Vũ khí mới cho cạnh tranh Mỹ-Trung: Các biện pháp ép buộc kinh tế – Phần XVIII


2/ Cùng cố hệ thống phòng thủ của Mỹ và các đồng minh

Là một thành phần quan trọng trong việc chống đỡ lại sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc, Mỹ phải chuẩn bị cho việc Trung Quốc sử dụng các chiến lược ép buộc kinh tế để tìm cách thúc đẩy các lợi ích quốc gia. Mỹ có một lợi ích rõ ràng không chỉ trong việc củng cố các chủ thể kinh tế của riêng mình, mà còn trong việc hỗ trợ cho các đồng minh và đối tác nước ngoài để Trung Quốc không tìm được các cách gián tiếp nhằm vào Mỹ và lợi ích của Mỹ.

Thiết lập một quỹ dự trữ cho những chủ thể chịu sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc. Mỹ, dẫn đầu là Bộ Tài chính và Bộ Thương mại, nên thiết lập một quỹ dự trữ cho các công ty và các thành phố chịu sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc. Quỹ này nên đặt tiền đề dựa trên khái niệm bảo vệ các thể chế tôn trọng luật kinh tế quốc tế và các nguyên tắc thị trường cạnh tranh. Quỹ nên hỗ trợ các thực thể bị Trung Quốc đối xử bất công theo một cách chống cạnh tranh mà có thể có ý nghĩa an ninh quốc gia quan trọng đối với Mỹ và một liên minh các đồng minh quan trọng. Tư cách thành viên nhìn chung nên được định hướng theo các nước thành viên G7 và các nước khác. Mỹ nên tận dụng quỹ này và yêu cầu các chính phủ đồng minh đóng góp. Mỹ cũng nên tìm kiếm sự đóng góp từ các công ty thuộc khu vực tư nhân, những công ty mà bản thân họ có thể là ứng cử viên để nhận được hỗ trợ từ một quỹ như vậy, nếu bị Trung Quốc nhắm trực tiếp vào bằng một hành động ép buộc kinh tế. Các nhà lãnh đạo của quỹ này nên xem xem các lựa chọn sửa đổi cấu trúc của nó theo hướng là một phương tiện đảm bảo cho sự tham gia của các thực thể này. Khi đứng đầu một quỹ như vậy, Mỹ có thể tăng cường nỗ lực thuyết phục các quốc gia khác hợp tác chặt chẽ và tích cực hơn với Mỹ áp đặt phí tổn lên Trung Quốc vì những thách thức của họ đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Hơn nữa, bằng cách báo hiệu cho Trung Quốc biết rằng Mỹ và các đồng minh đang thực hiện các bước chặn trước để bảo vệ lợi ích tập thể của họ, Washington có thể ngăn chặn Bắc Kinh khỏi ít nhất một số trường hợp gây áp lực ép buộc kinh tế đối với các thực thể sẽ sử dụng quỹ địa phương.

Xem xét và cập nhật các Quy định phản đối tẩy chay. Mỹ, với sự dẫn dắt của một phái đoàn trong Quốc hội và một nhóm nghiên cứu tại Bộ Thương mại, nên xem xét các Quy định phản đối tẩy chay để đánh giá cách thức Mỹ có thể cập nhật chúng hay ban hành các biện pháp phù hợp khác để hỗ trợ các công ty Mỹ là mục tiêu của cạnh tranh kinh tế Trung Quốc nhắm tới. Các nhà lãnh đạo Mỹ nên hợp tác chặt chẽ với các đối tác nước ngoài để xem xét làm thế nào các quyền hạn pháp lý tương đương có thể được thông qua trong các quyền hạn phán xét khác nhau, đặc biệt là các nền kinh tế lớn toàn cầu khác.

Những khuyến nghị về thu hút khu vực tư nhân

Chính phủ Mỹ nên tiếp cận khu vực tư nhân theo một cách chính thức và minh bạch hơn. Một số thách thức mà Trung Quốc đặt ra cho Mỹ trong thời đại cạnh tranh nước lớn không thể được giải quyết chỉ bởi mình Chính phủ Mỹ, và việc đối phó với những thách thức nhất định của Trung Quốc sẽ đòi hỏi phải hợp tác với các công ty khu vực tư nhân của Mỹ. Chính phủ Mỹ càn gia tăng tăng hợp tác với khu vực tư nhân để cải thiện việc chia sẻ thông tin về sự ép buộc kinh tế và chiến thuật của Trung Quốc để giảm thiểu phí tổn phát sinh không mong muốn của các biện pháp của Mỹ. Ngoài ra, một cách tiếp cận hợp tác với khu vực tư nhân có thể xây dựng dựa trên các cách tiếp cận theo quy định để đưa ra các chiến lược hiệu quả hơn. Ví dụ, Chính phủ Mỹ không có các công cụ điều tiết hiệu quả để có thể ngăn chặn hợp pháp các công ty của Mỹ làm theo các loại ép buộc kinh tế nhất định của Trung Quốc, như việc Trung Quốc yêu cầu các công ty Mỹ kiểm duyệt các thông tin trên truyền thông xã hội và kiềm chế nói về các vấn đề chính trị như Tây Tạng. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ có thể khuyến khích khu vực tư nhân thiết lập các cơ chế và cam kết tự nguyện để chống lại áp lực như vậy của Trung Quốc.

Tăng cường dòng chảy thông tin và hợp tác với khu vực tư nhân

Can dự tốt hơn với khu vực nhân sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc ở cả lĩnh vực kinh tế và an ninh quốc gia. Các quan chức Mỹ và khu vực tư nhân nên thực hiện một số bước đi để cải thiện hợp tác trong hỗ trợ chính sách của Mỹ.

Cải thiện chia sẻ thông tin. Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính nên thiết lập một cơ chế chia sẻ thông tin để thu thập thông tin về các trường hợp sử dụng biện pháp ép buộc kinh tế của Trung Quốc nhằm vào các công ty Mỹ và công bố một báo cáo định kỳ về việc Trung Quốc sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế. Cảnh báo này được gửi trực tiếp tới Chính phủ Mỹ trên cơ sở bí mật, hoặc gửi trực tiếp hoặc nặc danh tới những người dùng khác trong hệ thống cảnh báo và Chính phủ Mỹ. Các nhà phân tích chính phủ, từ các cộng đồng tài chính và tính báo, có thể chắt lọc các bài học từ những cảnh báo cho các báo cáo định kỳ, đồng thời triệu tập tới các phiên nghe báo cáo định kỳ hoặc hội nghị để các đại diện khu vực tư nhân có thể trực tiếp chia sẻ thông tin và tham gia chủ đề này.

Thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử khu vực tư nhân với Trung Quốc. Các hiệp hội thương mại khu vực tư nhân hàng đầu, bao gồm Phòng Thương mại Mỹ và các hiệp hội thương mại chuyên về các hoạt động chế tạo và công nghệ cao, cùng với Bộ Ngoại giao Mỹ và Hội đồng an ninh quốc gia, nên thúc đẩy phát triển một bộ quy tắc ứng xử khu vực tư nhân với Trung Quốc. Bộ quy tắc ứng xử tự nguyện nên bao gồm các cam kết của các công ty Mỹ để kiềm chế tham gia các hoạt động nhất định ở Trung Quốc hay với các thực thể Trung Quốc mà sẽ chống lại các giá trị và lợi ích của Mỹ, như hỗ trợ kiểm duyệt và giám sát của Trung Quốc. Bộ quy tắc này cũng nên bao gồm các cam kết của các công ty Mỹ chống lại áp lực ép buộc kinh tế của Trung Quốc theo tiêu chí cụ thể được xác định bởi các nhà soạn thảo và các bên ký kết ban đầu. Chính phủ Mỹ nên xem xét một gói ưu đãi có thể có hiệu lực đối với các công ty tự nguyện ký vào bộ quy tắc ứng xử. Các quan chức Mỹ cũng nên phối hợp với các đối tác nước ngoài để thúc đẩy các quá trình tương tự ở các nước khác, và chào đón các quan sát viên từ các nước đồng minh và đối tác đến Mỹ học hỏi.

(còn tiếp)

Nguồn: Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS)

CĐ số 7-2020

Những điều rút ra sau một năm cuộc xung đột Nga – Ukraine


Trang mạng theconversation.com ngày 21/02 đăng bài viết đánh giá về những tác động của cuộc chiến tại Ukraine đối với thế giới, trong đó cảnh báo nguy cơ cuộc chiến này phân chia lại bản đồ địa chính trị thế giới.

Với việc Ukraine đang tiến hành một trận quyết chiến và Nga dường như có xu hướng muốn tiêu diệt Ukraine nếu không chinh phục được Kiev, không bên nào có động cơ muốn chấm dứt chiến tranh. Cuộc chiến có thể sẽ kéo dài trong suốt năm 2023 và lâu dài hơn nữa.

Năm 2023 sẽ rất quan trọng

Những gì xảy ra ở Ukraine trong năm 2023 sẽ rất quan trọng. Năm 2023 sẽ cho thấy quyết tâm của những người trong cuộc và những người ủng hộ. Ukraine có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga và chiếm lại lãnh thổ. Mức độ mà Tổng thống Putin có thể quản lý sự phục tùng trong nước. Thậm chí là cả ý định của Trung Quốc khi Bắc Kinh cân nhắc việc cung cấp vũ khí cho Moskva.

Cuộc chiến diễn ra nhưt hế nào vào năm 2023 cũng sẽ cho thấy quyết tâm và sự tin cậy của phương Tây trong việc chống lại những kẻ bắt nạt. Phương Tây liệu sẽ tiến xa hơn theo hướng hỗ trợ Kiev bằng mọi cách, hay sẽ quay trở lại hỗ trợ nhỏ giọt hoặc lựa chọn nhượng bộ trước sự thờ ơ và mệt mỏi vì chiến tranh?

Trong những tháng tới, Kiev sẽ phải đối mặt với hai thách thức chính. Thứ nhất, Ukraine sẽ phải đối mặt với các cuộc tấn công của Nga trong khi vẫn phải thực hiện các cuộc tấn công, đặt ra yêu cầu về vũ khí hạng nặng của phương Tây, khả năng tấn công tầm xa và có thể cả sức mạnh không quân. Thứ hai, Ukraine cần viện trợ và hỗ trợ quốc tế liên tục để đảm bảo trật tự xã hội không bị phá vỡ do suy thoái kinh tế và để có thể giảm thiểu thiệt hại cho cơ sở hạ tầng quan trọng của mình.

Quân đội và quyền lực của cá nhân Tổng thống Nga

Ngược lại, để xoay chuyển tình thế, Moskva sẽ phải cải thiện hiệu quả hoạt động các lực lượng vũ trang. Với ước tính 80% toàn bộ lực lượng mặt đất của Nga đã tham gia cuộc xung đột, cộng với hàng chục nghìn lính nghĩa vụ mới được huy động đến mặt trận, áp lực ngày càng lớn đối với những người đứng đầu giới lãnh đạo quân sự của Nga.

Thất bại trong việc đạt được mục tiêu sẽ tác động đến hành động của Tổng thống Putin. Để duy trì trật tự xã hội, Putin ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn với việc ban hành các chính sách hà khắc, như bắt buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự và bỏ tủ nhiều người lên tiếng phản đối chiến tranh. Trong khi cuộc đấu đá nội bộ gay gắt giữa các lực lượng vũ trang với tổ chức bán quân sự Wagner đã được giải quyết, việc các mâu thuẫn được thể hiện một cách công khai cho thấy Putin không còn uy quyền mạnh mẽ như trước đây đối với giới chức Nga.

Chiến tranh có thể leo thang trong năm 2023

Nếu việc duy trì quyền kiểm soát trong nước trở nên khó khăn hơn đối với Putin, chiến thuật “Bên miệng hố chiến tranh” mới sẽ ngày càng hấp dẫn. Đổi lại, điều đó làm tăng nguy cơ leo thang xung đột.

Các nước phương Tây phần lớn đã tự loại bỏ năng lượng của Nga trong năm 2022, một phần quan trọng trong đòn bẩy chiến lược của Nga. Tuy nhiên, vào năm 2023 có thể Moskva sẽ gia tăng nỗ lực phá vỡ sự thống nhất của phương Tây.

Trọng tâm của NATO sẽ tiếp tục dịch chuyển về phía Đông

Trọng tâm của NATO có thể sẽ tiếp tục dịch chuyển xa hơn về phía Đông. Cả Ba Lan và Estonia đều nổi lên như những nhà đấu tranh mạnh mẽ cho chủ quyền của Ukraine, đặc biệt là các quốc gia châu Âu kín tiếng hơn, bao gồm cả Đức và Pháp. Các thành viên đầy triển vọng của NATO là Phần Lan và Thụy Điển cũng đều tăng chi tiêu quốc phòng năm 2022 từ 10% đến 20%. Nhóm Bucharest Nine (B9) – gồm 9 nước đồng minh ở sườn phía Đông NATO, đã nổi lên như một tiếng nói mạnh mẽ trong NATO, ủng hộ việc chuyển giao các hệ thống vũ khí hiện đại hơn cho Ukraine.

Thách thức đối với NATO là cách tiếp cận hai chiều đối với cuộc chiến tại Ukraine trong liên minh làm tăng nguy cơ bất đồng và rạn nứt. Cuối cùng, những người dự đoán cuộc chiến của Nga ở Ukraine nhanh chóng kết thúc có thể sẽ thất vọng. Năm 2022 đã dạy chúng ta nhiều điều. Giờ đây, sau một năm cuộc xung đột ở châu Âu xảy ra, chúng ta sẽ thấy cách mà các cuộc chiến tranh định hình lại thế giới.

Nguồn: TKNB – 27/02/2023

Thông điệp Liên bang 2023 tiết lộ gì về kế hoạch của Putin ở Ukraine?


Theo thehill.com thông điệp Liên bang của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh những rủi ro trong cuộc chiến của ông ở Ukraine. Nội dung nổi bật trong bài phát biểu là việc ông thông báo rằng Nga sẽ đơn phương ngừng tham gia hiệp ước hạt nhân cuối cùng còn lại với Mỹ – một động thái càng làm dấy lên lo ngại về mối đe dọa hạt nhân ở phương Tây.

Bên cạnh đó, Thông điệp Liên bang cũng đưa ra những dấu hiệu về cách nhà lãnh đạo Nga có thể đối phó với năm thứ hai của cuộc chiến và cách Putin định hình về cuộc chiến cho cả dư luận trong nước và thế giới.

Daniel Goure – chuyên gia quốc phòng và là Phó Chủ tịch Viện nghiên cứu Chính sách công Lexington – nhận định: “Đây gần như thực sự là một bài phát biểu thời chiến mà chúng ta đã nghe cho đến nay”.

Putin không còn định hình cuộc chiến như “chiến dịch quân sự đặc biệt” để giải phóng Ukraine. Giờ đây, ông ta đang biến nó thành một cuộc chiến sống còn chống lại nền văn minh phương Tây.

Xung đột giữa các nền văn minh

Trong thông điệp liên bang, Putin phát biểu: “Giới tinh hoa phương Tây không giấu giếm mục tiêu, đó là “sự thất bại chiến lược của Nga”. Các chuyên gia cho rằng việc dàn dựng cuộc chiến bao trùm – đổ lỗi cho đế quốc Mỹ và các đồng minh để khơi mào chiến tranh bất chấp những nỗ lực hòa bình của Nga sẽ mang lại cho Putin “vỏ bọc chính trị” cần thiết khi ông chuẩn bị cho một cuộc chiến kéo dài. Nhà lãnh đạo Nga đã kỳ vọng rằng “chiến dịch quân sự đặc biệt” của ông chỉ mất vài ngày. Giờ đây, ông cần biện minh cho một cuộc chiến tổng lực đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, khiến nước Nga bị cô lập trên trường quốc tế và sẽ phải chịu thêm nỗi đau trong nhiều tháng hoặc nhiều năm nữa.

Andress Kasekamp – giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Toronto và là chuyên gia nghiên cứu về chiến tranh – lưu ý rằng Putin cũng cần giải thích lý do tại sao nỗ lực chiến tranh của Nga đang thất bại. Theo giáo sư Kasekamp, trên bình diện quốc tế, việc đổ lỗi cho phương Tây, đặc biệt là Mỹ, về cuộc chiến sẽ làm vẩn đục “các vùng biển ngoại giao” và có thể giúp thuyết phục một số quốc gia ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh duy trì lập trường trung lập, thay vì lên án hành động gây hấn của Nga.

“Tống tiền” hạt nhân

Theo Giáo sư Kasekamp, thông báo Nga sẽ đình chỉ tham gia hiệp ước hạt nhân New Start là “sự làm bộ và cố gắng nhấn một nút mà Putin nghĩ rằng đối với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ, ông có thể thu hút sự chú ý và khiến họ khó chịu”. Leon Aron, một chuyên gia về Nga tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI), cho biết tống tiền hạt nhân là công cụ duy nhất còn lại của Putin. Trong khi Putin đe dọa sử dụng hạt nhân từ trước khi chiến tranh bắt đầu, chuyên gia Aron cho rằng việc Putin đình chỉ hiệp ước hạt nhân New Start là một động thái cụ thể nhằm hỗ trợ cho việc tống tiền hạt nhân của ông chủ Điện Kremlin.

Liệu Putin có thực sự sủ dụng vũ khí hạt nhân hay chỉ gia tăng mối đe dọa? Cho đến nay, đòn “đe dọa sử dụng hạt nhân” của Putin đã phát huy tác dụng – với việc Mỹ và các đồng minh phương Tây tham gia điều mà ông Kasekamp gọi là “tự răn đe”, chờ đợi hàng tháng trước khi cung cấp vũ khí sát thương vì sợ khiêu khích Putin. Và mỗi loại vũ khí bổ sung lại gây ra một cuộc tranh luận mới xung quanh cùng một nỗi sợ leo thang với bối cảnh là vũ khí hạt nhân của Nga.

Chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài

Thiếu lựa chọn hạt nhân, chiến lược của Putin dường như là duy trì cuộc chiến tranh tiêu hao hiện tại và khuyến khích người Nga thích nghi với thực tế mới này.

Với việc Tổng thống Biden đưa ra bài phát biểu hôm 21/2 hứa hẹn sẽ sát cánh cùng Ukraine đến cùng. Putin đã gửi thông điệp riêng về “cam kết bất diệt” trong cuộc chiến. Giáo sư Kasekamp phân tích: “Kế hoạch trò chơi của Putin luôn là ông ta nghĩ rằng mình có thể tồn tại lâu hơn phương Tây”. Và mặc dù Biden có thể có quyết tâm hỗ trợ Ukraine về lâu dài, nhưng điều đó có thể nhanh chóng thay đổi nếu đảng Cộng hòa giành được Nhà Trắng vào năm 2024 hoặc nếu sự thống nhất của NATO tan vỡ do những thay đổi ở các quốc gia khác.

Nguồn: TKNB – 27/02/2023

Về “Kế hoạch 12 điểm” của Trung Quốc giải quyết khủng hoảng Ukraine


Để thể hiện mình là một bên trung lập có thể giúp chấm dứt cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài một năm qua, Trung Quốc đã đưa ra lời kêu gọi ngừng bắn ở Ukraine. Kế hoạch 12 điểm do Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố tại Bắc Kinh ngày 24/02 kêu gọi chấm dứt chiến sự, bảo vệ các nhà máy hạt nhân, nối lại các cuộc đàm phán hòa bình và loại bỏ các biện pháp trừng phạt.

Kế hoạch này là một nỗ lực nhằm định hình kết quả của cuộc chiến theo hướng có lợi cho Bắc Kinh và đưa nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành một chính khách toàn cầu. Điều này dường như có rất ít cơ hội thành công do Ukraine đã tuyên bố sẽ chiến đấu cho đến khi Nga rời khỏi biên giới và bởi Moskva không có dấu hiệu dừng các cuộc tấn công.

Kế hoạch 12 điểm của Trung Quốc về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine:

1/ Tôn trọng chủ quyền của tất cả các nước. Chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia cần phải được duy trì. Tất cả các bên nên cùng nhau duy trì các chuẩn mực cơ bản chi phí quan hệ quốc tế và bảo vệ sự công bằng và công lý quốc tế. Cần thúc đẩy việc áp dụng bình đẳng và thống nhất luật pháp quốc tế, đồng thời bác bỏ các tiêu chuẩn kép.

2/ Từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh. An ninh của một quốc gia không thể dựa vào việc gây tổn hại cho quốc gia khác. Việc đảm bảo an ninh của một khu vực không thể dựa vào việc củng cố hoặc mở rộng các khối quân sự. Các lợi ích và mối quan tâm an ninh hợp pháp của tất cả các quốc gia cần phải được coi trọng và giải quyết thỏa đáng. Tất cả các bên nên phản đối việc theo đuổi an ninh của một quốc gia với cái giá phải trả là an ninh của quốc gia khác, ngăn chặn đối đầu giữa các khối và cùng nhau hợp tác vì hòa bình và ổn định trên Lục địa Á-Âu.

3/ Chấm dứt sự thù địch. Tất cả các bên phải duy trì lý trí và kiềm chế, tránh thổi bùng ngọn lửa chiến tranh và làm trầm trọng thêm căng thẳng, đồng thời ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngày càng xấu đi hoặc thậm chí vượt khỏi tầm kiểm soát. Tất cả các bên nên ủng hộ Nga và Ukraine làm việc theo cùng một hướng và nối lại đối thoại trực tiếp càng nhanh càng tốt, để dần dần hạ nhiệt tình hình và cuối cùng đạt được một lệnh ngừng bắn toàn diện.

4/ Nối lại hòa đàm. Đối thoại và đàm phán là giải pháp khả thi duy nhất cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Cộng đồng quốc tế nên cam kết thực hiện cách tiếp cận đúng đắn trong việc thúc đẩy đàm phán vì hòa bình, giúp đỡ các bên xung đột mở ra cánh cửa cho một giải pháp chính trị càng sớm càng tốt, đồng thời tạo điều kiện và nền tảng cho việc nối lại đàm phán. Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò mang tính xây dựng trong vấn đề này.

5/ Giải quyết khủng hoảng nhân đạo. Các hoạt động nhân đạo phải tuân theo các nguyên tắc trung lập và không thiên vị, và các vấn đề nhân đạo không nên bị chính trị hóa. Sự an toàn của dân thường phải được bảo vệ một cách hiệu quả và các hành lang nhân đạo phải được thiết lập để sơ tán dân thường khỏi các vùng xung đột. Liên hợp quốc cần được hỗ trợ trong việc đóng vai trò điều phối trong công tác chuyển viện trợ nhân đạo tới các khu vực xung đột.

6/ Bảo vệ dân thường và tù binh chiến tranh (POW). Trung Quốc ủng hộ việc trao đổi tù binh giữa Nga và Ukraine, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho mục đích này.

7/ Bảo đảm an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân. Trung Quốc phản đối các cuộc tấn công vũ trang nhằm vào các nhà máy điện hạt nhân hoặc các cơ sở hạt nhân hòa bình khác, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tuân thủ luật pháp quốc tế bao gồm Công ước về An toàn Hạt nhân (CNS) và kiên quyết tránh các tai nạn hạt nhân do con người gây ra. Trung Quốc ủng hộ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đóng vai trò xây dựng trong việc thúc đẩy sự an toàn và an ninh của các cơ sở hạt nhân vì mục đích hòa bình.

8/ Giảm thiểu rủi ro chiến lược. Các bên không được phép sử dụng vũ khí hạt nhân và không được tiến hành chiến tranh hạt nhân. Cần phản đối việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân. Cần ngăn chặn phổ biến hạt nhân và tránh khủng hoảng hạt nhân. Trung Quốc phản đối việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng vũ khí hóa học và sinh học của mọi quốc gia trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

9/ Tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu ngũ cốc. Tất cả các bên cần thực hiện Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Liên hợp quốc ký kết một cách đầy đủ, hiệu quả và cân bằng, đồng thời ủng hộ Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này. Sáng kiến hợp tác về an ninh lương thực toàn cầu do Trung Quốc đề xuất cung cấp một giải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

10/ Chấm dứt các biện pháp trừng phạt đơn phương. Trung Quốc phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương chưa được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phê chuẩn chấp thuận. Các quốc gia hữu quan cần ngừng lạm dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương và “quyền tài phán trị ngoại” (thẩm quyền được áp dụng với bị cáo là người ngoại quốc) nhằm vào các quốc gia khác, để góp phần làm dịu cuộc khủng hoảng Ukraine và tạo điều kiện cho các nước đang phát triển phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống của người dân.

11/ Giữ ổn định chuỗi cung ứng và công nghiệp. Cần có những nỗ lực chung để giảm thiểu tác động lan tỏa của cuộc khủng hoảng  và ngăn chặn nó làm gián đoạn hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực năng lượng, tài chính, thương mại lương thực và vận tải cũng như làm tổn hại sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

12/ Thúc đẩy tái thiết sau xung đột. Cộng đồng quốc tế cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ tái thiết sau xung đột tại các khu vực xung đột. Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ và đóng vai trò xây dựng trong nỗ lực này.

Nguồn: TKNB – 27/02/2023

Vũ khí mới cho cạnh tranh Mỹ-Trung: Các biện pháp ép buộc kinh tế – Phần XVII


Xây dựng một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ đối với các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Để đảm bảo các chuỗi cung ứng chủ chốt, Quốc hội Mỹ nên xây dựng luật mà sẽ cho phép cơ quan hành pháp của Mỹ thiết lập một chế độ kiểm soát nhập khẩu vì các mục đích an ninh quốc gia và để bảo vệ các chuỗi cung ứng của Mỹ. Điều này sẽ khiến Mỹ tránh xa khỏi thông lệ gần đây hơn của Chính phủ Mỹ trong việc hạn chế hàng nhập khẩu của Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia theo cách đặc biệt dưới các quyền hạn pháp lý khác nhau. Quốc hội đã cấm nhập khẩu các thiết bị viễn thông nhất định của Trung Quốc một cách hiệu quả, hạn chế sử dụng các nguồn tài trợ liên bang cho việc mua sắm các phương tiện giao thông công cộng nhất định do các công ty Trung Quốc sản xuất, và Chính quyền Trump đã chuyển sang giới hạn nhiều hơn nữa việc nhập khẩu các sản phẩm IT nhất định của Trung Quốc. Tuy nhiên, với một quy chế mới, Mỹ nên nắm lấy một cấu trúc điều chỉnh chính thức, xuyên suốt để giới hạn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trên cơ sở an ninh quốc gia rõ ràng. Chính quyền Mỹ nên sử dụng một cách vừa phải các biện pháp hạn chế theo một quy chế mới, và một cấu trúc điều chỉnh mạch lạc có nhiều khả năng dẫn đến việc sử dụng hợp lý hơn là việc mở rộng hơn nữa cách tiếp cận đặc biệt hiện nay. Một cấu trúc như vậy có thể sẽ gia tăng đáng kể những cân nhắc liên quan tới nghĩa vụ của WTO, mà Văn phòng đại diện thương mại Mỹ sẽ cần giải quyết trong việc thực hiện những biện pháp hạn chế như vậy.

Nghiên cứu về việc phát triển một cấu trúc pháp lý rộng hơn và linh hoạt hơn để áp đặt thuế quan lên các sản phẩm được sản xuất bởi các công ty cụ thể, thay vì đơn giản từ một quốc gia cụ thể. Quốc hội Mỹ nên thành lập một nhóm nghiên cứu, mà sẽ lắng nghe các chuyên gia độc lập và trong chính quyền, và yêu cầu một nghiên cứu từ Cơ quan giám sát trách nhiệm chính phủ (GAO), về các cách thức phát triển một cấu trúc pháp lý mà sẽ mở rộng khả năng của Mỹ để phân biệt các loại thuế quan được áp đặt lên các sản phẩm nhập khẩu từ các công ty cụ thể, mà hiện nói chung chỉ có sẵn trong một số trường hợp hạn chế nhất định. Theo luật pháp của Mỹ hiện nay, Mỹ thường áp dụng các loại thuế quan đối với các sản phẩm nhập khẩu cụ thể từ Trung Quốc, thay vì áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm được sản xuất bởi các công ty Trung Quốc cụ thể, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như “bán phá giá”. Tuy nhiên, khi Mỹ tiếp tục sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế để giải quyết các vấn đề thương mại cụ thể và các phạm vi kinh tế khác của Trung Quốc, Mỹ sẽ hưởng lợi từ một cấu trúc thuế quan mà có đủ khả năng phân biệt rộng hơn và dễ dàng hơn giữa hàng hóa nhập khẩu từ các loại công ty Trung Quốc khác nhau, chẳng hạn giữa công ty nhà nước và công ty tư nhân. Quá trình nghiên cứu và đánh giá do Quốc hội Mỹ dẫn dắt có thể cung cấp định hướng trên con đường đi tới chính sách thuế quan của Mỹ.

Các khuyến nghị tăng cường các khuôn khổ đa phương hợp tác với các đồng minh

Mỹ nên khẳng định mối quan hệ liên minh và đối tác trong cuộc cạnh tranh kinh tế Mỹ-Trung: Sự hỗ trợ của các chính phủ đồng minh, đặc biệt khi họ đại diện cho các nền kinh tế toàn cầu lớn và các bên giám sát tiền tệ mạnh hay các trung tâm chuỗi cung ứng quan trọng, có ý nghĩa trọng yếu nhằm làm cho các biện pháp ép buộc kinh tế của Mỹ đối với Trung Quốc trở nên hiệu quả. Khi các nước thứ ba không phối hợp hay hỗ trợ Mỹ, các nền kinh tế của họ có thể trở thành đấu trường để Trung Quốc lách luật hay tránh áp lực kinh tế của Mỹ. Mặt khác, Trung Quốc có thể tăng cường vị thế kinh tế của mình bằng việc kéo các đồng minh của Mỹ lại gần Trung Quốc hơn trên các khía cạnh kinh tế, một bước đi mà nước này có thể làm suy yếu các mối quan hệ liên minh của Mỹ. Ngoài ra, các biện pháp của Mỹ nhằm vào Trung Quốc có thể tác động bất lợi đáng kể đến kinh tế của các nước đồng minh mà phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, và Mỹ phải xem xét những tác động này trong việc triển khai các biện pháp ép buộc kinh tế của mình.

Hơn nữa, với kinh nghiệm của Mỹ về các biện pháp trừng phạt trong nhiều năm qua đã cho thấy rằng áp lực kinh tế đơn phương của Mỹ có thể gây tác động đáng kể khi thực hiện với các nước tương đối nhỏ. Quy mô thị trường của Mỹ so với quy mô của một nước như Iran, Venezuela, hay Cuba có nghĩa là hầu hết các công ty ở các nước đồng minh, như các công ty có trụ sở ở châu Âu, sẽ tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Mỹ vì phí tổn tiềm tàng của việc bất tuân – không được tiếp cận thị trường Mỹ trong một thời gian dài – nhìn chung vượt xa phí tổn của việc bị cấm kinh doanh ở một nước bị trừng phạt. Tính toán rủi ro doanh nghiệp này là đúng cho dù chính phủ của một công ty lựa chọn đứng về phía Mỹ trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt hợp pháp hay các biện pháp ép buộc kinh tế khác đối với nước mục tiêu. Tuy nhiên, hoàn toàn không để đảm bảo rằng các doanh nghiệp sẽ tuân thủ biện pháp của Mỹ khi nói đến các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc. Các công ty ở các nước đồng minh đối mặt với một lựa chọn khó khăn hơn nhiều nếu và khi buộc phải lựa chọn giữa thị trường Mỹ và Trung Quốc, làm giảm tác động của các biện pháp đơn phương của Mỹ. Với lo ngại về sự cạnh tranh của Trung Quốc, các vi phạm thương mại và rủi ro an ninh quốc gia lan rộng ở châu Âu, và giữa các nước đồng minh của Mỹ ở châu Á, Mỹ có cơ hội xây dựng một liên minh đa phương để thực hiện các biện pháp ép buộc kinh tế đối với Trung Quốc và nên nỗ lực xây dựng sự hỗ trợ đa phương đối với các biện pháp như vậy bất kỳ nơi nào có thể.

1/ Xây dựng một cấu trúc đa phương

Không có cơ quan thường trực nào của các chính phủ có cùng chí hướng tận tâm tạo ra một cách tiếp cận chung đối với việc triển khai các biện pháp ép buộc kinh tế đối với Trung Quốc. Mỹ nên đầu tư vào việc thiết lập một cấu trúc hợp tác đa phương để tăng cường tác động của các biện pháp của Mỹ, và đồng thời học hỏi và ủng hộ các hành động và ý tưởng của các quốc gia khác mà cũng lo ngại về ép buộc kinh tế sẽ thúc đẩy thành công các lợi ích của Mỹ.

Thành lập một nhóm “cùng chí hướng” về các biện pháp hạn chế đầu tư và kiểm soát thương mại nhằm vào Trung Quốc. Văn phòng đại diện thương mại Mỹ, Bộ Thương mại và Bộ Tài chính nên cùng thành lập một nhóm cùng chí hướng gồm các nước công nghiệp quan trọng để phát triển một cách tiếp cận tập thể đối với việc áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và nhập khẩu với Trung Quốc và các biện pháp hạn chế đối với đầu tư của Trung Quốc. Các nước có cùng chí hướng quan trọng nên bao gồm Anh, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Israel, Nhật Bản, Canada và Australia; EU cũng nên tham gia với tư cách một quan sát viên.

Thành lập một nhóm quốc tế Tech-N. Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, và Bộ Thương mại nên dẫn đầu Chính phủ Mỹ trong việc thành lập một nhóm quốc tế mới gồm các nền dân chủ tiên tiến và dẫn đầu về công nghệ để phối hợp chính sách công nghệ (Tech-N). Tổ chức này sẽ giúp thiết lập các chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế, thúc đẩy an ninh chuỗi cung ứng, chống lại việc sử dụng công nghệ bất hợp pháp, và tối đa hóa và phối hợp chi tiêu R&D.

(còn tiếp)

Nguồn: Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS)

CĐ số 7-2020

Điện gió Việt Nam và mối lo về an ninh-quốc phòng


Mỹ Hằng

Có thông tin cho rằng Việt Nam chưa mở cửa nước ngàoi đầu tư vào điện gió ngoài khơi chủ yếu là do lo ngại vấn đề an ninh quốc phòng, đặc biệt là nhà đầu tư Trung Quốc. Tuy nhiên, theo GS Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales (Australia), vùng biển mà Việt Nam có tiềm năng gió dồi dào nhất lại là vùng “an toàn” không nằm trong khu vực tranh chấp với Trung Quốc. Các nghiên cứu khoa học dự báo về sự phát triển điện gió trong tương lai ở Việt Nam đã chỉ ra rằng, các trang trại gió gần bờ và ngoài khơi trong phạm vi 50 km tính từ đường cơ sở ven biển của Việt Nam sẽ sản xuất điện nhiều gấp 19 lần so với các trang trại gió ngoài khơi nằm ngoài phạm vi 50 km tính từ đường cơ sở. Nếu Việt Nam chú tâm vào đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi trong phạm vi này thì có thể sản xuất được 9500 MW điện vào năm 2030, so với chỉ 500 MW từ các trang trại gió ngàoi khơi xa hơn 50 km tính từ đường cơ sở.

Theo nghiên cứu của Chương trình phát triển Liên hợp quốc và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: “Khu vực dưới 50 km tính từ đường cơ sở nằm trong phạm vi quyền lợi hợp pháp của Việt Nam, là Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý. Hiện Việt Nam đang vận hành một nhà máy điện gió ở đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận”.

Theo ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Australia về an ninh hàng hải, về mặt an ninh thì các điện gió ít gặp thách thức hơn so với các dự án dầu khí: “Các dự án điện gió hầu hết được triển khai ở khu vực lãnh hải của Việt Nam, vốn không có tranh chấp, trong khi dầu khí thì lại triển khai ở thềm lục địa và EEZ mở rộng. Chuyện có thể phức tạp hơn khi Việt Nam xuất khẩu điện ra nước ngoài, vì có thể liên quan tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng truyền tải. Thế nhưng, điều này cũng không tác động nghiêm trọng tới tranh chấp”.

Vấn đề an ninh biển, đảo và nguy cơ từ Trung Quốc luôn là quan ngại của Việt Nam, nhưng GS. Carl Thayer cho rằng bên cạnh đó, Chính quyền Việt Nam vẫn khuyến khích đầu tư Trung Quốc và điện gió ngoài khơi không phải là ngoại lệ.

Giải pháp cho điện gió ngoài khơi Việt Nam

Theo nhiều chuyên gia, sự chậm trễ trong việc thông qua Dự thảo Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch Điện VIII) của Việt Nam dựa trên nhiều yếu tố chứ không chỉ vấn đề Trung Quốc hay an ninh quốc gia. Chẳng hạn như về cơ chế giá bán điện (FIT), vấn đề cơ cấu nguồn năng lượng (than, LNG và năng lượng tái tạo) để đạt được mức phát thải bằng 0 vào năm 2050 và thu hút đủ đầu tư trực tiếp nước ngoài, ước tính ở mức 15,5 tỷ USD, để tài trợ cho dự án năng lượng ngoài khơi.

Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề khác như thiếu quy hoạch biển quốc gia, lưới điện quốc gia xuống cấp và lạc hậu, các chính sách chồng chéo, thay đổi liên tục làm nản lòng nhà đầu tư… Theo GS. Carl Thayer: “Việc cần làm hiện này là đẩy nhanh quá trình rà soát và sửa đổi các luật và quy định trong nước, các trách nhiệm pháp lý chồng chéo đang thay đổi của chính quyền địa phương…”.

Mới đây, Chính quyền Việt Nam lại một lần nữa không thông qua dự thảo Quy hoạch Điện VIII đã chỉnh sửa nhiều năm. Điều này đồng nghĩa hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực điện gió sẽ bị đình trệ, khiến các nhà đầu tư nản lòng và tiếp tục làm lãng phí nguồn điện gió được đánh giá là tiềm năng nhất khu vực châu Á của Việt Nam. Bên cạnh đó, theo Reuters, một số nhà ngoại giao và chuyên gia cho biết Việt Nam cũng muốn xem xét kỹ lưỡng đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi vì lý do an ninh quốc gia, lo ngại các trang trại gió có thể được sử dụng để giám sát.

Nguồn: TKNB – 28/02/2023

Thế giới trải qua một năm nhiều biến động – Phần II


II/ Tình hình an ninh quốc tế bất ổn khiến toàn cầu xuất hiện xu thế rạn nứt

(Diêu Vân Trúc, Ủy viên Trung tâm nghiên cứu chiến lược và an ninh quốc tế, Đại học Thanh Hoa)

Sự kiện lớn nhất trong lĩnh vực an ninh quốc tế năm 2022 là cuộc khủng hoảng Ukraine bùng nổ vào ngày 24/2 và kéo dài cho đến nay. Cuộc khủng hoảng này không những khiến các quốc gia trên thế giới bắt đầu thay đổi cách đánh giá đối với tình hình an ninh toàn cầu và điều chỉnh sâu sắc an ninh của mình, mà còn tác động nghiêm trọng đến cơ cấu cung cầu năng lượng và lương thực toàn thế giới.

Hình thành trận tuyến an ninh quân sự và gia tăng đấu tranh ý thức hệ

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến thế giới xuất hiện xu hướng hình thành trận tuyến an ninh quân sự rõ ràng. Ở châu Âu, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) can dự sâu vào cuộc khủng hoảng và lợi dụng cuộc khủng hoảng để gia tăng số lượng thành viên. Ngày 18/5/2022, Thụy Điển và Phần Lan chính thức gửi đơn xin gia nhập NATO. Việc làm này sẽ giúp họ nâng cao mức độ liên kết của thể chế tác chiến liên minh, đổi mới phương thức can thiệp quân sự, xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác và phối hợp trong các lĩnh vực khác nhau, hình thành sự đồng thuận về tăng cường mạnh mẽ can thiệp quân sự.

Ngay sau khi khủng hoảng Ukraine bùng phát, Mỹ đã rêu rao nguy cơ tương tự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Á. Mỹ có ý đồ lợi dụng vấn đề Đài Loan để củng cố đồng minh quân sự, tăng cường hợp tác quốc phòng với những nước đồng minh và đối tác khác ở châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Mỹ cũng tích cực phát triển quan hệ đối tác quốc phòng bằng cách lợi dụng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa một số quốc gia láng giềng với Trung Quốc. Ấn Độ đã trở thành nước thành viên duy nhất không phải là đồng minh của Mỹ trong cơ chế an ninh bốn bên (Bộ Tứ) do Mỹ lãnh đạo. Tuy nhiên, những quốc gia có tranh chấp lãnh thổ và quyền lợi biển với Trung Quốc cũng có sự phụ thuộc kinh tế chặt chẽ và mối quan hệ lịch sử, văn hóa lâu đời với Trung Quốc, đã hạn chế nhất định xu thế hình thành trận tuyến về quân sự của khu vực Đông Á.

Cuộc khủng hoảng Ukraine khiến thế giới xuất hiện xu thế tăng cường đấu tranh ý thức hệ. Chính quyền Biden của Mỹ đã lợi dụng sự khác biệt giữa “dân tộc với độc tài” và định vị cạnh tranh chiến lược nước lớn nhằm khoét sâu hố ngăn cách giữa các nước phát triển phương Tây với những quốc gia như Trung Quốc và Nga. Tuy hai bên không tạo thành tuyến đối đầu đối kháng toàn diện, nhưng lại là giới tuyến cạnh tranh quyết liệt, đối đầu lâu dài, có lúc xung đột. Cuối cùng, tình hình sẽ leo thang căng thẳng hay hòa dịu là vấn đề nan giải buộc thế giới phải đối mặt.

Cùng với cuộc khủng hoảng Ukraine, khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng đang xuất hiện xu thế chia rẽ trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Tình hình chính trị khá ổn định trên bán đảo Triều Tiên kể từ năm 2017 không còn tồn tại. Mỹ không muốn nối lại đối thoại với Triều Tiên. Mùa Hè năm 2022, họ đã tổ chức cuộc tập chung quy mô lớn đầu tiên với Hàn Quốc kể từ năm 2017, tăng thêm số lượng vũ khí chiến lược được triển khai trên bán đảo Triều Tiên và các khu vực lân cận, tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên. Đồng thời, Triều Tiên ngày càng tiến hành nhiều vụ thử tên lửa và vũ khí tối tân khác. Tháng 9/2022, Hội đồng nhân dân tối cao Triều Tiên đã ban hành Sắc lệnh chính sách lực lượng hạt nhân, đưa ra nhiều kịch bản đối với việc sử dụng trước và trả đũa bằng vũ khí hạt nhân. Đồng thời, mong muốn hợp tác của các cường quốc trong vấn đề bán đảo Triều Tiên đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Tháng 5/2022, Trung Quốc và Nga đều phủ quyết dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được áp đặt nhằm trừng phạt Triều Tiên vì vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Đây là bất đồng đầu tiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan đến vấn đề Triều Tiên kể từ năm 2006. Khả năng Đông Bắc Á xảy ra cuộc khủng hoảng mới làm gia tăng sự chia rẽ giữa các nước trong khu vực.

Khủng hoảng hạt nhân trở lại và thách thức toàn cầu tăng vọt

Cuộc khủng hoảng Ukraine cũng khiến thế giới lần đầu tiên phải đối mặt với mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Ngày 26/3, khi trả lời phỏng vấn, Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân khi an ninh bị đe dọa, nhưng ông vẫn cho rằng đàm phán là giải  pháp đúng đắn nhất. Ngày 22/8, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov cảnh báo NATO nếu coi nhẹ giới hạn đỏ của Nga có thể châm ngòi cho cuộc chiến tranh hạt nhân. Về vấn đề này, cùng với cảnh báo Nga không leo thang rủi ro sử dụng vũ khí hạt nhân, Mỹ liên tục đưa ra các cam kết như không đưa quân can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine, không cung cấp vũ khí tấn công cho Ukraine, không tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga… Đương nhiên, Mỹ và Nga vẫn duy trì kết nối cấp cao sau khi khủng hoảng Ukraine bùng nổ. Từ tháng 10-11/2022, trong nhiều bối cảnh khác nhau, hai bên đã đưa ra những tuyên bố riêng liên quan, nói rằng chiến tranh hạt nhân không thể thắng và không thể tiến hành. Khi thế giới một lần nữa thực sự đối mặt với khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân, cần phải đi sâu đánh giá lại về quá trình kiểm soát và giải trừ vũ khí hạt nhân trong những năm gần đây đã chạm đáy, nỗ lực ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân bế tắc, việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi chiến tranh và thảm họa.

Hiện nay, các mối đe dọa đối với sự tồn tại của toàn nhân loại ngày càng gia tăng, mong muốn hợp tác toàn cầu đang giảm sút. Xã hội loài người đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chủ nghĩa khủng bố và các lực lượng cực đoan lan rộng… Mặc dù những vấn đề an ninh nghiêm trọng này cần phải được giải quyết khẩn cấp thông qua hợp tác quốc tế, nhưng trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tiềm năng và hiệu quả hợp tác của cộng đồng quốc tế đang mờ dần. Trong thời đại thiếu an ninh và ổn định, nếu các quốc gia trên thế giới chỉ chú trọng lợi ích trước mắt của mình thì xã hội loài người nhất định sẽ phải tiếp tục trả giá đắt.

(còn tiếp)

Nguồn: Tạp chí Tri thức thế giới (TQ) – số 24/2022

TLTKĐB 3-11/01/2023

Nhìn lại quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan – Phần cuối


Trung Quốc cấm nhập khẩu nông thủy sản của Đài Loan

Ngày 8/12, Hải quan Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thủy sản từ 178 nhà khai thác của Đài Loan mà không đưa ra bất kỳ cảnh báo trước, đồng thời yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu phải được đăng ký. Theo ước tính của Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan, hòn đảo này sẽ chịu thiệt hại hơn 6 tỷ Đài tệ (khoảng 200 triệu USD) từ xuất khẩu thủy sản và chuỗi ngành nghề sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng.

Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương đã chỉ trích Bắc Kinh can thiệp thương mại và vi phạm các quy tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cũng chỉ trích rằng cuộc tấn công bất ngờ này làm phương hại cho việc troa đổi thương mại bình thường giữa hai bờ eo biển.

Về vấn đề này, Giáo sư Lâm Văn Trình nói rằng xét một cách lạc quan, đây là lý do tại sao sẽ không xảy ra xung đột quân sự giữa hai bờ eo biển, bởi vì ĐCSTQ trước tiên sẽ sử dụng phương tiện “chiến tranh kinh tế” để gây rối loạn Đài Loan. Ông cho rằng lợi ích của nông dân và ngư dân Đài Loan đã bị ảnh hưởng bởi vấn đề chính trị giữa hai bờ eo biển, Trung Quốc từ lâu đã áp dụng chiến lược “nuôi, mua và giết” nông thủy sản của Đài Loan. Sau khi nông dân và ngư dân bị thiệt hại, họ đã dấy lên làn sóng phản ứng dữ dội đối với chính quyền DPP, sau đó lôi kéo người dân bỏ phiếu cho Quốc dân đảng. Trung Quốc đã sử dụng kinh tế như một  biện pháp để cấm các sản phẩm của Đài Loan, điều mà Đài Loan rất khó lường trước. Nếu đảng đối lập cũng sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh để lên án chính quyền vì lợi ích của các cuộc bầu cử (tổng thống) trong tương lai, thì điều đó sẽ khiến Bắc Kinh cảm thấy các phương pháp của họ hiệu quả và sẽ tiếp tục áp dụng. Nếu các đảng cầm quyền và đối lập của Đài Loan đoàn kết và người dân có sự hiểu biết nhất định thì tác dụng của các phương pháp của Bắc Kinh sẽ giảm đi rất nhiều.

Tháng 6 năm nay (2022), Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu cá mú của Đài Loan sau khi phát hiện thuốc cấm và oxytetracycline vượt quá tiêu chuẩn, khiến lượng cá mú xuất khẩu lên tới 99% không thể tiêu thụ được. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cấm nhập khẩu cá thu đuôi trắng và cá thu ngựa Đài Loan với lý do phát hiện virus SARS-CoV-2 trong bao bì.

Sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ thăm Đài Loan vào tháng 8, Cơ quan Hải quan Trung Quốc cũng ngay lập tức tuyên bố đình chỉ nhập khẩu trái cây họ cam quýt từ Đài Loan với lý do phát hiện côn trùng có vảy gây hại và dư lượng hai loại thuốc trừ sâu vượt quá tiêu chuẩn.

Giáo sư Lâm Văn Trình nói rằng đây có thể chỉ là màn khởi đầu. Lệnh cấm của ĐCSTQ sẽ mở rộng từ các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản của Đài Loan sang ngành công nghiệp thực phẩm. Áp lực có thể mạnh mẽ hơn trong tương lai. Chính quyền Đài Loan phải tích cực hỗ trợ các nhà xuất khẩu khám phá các thị trường nước ngoài khác và giảm bớt lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Thái độ của Đài Loan tương đối mềm mỏng

So với sự cứng rắng của Trung Quốc, phản ứng của Đài Loan đối với Trung Quốc trong năm 2022 không mạnh bằng những năm trước. Thái Anh Văn đã chìa cành ô liu cho Trung Quốc trong bài phát biểu nhân ngày Song Thập. Bà cho biết đối đầu với binh lính chắc chắn không phải là một lựa chọn cho hai bờ eo biển Đài Loan. Bà cũng nói rằng mong muốn dần dần nối lại các hoạt động giao lưu lành mạnh và có trật tự giữa người dân hai bên eo biển, qua đó giảm bớt căng thẳng ở eo biển Đài Loan và sẵn sàng làm việc với Bắc Kinh, các cơ quan chức năng để tìm ra một giải pháp có thể chấp nhận được lẫn nhau để duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.

Lý Hoa Cầu, nhà nghiên cứu tại Hiệp hội nghiên cứu chiến lược ở Đài Bắc cho rằng khi Thái Anh Văn đề cập đến mối quan hệ giữa hai bờ eo biển năm nay, lời lẽ của bà tương đối mềm mỏng. Kết quả của cuộc bầu cử địa phương “9 trong 1” cũng cho thấy cử tri Đài Loan đã có sự thay đổi và thay vì gia tăng tình cảm chống Trung Quốc do sự đàn áp liên tục của lá bài chống Trung Quốc và bảo vệ Đài Loan đã không đặc biệt hiệu quả trong cuộc bầu cử “9 trong 1”. Nói cách khác, người dân Đài Loan đã nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ hai bờ eo biển hoặc quan hệ quốc tế. Quan hệ giữa hai bờ eo biển sẽ tiếp tục trạng thái đọ sức nhưng không phá hoại lẫn nhau.

Giao lưu giữa hai bờ eo biển sẽ nối lại trong vòng một năm

Nhà nghiên cứu Lý Hoa Cầu cho rằng ĐCSTQ hiện chưa có thời gian biểu thống nhất rõ ràng, nhưng trong vòng 5 đến 10 năm tới, họ sẽ tăng cường chuẩn bị quân sự và căn cứ theo tình hình quốc tế. Ông cho rằng cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11 có tác dụng điều hòa quan hệ giữa hai bờ eo biển. Ngoại trừ cuộc tập trận quân sự vào tháng 8, thì Trung Quốc không tiến hành cuộc tập trận quân sự nào sau Đại hội XX. Có vẻ như ĐCSTQ đã nhận được tín hiệu cảnh báo từ Mỹ. Đối với Trung Quốc đại lục, đây phải là yếu tố then chố tkhi họ cân nhắc có nên xâm lược Đài Loan hay không.

Giáo sư Lâm Văn Trình cho rằng việc cải thiện quan hệ Mỹ – Trung vừa có lợi và vừa có hại cho cả hai bờ eo biển Đài Loan. Gần đây tình hình dịch bệnh ở Đài Loan chững lại và Bắc Kinh đã dần dỡ bỏ lệnh phong tỏa, giao lưu nhân dân giữa hai bờ eo biển có thể sắp diễn ra. Trong một năm tới, các mối liên kết nhỏ giữa hai bên eo biển có thể được mở ra. Đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán, nếu các hoạt động trao đổi phi chính thức được nối lại, quan hệ hai bờ eo biển có thể sẽ phát triển theo chiều hướng tốt lên.

Nguồn: TLTKĐB – 09/01/2023

Vũ khí mới cho cạnh tranh Mỹ-Trung: Các biện pháp ép buộc kinh tế – Phần XVI


Cung cấp thông tin rõ ràng và công khai về các biện pháp ép buộc kinh tế của Mỹ đối với Trung Quốc. Trong mọi trường hợp Mỹ sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế nhằm vào Trung Quốc, dù là một biện pháp trừng phạt tài chính, hạn chế xuất khẩu hay biện pháp nào khác, thì một quan chức Mỹ phải cung cấp thông tin rõ ràng và công khai về mục tiêu và biện pháp khắc phục cho hành động này. Điều này sẽ đặc biệt quan trọng khi cơ sở pháp lý của biện pháp được gắn trực tiếp với vấn đề chính sách khác, như là Iran hay Triều Tiên, và gián tiếp với Trung Quốc với tư cách bên hỗ trợ.

Tiến hành đánh giá toàn chính phủ về các biện pháp ép buộc kinh tế đối với Trung Quốc. Chính quyền cần tiến hành đánh giá toàn chính phủ về các biện pháp ép buộc kinh tế liên quan đến Trung Quốc 4 năm một lần để đánh giả tỷ lệ, tính thích đáng về mặt pháp lý, và những hủy bỏ hay thay đổi thích hợp đối với các biện pháp cho phù hợp với chính sách phát triển. Bản đánh giá này cần lưu ý các ảnh hưởng về kinh tế của các biện pháp ép buộc kinh tế và mức độ mà chúng hỗ trợ các mục tiêu chiến lược cốt lõi của Mỹ đối với Trung Quốc.

5/ Báo hiệu và lên kế hoạch hiệu quả cho việc leo thang

Ngoài việc xác định và đưa ra các mục tiêu chính sách rõ ràng liên quan đến các biện pháp ép buộc kinh tế cụ thể, các nhà hoạch định chính sách nên tập trung nhiều hơn vào các chiến lược để báo hiệu các mục tiêu đó cho Trung Quốc và các nước thứ ba. Tương tự, các nhà hoạch định chính sách nói chung nên báo hiệu các trường hợp theo đó Mỹ sẽ xem xét leo thang hoặc giảm leo thang các biện pháp ép buộc kinh tế cụ thể. Việc báo hiệu hiệu quả sẽ khuyến khích Trung Quốc đưa ra những nhượng bộ và kiềm chế các hành động mà sẽ làm gia tăng leo thang của Mỹ, và sẽ giảm khả năng Trung Quốc vô tình kích hoạt vòng xoáy leo thang bằng cách tự leo thang sau việc hiểu sai về các mục tiêu của một biện pháp ép buộc kinh tế cụ thể của Mỹ. Lên kế hoạch cho việc leo thang tiềm năng có nghĩa là đánh giá tỉ mỉ cách thức Trung Quốc có thể phản ứng với một biện pháp ép buộc kinh tế cụ thể của Mỹ, bao gồm cả việc xác định rõ Trung Quốc có hay không trả đũa và/hoặc leo thang để đáp trả và nếu có thì bằng cách nào, và lên kế hoạch cho các hành động phòng thủ chống lại các biện pháp ép buộc kinh tế của Trung Quốc. Việc báo hiệu hiệu quả cũng rất quan trọng để cho phép các đồng minh hiểu chính sách của Mỹ và xây dựng sự hỗ trợ của đồng minh cho các biện pháp ép buộc kinh tế của Mỹ.

Phát triển các khái niệm chiến lược về can dự kinh tế với Trung Quốc. Một điều phối viên chính sách kinh tế mới đối với Trung Quốc ở Nhà Trắng nên thành lập một nhóm biệt phái từ các cơ quan chính phủ Mỹ khác nhau để xem xét và phát triển các khái niệm chiến lược liên quan đến ràng buộc kinh tế với Trung Quốc. Nhóm này nên là chuyên gia về cơ sở pháp lý và lịch sử chính sách kinh tế Mỹ liên quan tới Trung Quốc, và cũng nên là chuyên gia về lên kịch bản và mô hình, đề ra chiến lược tác chiến và các hoạt động quản lý khủng hoảng. Nhóm này nên xây dựng một bộ khung cho cạnh tranh kinh tế của Mỹ với Trung Quốc mà sẽ cung cấp các văn kiện vạch kế hoạch dài hạn, trong đó có Chiến lược an ninh quốc gia và Chiến lược quốc phòng, cũng như đặt kế hoạch chiến lược ngắn hạn. Nhóm này cũng nên đưa ra các khuyến nghị về cách thích ứng, trên cơ sở liên tục, các hoạt động phối hợp của Chính phủ Mỹ để liên kết các mục tiêu và báo hiệu cho Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế và cạnh tranh kinh tế.

Phối hợp thông tin về cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc. Điều phối viên chính sách kinh tế đối với Trung Quốc, bên cạnh công việc điều phối chính sách ngắn hạn trong liên ngành, nên phối hợp việc truyền đạt thông tin của các quan chức Chính phủ Mỹ liên quan đến cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc và sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế. Điều này có thể bao gồm tạo ra các đề tài bàn luận chung cho các quan chức Chính phủ Mỹ can dự với các đối tác ngoại giao nước ngoài và khu vực tư nhân. Trên thực tế, điều này sẽ giúp trang bị kiến thức cho nhiều quan chức Chính phủ Mỹ, những người trực tiếp hoặc gián tiếp làm việc về vấn đề cạnh tranh kinh tế Mỹ – Trung và các công cụ ép buộc kinh tế trong mối quan hệ này. Điều đó cũng làm gia tăng tính nhất quán trong thông tin và một nền văn hóa hợp tác mới quanh việc báo hiệu trong lĩnh vực này.

6/ Củng cố các thể chế của Mỹ có trách nhiệm phát triển và triển khai các biện pháp ép buộc kinh tế

Chính phủ Mỹ cần khẩn trưởng đầu tư nguồn lực đáng kể vào bộ máy chính quyền và năng lực vận hành để kiểm soát và điều phối cạnh tranh kinh tế Mỹ – Trung trong tương lai. Điều này sẽ giúp hỗ trợ chính sách có hiểu biết, mạnh mẽ, đảm bảo tốt hơn sự liên kết chính sách với các mục tiêu, và củng cố văn hóa hợp tác và lên kế hoạch dài hạn được nêu trong các khuyến nghị trước đây. Về hoạt động cụ thể, Mỹ có thể triển khai các hoạt động huấn luyện mới và thiết lập các nguồn lực mới có tác động ngay lập tức và dài hạn.

Thực hiện một loạt bài huấn luyện đàm phán thường xuyên về chiến tranh kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhà Trắng nên phối hợp với các quan chức Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, và Bộ Quốc phòng, cùng với USTR, các ủy ban quốc hội và các văn phòng quan trọng, một loạt các bài huấn luyện đàm phán thường xuyên hay các trò chơi chiến tranh tập trung vào các chủ đề về leo thang cạnh tranh kinh tế, hay chiến tranh kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Các cơ quan này nên có sự tham gia của các quản lý cấp cao và những viên chức cấp cao được bổ nhiệm vì nhu cầu chính trị trong các phiên này để gia tăng cơ hội học tập nhằm xem xét vấn đề quan trọng này về hiệu quả kinh tế và an ninh quốc gia. Kết quả của những hoạt động này nên được chia sẻ rộng rãi trong Chính phủ Mỹ, phổ biến tới nhiều nhân viên chuyên nghiệp chịu trách nhiệm về việc đưa ra các ý tưởng và các lựa chọn chính sách trong các cơ quan nhà nước và cơ quan pháp lý để sử dụng trong cuộc cạnh tranh chiến lược của Mỹ với Trung Quốc.

Thu thập và chia sẻ dữ liệu về sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc. Bộ Tài chính và Bộ Thương mại phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và USTR nên thành các nhóm nghiên cứu chuyên biệt để xem xét dữ liệu và các nghiên cứu cụ thể về sự ép buộc và ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc. Những nguồn dữ liệu này nên được chia sẻ với Điều phối viên chính sách kinh tế đối với Trung Quốc tại Nhà Trắng và trong toàn bộ liên ngành. Dữ liệu và phân tích liên quan cũng nên được chia sẻ với Quốc hội Mỹ và các đối tác và đồng minh nước ngoài, nếu phù hợp.

7/ Tiếp tục hiện đại hóa bộ công cụ

3 năm qua, Mỹ đã thực hiện các bước đi quan trọng để hiện đại hóa bộ công cụ các biện pháp ép buộc kinh tế mà có thể được triển khai trong cạnh tranh với Trung Quốc. Những bước đi này bao gồm mở rộng chế độ kiểm soát xuất khẩu của Mỹ, mở rộng đánh giá CFIUS đối với đầu tư nước ngoài ở Mỹ, và bắt đầu giới hạn nhập khẩu các sản phẩm nhất định của Trung Quốc mà đe dọa tới an ninh quốc gia. Tất cả các biện pháp này đều được đưa thêm vào thuế quan mở rộng mà Trump đã áp đặt đối với hơn 360 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc. Mỹ phải tiếp tục hiện đại hóa bộ công cụ ép buộc kinh tế của mình như một phần của cuộc cạnh tranh đang quyết liệt hơn với Trung Quốc, điều chỉnh các công cụ hiện nay và cũng như tạo ra các quyền hạn mới.

Mở rộng các biện pháp hạn chế đối với mục đích sử dụng cuối cụ thể các thành phẩm của Mỹ, cũng như “những người dùng cuối” nhất định. Mỹ nên mở rộng chế độ kiểm soát xuất khẩu để cấm việc bán các sản phẩm của Mỹ cho các mục đích sử dụng cuối mới có lựa chọn ở Trung Quốc mà thách thức lợi ích và giá trị Mỹ, như giám sát toàn bộ người dân và các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc. Việc mở rộng như vậy sẽ đòi hỏi sự can dự đáng kể với khu vực tư nhân để giải quyết các thách thức về thực hiện để giảm thiểu chi phí ngoài ý muốn, bao gồm cả đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ. Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ hiện được thiết kế chủ yếu để hạn chế việc bán các sản phẩm cụ thể, hoặc cho Trung Quốc với tư cách một quốc gia (ví dụ, hạn chế phần lớn xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc) hoặc cho những “người sử dụng cuối” cụ thể ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ cũng có một số hạn chế nhất định đối với “mục đích sử dụng cuối”, ví dụ như các công ty của Mỹ không thể xuất khẩu hàng hóa cho được sử dụng cuối ở Trung Quốc cho mục đích quân sự, ngay cả nếu sản phẩm vốn không dành cho mục đích quân sự và đang được xuất khẩu cho những người dùng cuối dân sự.

(còn tiếp)

Nguồn: Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS)

CĐ số 7-2020

Nhìn lại quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan – Phần đầu


Theo trang mạng voachinese.com số ra gần đây, quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan tiếp tục rơi xuống mức thấp nhất trong năm 2022. Hơn 1500 máy bay chiến đấu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã bay qua Vùng nhận dạng phòng không ở phía Tây Nam Đài Loan, mức cao nhất trong lịch sử. Tại Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10, Trung Quốc đã đưa quyết tâm kiềm chế “Đài Loan độc lập” vào Điều lệ đảng sửa đổi và đến tháng 10/2022, Trung Quốc đơn phương cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản của Đài Loan. Các nhà phân tích cho rằng các động thái dồn dập nói trên của Trung Quốc có thể chỉ mới là bước mở màn nhằm chia rẽ nội bộ Đài Loan.

Theo các chuyên gia, yếu tố địa chính trị quốc tế cũng có liên quan đằng sau cách tiếp cận cứng rắn của Trung Quốc đối với Đài Loan. Sau khi cuộc chiến Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2, những tiếng nói ủng hộ dân chủ của cộng đồng quốc tế đã gián tiếp ảnh hưởng đến việc phương Tây tăng cường hỗ trợ cho Đài Loan, gây ra phản ứng tiêu cực từ phía Trung Quốc, bao gồm sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan vào đầu tháng 8, PLA đã óc các màn trả đũa mạnh mẽ như diễn tập quân sự nhằm vào Đài Loan.

Tuy nhiên, sau khi đảng Dân tiến cầm quyền của Đài Loan bị đánh bại trong cuộc bầu cử địa phương “9 trong 1” vào cuối tháng 11, Trung Quốc lại nhen nhóm hy vọng rằng hai bờ eo biển có thể nối lại đàm phám dưới sự lãnh đạo của Quốc dân đảng. Điều này đã tăng thêm một biến số nữa cho xu hướng hai bờ eo biển trong tương lai.

Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc vẫn đang sử dụng cả chiến lược mềm và cứng đối với Đài Loan, ngay cả khi có khả năng nối lại đàm phán, Trung Quốc trước tiên sẽ tiến hành một cuộc chiến kinh tế đối với hòn đảo này. Ví dụ, lệnh cấm nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, thủy sản và bánh cảu Đài Loan gần đây đã khiến niềm tin của người dân Đài Loan vào chính quyền đảng Dân tiến bị tổn hại nghiêm trọng.

Quy mô máy bay gây nhiễu Đài Loan đạt mức cao mới trong lịch sử

John Dotson, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đài Loan toàn cầu tại Washington, cho biết ngay từ đầu năm 2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra “Năm điểm” trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 40 năm “Thông điệp gửi đồng bào ở Đài Loan”, quan hệ giữa hai bờ eo biển và Nhận thức chung năm 1992 đã được điều chỉnh rõ ràng thành “hai bờ eo biển đều thuộc về một Trung Quốc, cùng hợp tác để thống nhất đất nước”, kiên trì chính sách cơ bản “một nước, hai chế độ”. Tập Cận Bình nhắc lại rằng không cam kết sẽ từ bỏ việc sử dụng vũ lực và bảo lưu quyền lựa chọn thực hiện mọi biện pháp cần thiết.

John Dotson cho biết sau tuyên bố này cách tiếp cận của Trung Quốc đối với Đài Loan đã trở nên rõ ràng hơn và cũng như số lượng máy bay quân sự của PLA xâm phạm Vùng nhận dạng hàng không ở phía Tây Nam Đài Loan và bay qua đường trung tuyến của eo biển bắt đầu tăng mạnh. Ngoài máy bay quân sự và tàu chiến đi qua đường trung tuyến, các tàu khai thác cát của Trung Quốc cũng thường xuyên vượt biên giới trong 3 năm qua, khiến lực lượng tuần tra của Cảnh sát biển Đài Loan phải tăng cường công tác tuần tra.

Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, từ tháng 3/2019, máy bay quân sự Trung Quốc lần đầu tiên xâm phạm Vùng nhận dạng phòng không ở phía Tây Nam Đài Loan. Trong năm đó, khoảng 10 máy bay quân sự đã quấy rối Đài Loan. Năm 2020, con số này tăng lên khoảng 380 chiếc và vào năm 2021, có tới 958 chiếc. Trong năm 2022, tính đến ngày 1/12, tổng số máy bay quân sự quấy rối Đài Loan đã lên tới 1526 chiếc và đã đi vào không phận Đài Loan 243 ngày, quấy rối Đài Loan đã trở thành trạng thái thông thường.

Theo John Dotson, sau khi Tập Cận Bình có bài phát biểu về chính sách đối với Đài Loan vào đầu năm 2019, có vẻ như vào thời điểm đó, ông đã quyết định bắt đầu gây áp lực đối với Đài Loan và tiếng nói yêu cầu thống nhất ngày càng lên cao. Năm 2021, áp lực này ngày càng lớn hơn, Trung Quốc không chỉ quấy rối Đài Loan về mặt quân sự mà cả những âm mưu xuyên tạc được đăng trên các trang mạng và truyền thông kỹ thuật số cũng trở nên gay gắt hơn. Đây không là một sự thay đổi hướng đi, mà chỉ là sự tiếp nối mô hình trước đó.

2022 là năm Trung Quốc cứng rắn nhất với Đài Loan

Đầu tháng 8, sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi đến thăm Đài Loan, Trung Quốc đã lập tức tổ chức tập trận bắn đạn thật xung quanh hòn đảo này, khu vực tập trận không chỉ bao trùm lãnh hải Đài Loan mà còn phóng 4 tên lửa qua phần phía Bắc của Đài Loan. Đây được coi là hành động khiêu khích nhất đối với Đài Loan trong nhiều thập kỷ.

Tại Đại hội XX, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã sửa đổi Điều lệ đảng, thay đổi chính sách “một nước, hai chế độ” ban đầu đối với Đài Loan thành một giọng điệu mạnh mẽ hơn là thự chiện một cách toàn diện, chính xác và kiên định chính sách “một nước, hai chế độ” và bổ sung thêm kiên quyết “phản đối và ngăn chặn Đài Loan độc lập”.

Về vấn đề này, John Dotson cho biết lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc có thái độ rất rõ ràng đối với Đài Loan và sẽ không trao cho Đài Loan bất kỳ tính hợp pháp chính trị nào, trong mọi trường hợp, Trung Quốc chỉ coi Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc và hy vọng sẽ thống nhất mà không cần dùng đến vũ lực.

Cuộc chiến Nga-Ukraine củng cố sự ủng hộ của phương Tây đối với Đài Loan

Giáo sư Lâm Văn Trình thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc và Khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Đại học Tôn Trung Sơn (Đài Loan), cho biết do diễn biến của tình hình quốc tế năm nay là một năm rất đặc biệt đối với quan hệ giữa hai bờ eo biển, ví dụ như chiến tranh giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn từ tháng 2 năm nay (2022), Tập Cận Bình tiếp tục là người đứng đầu Trung Quốc nhiệm kỳ thứ ba.

Theo Giáo sư Lâm Văn Trình, cuộc chiến Nga-Ukraine đã dẫn đến các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu càng không tin tưởng vào Trung Quốc, điều này đã gián tiếp củng cố sự ủng hộ của họ đối với Đài Loan. Mặc dù quan hệ giữa hai bờ eo biển đã xấu đi nghiêm trọng sau chuyến thăm Đài Loan của Pelosi, các cuộc tập trận quân sự của PLA chỉ nhằm tăng hiệu quả tuyên truyền trong nước của Tập Cận Bình, không có nghĩa là quan hệ hai bờ eo biển nằm ngoài tầm kiểm soát vì Tập Cận Bình sẽ không cho phép bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến việc tái đắc cử của ông.

Kể từ khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn lên nắm quyền năm 2016, tất cả các kênh đối thoại chính thức giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã bị gián đoạn, các chuyến thăm Đài Loan của du khách đại lục cũng bị chấm dứt vào tháng 8/2019, chỉ còn một số trao đổi không chính thức và học thuật. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, các hoạt động giao lưu phi chính thức giữa hai bờ eo biển Đài Loan gần như chấm dứt. Tuy nhiên, chiến thắng của Quốc dân đảng trong cuộc bầu cử địa phương “9 trong 1” ở Đài Loan vào cuối tháng 11 dường như thắp lại hy vọng nối lại các cuộc đàm phán giữa hai bờ eo biển. Cuộc bầu cử địa phương Đài Loan vừa được tổ chức có thể mang lại một số hy vọng cho Bắc Kinh. Mấu chốt thực sự nằm ở cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình có khả năng sẽ giúp Quốc dân đảng giành lại quyền lực tại Đài Loan. Nếu Quốc dân đảng có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2024, thì ĐCSTQ chắc chắn hy vọng đàm phán được phương án Đài Loan “một nước, hai chế độ”.

(còn tiếp)

Nguồn: TLTKĐB – 09/01/2023