, thì khả năng tha thứ và lãng quên có thể là một thay đổi đáng hoan nghênh.

Mặc dù vậy, các cuộc tranh luận chỉ có thể trở nên lắng dịu trước một vấn đề liên quan đến giá trị. Trong khi người Mỹ có xu hướng coi trọng quyền tự do ngôn luận hơn so với hầu hết mọi thứ khác, người châu Âu thường nhấn mạnh nhiều hơn đến quyền riêng tư. Điều đó có thể giải thích sự khác nhau về quan điểm đối với quyền được lãng quên – và đó cũng là dấu hiệu cho thấy những tranh cãi liên quan đến luật pháp sẽ không sớm bị lãng quên.

Làm thế nào chính phủ Mỹ có thể tạo ra ngành công nghiệp thời tiết trị giá hàng tỷ USD?

Trước năm 1983, nguồn dữ liệu và dự báo thời tiết duy nhất – từ nhiệt độ đến lốc xoáy – là từ Cơ quan Thời tiết Quốc gia (NWS – the National Weather Service), một cơ quan chính phủ Mỹ có nhiệm vụ thu thập dữ liệu với đầy tinh thần trách nhiệm từ năm 1870. Năm 1983, NWS đã thực hiện một bước đi chưa từng có là cung cấp dữ liệu của mình cho các bên thứ ba. Các công ty tư nhân có thể mua dữ liệu của NWS và sử dụng nó trong các sản phẩm hoặc dự báo của riêng họ.

Cho dù NWS có mong đợi điều đó hay không, thì động thái đơn giản này đã thúc đẩy sự ra đời của ngành dự báo thời tiết trong khu vực kinh tế tư nhân. Ngành thời tiết, bao gồm các công ty lớn như AccuWeather, Weather Channel và Weather Underground hiện nay được định giá khoảng 5 tỷ USD. Nói cách khác, chính phủ Mỹ đã tạo ra một ngành công nghiệp trị giá 5 tỷ USD chỉ bằng cách công bố dữ liệu cho công chúng.

Đây là một quan hệ đối tác tự nhiên. Các công ty tư nhân không thể xây dựng các vệ tinh và radar cần thiết để thực hiện hàng triệu phép đo thời tiết chính xác, nhưng chính phủ có thể cung cấp những dữ liệu này. Đổi lại, các công ty thời tiết đưa ra các dự báo và công cụ để giúp người dân và doanh nghiệp. Ví dụ, AccuWeather đã xây dựng phần mềm cho phép xác định các điều kiện thời tiết khắc nghiệt một cách chính xác, đến mức họ có thể biết đoạn đường sắt nào sẽ bị ảnh hưởng. Có lần, AccuWeather nhận thấy một cơn lốc xoáy sắp ấp vào một thị trấn ở Kansas và họ đã thông báo cho công ty đường sắt ở thị trấn đó. Công ty đường sắt này đã cho dừng hai đoàn tàu đang hướng về thị trấn, và “hành khách trên tàu đã được quan sát cơn lốc xoáy lớn, trong ánh sáng của những tia sét, đi qua giữa hai đoàn tàu”.

Xin chào mừng bạn đã đến thế giới của “dữ liệu mở”, ý tưởng ở đây là các tổ chức như chính phủ nên công khai dữ liệu, cho phép tái sử dụng những dữ liệu đó miễn phí và tạo điều kiện để có thể dễ dàng phân tích các dữ liệu đó trên máy tính. Bên cạnh ngành công nghiệp thời tiết, dữ liệu mở đã tạo ra – và có thể sẽ tạo ra – tác động kinh tế to lớn. Ví dụ, năm 1983, chính phủ Mỹ đã công khai dữ liệu GPS, và ngày nay hơn 3 triệu việc làm, từ lái xe tải đến nông nghiệp chính xác đang dựa vào dữ liệu GPS mở. (Xe tự lái cũng được hưởng lợi từ động thái này).

Chưa hết, McKinsey – một tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực tư vấn chiến lược kinh doanh, ước tính dữ liệu mở của chính phủ có thể góp phần đưa 3 nghìn tỷ USD vào các hoạt động kinh tế mỗi năm. Ví dụ, dữ liệu giao thông mở có thể giúp các công ty tìm ra các tuyến đường tối ưu để vận chuyển hàng hóa, và dữ liệu giá mở có thể giúp các công ty quyết định số tiền phải trả cho các nhà thầu.

Dữ liệu mở cũng có thể mang lại lợi ích xã hội rộng lớn. Dữ liệu mở có thể giúp công dân quy hết trách nhiệm cho chính phủ, như khi một nhóm nhà báo sử dụng dữ liệu mua hàng do chính phủ Ukraine công bố để xác định những vụ việc tham nhũng đang ngày càng phổ biến, như khi một bệnh viện mua 50 cây lau nhà từ một công ty bí ẩn với giá 75 bảng Anh mỗi chiếc. Dữ liệu công khai cũng có thể giúp người dân và các công ty tạo ra các ứng dụng hữu ích: ví dụ, năm 2013, Yelp đã tích hợp điểm kiểm tra nhà hàng mở ở San Francisco và New York vào ứng dụng của mình để người dùng Yelp có thể biết xếp hạng mức độ vệ sinh của các nhà nghiên cứu người Anh phát hiện, một tập dữ liệu mở có thể giúp Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh tiết kiệm hàng trăm triệu bảng Anh.

Rõ ràng, dữ liệu mở có tiềm năng to lớn. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể nhận được những dữ liệu đó?

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Neel Mehta, Aditya Agashe & Parth Detroja – Gạt mở chiến lược kinh doanh ẩn sau thế giới công nghệ – NXB CT 2021

Các thị trường mới nổi – Phần cuối


Trực tiếp và gián tiếp

Nếu bạn sống ở Ấn Độ hoặc Đông Nam Á, rất có thể bạn đã nghe nói về Google, Facebook, Amazon và những gã khổng lồ công nghệ phương Tây khác, vì bạn đã từng xem hoặc sử dụng ứng dụng của họ. Trong khi đó, bạn có thể chưa bao giờ nghe nói về các tập đoàn lớn của Trung Quốc như Alibaba và Tencent – mặc dù những công ty này đang đứng sau hậu trường, hỗ trợ cho hàng chục ứng dụng phổ biến nhất ở đất nước bạn.

Điều này phản ánh một xu hướng quan trọng hơn. Khi các công ty phương Tây mở rộng sang các thị trường mới nổi, họ có xu hướng chỉ du nhập các ứng dụng và mô hình kinh doanh hiện có của mình. Người dân ở các nước đang phát triển sử dụng Facebook, iPhone và YouTube giống như người dân ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ngay cả khi các công ty phương Tây phát hành các sản phẩm đã được điều chỉnh cho phù hợp với các nước đang phát triển, thì chúng cũng chỉ là các bản phân phối của các ứng dụng chính. Hãy xem xét Google Go và Android Go, đó là các phên bản Google search và Android của Google đã được cải tiến để nhắm tới thị trường Ấn Độ – có thể về hình thức và cảm nhận, chúng hơi khác so với phiên bản gốc, nhưng về căn bản, chúng chỉ là sự cải tiến dựa trên công thức đã có.

Trong khi đó, thường thì các công ty Trung Quốc không chỉ đưa các phiên bản ứng dụng của Trung Quốc đã được điều chỉnh để vào các thị trường khác. Thay vào đó, họ có xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp ở các nước sở tại, và tạo ra các ứng dụng và mô hình kinh doanh dành riêng cho thị trường các nước đó. Ví dụ, Alibaba chưa từng thiết lập website thương mại điện tử mang tên Alibaba bên ngoài Trung Quốc.

Nhưng Alibaba đã mua cổ phần trong nhiều công ty có các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử như mua sắm trực tuyến, thanh toán di động vào giao hàng; đó là Paytm của Ấn Độ, Grab của Singapore, công ty khởi nghiệp thương mại điện tử  Tokopedia của Indonesia, và khởi nghiệp thương mại điện tử Daraz của Pakistan. Thông thường, Alibaba đầu tư vào những công ty khởi nghiệp này một số tiền đủ lớn để họ có tiếng nói về tương lai của công ty, nhưng điều đó không có nghĩa Alibaba sẽ sử dụng bừa bãi thương hiệu của mình với tất cả những công ty đó.

Tencent cũng làm tương tự như vậy. Họ đã cố gắng mở rộng WeChat sang các quốc gia khác, nhưng họ thường thực hiện việc đó thông qua quan hệ đối tác chặt chẽ với các công ty ở nước sở tại. Để mở rộng sang Malaysia và Thái Lan, Tencent đã hợp tác với ứng dụng gọi xe trong nước là Easy Taxi để cho ra mắt tính năng gọi xe taxi trên WeChat (nhưng chỉ dành cho Malaysia và Thái Lan). Để phát triển sang Singapore, họ đã hợp tác với công ty khởi nghiệp thương mại điện tử Lazada của Singapore, để bổ sung các tính năng đặc biệt của Lazada vào WeChat ở Singapore.

Giống như Alibaba, Tencent cũng đã đầu tư vào rất nhiều công ty khởi nghiệp ở các nước đang phát triển, như Go-Jek của Indonesia, ứng dụng gọi xe Ola của Ấn Độ, và nền tảng thể thao giả tưởng Dream của Ấn Độ. Hoạt động đầu tư đặc biệt tích cực trong không gian trò chơi, vào các công ty trò chơi từ Hàn Quốc, Iceland đến Nhật Bản – bao gồm cả khoản đầu tư nổi tiếng của Tencent cho các nhà sản xuất trò chơi trực tuyến Fortnite. (Những khoản đầu tư này cũng có thể là những trò chiêu dụ trong tương lai để thu hút mọi người dùng WeChat).

Sự khác biệt về chiến lược giữa các công ty phương Tây và phương Đông thể hiện rõ ràng nhất ở Ấn Độ, vào giữa những năm 2010, cả Amazon và Alibaba đều cố gắng chinh phục thị trường thương mại điện tử ở đây. Trong khi bắt đầu từ năm 2014, Amazon cố gắng phát triển Prime ở Ấn Độ, thì vào năm 2015, Alibaba cũng đầu tư vào công ty khởi nghiệp Paytme của nước sở tại.

Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?

Sự khác biệt về cách tiếp cận bắt nguồn từ sự khác biệt về mô hình kinh doanh. Các công ty phương Tây từ lâu đã tập trung tạo ra các mô hình kinh doanh có thể phát triển hoặc mở rộng quy mô một cách dễ dàng. Cho dù bạn đang bán quảng cáo (như Google và Facebook) hay bán điện thoại như (như Apple), thì cách tiếp cận giống nhau sẽ mang lại hiệu quả ở mọi nơi trên thế giới: mọi công ty trên thế giới đều muốn bán quảng cáo và hầu hết mọi người trên thế giới đều muốn mua điện thoại. Vì vậy, các ứng dụng và mô hình kinh doanh của phương Tây có thể mang lại hiệu quả theo cùng một cách ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, chỉ với một vài thay đổi cần thiết, có lẽ là ngoại trừ ngôn ngữ.

Trong khi đó, các công ty Trung Quốc đã và đang tạo nên sự khác biệt với các ứng dụng thanh toán và giao hàng tuyệt vời ở nhiều quốc gia, nơi mà cơ sở hạ tầng vật lý không phải luôn trong tình trạng tốt – như tờ Economist đã viết, việc trở thành chuyên gia phân phối ở một đất nước như Singapore không dạy bạn bất cứ điều gì về việc giao hàng đến hàng nghìn hòn đảo ở Indoneisa. Vì các giải pháp lý tưởngd là điều chỉnh sao cho phù hợp với từng quốc gia, các công ty Trung Quốc có xu hướng để các doanh nhân ở những quốc gia đó tạo dựng các công ty phù hợp với đất nước mình và mua chúng khi điều kiện đã chín muồi.

Rõ ràng, cả hai chiến lược đều đã phát huy tác dụng. Khả năng mở rộng đáng kinh ngạc của các công ty Mỹ mang lại cho họ một khởi đầu vô cùng thuận lợi bất cứ khi nào họ bước chân vào một thị trường mới: ví dụ, khi Amazon phát triển sang thị trường Ấn Độ, ở đó họ đã có sẵn một cơ sở hạ tầng logistics khổng lồ, hệ thống thanh toán, thương hiệu và các mối quan hệ với các công ty khác. Trong khi đó, bằng cách điều chỉnh các sản phẩm và mô hình kinh doanh cho phù hợp với từng quốc gia (rõ ràng như vậy sẽ rất khó để mở rộng quy mô), các công ty Trung Quốc có thể chắc chắn rằng họ sẽ có vị trí tốt ở bất cứ nơi nào họ đến.

Tuy nhiên, cả hai chiến lược đều có mặt trái. Trong khi các sản phẩm và mô hình kinh doanh của các công ty công nghệ Mỹ có thể khá tốt ở hầu hết các quốc gia, nhưng chúng có thể không hoàn hảo cho bất kỳ quốc gia nào. (Hãy xem xét cách Google phát triển Google Go và Android Go ở Ấn Độ – đó là dấu hiệu cho thấy các ứng dụng Google và Android tiêu chuẩn không hoàn toàn phù hợp với Ấn Độ). Và các công ty Trung Quốc nâng đỡ một loạt các công ty khởi nghiệp, nhưng cuối cùng các công ty đó lại thường cạnh tranh với nhau: Alibaba ủng hộ các công ty khởi nghiệp thương mại điện tử Đông Nam Á Tokopedia và Lazada, những công ty này cạnh tranh nhau ở nhiều quốc gia trong khu vực.

Ý tưởng lớn gặp nhau

Vì vậy, một chiến lược không nhất thiết là tốt hơn hoặc tệ hơn một chiến lược khác. Trên thực tế, các công ty phương Tây và phương Đông đã bắt đầu vay mượn của nhau những chiến lược mà họ cho là phù hợp với mình. Walmart đã mua lại gã khổng lồ thương mại điện tử Flipkart của Ấn Độ vào năm 2018, thay vì, theo như họ nói, chỉ đang cố gắng thiết lập một chuỗi các cửa hàng Walmart và dịch vụ giao hàng trực tuyến của mình ở Ấn Độ. Google, trong một động thái thường thấy ở các công ty phương Đông, bắt đầu đầu tư vào công ty gọi xe của Indonesia là Go-Jek và công ty khởi nghiệp thương mại điện tử Fynd của Ấn Độ vào năm 2018. Cùng năm đó, Alibaba đã công bố một số sản phẩm điện toán đám mây cung ứng trên toàn cầu, đánh dấu lần đầu tiên Alibaba ra mắt sản phẩm mang thương hiệu Alibaba bên ngoài Trung Quốc.

Vì vậy, trong khi không rõ ai sẽ thắng trong cuộc “chiến tranh thương mại” giữa phương Đông và phương Tây, có một dấu hiệu cho thấy, các công ty của cả hai bên đang học hỏi các bí quyết kinh doanh từ các đối thủ cạnh tranh của họ ở nước ngoài.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Neel Mehta, Aditya Agashe & Parth Detroja – Gạt mở chiến lược kinh doanh ẩn sau thế giới công nghệ – NXB CT 2021

Chính sách công nghệ – Phần II


Bình đẳng mạng Internet

Nói một cách đơn giản, thì các ISP phải đối xử bình đẳng với tất cả dữ liệu. Họ không nên ưu đãi bất kỳ bit dữ liệu nào; họ không thể cho phép một phim hoặc Tweet hoặc GIF di chuyển nhanh hơn các sản phẩm cùng loại khác, hoặc cung cấp một dữ liệu với giá rẻ hơn những dữ liệu khác như trường hợp không tính phí dữ liệu (như vậy sẽ làm cho dữ liệu đó hấp dẫn hơn đối với người dùng so với những dữ liệu khác).

Về cơ bản, các ISP kiểm soát quyền truy cập vào Internet; mọi thứ bạn sử dụng trên Internet đều được truyền tải qua hệ thống của các công ty như Verizon và Comcast. Thực tế này mang lại cho ISP rất nhiều quyền lực – họ có thể tác động để ưu tiên một số ứng dụng hoặc website nhất định bằng cách làm chậm dữ liệu của đối thủ cạnh tranh với chúng. Nhưng nếu các ISP tạo lợi thế cho bất kỳ công ty nào trả cho họ nhiều tiền nhất, thì đó là một tổn thất lớn cho người dùng. Internet sẽ mất đi tính cởi mở, đổi mới và sự cạnh tranh bị hạn chế, đồng thời tăng trưởng kinh tế cũng sẽ bị chậm lại.

Cụ thể, bình đẳng mạng Internet kêu gọi chấm dứt ba hoạt động mà ISP vẫn thực hiện một cách không công bằng để khai thác lợi thế độc quyền của họ vì mục đích lợi nhuận.

Đầu tiên là “chặn”, tức là khi các ISP cấm hoàn toàn người dùng truy cập vào mạng của họ. Ví dụ tai tiếng nhất là khi AT&T cố gắng cấm người dùng sử dụng FaceTime khi họ không chịu trả tiền cho một gói dữ liệu đắt tiền hơn. Rõ ràng đây là một cách ép buộc người dùng phải trả nhiều tiền hơn. Người dùng đã ký hợp đồng với AT&T sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc nâng cấp nếu họ muốn sử dụng FaceTime, vì tất cả dữ liệu FaceTime của họ đều chảy qua AT&T.

Việc chặn hoàn toàn một website là rất dễ gây chú ý, vì vậy nhiều ISP thích một cách làm tinh tế hơn: “điều chỉnh”. Điều chỉnh là động thái ISP làm chậm nội dung từ các website cụ thể, thường là của đối thủ cạnh tranh. Trong năm 2013 và 2014, Comcast và Verizon đã sử dụng quyền lực của họ đối với người dùng để tạo lợi thế không công bằng cho sản phẩm của họ và kiếm tiền từ Netflix.

Hình: Một ví dụ về điều chỉnh, biểu đồ cho thấy tốc độ tải trang trên Comcast của Netflix giảm đột ngột cho đến khi họ chịu trả tiền vào tháng 01 năm 2014 tại thời điểm đó tốc độ lại tăng vọt.

Thứ ba là “ưu tiên có trả phí”, nghĩa là ISP sẽ thỏa thuận để truyền tải thông tin của một website nhanh hơn so với website của đối thủ cạnh tranh. Trong những năm gần đây “ưu tiên có trả phí”, còn được gọi là “làn đường cao tốc” có trả phí, đã trở nên phổ biến hơn so với chăn và điều chỉnh. Không tính phí dữ liệu là một ví dụ hoàn hảo về ưu tiên có trả phí – vì vậy hãy tìm hiểu lý do tại sao động thái đó lại khiến người dùng chịu tổn thất.

Không tính phí dữ liệu

Bạn có nhớ là khi không tính phí, ISP cho phép người dùng truy cập miễn phí vào các ứng dụng nhất định, thường để đổi lấy các khoản phí khổng lồ từ những người tạo ra các ứng dụng đó. Như vậy các ứng dụng đó sẽ có lợi thế lớn so với các đối thủ cạnh tranh – bạn sẽ muốn xem một dịch vụ mà phải trả nhiều tiền hơn cho dữ liệu hay xem một dịch vụ không tính phí dữ liệu?

Vấn đề cơ bản là không tính phí dữ liệu gây tổn thất cho các công ty khởi nghiệp. Chúng tôi sẽ lấy ví dụ về Virgin Media, một công ty cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số. Công ty này cho phép truy cập miễn phí vào WhatsApp, Facebook Messenger và Twitter. Các công ty khổng lồ đằng sau những ứng dụng đó chắc chắn đủ khả năng trả cho Virgin Media để có đặc quyền đó. Nhưng một công ty khởi nghiệp đến sau, có trong tay một ứng dụng tin nhắn tuyệt vời, thì chắc chắn không thể làm điều đó, và như vậy họ sẽ gặp bất lợi rõ rệt so với các đối thủ cạnh tranh giàu có hơn, Vimeo, một website video nhỏ chỉ có 200 nhân viên, cho biết họ không đủ khả năng để duy trì thỏa thuận không tính phí dữ liệu với Detsche Telekom – công ty sở hữu T-Mobile. Không tính phí dữ liệu, nói cách khác, là ưu ái những gã khổng lồ công nghệ cổ hủ và ngăn cản sự đổi mới.

Thực tế này thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn khi các ISP có thể tự phát triển sản phẩm của chính mình, và quảng cáo chúng miễn phí một cách hiệu quả so với các đối thủ cạnh tranh. Việc AT&T không tính phí dữ liệu cho dịch vụ phát video trực tuyến DirecTV Now của riêng họ là một ví dụ điển hình. Kế hoạch đó mang lại cho DirecTV Now một lợi thế lớn, giữ chân người dùng và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh. Hiện tại, kế hoạch đó là tốt cho khách hàng, nhưng nếu DiriecTV Now đẩy đối thủ cạnh tranh của mình ra khỏi mảng hoạt động này, AT&T có thể dừng ưu đãi không tính phí và tính phí cao hơn đối với người dùng, và như vậy, những người dùng đó sẽ không còn nơi nào khác để đi.

Như chúng tôi đã đề cập trước đó, Epicenter.works – một tổ chức phi lợi nhuận châu Âu đã kêu gọi thực hiện một nghiên cứu về dịch vụ không tính phí dữ liệu ở 30 quốc gia châu Âu. Họ phát hiện, khi một quốc gia cho phép không tính phí dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ không dây đã tăng giá. Ở các quốc gia cấm dịch vụ không tính phí dữ liệu chứng kiến sự giảm giá ổn định với các gói cước không dây, nhưng ở các quốc gia cho phép thực hiện điều này, giá gói cước thực sự đã tăng lên.

Tại sao lại có chuyện này? Một khi các nhà cung cấp dịch vụ có thể thu hút khách hàng dựa trên các thỏa thuận không tính phí dữ liệu, họ sẽ không còn phải cạnh tranh về giá cả hoặc chất lượng mạng nữa, vì vậy họ cũng không cần phải cải thiện về giá và chất lượng nữa.

Lịch sử của bình đẳng mạng Internet

Cho đến nay, chúng ta chỉ nói về một thế giới không có bình đẳng mạng Internet. Nhưng ít nhất thì ở Mỹ, bình đẳng mạng Internet đã có một quá khứ thăng trầm: đã có yêu cầu thực hiện điều đó trong một vài năm của thế kỷ này, nhưng những năm còn lại thì gần như không có quy định.

FCC được giao nhiệm vụ quản lý các dịch vụ Internet, đã không đề ra những quy định cho các ISP cho mãi đến năm 2002, khi họ ban hành một điều khoản lỏng lẻo, gọi là Tiêu đề I, nhưng không cấm chặn, điều chỉnh hoặc ưu tiên có trả phí. Mặc dù vậy, Tiêu đề I không được coi là để thực hiện bình đẳng mạng Internet.

Năm 2015, FCC bắt đầu ban hành các quy định cho ISP theo Tiêu đề II, chặt chẽ hơn, cấm chặn, điều chỉnh và ưu tiên có trả phí – nói cách khác, Tiêu đề II thực thi bình đẳng mạng Internet. Những người ủng hộ bình đẳng mạng Internet đã rất vui mừng. Nhưng sau đó, vào năm 2017, ngày Ajit Pai – chủ tịch mới của FCC, đã tái áp dụng Tiêu đề I cho các ISP, triệt để xóa bỏ bình đẳng mạng Internet. Ngày Pai lập luận rằng việc ép buộc thực thi bình đẳng mạng Internet khiến các ISP chậm mở rộng kết nối băng thông rộng tốc độ cao, và Tiêu đề II trở thành lỗi thời.

Tuy nhiên, ngày Pai có thể là người ra quyết định thiếu khách quan nhất: trước đây ngài ấy là luật sư của Verizon!

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Neel Mehta, Aditya Agashe & Parth Detroja – Gạt mở chiến lược kinh doanh ẩn sau thế giới công nghệ – NXB CT 2021

Các thị trường mới nổi – Phần V


Grab và Go-Jek

Thanh toán bằng mã QR cũng đang trở nên phổ biến ở Đông Nam Á. Để hiểu lý do tại sao, trước tiên, bạn phải hiểu thanh toán di động ở khu vực này đột nhiên trở nên thành công như thế nào.

Hai hệ thống thanh toán di động lớn nhất Đông Nam Á là công ty khởi nghiệp Grab của Singapore và công ty khởi nghiệp Go-Jek của Indonesia. (Thật ngẫu nhiên, Grab được hỗ trợ bởi Alibaba, trong khi Go-Jek được hỗ trợ bởi Tencent – vì vậy, mặc dù hai hệ thống này có thể thống trị Đông Nam Á nhưng lại không cạnh tranh với những người khổng lồ về thanh toán của Trung Quốc).

Grab và Go-Jek là các công ty chia sẻ xe: Go-Jek là ứng dụng gọi xe máy và thống trị thị trường Indonesia, trong khi Grab là ứng dụng gọi xe taxi giống như Uber (những người sáng lập rõ ràng muốn tạo ra “Uber ở châu Á”) và thống trị phần thị trường còn lại của Đông Nam Á. Ngoài ra, hai ứng dụng này cũng khá giống nhau.

Chia sẻ xe phát triển tốt, nhưng lý do khiến hai công ty khởi nghiệp này trở nên nổi tiếng là vì hàng triệu người dùng đã nhập thông tin thanh toán của họ vào hai ứng dụng và bắt đầu tích trữ tiền trong ví điện tử của hai ứng dụng đó. Rất khó để khiến mọi người tích trữ tiền trong ứng dụng – nhưng một khi bạn đã làm được điều đó, dù để họ tham gia một chương trình khuyến mãi thông minh như Hồng bao hay để trả tiền đi xe chug, nghĩa là bạn cũng có thể bắt đầu bán cho họ bất cứ thứ gì.

Và đó chính xác là những gì Grab và Go-Jek đã và đang làm. Giờ đây, bạn có thể mua thức ăn, gửi hàng, mua thuốc giao đến tận nhà, sửa máy lạnh, giặt là và thậm chí đặt dịch vụ mát-xa trên Go-Jek. (Tất cả những tính năng này có điểm chung gì? Chúng đều đang bán cho bạn thứ gì đó, vậy nên điều quan trọng là phải làm sao để khiến người dùng cài đặt sẵn ứng dụng thanh toán di động. Bạn có thể sẽ không làm một việc rất rắc rối là cài đặt thanh toán trong một ứng dụng chỉ để đặt dịch vụ mát-xa, nhưng nếu bạn đã có tiền trong ứng dụng, thì việc đặt dịch vụ mát-xa trên ứng dụng lại khiến bạn cảm thấy thích thú hơn).

Hình: Ứng dụng Go-Jek của Indonesia, ban đầu chỉ để gọi xe máy, nay đã mở rộng sang thanh toán giúp bạn bè (GO-PAY), đặt dịch vụ trang điểm (GO-GLAM) và dọn dẹp nhà cửa (GO-CLEAN).

Và tất nhiên bạn có thể quét mã QR để thanh toán cho những gì bạn mua.

Grab và Go-Jek đã thành công rực rỡ. Ví dụ, Uber đã cố gắng mở rộng sang Đông Nam Á nhưng bị hai công ty này vượt mặt và phải bán hoạt động của mình cho Grab. (Không tồi đối với một công ty muốn trở thành “Uber của châu Á”!).

Nhưng cuộc chiến ở Đông Nam Á vẫn còn rất quyết liệt. Go-Jek và Grab đã mở rộng sang sân nhà của nhau, nghĩa là Go-Jek mở rộng sang Singapore và Grab đang phát triển ở Indonesia. Cả hai cũng đang cùng nhau chiến đấu với các hệ thống thanh toán của các nước sở tại như PayNow và Dash của Singapore, Razer Pay của Malaysia, InstaPay của Philippines và VNPay của Việt Nam.

Paytm

Ở Ấn Độ, thanh toán bằng mã QR và điện thoại di động không phổ biến rộng khắp như ở Trung Quốc hay Đông Nam Á, nhưng cũng đang tiến gần đến mức độ đó, trong đó dẫn đầu là công ty khởi nghiệp thanh toán di động Paytm.

Paytm bắt đầu hoạt động như một hệ thống thanh toán di động, cho phép bạn nạp tiền từ tài khoản ngân hàng (giống như WeChat Pay) hoặc bằng tiền mặt (giống như M-Pesa) và sau đó thanh toán cho bạn bè và doanh nghiệp. Năm 2016, Paytm đã thành công lớn khi chính phủ Ấn Độ cho “hủy tiền” giấy mệnh giá 500 và 1000 rupee (trị giá tương ứng khoảng 7 và 14 USD), như vậy những đồng tiền này không được lưu hành nữa, và người dân buộc phải nhận những tờ tiền mới. Chính việc này đã khiến người dân Ấn Độ có thêm lý do để thử nghiệm với các hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt – vì vậy Paytm đột nhiên thành công, với 150 triệu người chỉ sau một đêm.

Nhưng cũng giống như Grab và Go-Jek, kể từ đó Paytm đã quyết định cố gắgn trở thành WeChat tiếp theo, nên đã bổ sung thêm nhiều tính năng hơn và bán nhiều thứ hơn bao giờ hết. Giờ đây, bạn có thể gửi tin nhắn, thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến và chơi trò chơi trên Paytm. Ứng dụng này thậm chí đã bắt đầu áp dụng các “chương trình nhỏ”. Và tất nhiên, giờ đây bạn chỉ cần quét mã QR là có thể thanh toán.

Nói tóm lại, thanh toán di động đột nhiên thành công vang dội trên khắp châu Á, bởi đó là trung tâm của một mô hình kinh doanh thông minh, một khi bạn có được thông tin thanh toán của mọi người, bạn có thể cố gắng trở thành WeChat tiếp theo, và hoàn toàn thống trị lĩnh vực công nghệ này trên khắp cả nước.

Chiến lược của các công ty công nghệ phương Tây và phương Đông khác nhau như thế nào?

Người ta nói rằng các công ty công nghệ của Mỹ và Trung Quốc đang bị mắc kẹt trong cuộc chiến tranh giành thị trường ở các nước đang phát triển, và nhiều người cho rằng Trung Quốc  và Mỹ đang trong “cuộc đua” thống trị lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ viễn thông, và thậm chí cả tương lai của Internet.

Nhưng sẽ không đúng khi hco rằng hai bên là bản sao của nhau. Như bạn đã thấy trong bài này, các công ty công nghệ phương Tây và phương Đông là những con mãnh thú rất khác nhau – nhưng chính xác thì họ khác nhau như thé nào, và điều đó có tác động gì đến sự cạnh tranh của các quốc gia?

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Neel Mehta, Aditya Agashe & Parth Detroja – Gạt mở chiến lược kinh doanh ẩn sau thế giới công nghệ – NXB CT 2021

Kịch bản nào cho các hãng tàu khu vực trong vận tải container đường biển? – Phần cuối


Trên đây là những cơ sở giúp chúng ta hình dung ra kịch bản cho năm 2025, đó là chỉ có 2 – 3 hãng tàu khu vực thống lĩnh thị trường dịch vụ tiếp vận. Nói kiểu lý thuyết, thì thị trường chỉ có một hãng tiếp vận duy nhất còn có thể tiết giảm chi phí đáng kể hơn nữa, tuy nhiên các hãng tàu lớn khó mà bỏ hết trứng vào một giỏ. Nên nếu cân nhắc về mặt chiến lược, các hãng lớn sẽ phân chia sản lượng sao cho lúc nào cũng phải có ít nhất 2 hãng tàu tiếp vận chính phục vụ cho mình. Thêm nữa là theo dự đoán, đến năm 2025, thị trường các tuyến biển xa gần như là sẽ chịu sự chi phối của 3 liên minh lớn, mỗi liên minh sẽ có cách sử dụng dịch vụ tiếp vận khác nhau, từ đó dẫn đến sự tồn tại của 3 hãng tàu tiếp vận chính.

Các hãng tàu tiếp vận có thể lựa chọn mô hình kinh doanh cho mình, hoặc là tập trung tuyệt đối vào dịch vụ tiếp vận cho các hãng lớn, hoặc là vận chuyển kết hợp cả hãng tiếp vận và hàng trên các tuyến ngắn theo yêu cầu của chủ hàng hoặc các công ty giao nhận. Cả hai cách tiếp cận trên đều có các ưu điểm riêng, do đó chúng ta sẽ tiếp tục thấy cả hai mô hình này tồn tại trong thời gian tới. Những hãng tiếp vận thuần túy có ưu thế nhờ mô hình kinh doanh tinh giản. Họ có khá ít khách hàng – toàn hãng tàu cả – do đó không phải tốn quá nhiều nguồn lực đi chèo kéo bán hàng và chăm sóc khách hàng. Họ cũng có một vị trí hoàn toàn trung lập trong mối quan hệ với các hãng tàu lớn. Mặt khác, đối với những hãng tàu tiếp vận chọn kiếm thêm bằng cách cung cấp dịch vụ vận chuyển tuyến ngắn, họ có thể tăng sản lượng hàng trên tàu, và dùng lượng hàng tăng thêm làm đòn bẩy để phát triển ưu thế cạnh tranh bằng cách tăng kích cỡ tàu cũng như tăng độ phủ cho mạng lưới của mình.

Vậy còn những hãng tàu khu vực mà hoạt động của họ không tập trung cao độ vào thị trường tiếp vận?

Các hãng tàu này có khá nhiều lựa chọn trong mô hình kinh doanh, nhưng đồng thời các mô hình hoạt động hiện hữu của họ chịu khá nhiều áp lực từ sự phát triển chung của ngành.

Trước tiên là nhu cầu chiến lược cấp bách để tăng cỡ tàu. Đây là bước phát triển đã tăng tốc từ giai đoạn 2015 – 2016, khi mà số lượng các con tàu tuy lớn nhưng có mức giá phải chăng tăng lên rõ rệt. Thêm vào đó, sự kiện công ước quốc tế quy định tàu biển sử dụng nguyên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp có hiệu lực vào năm 2020 sẽ dẫn đến thực trạng chi phí nhiên liệu tăng lên đáng kể, qua đó càng làm nổi bật hơn nữa khả năng tiết giảm chi phí của các con tàu lớn. Về cơ bản thì cuộc đua cỡ tàu giữa các hãng tàu khu vực cũng không khác mấy so với màn so găng giữa những ông lớn. Khác biệt đáng lưu ý là các hãng tàu khu vực nhỏ dễ lâm vào tình trạng phá sản hơn là các hãng lớn. Vì các hãng tàu khu vực đang dịch chuyển từ sử dụng tàu nhỏ sang tàu lớn hơn, nên dẫn đến hệ quả tất yếu là tình trạng gia tăng năng lực vận chuyển trên những tuyến mà họ vận hành. Mà thường thì các hãng tàu khu vực chỉ có đúng một tuyến dịch vụ cho một hành lang thương mại nhất định, nên họ không thể lấp đầy được lượng sức chở bổ sung bằng cách giảm bớt tần suất dịch vụ. Chỉ riêng trong năm 2016, quá trình tăng sức chở đã làm cho năng lực vận chuyển của các hãng tàu khu vực tăng gấp ba lần so với mức cung cầu của thị trường toàn thế giới, phát triển như vậy không cách nào mà bền vững được. Một hệ quả không thể tránh khỏi là một vài hãng tàu khu vực sẽ bị xóa sổ, và làm tăng tính tập trung thị trường.

Nhưng, không giống như kịch bản đối với những hãng tàu lớn, do rào cản gia nhập thị trường thấp, việc dự đoán số lượng hãng tàu khu vực sẽ tiếp tục góp mặt trên thị trường gần như là bất khả. Nếu chúng ta thống kê cả những hãng tàu nội địa nhỏ bé – thì số lượng các hãng vẫn sẽ rất nhiều – tuy nhiên, mức độ tập trung theo chỉ số HHI vẫn sẽ tăng, và trong từng tuyến vận tải khu vực, chúng ta có thể chỉ còn được thấy một vài hãng hoạt động trên thị trường.

Quá trình số hóa và tự động hóa đang diễn ra vừa là một mối đe dọa, vừa là cơ hội cho các hãng tàu khu vực. Một mặt đây là một mối đe dọa có thật, bởi lẽ các hãng tàu nhỏ không có được nguồn lực khổng lồ như các hãng tàu lớn để đầu tư vào phát triển công nghệ, do đó họ đứng trước nguy cơ bị tụt lại phía sau. Mặt khác, chính vì nguy cơ tụt hậu này, thị trường cung cấp dịch vụ số hóa và tự động hóa chuyên biệt dành riêng cho các hãng tàu khu vực sẽ xuất hiện, và nhiều khả năng là các doanh nghiệp bên thứ ba sẽ nhảy vào thị trường này. Đây có thể là những nhà cung cấp dịch vụ đã hoạt động trên thị trường – ví dụ như những cổng thông tin – hoặc những công ty mới hoàn toàn được trang bị bằng tư duy sáng tạo đã giúp họ thúc đẩy quá trình số hóa trong nhiều ngành khác, tư duy sẽ chiếm ưu thế so với cách tiếp cận bảo thủ thường thấy ở các hãng tàu.

Những hãng tàu khu vực nào có thể kết hợp hiệu quả mà xu thế số hóa và tự động hóa mang lại với hiểu biết về mô hình kinh doanh của khách hàng trong địa bàn hoạt động của họ, mô hình mà phức tạp đến mức không thể tự động hóa hoàn toàn, những hãng đó sẽ phát triển thành các thế lực chính trên thị trường. Tương tự, một hãng khu vực nhỏ có thể tận dụng hiểu biết của mình về thị trường khu vực kết hợp với tính linh hoạt nhờ quy mô nhỏ gọn để xây dựng những giải pháp số hóa trực tuyến, giúp họ cạnh tranh được trong một số mảng nhất định của thị trường.

Mặc dù xu thế số hóa và tự động hóa mang lại nhiều lợi ích thiết thực, thì có một số khu vực mà các hãng kinh doanh ở đó vẫn có thể phát triển tốt mà không cần đến các công cụ thời thượng kể trên. Các thị trường khu vực này không có quy mô quá lớn, nhưng các hãng khai thác vẫn có thể gặt hái được lợi nhuận đáng kể. Đó sẽ là những thị trường mà điều kiện thương mại, hoặc rào cản luật pháp, không tạo điều kiện cho khả năng số hóa hoàn toàn dịch vụ vận chuyển, hoặc là thị trường có các khách hàng đặc biệt mà hãng tàu sẽ ký những hợp đồng thiết kế riêng để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đặc thù, phù hợp cho mỗi khách hàng đó. Loại hợp đồng này có vẻ giống như dịch vụ tàu chợ thông thường, nhưng thực tế thì nó khá tương đồng với hợp đồng thuê tàu chuyến.

Sự minh bạch về dịch vụ và giá cả trên phạm vi toàn cầu sẽ giúp cho các hãng tàu khu vực phân tích toàn diện những chuyển động của thị trường để không những có thể tìm ra những khoảng trống chưa được khai thác, mà còn giúp họ tận dụng khâu số hóa để quảng bá dịch vụ đến nhiều khách hàng tiềm năng. Tức là chúng ta sẽ tiếp tục được thấy sự xuất hiện của nhiều dịch vụ ngách, ngay cả trong những tuyến vận tải biển xa rơi vào quy luật hàng hóa phổ biến, ở đó, các hãng tàu khu vực sẽ nhắm đến những nhu cầu đặc biệt của nhóm khách hàng tương đối nhỏ. Đó là những nhu cầu chủ yếu tập trung vào khía cạnh thời gian giao hàng và độ tin cậy, cả ở mặt tích cực và tiêu cực của các khía cạnh đó.

+ Do áp lực phải vận chuyển càng nhiều càng tốt hàng hóa trên những con tàu khổng lồ của mình, các hãng tàu lớn không thể nào xếp đầy tàu với toàn những container mà khách hàng yêu cầu vận chuyển nhanh được. Trong khi đó, những hãng tàu vận hành những tàu nhỏ hơn lại hoàn toàn có thể giao hàng rất nhanh và thậm chí còn cạnh tranh được với phương thức vận tải bộ hay phương án kết hợp vận chuyển đường biển với đường hàng không.

+ Ngược lại, một hãng tàu khu vực có thể xây dựng một tuyến dịch vụ với thời gian vận chuyển kéo dài, thậm chí các chủ hàng không biết được chính xác thời điểm container đến cảng đích, nhưng bù lại mức cước tuyến này là rẻ vô địch.

Rất khó để có thể dự báo được nhu cầu cụ thể hay số lượng của những dịch vụ ngách như vậy, nhưng chúng ta vẫn có thể tin tưởng rằng các hãng tàu khu vực thức thời và sẵn sàng thay đổi vẫn sẽ tìm thấy chỗ đứng vững chắc cho mình trên thị trường vào năm 2025. Đồng thời một số hãng tàu khu vực khác sẽ biến mất nếu họ không nhanh chóng chuyển mình để thích nghi với thời đại mới.

Khía cạnh quan trọng cuối cùng khi xét đến các hãng tàu nhỏ là ở một số khu vực địa lý, thị trường không phải là cuộc chơi có tổng bằng không như thị trường của các hãng tàu lớn. Đối với một vài tuyến thương mại nội vùng và nội địa, hàng hóa có thể được vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường biển, điều này tạo ra thực trạng mà chỉ cần có một thay đổi trong năng lực cạnh tranh giữa các phương thức vận tải, lượng hàng hóa được vận chuyển theo các phương thức sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể. Do đó các hãng tàu khu vực vẫn có khả năng tăng sản lượng vận chuyển bằng cách đưa ra những giải pháp cạnh tranh hơn so với vận chuyển bằng đường bộ. Tại hầu hết các khu vực địa lý (đương nhiên không phải toàn bộ), thì vận chuyển đường bộ vẫn nhanh hơn rõ rệt so với đường biển. Sự chênh lệch này có thể được cải thiện bằng cách tăng tần suất tuyến dịch vụ, nhưng kỳ cùng thì cũng không xóa bỏ hoàn toàn được khác biệt trong thời gian vận chuyển. Nhưng có một yếu tố có thể thay đổi năng lực cạnh tranh theo phương thức vận tải là sự nhiêu khê khi chủ hàng nghĩ đến dịch vụ vận tải biển. ở nhiều nơi, quy trình thủ tục chứng từ cần làm khi khách hàng muốn dùng tàu biển để vận chuyển container thực sự phiền toái hơn nhiều so với việc đưa container đó cho một nhà xe. Và tại khu vực nào chủ hàng quá quen với dịch vụ vận tải đường bộ, khó khăn cho các hãng tàu còn nhân lên gấp bội. Tuy nhiên, nhờ tiến trình số hóa và tự động hóa, khác biệt cạnh tranh này sẽ dần bị xóa mờ từ nay đến năm 2025.

Tổng kết: Các hãng tàu khu vực

Đầu năm 2025, chúng ta sẽ được chứng kiến sự hợp nhất đáng kể diễn ra giữa các hãng tàu khu vực nói chung và giữa các hãng tàu tiếp vận nói riêng.

Chúng ta cũng sẽ được chứng kiến sự xuất hiện của một nhóm các hãng tàu khu vực mới tập trung vào khả năng tận dụng kinh nghiệm hoạt động trong khu vực của mình cùng với sự minh bạch của thị trường vận tải container đã được số hóa – nhằm tìm ra cơ hội tại các thị trường ngách cũng như là để tiếp cận các khách hàng tiềm năng. Nhóm các hãng tàu này sẽ bao gồm những hãng hiện hữu đang chuyển mình để thích nghi với bối cảnh mới và những hãng tàu “tân binh” được thành lập trong những năm tới đây.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lars Jensen – Vận tải container đường biển đến năm 2025 – NXB ĐHKTQD 2018

Chính sách công nghệ – Phần I


Internet đã trở thành phương thức chính để chúng ta mua sắm, đọc tin tức, giao tiếp, nghiên cứu và kinh doanh. Do đó, sẽ không có gì ngạc nhiên khi giới công nghệ cứ luôn hấp tấp lao vào các cuộc tranh luận kéo dài về chính sách và quy định pháp lý, xung quanh vấn đề chống độc quyền, tự do ngôn luận, quyền riêng tư…

Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét một số ví dụ khi các cuộc tranh luận về những vấn đề này trở nên gay gắt đến mức biến thành những cuộc chiến về chính sách, và tìm hiểu xem chính phủ các nước này đã làm gì để bắt đầu chỉnh đốn các công ty công nghệ.

Làm thế nào Comcast có thể bán lịch sử duyệt web của bạn?

Vào năm 2016, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), cơ quan quản lý viễn thông và Internet của chính phủ Mỹ, đã ban hành những quy tắc buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) phải có sự đồng ý của người dùng, trước khi bán lịch sử duyệt web của họ cho các nhà quảng cáo. Nhưng vào năm 2017, Quốc hội đã thông qua một dự luật loại bỏ các quy định về các “quyền riêng tư băng thông rộng” này. Nói cách khác, phán quyết năm 2017 cho phép các ISP bán thông tin của người dùng bất cứ khi nào và theo bất cứ cách nào họ muốn. Những người bênh vực cho quyền lợi của người dùng đã rất phẫn nộ.

Nhưng chính xác thì ISP là những ai? Họ có những dữ liệu nào về người dùng? Và có gì sai khi họ bán những dữ liệu đó? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Giám sát không ngừng

Bất cứ khi nào bạn kết nối với Internet qua Wifi hoặc xem tivi thông qua cáp truyền hình, tức là bạn đang sử dụng nội dung “băng thông rộng”. Các công ty mà ta vẫn gọi là nhà cung cấp dich vụ Internet, hoặc ISP, truyền tải nội dung đó đến cho bạn; nói cách khác, họ là những người cung cấp cáp và Internet đến tận nhà bạn. Các ISP lớn nhất ở Mỹ bao gồm Comcast, AT&T, Verizon, CenturyLink, Cox, và Spectrum.

Các bạn đừng nhầm lẫn những công ty này với các công ty điện thoại cung cấp dịch vụ 4G và di động. Đó là công việc của các công ty gầm Verizon, AT&T, Sprint và T-Mobile. (Lưu ý rằng Verizon và AT&T cũng nằm trong cả hai danh sách!).

Vì các ISP ở giữa bạn và mọi website bạn truy cập, họ có thể theo dõi toàn bộ lịch sử duyệt web của bạn. Sau đó, họ có thể bán những thông tin này, cùng với các thông tin nhân khẩu học như tuổi và địa chỉ của bạn cho các nhà quảng cáo, những người này có thể sử dụng dữ liệu đó để tạo ra quảng cáo nhắm vào mục tiêu là bạn. Đây là một kho thông tin quý giá khiến ngay cả những gì Facebook và Google có về bạn cũng trở nên ít ỏi. Những người ủng hộ quyền riêng tư nói rằng ISP thậm chí có thể khống chế các công cụ tìm kiếm trên Google của bạn hoặc đưa quảng cáo vào các website mà bạn duyệt. Một ví dụ đặc biệt nổi tiếng là “siêu tân binh” của Verizon, một trình theo dõi mà Verizon từng cài đặt trên tất cả các điện thoại của họ, để theo dõi mọi website mà bạn đã truy cập mà không cho bạn biết cách chọn để thoát khỏi sự theo dõi đó. (Verizon đã khai tử siêu tân binh đó, nhưng những người ủng hộ quyền riêng tư nói rằng nó có thể sẽ quay trở lại).

Sân chơi độc quyền

Nếu bạn không thích những gì ISP đang làm thì bạn không gặp may rồi. Nhờ nhiều vụ sáp nhập và mua lại, ISP có vị thế độc quyền thị phần ở hầu khắp đất nước: Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) ước tính, 75% các hộ gia đình Mỹ không có hoặc chỉ có một lựa chọn cho ISP tốc độ cao – nói cách khác, ISP của họ là độc quyền. Và ta có thể dự đoán, độc quyền dẫn đến kết nối Internet chậm hơn và giá cả cao hơn. Ví dụ, AT&T độc quyền ở Cupertino, California nhưng cạnh tranh với ISP khác ở Austin, Texas – và AT&T tính phí người tiêu dùng ở Cupertino cao hơn các nơi khác 40 USD cho cùng một dịch vụ cơ bản giống hệt nhau.

Hình: Hơn 3/4 người Mỹ không có hoặc chỉ có một lựa chọn ISP cho Internet tốc độ cao, theo định nghĩa là có tốc độ 25 Mbps trở lên. Đó là một dấu hiệu đáng lo ngại về một thị trường độc quyền.

Thật không may, dường như rất khó để phá vỡ thế độc quyền hoặc quản lý những công ty đó, do các quy định chống độc quyền lỏng lẻo và các rào cản khắt khe cho việc tham gia lĩnh vực kinh doanh viễn thông. Thiết lập cơ sở hạ tầng khổng lồ cần thiết để cung cấp Internet là một công việc khó khăn, đến mức Google cũng gặp khó khi làm điều đó. Google đã thử tạo ISP siêu nhanh của riêng mình có tên là Google Fiber, nhưng gặp trở ngại nên đã phải thu hẹp đáng kể hoạt động này vào năm 2017.

Vì các ISP gần như độc quyền, nên thói quen bán thông tin của họ đặc biệt nguy hiểm với người dùng. Nếu ISP của bạn đang bán lịch sử duyệt web của bạn, nhưng bạn không thích điều đó, thì không may rồi – bạn sẽ không có nhiều lựa chọn thay thế ngoài việc từ bỏ hoàn toàn Internet.

Quy định – hay không quy định

Trước năm 2016, có một vài quy định chống lại việc ISP bán dữ liệu người dùng cho những người làm marketing. Nhưng vào năm 2016, FCC đã thông qua một quy định, rằng các ISP dứt khoát phải được sự cho phép của khách hàng trước khi họ có thể bán lịch sử duyệt web của người dùng. Những người ủng hộ quyền riêng tư băng thông rộng đã ăn mừng chiến thắng.

Nhưng vào năm 2017, vị chủ tịch mới của FCC – ngài Ajit Pai lên nắm quyền và với sự ủng hộ của ông ta, Quốc hội đã loại bỏ quy định này. Điều đó nghĩa là các ISP có thể tiếp tục bán dữ liệu của mọi người cho những người làm marketing mà không cần sự đồng ý của họ.

Phe ủng hộ người dùng đã phản đối quy định mới, gọi đó là vụ thâu tóm quyền lực của các ISP và xâm phạm quyền riêng tư của người dùng. Những người ủng hộ quy định mới cho rằng như vậy là công bằng vì các quy định về bán dữ liệu không áp dụng cho Facebook hoặc Google, hai công ty này cũng kiếm được hàng tỷ USD bằng cách sử dụng dữ liệu để thực hiện quảng cáo nhắm mục tiêu. Họ nói rằng các ISP cần phải có khả năng quảng cáo nhắm mục tiêu để cạnh tranh với Google và Facebook.

Không có dấu hiệu cho thấy trận chiến này sẽ kết thúc. Nhưng may mắn thay, ít nhất cũng có một kết quả khiến người ta cảm thấy vui. Sau khi FCC thu hồi các quy định về quyền riêng tư băng thông rộng, website tin tức công nghệ ZDNet đã dẫn ra một quy định trong Đạo luật tự do thông tin, và yêu cầu được xem lịch sử duyệt web của ngày Ajit Pai, chủ tịch mới của FCC, người đã đấu tranh cho các quy tắc mới. FCC cho biết họ không có bất kỳ thông tin nào.

Dữ liệu di động miễn phí ảnh hưởng đến người tiêu dùng như thế nào?

Nếu bạn sống ở Vương quốc Anh và sử dụng dịch vụ di động do Virgin Media cung cấp, thì tin tốt là bạn có thể sử dụng WhatsApp, Facebook Messenger và Twitter mà không phải trả tiền cho dữ liệu mà họ sử dụng.

Hình: Virgin Media cho phép sử dụng “miễn phí dữ liệu” của WhatsApp, Facebook Messenger và Twitter, nhưng như vậy có thực sự tốt cho người tiêu dùng?

Tương tự ở Mỹ, nếu sử dụng dịch vụ của AT&T, bạn có thể sử dụng miễn phí dịch vụ phát trực tuyến DirecTV Now của AT&T – họ sẽ không tính phí dữ liệu, bất kể bạn xem bao nhiêu video.

Cách làm này – theo đó bạn được sử dụng một số ứng dụng nhất định và không phải lo trả tiền cho dữ liệu mà bạn sử dụng – gọi là “không tính phí”. Nghe có vẻ tuyệt vời, ai mà chẳng thích nhắn tin không giới hạn và xem phim thoải mái? Nhưng một nghiên cứu quan trọng đã phát hiện không tính phí dữ liệu thực sự khiến cho dữ liệu không dây trở nên đắt hơn đối với người dùng nói chung. Nhưng tại sao lại như vậy?

Hóa ra không tính phí dữ liệu lại là một trong những vấn đề nổi bật nhất trong cuộc tranh luận về chính sách đang diễn ra liên quan đến bình đẳng mạng Internet. Hãy đi sâu tìm hiểu về bình đẳng mạng Internet trước kih giải thích điều gì đã xảy ra với không tính phí dữ liệu.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Neel Mehta, Aditya Agashe & Parth Detroja – Gạt mở chiến lược kinh doanh ẩn sau thế giới công nghệ – NXB CT 2021