Chính sách đổi mới khoa học – công nghệ của Hàn Quốc – Phần đầu


Chính sách đổi mới khoa học – công nghệ của tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hướng đến mục tiêu đưa Hàn Quốc từ một quốc gia “rượt đuổi” về khoa học – công nghệ thành một trong năm quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ cao và một trong bảy cường quốc không gian vào năm 2035. Đánh giá về chủ trương này, giáo sư khoa học chính trị và quan hệ quốc tế Yeungja Bac thuộc Đại học Konkuk đã có bài viết với nội dung như sau:

Tranh giành quyền bá chủ công nghệ Mỹ – Trung và những thay đổi trong môi trường đổi mới toàn cầu

Chính phủ mới ở Hàn Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức cần vượt qua trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tăng tốc, cuộc cạnh tranh giành quyền bá chủ công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra quyết liệt và tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp diễn. Khi khoa học – công nghệ được coi là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế cũng như tài sản ngoại giao quan trọng đối với an ninh quốc gia, chính sách khoa học – công nghệ được quan tâm hơn bao giờ hết. Các chính phủ tiền nhiệm ở Hàn Quốc đã thực hiện nhiều chính sách khác nhau để tăng cường khả năng đổi mới khoa học – công nghệ của nước này. Chính vì thế, chính phủ mới cần tìm kiếm và thiết lập các chính sách khoa học – công nghệ phù hợp trong bối cảnh môi trường cho đổi mới khoa học – công nghệ đang thay đổi nhanh chóng.

Trong vài thập kỷ qua, tăng trưởng kinh tế và khả năng đổi mới công nghệ của Hàn Quốc đã được củng cố trong trật tự thương mại tự do và hệ thống đổi mới toàn cầu mở do Mỹ dẫn đầu. Trong bối cảnh dòng vốn, hàng hóa và nhân lực có thể dịch chuyển một cách tự do, hàng hóa được xuất khẩu, nhân lực được đào tạo và các kỹ năng khác được thu nạp. Dưới thời Chính quyền Donald Trump, xung đột Mỹ – Trung về các công nghệ tiên tiến như chất bán dẫn, 5G và trí tuệ nhân tạo ngày càng tăng. Việc Mỹ áp dụng các biện pháp hạn chế cạnh tranh đã ảnh hưởng đến dòng hàng hóa, vốn và nhân lực mà trước đó có thể tự do di chuyển qua biên giới quốc gia theo logic thị trường.

Khi cách tiếp cận địa chính trị đối với thương mại, đầu tư, sản xuất và đổi mới giữ vai trò chi phối và khoa học – công nghệ nổi lên như một nhân tố chính trong địa chính trị. Chính phủ Hàn Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải cân nhắc yếu tố này trong chính sách đổi mới khoa học – công nghệ của mình. Các chính sách đổi mới khoa học – công nghệ hiện hành, được thực hiện dựa trên logic thị trường tự do và cởi mở, cần phải được rà soát và tích hợp trong khuôn khổ các quan điểm về kinh tế, đối ngoại, quốc phòng và an ninh mới.

Phối hợp an ninh kinh tế và chuỗi cung ứng đổi mới khoa học – công nghệ

Các vấn đề kinh tế và an ninh trở nên nổi cộm trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ – Trung ngày càng gay gắt và dịch bệnh tiếp tục lây lan. Trước đây, an ninh kinh tế được hiểu là nhu cầu hỗ trợ sinh kế cho tầng lớp thu nhập thấp nhằm ổn định trật tự xã hội và duy trì tăng trưởng kinh tế – nền tảng chính của an ninh quốc gia. Hiện tại, khi cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ – Trung và cuộc chiến Ukraine vẫn đang tiếp diễn, an ninh kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sự ổn định của chuỗi cung ứng và việc kiểm soát xuất khẩu. Khi Mỹ tích cực áp dụng các chính sách kinh tế và an ninh nhằm kiềm chế Trung Quốc và Nga, các quốc gia còn lại không có lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện những hành động tương ứng.

Nhìn chung, các vấn đề kinh tế và an ninh ngày càng phức tạp. Trong khi đó, các lĩnh vực khác nhau như chuỗi cung ứng, công nghệ, thương mại, đầu tư, quốc phòng mạng, đối ngoại và y tế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trên quan điểm an ninh quốc gia. Với Mỹ, các vấn đề kinh tế và an ninh lớn bao gồm các hạn chế đối với hoạt động mua bán và sáp nhập các công ty công nghệ cao trong nước, hoạt động xuất khẩu công nghệ cao và hoạt động trao đổi chuyên gia nghiên cứu, cũng như sự cần thiết của việc đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng cho các ngành chiến lược như thiết bị bán dẫn, việc tăng đầu tư vào công nghệ cao trong nước và việc củng cố các liên minh công nghệ và giá trị. Đặc biệt, Bộ Quốc phòng Mỹ còn đưa nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau – không chỉ các công nghệ liên quan trực tiếp đến ngành công nghiệp vũ khí và quốc phòng, mà cả các công nghệ cơ bản và mới nổi có tác động đến an ninh quốc gia – vào các quy định về an ninh quốc gia.

Trên quan điểm an ninh kinh tế, Hàn Quốc cũng cần xác định mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng-sản xuất với việc đổi mới các sản phẩm công nghệ chủ chốt, tìm kiếm và điều chỉnh những bộ phận có thể được bổ sung và thay thế bằng công nghệ trong nước. Hàn Quốc đã nhiều lần trải qua sự gián đoạn của chuỗi cung ứng, không chỉ trong trường hợp do bên thứ ba gây ra như việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu vật liệu bán dẫn và Trung Quốc hạn chế xuất khẩu hóa chất ure. Kinh nghiệm từ các đợt bùng phát dịch COVID-19 cho thấy các vấn đề y tế trong trường hợp khẩn cấp có thể là mối đe dọa lớn đối với sự ổn định của chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh mọi thứ trong nước không thể mua sắm, hợp tác quốc tế là nhu cầu tất yếu trong quá trình sản xuất và đổi mới nhằm đảm bảo an ninh kinh tế. Tuy nhiên, sự hợp tác xuyên biên giới cần được điều phối một cách có chiến lược. Mặc dù việc lựa chọn các giao dịch hiệu uqả nhất dựa trên logic thị trường là điều quan trọng, nhưng vẫn cần phải xem xét các rủi ro ngắn hạn và dài hạn trong giao dịch một cách toàn diện – nghĩa là cần phải xem xét cả từ khía cạnh đối ngoại và an ninh – và cần phải điều chỉnh chuỗi cung ứng cũng như hiệu chỉnh các chính sách thương mại-đầu tư một cách thích hợp. Cần xây dựng một chính sách đổi mới khoa học – công nghệ phù hợp trên cơ sở xem xét một cách tổng hợp các chi phí kinh tế và các quan điểm ngoại giao – an ninh trong toàn bộ quá trình sản xuất, đổi mới và mua bán các sản phẩm công nghệ.

Tăng cường quy mô đầu tư đổi mới khoa học – công nghệ trong thời kỳ bất ổn

Cho đến nay, nghiên cứu đổi mới khoa học – công nghệ chủ yếu tập trung theo các thể chế và chủ trương chính sách trong nước. Tuy nhiên gần đây, nhiều người cho rằng môi trường kinh tế – chính trị toàn cầu mới là mối đe dọa an ninh và coi đó là nhân tố chính thúc đẩy đổi mới công nghệ. Quan điểm này xuất phát từ việc quá trình và kết quả đổi mới công nghệ không trung lập về mặt chính trị và bị chi phối bởi các nguồn ngân sách hay chính sách đổi mới công nghệ. Khi nhận thức về các mối đe dọa an ninh được chia sẻ rộng khắp, nhu cầu đổi mới công nghệ nhằm giải quyết những thách thức đó được nhấn mạnh, các thỏa thuận được thực hiện tương đối dễ dàng và đầu tư nhanh chóng được thực hiện. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng bản thân các mối đe dọa từ bên ngoài không trực tiếp quyết định việc đổi mới công nghệ. Và nếu có sự tranh cãi hoặc phản ứng trong nước đối với việc đổi mới công nghệ do nhận thức về các mối đe dọa từ bên ngoài chưa đầy đủ, thì khó có thể tập trung nguồn lực cho nhu cầu này. Ví dụ, khi Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo Sputnik đầu tiên vào không gian, Mỹ đã lo ngại tới mức quyết định đầu tư một số tiền khổng lồ để thành lập NASA và đặt nền móng cho sự đổi mới trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ. Ở thời điểm bình thường, sẽ có nhiều cuộc tranh cãi về việc thành lập một viện nghiên cứu quy mô lớn như NASA. Tuy nhiên khi đó, nhận thức chung về mối đe dọa từ Liên Xô đã tạo điều kiện thuận lợi để Chính phủ Mỹ đổi mới công nghệ vũ trũ một cách mạnh mẽ.

(còn tiếp)

Nguồn: TLTKĐB – 29/07/2022

Advertisement

Con người với tính cách là khách thể tác động của công nghệ – Phần cuối


Con người nhân tạo?

Cuối cùng, còn một vùng nữa chưa xác định – giữa con người và máy móc. Việc phân định vùng này không đơn giản như thế, vì theo cách hiểu rộng, có thể hình dung thứ đồ tạo tác nào đó, thứ dụng cụ nào đó, thiết bị nào đó được con người tạo ra và (hoặc) sử dụng như là sự tiếp nối nhân tạo nó.

Có thể nghĩ, có một sự hạn chế không có gì là quá đáng: sự hạn chế mà theo đó chỉ có những cơ cấu là những vật giống nhau về mặt kết cấu hay chức năng, các vật thay thế các cơ quan này khác của con người mới được xem xét. Các tác động công nghệ trong vùng này cũng có thể mang tính chất trị liệu. Thí dụ đơn giản nhất là cặp kính mà chúng ta sử dụng khi có vấn đề về thị lực. Ở đây cặp kính đóng vai trò là kết cấu nhân tạo có chức năng tăng cường cho mắt, cơ quan thị giác tự nhiên đã bị suy yếu về chức năng. Một thí dụ khác – chân giả thay thế chân người đã bị mất do tai nạn xe cộ cũng có thể cải thiện đáng kể chất lượng sống của người đó. Ở đây chúng ta bàn tới sự giống nhau không chỉ về chức năng mà cả về kết cấu giữa cơ quan tự nhiên và kết cấu nhân tạo thay thế cơ quan đó.

Theo quan điểm của nhà triết học Hà Lan gốc Mỹ J. Anderson, có thể vạch ra sự khác nhau giữa hai thí dụ này trên cơ sở “tiêu chí về tính xâm tập”: liệu thứ kết cấu này hay khác có xâm nhập vào cơ thể con người hay không. Khác với thí dụ đầu, trong thí dụ thứ hai ta nói đến thứ kết cấu “phá vỡ ranh giới giữa cái nằm bên trong con người và cái nằm ngoài nó”. J. Anderson sử dụng tiêu chí này khi thảo luận vấn đề: làm thế nào để có thể phân biệt những tác động công nghệ lên con người có khuynh hướng trị liệu và những tác động theo ý nghĩa ưu sinh học nhằm cải thiện nó. Không khó nhận thấy, vấn đề nằm ở tính gần gũi trực tiếp với điều được đặt ra ở đầu bài viết. Quả thực khi đưa ra câu trả lời này khác cho câu hỏi: tác động công nghệ nào đó lên con người mang tính chất trị liệu hay nó được hướng tới việc cải thiện con người (đương nhiên cải thiện được hiểu theo ý nghĩa ưu sinh học hay, có thể, theo ý nghĩa siêu-nhân-học [transgumanisticheskij]), chúng ta dựa trên quan niệm xác định về vấn đề “con người là gì”. Trong trường hợp đó, vấn đề này có thể chuyển thành: các giới hạn mà vượt qua chúng chúng ta sẽ liên quan không phải với con người mà với cái gì đó khác là như thế nào.

Theo tôi, Anderson hoàn toàn đúng khi chống lại ý đồ mở ra trong chính các hiện tượng những tuyến phân giới cho phép phân biệt trị liệu với cải thiện hoặc phân biệt quản lý tính đồng nhất của con người nhờ sự trợ giúp của các phương tiện được quản lý với việc phục hồi cái “tôi” chân chính. Quả thực chúng ta không hẳn rút ra những tuyến phân giới đó ra từ chính các hiện tượng, mà đúng hơn là chúng ta vạch ra chúng khi chúng ta tuân theo những quy định của nền văn hóa của mình, các hệ thống giá trị và đạo đức của mình. Mà ở đâu những quy định và hệ thống này không cho phép đi tới những quyết định đơn nghĩa, chúng ta buộc phải tiến hành đối thoại, tìm ra những thỏa hiệp.

Đồng thời Anderson có thái độ phê phán cả đối với tiêu chí tính xâm tập, cho rằng nó không thỏa mãn cả theo quan điểm siêu hình lẫn quan điểm đạo đức. Về mặt này, theo tôi lập trường của ông không có sức thuyết phục. Quả thực, ngay cả khi thừa nhận tính khả nghi có tính siêu hình và đạo đức của tiêu chí tính xâm tập, chúng ta cũng tuyệt nhiên không buộc phải hoàn toàn khước từ nó. Bởi nó có tính thuyết phục nhất định, ít nhất là ở cấp độ ý thức thường nhật, và dù có tính không chặt chẽ, nó có thể có ích về mặt gợi mở. Quả là trong trường hợp này, nó không hẳn là tiêu chí mà đúng hơn là chỉ báo gợi ý các phương hướng tìm kiếm có triển vọng các câu trả lời cho câu hỏi mà chúng ta đang quan tâm.

Bài viết của Anderson xem xét các vấn đề đạo đức gắn với việc sử dụng các bộ phận giả thần kinh (nejroprotez), các kết cấu cho phép cá nhân thực hiện một số chức năng vốn có ở con người. Thí dụ đơn giản nhất ở đây là chiếc gậy đóng vai trò bộ phận giả thần kinh đối với cá nhân mù, vì nó đem lại khả năng phục hồi phần nào khả năng đã bị mất về định hướng không gian. Tuy nhiên về mặt này Anderson phân tích cả một số kết cấu tinh tế hơn như các máy tính cho phép ghi nhận, phân biệt và lĩnh hội các sắc thái tinh tế nhất khi dàn nhạc trình tấu các tác phẩm âm nhạc.

Việc trở về với các bộ phận giả thần kinh và nói chung là với các kết cấu được gắn theo cách này hay cách khác với việc xử lý thông tin cho phép chúng ta chuyển theo cách hoàn toàn tự nhiên từ các công nghệ thuần túy y sinh sang các công nghệ được gọi là hội tụ, vì ở đây chúng ta nhận thấy việc ứng dụng chung cả các công nghệ thông tin lẫn các công nghệ nhận thức bên cạnh các công nghệ y sinh Về mặt này cần lưu ý, sự tương tác, thậm chí sự xâm thấu lẫn nhau giữa con người và máy móc có lẽ là một trong những khuynh hướng nổi bật nhất của tiến bộ khoa học – kỹ thuật ngày nay. Ngoài ra, thu hút sự chú ý đặc biệt là các công nghệ hướng vào việc tăng cường khả năng trí tuệ của con người. Về mặt này, có ý nghĩa là việc quay trở về với thứ cá tính kỳ dị như giáo sư Đại học Reding (Anh Quốc) Kevin Warwick, người có lần nói: “Tôi muốn làm cái gì đó với sự sống của mình. Tôi muốn trở thành cơ thể điều khiển học”. Năm 1998, ông là người đầu tiên trải nghiệm sự tồn tại với tính cách là cơ thể điều khiển học, nửa người nửa máy.

Nhằm mục đích đó, con vi chíp điện tử được gắn vào tay ông theo cách phẫu thuật, nó cho phép điều khiển cánh cửa và dòng điện từ xa cũng như tương tác với máy tính đặt trong tòa nhà. Trong giai đoạn thứ hai của cuộc thí nghiệm, năm 2002 hệ thần kinh của Warwick, lúc đó đang ở Đại học Columbia của Mỹ, thông qua Internet được gắn với người máy – cần điều khiển ở Đại học Reding. Khi ấy Warwick ở trong trạng thái sẵn sàng điều khiển cần điều khiển.

Một vấn đề được thảo luận trong những năm gần đây: liệu có thể gắn vào người một con chíp, trong đó chứa bộ Đại Bách khoa toàn thư Anh, một ấn phẩm bách khoa uy tín nhất trên thế giới, hay không? Nếu điều đó xảy ra, con người sẽ không cần đi tới thư viện hay ngồi trước máy tính nữa, mọi thứ sẽ có trong bộ nhớ của nó. Việc rút thông tin này từ bộ nhớ sẽ có thể cho thấy vấn đề. Nói chung các dự án tương tự muốn nói đến việc bảo đảm cho con người các bộ phận giả mà thoạt tiên được nghĩ ra để bù vào chức năng tự nhiên nào đó đã bị tước mất. Nhưng sau đó, như trong các thí dụ được xem xét trên đây, xuất hiện cả những ý tưởng đi xa hơn, hướng vào việc thực hiện những chức năng vượt ra ngoài khuôn khổ các khả năng tự nhiên của con người.

Như vậy, chúng ta thấy, trong tất cả các thí dụ được xem xét, trong các giai đoạn đầu đã diễn ra việc tìm kiếm các khả năng trị liệu, nhưng sau đó, theo mức độ hoàn thiện các công nghệ, người ta bắt đầu nghĩ tới các nhiệm vụ không phải là điều trị con người mà là hoàn thiện nó. Đây là những nhiệm vụ mang tính chất tân ưu sinh luận: hoàn thiện cả các khả năng thể chất lẫn các khả năng trí tuệ của con người. Và ở đây chúng ta có thể bổ sung vào bốn vùng biên đã được ghi nhận một vùng nữa mà theo ý nghĩa nào đó là sự tiếp nối của vùng chuyển tiếp giữa con người và máy móc. Đó là ranh giới giữa con người và siêu người (nếu dùng thuật ngữ của F. Fukuyama thì là hậu người). Tuy vậy, tương quan giữa hai sinh thể này là một đề tài đặc biệt vượt ra ngoài khuôn khổ của bài viết này.

Để kết thúc, cần lưu ý điểm sau: Không ai có thể đem lại cho ta một định nghĩa về con người mà tất cả chúng ta đều nhất trí. Chúng ta cần trở lại vấn đề này nhiều lần, theo mức độ phát triển và ngày càng đi sâu vào đời sống chúng của các công nghệ y sinh. Và cho dù chúng ta tìm ra được một định nghĩa vừa ý tất cả mọi người thì nó cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Điều này chúng ta chắc chắn gặp phải torng thế kỷ phát triển mạnh mẽ của các công nghệ y sinh.

Người dịch: Viễn Phố

Nguồn: TN 2012 – 88 & 89.

Con người với tính cách là khách thể tác động của công nghệ – Phần IV


Ngày nay thí dụ được xem xét dù sao vẫn có tính chất giả định, hơn nữa chính các công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm và chẩn đoán tiền cấy ghép vẫn không thật đáng tin cậy. Nhưng có những thí dụ hoàn toàn hiện thực, liên quan không phải đến chẩn đoán tiền cấy ghép, mà đến chẩn đoán tiền sinh đẻ (được tiến hành ngay tại giai đoạn bào thai đang phát triển trong bụng mẹ). Công nghệ này được áp dụng để phát hiện các khuyết tật bẩm sinh của bào thai đang phát triển, và các khả năng của nó nhanh chóng được mở rộng, vì nó cho phép tìm ra ngày càng nhiều càng dị tật bẩm sinh.

Việc áp dụng rộng rãi chẩn đoán tiền sinh đẻ ngày nay về cơ bản gắn với điều là ở nhiều nước nó được áp dụng để chọn lọc theo dấu hiệu giới. Ở đây đi liền theo chẩn đoán sẽ là việc phá thai nếu giới tính của đứa trẻ tương lai không thỏa mãn cha mẹ. Mọi người đều biết, thông thường cứ 100 ca sinh con gái thì có 105 – 106 ca sinh con trai. Về bản chất tự nhiên, con gái có khả năng sống hơn, vì vậy đến lứa tuổi sinh đẻ, tương quan giới tính được san đều, trở thành 100/10. Còn bây giờ ở một số nước (chủ yếu là ở Đông Nam Á, mặc dầu không phải chỉ ở đó) tương quan này đạt tới 120/100. Có nghĩa là có 120 con trai sinh ra trong khi con gái chỉ là 100. Và nguyên nhân là ở chỗ, khi biết rằng thai nhi là con gái thì các cặp cha mẹ thường đi phá thai.

“Tại đa số nước trên thế giới, luật pháp cấm sử dụng các thử nghiệm xác định giới tính của đứa trẻ – nhà vật lý học sinh học Mỹ G. Stock, một trong những nhà tuyên truyền năng nổ nhất cho tư tưởng quá độ từ con người sang siêu người (trankschelovek) trong tương lai hậu con người (postchelovecheskij) viết – nhằm mục đích lựa chọn giới tính, những thói quen đó được mọi người tiếp nhận. Nghiên cứu được tiến hành ở Bombey cho kết quả đáng ngạc nhiên: trong số 8000 thai bị phá thì 7997 thai là nữ giới. Còn ở Hàn Quốc, các vụ phá thai tương tự phổ biến đến mức gần 65% số trẻ được sinh ra là đứa thứ ba trong gia đình là con trai, xem ra là vì vợ chồng không muốn có thêm một đứa con gái nữa”.

Ở Trung Quốc những thói quen tương tự đã có từ khá lâu. Hậu quả của việc chạy theo thói quen đó dẫn đến việc nhà nước thực hiện chính sách hạn chế sinh đẻ, quy định “mỗi gia đình chỉ có một con”. Do đó ở đó người ta có động cơ mạnh mẽ để thực hiện chẩn đoán trước sinh, và trong trường hợp cần thiết thì tiến hành phá thai. Và đất nước đụng đầu với một vấn đề gay gắt: con trai ở lứa tuổi sinh đẻ nhiều hơn nhiều so với con gái, những cô dâu tiềm tàng. Đây là nguồn gốc gây ra những căng thẳng và vấn đề xã hội nghiêm trọng, vì những thanh niên khó tìm bạn đời chắc chắn sẽ có nhiều khả năng tìm đến những kiểu hành vi phi xã hội hơn.

Nói chung cần lưu ý, vùng biên mà sinh thể người sinh ra đi qua có thể đầy rẫy những vấn đề đạo đức. Để minh họa có thể nhắc lại rằng, trước đây một nhóm công tác gồm các chuyên gia liên quốc gia đã được thành lập trong khuôn khổ ban lãnh đạo về đạo đức sinh học của Hội đồng châu Âu. Nhiệm vụ đặt ra cho nhóm là thảo ra văn kiện bắt buộc về mặt pháp lý nhằm bảo vệ các bào thai người. Nhưng qua một số năm, nhóm đi tới kết luận rằng ngày nay việc thảo ra một văn kiện tương tự xem ra là không thể. Các chuyên gia tỏ ra chưa sẵn sàng đi tới một quyết định nhất trí về điều: sự sống con người bắt đầu từ thời điểm nào. Kết quả là nhóm chỉ đưa ra được một báo cáo ghi nhận những lập trường phổ biến nhất về vấn đề này.

Giữa người và động vật

Bây giờ xin nói qua về hai vùng biên khác, chúng cũng buộc đặt ra vấn đề “con người là gì?”. Một trong số chúng là vùng giữa động vật và người. Các sinh thể cư trú tại vùng này được gọi là các tạp chủng, các cơ thể có được do sự lai tạp giữa các giống khác nhau về mặt di truyền, hoặc các thể khảm, tức là các cơ thể (hoặc các bộ phận của cơ thể) hợp thành từ các mô khác nhau về mặt di truyền.

Trong những năm 1950, cuốn tiểu thuyết của nhà văn Pháp  Jan Vercors Người hay động vật? (nguyên bản là Động vật phi tự nhiên) được phổ biến. Đề tài như sau: người ta phát hiện được ở Australia những sinh thể mà các nhà nhân học gọi là Paranthropus. Người ta không rõ những sinh thể này là khỉ hay người. Và xuất hiện những người bắt đầu dùng chúng để làm những công việc nặng nhọc, bóc lột chúng. Đương nhiên những người ủng hộ đã luận chứng cho lập trường của mình rằng, những sinh thể ấy không phải là người, bóc lột chúng không đáng chê trách. Vậy là để trả lời cho câu hỏi: Paranthrotus là người hay động vật thì cần đưa ra định nghĩa “con người là gì?”. Và sau đó mới vỡ nhẽ, chưa có một lĩnh vực tri thức nào có độc quyền đưa ra lời giải đáp đúng duy nhất cho vấn đề này.

Năm 1974, J. Pletcher, nhà thần học và chuyên gia về đạo đức sinh học Mỹ, trong cuốn Đạo đức của việc kiểm soát gen: Đoạn kết của cái cối xay sinh đẻ [The Ethnics of Genetic Control: The Ending of Reproductive Roulette] đưa ra thuật ngữ “người đôi (paraljudi)” để biểu thị các thể khảm và cơ thể điều khiển học. Theo lời ông, có thể tạo ra người đôi để dùng vào các công việc dơ bẩn và nguy hiểm. Tuy nhiên, những tư tưởng này của Fletcher đã bị cả đồng nghiệp lẫn công chúng phê phán rộng rãi.

Ngày nay sự quan tâm tới vùng biên giữa người và động vật mạnh lên do sự xuất hiện của các công nghệ như, chẳng hạn, cấy ghép dị thể (ksenoltransplantacija), việc sử dụng các cơ quan cung cấp máu của động vật để cấy ghép cho con người. Vấn đề là, với sự phát triển của công nghệ cấy ghép, các thủ thuật về cấy ghép trở nên ngày càng nhiều, còn tình trạng thiếu các cơ quan và mô người cần thiết cho việc đó không ngừng tăng lên. Gắn liền với điều này, đã xuất hiện cả ý tưởng sử dụng các cơ quan của động vật để cấy ghép. Nhưng nếu cơ quan nào đó của động vật được cấy ghép cho người, ranh giới giữa người và động vật rõ ràng bị xói mòn. Trong các cuộc thảo luận ngày nay về các vấn đề đạo đức do cấy ghép dị thể gây ra, có hai chủ đề chi phối. Một trong số đó là rủi ro gắn với điều là, trong cơ thể của động vật mà các cơ quan hay mô của nó được lấy để gấy ghép cho người có thể chứa các vi thể như các loại virus mà trong quá trình tiến hóa trở nên hoàn toàn vô hại cho chủ tự nhiên của nó. Tính vô hại đó có thể làm cho chúng khó bị phát hiện. Nhưng khi rơi vào một môi trường khác – vào một cơ thể người có sự khác biệt mạnh mẽ về gen – các virus cóthể trở nên cực kỳ nguy hiểm, gây bệnh cho người chủ mới mà cơ thể của người đó không có khả năng tạo ra các cơ chế chống lại chúng.

Chủ đề thứ hai trong thảo luận về cấy ghép dị thể gắn với giá trị văn hóa của ranh giới giữa người và động vật. Chúng tôi xin lưu ý là theo một loạt kiến giải khoa học và thực tiễn, trong số tất cả các loại động vật, lợn là loại phù hợp nhất xét từ các khả năng sử dụng cho mục đích cấy ghép dị thể. Hơn nữa trong một số tôn giáo (Hồi giáo, Do Thái giáo…), lợn được coi là động vật không sạch, vì vậy việc cấy ghép cơ quan lấy từ lợn sẽ được coi là hoàn toàn không chấp nhận được. Ngoài ra, trong những nền văn hóa nào đó có tồn tại ranh giới giữa người và động vật. Sự hiện diện của ranh giới đó (với tất cả những tính đặc thù của các nền văn hóa cụ thể) là một trong những tính phổ quát của văn hóa. Nhưng nếu thế thì chúng ta có thể nghĩ, sẽ không thoải mái cho con người, ít nhất là về mặt tâm lý, nếu đề nghị nó – ngay cả dưới danh nghĩa cứu mạng – đặt vào cơ thể mình đoạn cơ thể động vật nào đó. Mà nếu đi tiếp ít nữa và suy nghĩ về cái con người mà trong đó không phải chỉ là một mà cả một loạt cơ quan quan trọng sống còn là có nguồn gốc động vật?

Như vậy, ngay trong vùng biên này cũng đặt ra vấn đề “Con người là gì?” mà trong trường hợp này có thể chuyển thành: “Đâu là nơi động vật kết thúc và con người bắt đầu?”. Một lần nữa vấn đề này vẫn mang trong nó ý nghĩa hoàn toàn thực tiễn, vì có sự cần thiết giải quyết vấn đề cái gì được phép (từ quan điểm đạo đức, và có thể cả từ quan điểm luật pháp) còn cái gì thì không. Nhưng tiếp theo cần phải nói về sự kết hợp giữa con người và động vạt không chỉ trong mối liên hệ với việc cấy ghép dị thể. Ngày nay các giống lai và thể khảm giữa con người và động vật được tạo ra vì các mục đích nghiên cứu, để nhận được các sản phẩm có giá trị, các chế phẩm dược nào đó…

(còn tiếp)

Người dịch: Viễn Phố

Nguồn: TN 2012 – 88 & 89.

Con người với tính cách là khách thể tác động của công nghệ – Phần III


Về mặt này, nước Nga hoàn toàn không phải là duy nhất. Chẳng hạn ở Nhật Bản, việc tán thành về mặt luật pháp, mà đúng hơn, về mặt đạo đức tiêu chí này cũng đã có không ít phức tạp. Có những người cho đến nay vẫn không muốn chấp nhận nó. Nhưng bây giờ cho phép chúng tôi thử đặt vấn đề: thế cái gì và ai có thể ép buộc người không tín ngưỡng đó chấp nhận tiêu chí về cái chết não?

Vâng, các học giả, các nhà sinh học và các nhà y học đã khẳng định rằng sinh thể người ở trong trạng thái đó là đã chết. Nhưng một trong những người không đồng ý như vậy – chúng ta gọi anh ta là người không tín ngưỡng Foma – một người bình thường, nhìn thấy rằng, người thân của anh ta nằm trên giường bệnh, vẫn thở (dù là nhờ thiết bị nhân tạo) và mạch vẫn đập… Và khi các bác sĩ nói rằng người thân của anh ta đã chết, Foma không đồng ý với họ, anh ta không muốn tin vào lời người khác, mà muốn tin vào mắt mình.

Ta đi tiếp, các luật gia tham gia vào công việc và tiếp theo họ là các nhà làm luật. Một bộ luật tương ứng được thông qua, hợp pháp hóa tiêu chí đó. Giờ đây đằng sau nó là quyền uy không chỉ của các nhà bác học mà cả của nhà nước. Liệu điều đó có nghĩa là giờ đây Foma của chúng ta nhất trí với nó có thể nói là từ bên trong, theo niềm tin của mình? Tôi không tin là như vậy.

Và quả thật có những người không muốn chấp nhận tiêu chí này. Đương nhiên có thể coi họ là lạc hậu, u tối, nhưng vấn đề vẫn còn đó; liệu có thể buộc họ nhất trí với tiêu chí cái chết não, buộc họ coi sinh thể người vẫn duy trì tuần hoàn và hô hấp là đã chết?

Ở đây có thể so sánh Foma của chúng ta với người vô học không chịu thừa nhận rằng trái đất quay quanh mặt trời chứ không phải là ngược lại. Đương nhiên chúng ta có thể chê cười con người như vậy, nhưng liệu có ý nghĩa gì không việc thông qua một bộ luật ép buộc thừa nhận một hệ thống nhật tâm? Một bộ luật như vậy chẳng còn đáng buồn cười hay sao? Trong thực tế, cho tới bây giờ, các quan niệm và niềm tin của Foma chưa gây tổn thất cho ai đó khác, chúng vẫn là việc riêng của anh ta.

Trở lại tiêu chí của chúng ta, có thể nhận xét rằng ở một số nước, bộ luật chưa đòi hỏi tính phổ biến của nó. Trong trường hợp này, nếu ai đó từ chối thừa nhận tiêu chí cái chết não, lập trường của anh ta được thừa nhận, còn cái chết của người thân của anh ta sẽ được xác định phù hợp với các tiêu chí truyền thống.

Như chúng ta thấy, mọi thứ bắt đầu từ chỗ là, người ta đã tạo ra được các công nghệ y sinh cho phép đấu tranh kéo dài sự sống của con người nhằm đẩy lùi những trạng thái nào đó mà trước kia là cuối cùng, để đời sống con người có thể tiếp nối thêm. Chắc gì ai đó sẽ tranh cãi rằng, mục tiêu được theo đuổi ở đây là tốt đẹp nhất. Còn sau đó, khi những công nghệ này bắt đầu được áp dụng, chúng ta sẽ quan sát thấy cả những khả năng mới nào đó mà ban đầu chưa hiện rõ. Và kết quả là chúng ta sẽ phát hiện ra những con đường phát triển, những quỹ đạo đẻ ra không chỉ là những khả năng mới mà cả những vấn đề luân lý – đạo đức mới.

Vùng sinh sản

Bây giờ chúng ta chuyển sang một vùng biên khác xuất hiện trước sự ra đời của sinh thể người cá thể mới. Nói một cách thô lược, có thể giới hạn khoảng cách này một mặt bằng yếu tố dung hợp tinh trùng và tế bào trứng và mặt khác, bằng yếu tố ra đời của đứa trẻ từ trong bụng người mẹ. Ở đây các công nghệ y sinh cũng tác động trong những thập kỷ gần đây. Toàn bộ thời kỳ này, như mọi người đều biết, kéo dài 28 tuần, số tuần này tuy vậy không đồng nghĩa về tính hiệu quả của những vi tác động lên cơ thể đang phát triển: càng gần giai đoạn bắt đầu, những tác động này càng có kết quả. Cùng với đó, về mặt giá trị – đạo đức, sự việc diễn ra như sau: càng gần lúc sự phát triển trong bụng mẹ kết thúc, những tác động công nghệ bên ngoài lên cơ thể được coi là càng ít dung nạp được về mặt thời gian.

Cần lưu ý một điểm không kém phần quan trọng. Giống như trong vùng kết thúc đời sống con người, ở đó một số tác động quan trọng về mặt công nghệ trùng với thời gian cái chết được ghi nhận, trong vùng khởi đầu sự sống, nhiều tác động có ý nghĩa lên tế bào sinh dục của đàn ông và đàn bà cũng diễn ra cho tới thời điểm liên kết chúng.

Nhà sinh lý học người Anh Robert Edwards, một trong những người cha sáng lập các công nghệ phụ trợ sinh sản, chẳng hạn phương hướng được gọi là thụ thai ngoài cơ thể, đã nhận giải Nobel Y học năm 2010. Và vùng này cũng là đối tượng quan tâm chăm chú nhất cả về mặt khoa học lẫn về mặt xã hội, từ đó đẻ ra khối lượng nghiên cứu khoa học đồ sộ.

Các nghiên cứu trong lĩnh vực sinh sản nhân tạo dẫn tới xuất hiện hàng loạt công nghệ mới. Và tự nhiên là cùng với sự phát triển của các công nghệ này thì cũng xuất hiện những vấn đề mới: vậy thứ mà các nhà bác học thao tác trong ống nghiệm đã là sinh thể người hay chưa?

Ngày nay người ta nói đặc biệt nhiều về vấn đề tế bào thân phôi thai. Để nhận được chúng, cần, chẳng hạn, sử dụng sự sống con người đang nẩy sinh. Hay một vấn đề nữa: liệu có thể (từ quan điểm đạo đức chứ không phải kỹ thuật – khả năng kỹ thuật về việc này thì đã rõ) tạo ra các phôi thai người cho các mục đích nghiên cứu? Điều 18, phần 2 Hiệp ước về các quyền con người và về y sinh học (thường chỉ gọi đơn giản là Hiệp ước về đạo đức sinh học) đã đề cập có nói: “Cấm tạo ra các phôi thai người nhằm mục đích nghiên cứu”. Nhưng, chẳng hạn, Anh không tán thành hiệp ước này, vì ở đó người ta cho rằng các thủ thuật với phôi thai trong chừng mực nào đấy là chấp nhận được. Đương nhiên việc tiến hành các thủ thuật này được điều chỉnh chứ không phải là “tất cả đều được phép”. Nhưng không có những cấm đoán khắt khe. Ở Anh có một cơ cấu đặc biệt tác động: Cơ quan Điều chỉnh vấn đề Thụ tinh và Phôi thai học (Human Fertilisation and Embryology Authority – HFEA). Nó chịu trách nhiệm cấp phép và kiểm tra các bệnh viện thụ tinh nhân tạo và tất cả các nghiên cứu tiến hành trên đất nước về phôi thai người và bảo đảm thông tin cho xã hội vấn đề này.

Cả trong luật pháp Nga cũng không có cấm đoán việc tạo ra các bào thai nhằm mục đích nghiên cứu và đây là một trong các căn cứ để theo đó Vụ Pháp chế Bộ Y tế và Phát triển xã hội Liên bang Nga phản đối việc Nga tham gia Hiệp ước về đạo đức sinh học. Đúng là ở nước Nga không có cả một cơ quan giống như HFEA, thành thử từ quan điểm pháp lý, nếu không phải là tất cả thì là rất nhiều thủ thuật với vật liệu phôi thai đã được cho phép bất kể chúng được đánh giá về mặt đạo đức như thế nào.

Sự xuất hiện của các công nghệ cho phép thực hiện các thủ thuật tương tự trước hết được quyết định bởi mục tiêu trợ giúp về mặt y học cho các cặp vợ chồng vô sinh. Nói cách khác, câu chuyện liên quan đến việc ứng dụng về mặt trị liệu các công nghệ này. Ngoài ra, sự phát triển của chúng mở ra những khả năng mới, trong đó kể cả các khả năng phi trị liệu.

Ta hãy xem xét thí dụ về khoa chẩn đoán tiền cấy ghép (preimplantacionnaja). Chính khả năng của nó xuất hiện khi công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm được nghiên cứu. Nếu thụ tinh diễn ra trong ống nghiệm thì ngay lập tức một số tiền phôi bắt đầu phát triển, những tiền phôi này sau đó có thể được cấy vào cho người phụ nữ để thai nhi phát triển ở người đó. Chẩn đoán tiền cấy ghép được nghiên cứu để lựa chọn những tiền phôi đó.

Và tiếp theo, công nghệ bắt đầu phát triển theo logic của nó: thì ra, có thể không đơn giản là lựa chọn những tiền phôi không có khuyết tật, mà lựa chọn tiền phôi nào mà trong quá trình phát triển của mình được chuyển thành đứa trẻ có những đặc điểm xác định nào đó hấp dẫn đối với cha mẹ của nó. Hóa ra là có thể tìm đến công nghệ trợ giúp sinh sản (thụ tinh trong ống nghiệm) này không phải vì cơ quan sinh sản của người phụ nữ hay đàn ông có những khuyết tật nào đó, mà vì khả năng chọn lọc đã xuất hiện. Nói cách khách, việc thựchiện hóa – dù mới ở cấp độ gia đình riêng lẻ – các dự án ưu sinh học để cải thiện thế hệ sau trong thực tế đã trở nên có thể. Và lúc đó hóa ra người ta có thể đi tới thụ tinh trong ống nghiệm không phải vì các mục đích trị liệu, mà là để có được khả năng chọn lọc như vậy.

Đề tài sau đây bắt đầu được thảo luận: giả sử công nghệ này được phổ biến rộng rãi và có thể tiến hành sự chọn lọc tiền cấy ghép những tiền phôi theo những gen bảo đảm trình độ trí tuệ cao. Trong bối cảnh đó có thể nghĩ đến một kịch bản trong tương lai tương đối không xa: từ lúc các công nghệ chọn lọc đó được mọi người chấp nhận, trải qua 20 năm, và một đứa trẻ được đẻ ra theo cách thông thường, không thụ tinh trong ống nghiệm, giờ đã là một thanh niên, hỏi cha mẹ: “Tại sao trước đây cha mẹ không quan tâm đến con chu đáo? Mọi người xung quanh con tài năng về trí tuệ như thế, phát triển như thế, còn riêng con xoàng xĩnh và hạn chế, vì cha mẹ hoặc là tiếc tiền cho việc thụ tinh trong ống nghiệm và chẩn đoán, hoặc là nói chung chẳng nghĩ gì đến việc này”. Như vậy xuất hiện một tình huống khi công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm trở nên chiếm ưu thế, nhưng không theo các căn cứ y học, mà hoàn toàn theo các căn cứ khác.

(còn tiếp)

Người dịch: Viễn Phố

Nguồn: TN 2012 – 88 & 89.

Con người với tính cách là khách thể tác động của công nghệ – Phần II


Con người giữa sự sống và cái chết

Vậy thì các vùng này là như thế nào? Thứ nhất là vùng phân bố giữa sự sống và cái chết của sinh thể người cá thể. Vùng thứ hai dự báo sự ra đời của sinh thể người cá thể. Vùng thứ ba phân chia (hay có thể là liên kết?) con người và động vật. Và thứ tư là vùng có thể là phân chia mà cũng có thể là liên kết con người và máy móc.

Trong mỗi vùng này, nếu cố chăm chú nhìn vào chúng, chúng ta sẽ phát hiện được những quá trình rất lý thú, thường là dữ dội mà dần dà con người bắt đầu kiểm soát được với sự trợ giúp của các công nghệ y sinh. Hóa ra những gì mà nhìn bề ngoài giống như là chốc lát thì giờ đây hiện ra như là một chuỗi hoàn chỉnh các hiện tượng và quá trình gắn kết với nhau, còn ở vị trí của những gì mà chúng ta tưởng như là sự kiện dạng điểm (tochechnoe sobytie) thì lại là một lĩnh vực rộng lớn mà trong ranh giới của nó các công nghệ y sinh cho phép thực hiện các kiểu thao tác khác nhau.

Một trong những thí dụ về những thao tác tương tự liên quan đến một trong những vùng biên được nêu trên kia là việc chẩn đoán “cái chết não”. Nó được ghi nhận khi não ngừng hoạt động, hơn nữa tình huống này mang tính chất bất khả nghịch đảo. Nhưng vấn đề ở chỗ, các công nghệ y sinh ngày nay cho phép bảo đảm trong thời gian khá dài được tính bằng giờ và ngày cho các quá trình và chức năng sinh học nào đó trong cơ thể. Nếu bệnh nhân được nối với máy “tim-phổi nhân tạo” thì anh ta có thể giữ được tuần hòa và hô hấp khi tim và phổi không thực hiện các chứng năng của mình nữa. Đây là một trạng thái nhân tạo mà tự bản thân tự nhiên không bảo đảm được. Mà nếu học được và duy trì được trạng thái nhân tạo này thì xem ra chúng ta có thể tiến hành các thao tác khác nhau với cơ thể ở trong trạng thái đó.

Trước hết, khả năng duy trì sự sống của con người trong điều kiện tuần hoàn và hô hấp tự nhiên ngừng hoạt động có nghĩa là các trạng thái mà trước đây gắn với cái chết thì giờ đây lại tỏ ra là ngược lại trong các phạm vi căn bản. Mà chính vì thế, ngay cả cái chết của con người cũng bị đẩy lùi, cho nên khi cố gắng trả lời câu hỏi “con người là gì?”, chúng ta không thể dễ dàng và đơn giản coi hô hấp và (hay) tuần hoàn tự động như là một trong những dấu hiệu không thể tách rời của nó được.

Hơn thế, đã tạo ra được những công nghệ để một mặt ngắt sự tuần hoàn và hô hấp này khi dừng sự hoạt động có nghĩa là các trạng thái mà trước đây gắn với cái chết thì lại tỏ ra là ngược lại trong các phạm vi căn bản. Mà chính vì thế, ngay cả cái chết của con người cũng bị đẩy lùi, cho nên khi cố trả lời câu hỏi “con người là gì?”, chúng ta không thể dễ dàng và đơn giản coi hô hấp và (hay) tuần hoàn tự động như là một trong những dấu hiệu không thể tách rời của nó được.

Hơn thế, đã tạo ra được những công nghệ để một mặt ngắt sự toàn hoàn và hô hấp này khi dừng sự hoạt động bình thường của tim và phổi, và mặt khác, ngược lại, khởi động một cách nhân tạo sự vận hành bình thường của chúng. Chính bằng cách ấy đã mở ra khả năng tiến hành những thủ thuật ngoại khoa chẳng hạn như phân lưu động mạch chủ cho phép phục hồi việc cung cấp máu cho cơ tim. Bệnh nhân được cắt một đoạn mạch máu, chẳng hạn một mẩu ven ở chân, sau đó đó được nối vào động mạch vành của chính bệnh nhânh như là kênh (phân lưu) vòng quanh. Ngoài ra trong thời gian tiến hành tất cả các thủ thuật ngoại khoa, mất khoảng một số giờ, dòng máu tự nhiên ở bệnh nhân ngừng lại, như thế, theo các tiêu chí truyền thống về cái chết, phải coi bệnh nhân này là đã chết. Trong thời gian gần đây, việc phân lưu động mạnh chủ đã cho phép đẩy lùi ranh giới giữa sự sống và cái chết cho hàng triệu người trong cả hàng thập kỷ.

Khả năng thực hiện tất cả các thủ thuật này chứng minh rằng, vùng biên giữa sự sống và cái chết của sinh thể người đã mở rộng, hơn nữa, không hẳn ở ý nghĩa vật thể, mà đúng hơn là ở ý nghĩa công nghệ. Còn một lĩnh vực mở rộng của nó gắn với việc sử dụng các cơ quan và các mô hình của người bệnh được chẩn đoán “chết não” để cấy ghép cho người bệnh khác. Chỉ với việc tiếp nhận tiêu chí này thì việc thu hồi các cơ quan như tim, phổi, gan từ cơ thể của người được chẩn đoán như vậy mới trở thành có thể. Vì việc lấy các cơ quan này từ cơ thể người bệnh còn sống, tức là người không được chẩn đoán là chết não (và chưa được xác nhận về mặt pháp lý) sẽ được xếp vào loại giết người.

Còn nếu như sự chẩn đoán đó được đưa ra thì việc thu hồi không chỉ những cơ quan và mô này mà cả nhiều cơ quan và mô khác sẽ trở thành một thủ thuật hoàn toàn có thể chấp nhận: những cơ quan và mô thu hồi được có thể được sử dụng cho các mục tiêu trị liệu để giúp những người bệnh khác.

Sự xuất hiện và sau đó sự mở rộng vùng thủ thuật trong không gian giữa sự sống và cái chết cũng đẻ ra nhiều vấn đề về mặt đạo đức mà các nhà đạo đức sinh học nghiên cứu. Ngoài ra, như lịch sử phát triển của nó cho thấy, các vấn đề được bốc lên khá mạnh đã có được cách giải quyết cuối cùng vừa ý tất cả mọi người. Thông thường những vấn đề này – liệu chúng có liên quan tới việc cho và cấy ghép các cơ quan, tới khả năng táchngười bệnh khỏi các cơ chế duy trì sự sống, cho phép thực hiện các thí nghiệm di truyền học khác nhau hay là can thiệp vào gen của con người… hay không – liên tục trở thành vũ đài của sự đụng độ giữa các lập trường đối lập nhau, của sự tìm kiếm không ngơi nghỉ các giải pháp có thể chấp nhận được. Và một trong những căn cứ chủ yếu mà các giải pháp được đề xuất dựa vào lại chính là quan niệm của chúng ta về vấn đề “con người là gì?”. Liệu có thể cho rằng cái sinh thể được chẩn đoán là chết não đó đã không còn là người nữa hay không nếu chúng ta nhận thấy tận mắt rất nhiều dấu hiệu hoạt động sinh học của cơ thể anh ta?

Rõ ràng dẫn dắt những tìm kiếm này của chúng ta về câu trả lời cho vấn đề này nói chung không phải là sự tò mò vô tích sự, mà là sự suy tính hoàn toàn thực tiễn. Chỉ vì chúng ta thừa nhận rằng sinh thể này không còn là con người, con người sống nữa chúng ta mới có thể thực hiện những thủ thuật như là lấy và sau đó sử dụng các cơ quan và mô của sinh thể này và ngắt thiết bị duy trì sự sống.

Vì khi chúng ta nói rằng sinh thể đó là người, chúng ta không đơn giản ghi nhận những tiêu chí khách quan nào đó cho phép chẩn đoán cái chế não. Chúng ta cũng bày tỏ lập trường giá trị của chúng ta mà trên cơ sở đó chúng ta xác định những thủ thuật nào thì sẽ có thể chấp nhận về mặt đạo đức, còn những thủ thuật nào thì không. Và vì con người có những giá trị khác nhau, đôi lúc hoàn toàn xung khắc nhau, trong những tình huống như vậy, muốn tìm ra một giải pháp thỏa mãn tất cả mọi người là điều rất không đơn giản.

Thí dụ của chúng tôi về vùng biên giữa sự sống và cái chết thể hiện rất rõ điều này. Quả là vào những năm 60 của thế kỷ XX khi lần đầu tiên tiêu chí mới về cái chết được đề nghị bổ sung vào các tiêu chí truyền thống mà theo đó cái chết được ghi nhận, hoàn toàn không phải tất cả mọi người đều sẵn sàng chấp nhận nó. Mọi người đều biết ở Liên Xô, V.P. Demikhov đã tiến tiến hành những nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực cấy ghép, thí nghiệm trên chó. Chẳng hạn ngay vào năm 1946 ông đã tiến hành cấy ghép tim và sau đó cả tổ hợp tim – phổi. Và chẳng bao lâu sau khi bác sĩ Nam Mỹ K. Barnard tiến hành ca cấy ghép tim thành công đầu tiên trên thế giới từ người sang người vào năm 1967 thì ở Liên Xô cũng thực hiện thủ thuật tương tự nhưng đúng là đã không thành công. Việc cấy ghép tim ở Liên Xô đã bị gián đoạn gần 20 năm. Và nguyên nhân là bộ trưởng y tế Liên Xô lúc bấy giờ, viện sỹ B.V. Petrovskij – nhân tiện nói thêm, chính ông là nhà phẫu thuật tim xuất sắc, vì những căn cứ đạo đức đãkhông thể chấp nhận tiêu chí cái chết não. Ông lập luận đại thể như thế nào: “Làm sao đối với cái con người vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn, dù là bằng những phương tiện nhân tạo, mà chúng ta lại coi là anh ta đã chết?”. Kết quả là ở Liên Xô, thủ thuật thành công về cấy ghép tim chỉ được thực hiện vào năm 1987 bởi Viện sỹ V.I. Shumakov. Cũng chính tiêu chí về cái chết não đã được hợp pháp hóa với mức độ đầy đủ ở Nga hiện nay [Luật Liên bang Nga “Về cấy ghép các cơ quan và (hoặc) mô người” năm 1992].

(còn tiếp)

Người dịch: Viễn Phố

Nguồn: TN 2012 – 88 & 89.

Con người với tính cách là khách thể tác động của công nghệ – Phần I


B.G. Judin

Các vùng biên trong sự tồn tại của con người

Đối tượng thảo luận trong bài viết này là vấn đề cơ bản, không có gì phải nghi ngờ: con người là gì? Đương nhiên tôi không có ý định đưa ra một định nghĩa mới nào đó về con người – sẽ là quá tự tin nếu định làm điều đó. Nhiệm vụ của tôi khiêm tốn hơn nhiều: chỉ là khẳng định một thực tế rằng sự phát triển các công nghệ y sinh đã làm cho cái vấn đề triết học (thường được coi là trừu tượng) này trở thành một vấn đề hoàn toàn thực dụng trong đời sống thường ngày của chúng ta. Phải đụng đầu với nó không chỉ là các nhà nghiên cứu về các công nghệ sinh học mới mà cả những người dân bình thường tiếp xúc với các công nghệ này.

Cách tiếp cận của tôi sẽ dựa trên khái niệm tình huống tới hạn hay áp biên. Khái niệm này mang tính chất liên bộ môn, được ứng dụng rộng rãi trong cả các khoa học tự nhiên lẫn các khoa học xã hội. Có tồn tại các tình huống tới hạn khi chúng ta ở vào ranh giới giữa hai hoàn cảnh. Thí dụng rõ rệt nhất – sự chuyển hóa của nước từ trạng thái liên kết này sang một trạng thái liên kết khác, chẳng hạn, từ rắn sang lỏng (sự tan băng). Trong nhiệt động học sự chuyển biến như vậy được gọi là sự chuyển hóa trạng thái.

Nếu xem xét sự chuyển hóa tương tự không cần đến sự chi tiết hóa không cần thiết, từ tầm cao chim bay, thì chúng ta chỉ phân biệt được sự đột biến nào đó – là tảng băng mà qua một thời gian nào đó thì chuyển thành một khối lựng chất lỏng nhất định. Nhưng một cái nhìn chăm chú hơn sẽ cho phép nhận ra không ít điều thú vị – những thứ được nghiên cứu với sự chú ý kỹ càng nhất trong nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên (nếu nói về các hiện tượng). Thông thường chuyển biến trạng thái là quá trình qua nhanh, được đặc trưng bằng trạng thái không ổn định của hệ thống. Hậu quả quan trọng của tính không ổn định đó nằm ở chỗ, sự phụ thuộc giữa cường độ tác động vào hệ thống và phản ứng của nó trước những tác động đó thường là phi tuyến tính, cho nên những tác động tương đối yếu cũng có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, dẫn đến những biến đổi căn bản trạng thái của hệ thống.

Ngay cả các khoa học nghiên cứu xã hội loài người và lịch sử của nó cũng liên quan tới những hiện tượng tương tự. Và ở đây chúng ta ghi nhận những “chuyển biến trạng thái” khi sự tồn tại tương đối ổn định của tổ chức xã hội được thay bằng thời kỳ biến đổi cách mạng nhanh chóng và dữ dội. Trong các điều kiện không ổn định, điều hoàn toàn có thể là những quá trình nào đó diễn ra ở cấp độ vi mô kéo theo những hậu quả sâu sắc thể hiện trên quy mô rất đáng kể, thậm chí là toàn cầu.

Cần đặc biệt nhấn mạnh điều sau đây: trong cả các hệ thống tự nhiên lẫn xã hội, những nhiễu loạn yếu diễn ra trong giai đoạn chuyển biến trạng thái cũng có thể gây ra những thay đổi đáng kể. Việc chú ý tới đặc điểm của các quá trình chuyển biến là quan trọng không chỉ trong nghiên cứu các hệ thống này mà cả trong tìm kiếm các công nghệ hữu hiệu để tác động tới chúng. Đây phần nhiều chính là cơ sở của sự chú ý đang tăng nhanh lên nhanh chóng trong khoa học hiện đại đối với các trạng thái và tình huống loại này. Đến lượt mình, chính sự quan tâm ngày càng tăng đối với các khả năng công nghệ đang được mở ra ở đây đã quyết định các phương hướng ưu tiên của nhận thức khoa học và chính các hệ thống và trạng thái này.

Quay trở lại vấn đề được đặt ra ở đầu bài viết, cần nhận xét rằng, điều nói trên về các tính huống chuyển biến có thể áp dụng được cả cho con người. Ngày nay nó ngày càng trở thành đối tượng của những tác động khác nhau được thực hiện với sự trợ giúp của các công nghệ tương ứng. Có cơ sở để khẳng định rằng, việc tạo ra các công nghệ mới, hữu hiệu hơn để tác động vào con người trong thời đại ngày nay đã trở thành một trong những khuynh hướng có ý nghĩa nhất của tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Mà điều này có ý nghĩa là, thu hút sự chú ý đặc biệt là các vùng biên mà trong phạm vi của nó sự can thiệp công nghệ có thể đặc biệt có hiệu quả.

Áp dụng vào nhận thức về con người, các vùng biên đó có ý nghĩa còn là vì quay về với chúng cho phép chúng ta hiểu rõ hơn con người là gì. Vì chính trong các tình huống áp biên thì những nét quyết định nào đó của khách thể mà chúng ta quan tâm thường thể hiện rõ nhất. Cũng chính trong trường hợpp đó, các tình huống áp biên vốn là ranh giới giữa bản chất riêng của con người và những gì không phải như vậy sẽ làm chúng ta quan tâm. Biến các tình huống áp biên kiểu đó thành điểm tính, chúng ta có thể cố nhận ra con người là gì, một mặt tựa hồ ở bên trong cái tính người này, còn mặt khác, nhìn nó từ bên ngoài. Áp dụng với con người, ngày nay các công nghệ y sinh hóa ra là người tiếp liệu cho các tình huống tới hạn tương tự. Chúng được phát triển và ứng dụng đặc biệt tích cực để thực hiện các thao tác trong các vùng biên đầy rẫy những khả năng khác nhau nhất. Thiết tưởng, chính việc áp dụng các công nghệ y sinh này vào các vùng này phần nhiều đã làm cho vấn đề con người là gì ngày nay cực kỳ thời sự, có thể quyết định các hình thức đặcbiệt trong cách đặt và suy nghĩ về vấn đề này.

Đây là một số thí dụ như vậy. “Hiệp ước về bảo vệ quyền con người và sự tôn nghiêm của sinh thể người liên quan đến việc ứng dụng các thành tựu sinh học và y học: Hiệp ước về quyền con người và y sinh học” được Hội đồng châu Âu thông qua năm 1997 đã trở thành văn kiện bắt buộc về mặt luật pháp đầu tiên kêu gọi điều chỉnh việc tạo ra và ứng dụng các công nghệ y sinh. Theo điều 1 của văn kiện này – là điều mở ra đối tượng và mục tiêu của nó – “Khi ứng dụng các thành tựu y học và sinh học, các bên của hiệp ước cam kết bảo vệ sự tôn nghiêm và cá tính của mỗi sinh thể người và bảo đảm với mỗi sinh thể người, không có sự phân biệt, là sẽ tôn trọng tính toàn vẹn và bất khả xâm phạm của cá tính của nó và tuân thủ các quyền và các tự do cơ bản khác”.

Như có thể thấy rõ qua nội dung bài viết này, ý nghĩa của nó phụ thuộc bằng phương thức căn bản nhất vào điều là, “sinh thể người” và “mỗi” (người) sẽ được hiểu như thế nào. Mà trong khi đó Hiệp ước không đưa ra định nghĩ về cáckhái niệm “con người” (chelovek) và “sinh thể người” (chelovecheskoe sushestvo). Về mặt này, Báo cáo thuyết minh, một văn kiện giải thích các luận điểm của Hiệp ước đã chỉ ra: “Hiệp ước không đưa ra định nghĩa về thuật ngữ “mỗi” (trong tiếng Pháp là “toute personne”). Hai thuật ngữ tương đương nhau và được dùng trong các phương án tiếng Anh và tiếng Pháp của Hiệp ước châu Âu về các quyền con người, nhưng trong đó cũng không có định nghĩa về chúng. Trong tình hình thiếu sự nhất trí giữa các nước thành viên Hội đồng châu Âu về định nghĩa các thuật ngữ này, một quyết định đã được đưa ra: để áp dụng hiệp ước này, việc định nghĩa về chúng là tùy thuộc kiến giải của luật pháp quốc gia của các nước”. Như vậy, Hội đồng châu Âu không nhận về mình dũng khí đưa ra định nghĩa bắt buộc về mặt luật pháp cho các khái niệm “con người” và “sinh thể người”.

Một thí dụ nữa. Mấy năm trước, Ginda Glenn, chuyên gia Mỹ về đạo đức sinh học đã nhận xét: “Mấy năm gần đây đã sản sinh một số thành tựu khoa học mà trước đây chúng ta liệt vào lĩnh vực viễn tưởng khoa học. Từ di chuyển hạt nhân tế bào tới mang thai ngoài cơ thể, từ những con chíp được cấy vào não người đến các cơ thể di chuyển gen, từ cơ thể điều khiển học (kiborg) đến thể khảm (khimera) – các bước tiếp theo trong tiến hóa của chúng ta là như vậy. Những phát minh trong tương lai rõ ràng làm thay đổi quan niệm của chúng ta về vấn đề “con người là gì”. Ngày nay không thể cấp bằng sáng chế ra các sinh thể người, nhưng chính khái niệm “sinh thể người” vẫn cần được tòa án hay người làm luật định nghĩa”. Tôi nhất trí với những lời nói này, nhưng có sửa lại chút ít: theo tôi, để định nghĩa khái niệm này, không chỉ các luật sư và người làm luật, mà cả giới chuyên gia rộng rãi, kể cả các nhà triết học, đều cần tham gia.

Tiếp theo xin nói về 4 vùng biên, mặc dù điều đó hoàn toàn không có nghĩa là chúng không thể nhiều hơn. Đúng là có thể tìm ra những vùng biên khác mà liên quan tới chúng có thể đặt ra chính vấn đề này. Theo mức độ chúng ta tiếp cận một vùng nào đó trong số các vùng biên này từ bên trong, chúng ta sẽ có ít căn cứ hơn để khẳng định dứt khoát rằng chúng ta vẫn liên quan tới con người. Còn khi đi qua biên giới ngoài của vùng này, chúng ta có quyền vững tin khẳng định rằng “đây” không còn là con người nữa. Ở lại bên trong vùng biên, chúng ta mất đi các định hướng rõ ràng cho phép quyết định một cách đơn nghĩa, chúng ta có liên quan tới con người hay là không. Từ quan điểm này có thể nói về các vùng biên như là các vùng không xác định.

(còn tiếp)

Người dịch: Viễn Phố

Nguồn: TN 2012 – 88 & 89.

Dữ liệu: Nguyên liệu thô của thời đại thông tin – Phần cuối


Dữ liệu câm

Dữ liệu lớn mạnh đến như vậy, vẫn có một vài thứ khiến nó hoạt động tốt và vì thế ít có cơ hội cho những cải thiện có ý nghĩa trong tương lai gần. Tôi không thấy bất kỳ phát triển nào của dữ liệu lớn sẽ làm thay đổi cái sự thật cũ, rằng máy móc giỏi ở những việc mà con người thấy khó (chẳng hạn như làm việc 24 giờ liên tục hoặc nhanh chóng giải quyết một bài toán học phức tạp) còn con người thì giỏi ở những việc mà máy móc khó làm (như sáng tạo hoặc hiểu biết bối cảnh văn hóa – xã hội).

David Brooks, cây bút xã luận của New York Times, đã chỉ ra rằng dữ liệu đã thất bại trong phân tích các khía cạnh xã hội của tương tác hoặc trong nhận thức bối cảnh: “Con người thực sự gỏi khi kể những câu chuyện có đan xen nhiều mạch. Phân tích dữ liệu thì khá tệ trong việc kể chuyện và nêu bật các thứ lên, và nó không thể theo kịp sự linh hoạt trong cắt nghĩa của thậm chí một cuốn tiểu thuyết kém cỏi nhất”.

Đó cũng là trường hợp mà việc phân tích các bộ dữ liệu lớn chưa từng thấy cho ra những kết quả giống như một bản dịch máy gần như hoàn hảo, nhưng đồng thời cũng tạo ra một lượng lớn những tương quan sai. Các bộ dữ liệu càng lớn hơn và càng mở rộng hơn thì các mối tương quan đó càng vừa sai vừa hợp thức. Và hầu hết các chương trình dữ liệu lớn đều kém cỏi trong việc xác định mối tương quan nào có ít nhiều khả năng là sai. Người ta thường bỏ qua việc sử dụng dữ liệu lớn để rút ra những suy luận cho việc đánh giá và kiểm tra, trong khi lại ưu tiên cho các giao dịch thời thực – dù là giao dịch chứng khoán, điều chỉnh chuỗi cung ứng, hoặc ra quyết định tuyển dụng. Nhưng không phải tất cả các xu hướng đều bắt nguồn từ thực tế – hoặc từ các biến mà chúng có vẻ là. Và tất cả các dự đoán thực hiện qua phân tích dữ liệu nên đi kèm với cái gọi là những “thanh lỗi” (error bars), tức những biểu diễn trực quan về khả năng dự đoán bị lỗi bắt nguồn từ tương quan sai.

Khi tôi nói chuyện với phần lớn các CEO hoặc nhà đầu tư, họ đều không biết hoặc không xây dựng các thanh lỗi, và họ nói về thuật toán “nghiền” dữ liệu của họ như thế chúng được thần thánh tạo ra vậy. Nhưng chúng không như vậy. Chúng được con người tạo ra và vì thế rất dễ bị lỗi. Dữ liệu lớn đã không dự đoán được dịch Ebola vào năm 2014, và khi dịch xảy ra, chúng đã đánh giá sai phạm vi tác động của nó. Chúng khôngthể dự đoán hoặc phát hiện sự bùng phát sớm chuyếu là do dữ liệu Ebola từ các khu vực của Tây Phi đã không đến từ các ngôn ngữ đã được các chương trình giám sát lựa chọn.

Khi dự án giám sát dữ liệu lớn của Đại học Harvard có tên là HealthMap cuối cùng báo cáo kết quả phát hiện được, lý do mà nó đưa ra là dữ liệu đã được lấy từ một hệ thống truyền tin dùng tiếng Pháp (truyền thông cũ) và chỉ được báo cáo sau khi chính phủ Guinea đã cảnh báo Tổ chức Y tế Thế giới. Khi xác định Ebola đã trở thành đại dịch, một dự báo thống kê được Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh công bố ước tính đã có 1,4 triệu người có thể đã bị nhiễm virus vào cuối tháng 01/2015 tại Liberia và Sierra Leone. Con số thực tế cuối cùng là chưa đến 25.000 người. Dữ liệu lớn có thể phạm những sai lầm lớn.  

Những gì con người làm với những sản phẩm suy luận dữ liệu lớn cũng có thể là một thử nghiệm cho các giá trị. Khi dữ liệu đi từ không được cấu trúc đến cấu trúc, nó luôn lấy các giá trị và định kiến, nấu lên thành công thức của nó. Lấy ví dụ, trong tương lai, có khả năng một chương trình xây dựng những chuyên gia nhân sự sẽ đối chiếu các chỉ số sức khỏe với việc làm xứng đáng. Liệu phân tích dự báo có nên được sử dụng để xác định nên chăng tuyển dụng một người có khả năng sẽ mắc một căn bệnh nào đó nhưng hiện tại vẫn chưa biểu hiện ra? Điều này có vẻ là phân biệt đối xử và không công bằng. Nhưng ngay cả khi bạn không công khai tính đến các yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh, bạn vẫn có thể tình cờ ước lượng chúng chỉ đơn giản bằng cách nhìn vào các yếu tố truyền thống. Nếu một chuyên gia nhân sự làm việc trong một tổ chức lớn và chỉ đánh giá theo các tiêu chí tuyển dụng truyền thống (chẳng hạn như mức duy trì dự kiến và đầu ra các công nhân mà người này đưa vào), sẽ có một sự thiên vị thống kê chống lại những người có khuynh hướng mắc bệnh cao hơn (cũng như đối với một số tiêu chí có thể bị phản đối, bao gồm thiên vị đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai).

Các mối tương quan được thực hiện bằng dữ liệu lớn có kkhả năng củng cố những thiên vị tiêu cực. Do dữ liệu lớn thường dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc ít ra là vào hiện trạng, nó có thể dễ dàng tái tạo những phân biệt đối xử chống lại các sắc tộc và dân tộc thiểu số bị thất thế. Các mô hình xu hướng được sử dụng trong nhiều thuật toán có thể tạo ra trong một thiên vị chống lại ai đó sống ở khu vực có mã vùng thuộc về một khu ngoại ô có thu nhập thấp tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời của người này. Nếu một thuật toán được các công ty nhân sự sử dụng để truy biểu đồ xã hội của bạn và tích dực đong đo các ứng viên đang có nhiều kết nối nhất với lực lượng lao động, điều đó sẽ khiến việc chiếm vị trí tuyển dụng đầu trở nên khó khăn hơn. Trên thực tế, các thuật toán này có thể che giấu sự thiên vị đằng sau một bức màn mã máy tính.

Dữ liệu lớn về bản chất là vô hồn và không sáng tạo. Nó thúc ép chúng ta theo cách này hay cách khác, và làm vậy vì những lý do mà chúng ta không cách chi hiểu được. Nó bóc tách sự riêng tư của chúng ta rồi đưa ra những sai lầm, những bí mật và tai tiếng của chúng ta công khai lên màn hình. Nó gia cố sự rập khuôn và thiên vị lịch sử. Và phần lớn nó không được kiểm soát bởi vì chúng ta cần nó để tăng trưởng kinh tế và vì những nỗ lực kiểm soát đều có xu hướng không tác dụng. Các công nghệ là quá xa vời, và chúng đã không được xây lên để nhận ra những ranh giới quốc gia của 196 nhà nước có chủ quyền trên thế giới.

Tuy vậy, liệu cố gắng dẹp bỏ hoàn toàn (nếu như có thể) các công nghệ này có phải là cách tốt nhất? Không. Dữ liệu lớn giúp giải quyết nhiều thách đố toàn cầu nhưng đồng thời cũng tạo ra một loạt thách đố hoàn toàn mới. Đó là cơ hội tốt nhất của chúng ta để nuôi sống 9 tỷ người, và nó cũng giúp giải quyết vấn đề chia rẽ ngôn ngữ vốn đã quá xưa cũ, đến mức phải lần ngược lại thời Cựu Ước và Tháp Babel. Các công nghệ dữ liệu lớn sẽ cho phép chúng ta khám phá các tế bào ung thư ở mức 1% kích cỡ những gì được phát hiện bằng công nghệ ngày nay, giúp cứu sống hàng chục triệu mạng người.

Cách tiếp cận tốt nhất cho dữ liệu lớn có lẽ đã được giám đốc công nghệ trong chiến dịch tranh cử của Obama là Michael Slaby đưa ra: “Sẽ có sự kết hợp liên tục giữa trải nghiệm định tính và kinh nghiệm định lượng của bạn. Sẽ có những lúc chúng mâu thuẫn với nhau và cũng sẽ có những lúc khác chúng hòa hợp với nhau. Và tôi nghĩ đó là sự pha trộn. Nó giống như bạn có một bản phối âm và bạn phải đôi lúc tắt cái này đi và bật cái kia lên. Và bạn không bao giờ muốn hoặc chỉ thế này hoặc chỉ thế kia, vì nếu như nó chỉ là một thì coi như bạn đã đánh mất một phần linh hồn vậy”. Slaby đã có một sự nghiệp ấn tượng trong phát triển các công cụ dữ liệu lớn, nhưng ông cũng nhận ra rằng những công cụ này sẽ hoạt động tốt nhất khi được điều khiển bởi phán xét con người.

Những lựa chọn mà chúng ta đưa ra về cách thức quản lý dữ liệu sẽ quan trọng không kém các quyết định về quản lý đất đai trong thời đại nông nghiệp và quản lý công nghiệp trong thời đại công nghiệp. Ta chỉ có một khoảng thời gian ngắn – tôi nghĩ chỉ là vài năm – trước khi một bộ chuẩn mực mới được thiết lập và nó sẽ gần như không thể đảo ngược. Hy vọng con người sẽ chấp nhận gánh lấy trách nhiệm trong việc đưa ra những quyết định này và không chuyển giao nó máy móc.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Alec Ross – Công nghiệp tương lai – NXB Trẻ 2019.

Dữ liệu: Nguyên liệu thô của thời đại thông tin – Phần VIII


Cho dù ta có muốn tôn trọng hay không một phiên bản mạnh hơn về quyền riêng tư, rất có thể giờ đây ta đã không thể quay trở lại và thực sự đạt được ý niệm về quyền riêng tư nữa. Margo Seltzer, một giáo sư về khoa học máy tính tại Đại học Harvard, lập luận tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào năm 2015 rằng: “Sự riêng tư như ta từng biết trong quá khứ giờ đã không còn khả thi nữa… Những gì ta thường mặc định khi nghĩ đến sự riêng tư đều đã chết cả rồi”. Với sự lan tràn khắp nơi những cảm biến, thiết bị và mạng lưới hút dữ liệu, ta có thể đã đi qua cái thời điểm có thể ngăn cản được một cách có nghĩa việc thu thập dữ liệu. Thay vào đó, ta phải tập trung vào việc giữ lại và sử dụng dữ liệu một cách phù hợp, tức phải xácđịnh rõ dữ liệu có thể được giữ lại và cai quản trong bao lâu, sử dụng như thế nào, có thể bán hay không, và loại ưng thuận nào cần đòi hỏi nơi người cung cấp dữ liệu.

Trong khi Seltzer là trường hợp mà hầu như mọi bit thông tin cá nhân của chúng ta ngày nay đều sẵn có cho những ai muốn chúng, tôi ngĩ có những phần trong cuộc sống của chúng ta vẫn là riêng tư và chúng ta phải đấu tranh để giữ lại sự riêng tư đó. Tôi nghĩ cách tốt nhất để làm điều này là tập trung xác định những luật lệ để giữ lại dữ liệu và sử dụng chúng hợp lý. Hầu hết thông tin sức khỏe của chúng ta vẫn là riêng tư và nhu cầu về quyền riêng tư sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của công nghệ di truyền. John Quackenbush, một giáo sư về sinh học tính toán và tin sinh học tại Harvard giải thích rằng “ngay khi bạn chạm vào dữ liệu di truyền thì thông tin đó về cơ bản đã nhận dạng được. Tôi có thể xóa địa chỉ, số an sinh xã hội của bạn và mọi thông tin nhận dạng khác, nhưng tôi không thể vô danh hóa bộ gen của bạn nếu như không xóa thông tin mà tôi cần để phân tích”.

Mối nguy của thông tin di truyền – vốn đã sẵn phổ biến – khó có thể nghiêm trọng hơn. Tất cả các chi tiết riêng tư nhất về gen cho biết ta là ai đều có thể được chính phủ hoặc các tập đoàn sử dụng vì những lý do vượt ra ngoài mục đích phát triển các loại thuốc chuẩn xác. Nếu vì mục đích phát triển các liệu pháp cứu người nhờ vào công nghệ gen mà phải bàn giao những dữ liệu riêng tư nhất của chúng ta thì điều cần thiết là phải có những luật lệ đủ mạnh, liên quan đến cách thức mà dữ liệu được giữ lại và sử dụng như thế nào.

Nếu thế giới trong mười năm tới không có sự riêng tư như chúng ta đang có ngày nay thì các chuẩn mực sẽ thay đổi. Trong một thế giới không có sự riêng tư, mọi người đều sẽ có những thị phi để lại. Và trong thế giới đó, chính ngay ý tưởng thế nào là thị phi cũng phải thay đổi. Tôi nghĩ về cuộc bầu cử tổng thống năm 1992, khi câu hỏi đặt ra là liệu việc Bill Clinton từng hút cần sa có trở thành vấn đề lớn ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử tổng thống của ông hay không. Đến năm 2008, việc thừa nhận quá khứ từng dùng cần sa và cocaine của Barack Obama về cơ bản đã không gây vấn đề gì. Chuẩn mực đã thay đổi trong 16 năm sau đó.

Trong 15 năm tới, khi nhiều khía cạnh cuộc sống của chúng ta bị công nghệ dữ liệu lớn nắm bắt, các chuẩn mực sẽ thay đổi còn nhiều hơn nữa. Những gì tạo ra hành vi thị phi hôm nay sẽ không còn là chuyện hư cấu hay điều gì đó đáng sửng sốt nữa. Chúng ta ngày càng phải chấp nhận những sai lầm gần với con người, bởi vì mỗi người chúng ta đều có những sai sót và lỗi lầm được lưu giữ trong dữ liệu không thể xóa. Ngay cả với các chuẩn mực thay đổi này, ta vẫn cần phải cố gắng giữ lại những thông tin cần thiết, như thông tin di truyền của mình, để nó không trở thành công khai. Khi dữ liệu lớn làm xói mòn quyền riêng tư, vẫn còn có vài thứ đáng phải đấu tranh để giữ lại sự riêng tư ấy.

Tự định lượng bản thân

Riêng tư chỉ là điều đầu tiên trong một loạt mối quan ngại mà dữ liệu lớn sẽ đặt ra khi nó len lỏi, không thể tách rời, vào cuộc sống chúng ta. Có rất nhiều phản đối hữu lý khác về mối nguy của việc bản thân và xã hội được định lượng.

Về mặt triết học, đã có một nỗi sợ kéo dài suốt nhiều năm về sự đi lên của robot, và tự động hóa sẽ khiến máy móc trở nên giống người hơn – tức có tiềm năng thay thế chúng ta bằng cách lấy công việc của chúng ta, hoặc nói theo nghĩa đen là cưỡng đoạt của chúng ta.

Trong thế giới dữ liệu lớn, nỗi sợ hãi mới là việc con người trở nên giống máy hơn. Tôi nhớ lại câu nói của người phụ trách chiến dịch tranh cử của Obama: “Chúng ta phát hiện ra rằng sự can đảm của chúng ta về cơ bản chỉ là vô giá trị”. Chúng ta có thể sống một cuộc sống hiệu quả hơn nếu bản năng được thay thế bằng các thuật toán, nhưng sẽ có lý khi cho rằng một vài trong nhiều phẩm chất “người” nhất của chúng ta – tình yêu, bản năng tự nhiên và sự tự chủ – có thể sẽ thay đổi theo hướng tồi tệ hơn bởi chính cuộc sống với nhiều thuật toán hơn của chúng ta.

Sau khi phổ biến hơn, dữ liệu lớn sẽ nhạt đi trong sử dụng, thoát khỏi một thời kỳ ồn ào. Khi vươn tới nhiều khía cạnh khác nhau hơn trong cuộc sống thường ngày, sự phối hợp giữa dữ liệu lớn và khao học hành vi sẽ làm thay đổi một cách tinh tế những thói quen và sự trông đợi của chúng ta thông qua hàng loạt cú huých số, dẫn dắt những lựa chọn trong ngày của chúng ta.

Tôi nhớ lại lúc đứng trước tủ quần áo của mình hồi còn học đại học, tự hỏi nên mặc gì ngày hôm đó. Trong tương lai, thật không thể tưởng tượng được một chương trình máy tính có thể quét tủ áo của bạn, sau đó truy cập hồ sơ những người bạn hẹn gặp rồi sau đó đưa ra lời khuyên những y phục nào trong tủ của bạn sẽ khiến bạn trông hấp dẫn nhất. Phần mềm này nhiều khả năng còn cố thuyết phục bạn thử một bộ đồ nào đó không có trong tủ áo nhưng thậm chí có xác suất cao hơn để tạo ra một phản ứng tích cực. Hãy tưởng tượng thuật toán đó truy các bộ dữ liệu mua từ Good2Go rồi xác định nơi bạn phải đến dựa trên nơi mà “các hành vi ưng tình” đã diễn ra trước đó. Người mà bạn hẹn hò có thể đã được khớp nối với bạn qua thuật toán của trang web hẹn hò hoặc có thể là một người mà bạn gặp ở chỗ làm, nơi bạn đã được đảm bảo việc làm thông qua kết nối LinkedIn.

Sự ngẫu hứng sẽ phai nhòa dần cùng với việc ta giao nộp tất tần tật cho các thuật toán. Hầu hết các thuật toán này đều không ồn ào. Chúng nhẹ nhàng hướng dẫn ta lựa chọn. Nhưng ta sẽ không hiểu tại sao lại được hướng dẫn theo một số hướng nhất định hoặc không hiểu các thuật toán này hoạt động như thế nào. Và bởi vì chúng cấu thành giá trị tài sản trí tuệ của một công ty, hẳn người ta phải có động lực để giữ cho chúng mờ ảo với chúng ta.

Một thuật toán giúp chọn trang phục để đi hẹn hò có vẻ còn hơi xa vời, nhưng hãy để tôi hỏi bạn: Trong ví dụ trên, thuạt toán chọn trang phục là thực tế hơn hay ít thực tế hơn so với ý tưởng dựa vào thuật toán của trang web mai mối để tìm cho mình một cơ hội hẹn hò? Một yếu tố lớn như vậy trong cuộc sống của chúng ta – hẹn ai và yêu ai – coi bộ chắc chắn có liên quan đến lựa chọn của con người nhiều hơn và ít nghiêng về thuật toán máy tính hơn. Thế nhưng, ta đã đưa nó vào thuật toán mất rồi, đến mức người ta ước tính có đến một phần ba cuộc hôn nhân ở Hoa Kỳ được bắt đầu bằng hẹn hò trực tuyến.

Những người chỉ trích như nhà văn Leon Wieseltier cảnh báo rằng “tôn giáo của thông tin là một sự mê tín khác, một chủ nghĩa toàn trị méo mó khác, một sự giải phóng giả tạo khác. Theo cách nào đó, công nghệ đang biến ta thành những “gã ngốc sáng láng”.  Đó không chỉ là lựa chọn mà ta có nguy cơ trao đi. Đó còn thường xuyên là sáng tạo, là sở hữu của chính ta. Nếu ai đó đang sử dụng một ứng dụng dành cho thiết bị di động, ai sẽ là người sở hữu dữ liệu đang được tạo ra? Có phải là người tạo ra ứng dụng, hay công ty chế tạo ra thiết bị di động, hay nhà cung cấp dịch vụ Internet đang truyền dữ liệu? Có thể là không một ai trong số đó hoặc tất cả, tùy thuộc vào điều khoản dịch vụ mà bạn đã chấp thuận. Khi bản sử dụng Good2Go, có hai hành vi ưng thuận diễn ra: một là hành vi ưng thuận tình dục và hành vi thứ hai là ưng thuận cho người tạo ứng dụng bán thông tin đó.

Đây là một vùng xung đột tràn ngập dữ liệu lớn trong hầu hết mọi lĩnh vực, ngay cả lĩnh vực nông nghiệp chuẩn xác. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nông lớn đều yêu cầu được cấp phép đồng ý cho họ sở hữu dữ liệu của nông dân và sử dụng thông tin theo bất kỳ cách nào phục vụ cho mục đích của họ. Với quyền truy cập vào dữ liệu đặc-thù-nông-trang, các doanh nghiệp nhà nông hiện có một mức độ quyền lực mới về giá cả và có cái nhìn sâu hơn về hiệu suất và giá trị đất đai của từng trang trại. Các doanh nghiệp nhà nông có thể định giá hạt giống và dịch vụ của họ sao cho chúng vừa đủ rẻ để nông dân vẫn có thể thanh toán và không quá đắt khiến họ ngừng kinh doanh. Cũng tương tự như cách mà Square biết được một nhà bán lẻ đáng tin cậy cỡ nào bằng việc truy cập trong thời thực vào sổ sách kế toán của người này, một doanh nghiệp nhà nông cũng có sự tinh thông về phúc lợi của nông dân – và có thể sử dụng sự tinh thông đó để khai thác nông dân về mặt tài chính. Để đáp ứng điều này, một nhóm nghiên cứu của Đại học Purdue đã khởi động Open Age Data Alliance, hứa hẹn sẽ “vận hành với tiếp cận hướng-nhà-nông thông qua một nguyên tắc hướng dẫn tập trung mà mỗi dữ liệu đều do nhà nông sở hữu, được tạo ra hoặc nhập bởi nhà nông và nhân viên của họ, hoặc do những máy móc để thực hiện các hoạt động tại nông trang”.

Câu hỏi ai sẽ sở hữu dữ liệu này cũng quan trọng không kém việc ai sở hữu đất đai trong thời đại nông nghiệp và ai sở hữu nhà máy trong thời đại công nghiệp. Dữ liệu là nguyên liệu của thời đại thông tin.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Alec Ross – Công nghiệp tương lai – NXB Trẻ 2019.

Dữ liệu: Nguyên liệu thô của thời đại thông tin – Phần VII


Jared chỉ ra rằng “câu chuyện dữ liệu” giờ đây là một phần không thể thiếu của trẻ em đang lớn và nó đến trước cả khi trẻ có những thắc mắc về tình dục: “Bố mẹ sẽ phải nói chuyện với con cái về dữ liệu vĩnh cửu, về vấn đề riêng tư trên mạng và về sự an toàn ngay từ nhiều năm trước khi chúng có câu chuyện đầu tiên về tình dục và những điều cơ bản về tình dục, bởi vì câu chuyện này thực sự là thích hợp từ nhiều năm trước đó. Mỗi phụ huynh sẽ phải hình dung bằng cách nào tiến hành cái mà, xét trên nhiều khía cạnh, là cuộc trò chuyện nghiêm túc đầu tiên với con cái (về cách mà mọi thứ chúng làm hôm nay sẽ ảnh hưởng thế nào lên chúng trong tương lai).

Mối quan tâm của Jared còn mở rộng sang cả phòng học: “Phải thay đổi cách mà hệ thống giáo dục của chúng ta đối phó với việc xã hội hóa trẻ em”, cậu ấy nói. “Tôi nhớ các lớp học sức khỏe hồi còn học tiểu học. Tất cả những gì họ làm hàng ngày là làm cho bạn sợ ma túy, và khi bạn lớn hơn chút nữa thì làm cho bạn sợ tình dục không bảo vệ. Có một thứ văn hóa bén rễ trong các hệ thống giáo dục khiến ta sợ làm điều xấu. Ta cũng nên có cách làm giống như các lớp giáo dục sức khỏe này để giúp mọi người hiểu được những rủi ro liên quan đến dữ liệu vĩnh cửu, và để cho trẻ có thể tự mình đưa ra quyết định thông minh”.

Những mối hiểm nguy ngoài kia không phải lúc nào cũng rõ ràng, khiến cho việc lèo lái dữ liệu vĩnh cửu trở nên cam go hơn. Ví như ứng dụng di động Good2Go vốn được quảng cáo là một “ứng dụng ưng thuận”. Trên trang chủ của nó, một chàng trai và một cô gái đứng trong bóng tối. Họ đang nhìn vào chiếc điện thoại trong tay. Văn bản trên đó ghi rằng “Khi cô gái gặp chàng trai và lửa tóe ra, bạn cần trả lời câu hỏi: Chúng ta có Good2Go (có phù hợp để cặp đôi với nhau – good to go) hay không? Ứng dụng giáo dục cho ưng thuận tình dục”. Ý tưởng đằng sau ứng dụng (khuyến khích nam nữ có sự “khẳng định ưng thuận” trước khi quan hệ tình dục) rất giá trị. Nhưng vấn đề ở đây là ứng dụng ghi lại tên và số điện thoại của người dùng cùng với mức độ tỉnh táo và thời gian chính xác tại thời điểm “ưng thuận”. Điều này tạo ra một ghi chép vĩnh cửu về người mà bạn có quan hệ tình dục: vào lúc mấy giờ? Lúc đấy bạn có tỉnh táo không? Bạn chỉ hơi chếnh choáng hay đã say mèm. Liệu Good2Go có quyền hợp pháp để bán những thông tin đó cho các nhà tiếp thị không? Có. Chính sách bảo mật của ứng dụng này không được nêu trên trang web của nó, nhưng nếu tìm kiếm, bạn sẽ thấy nó ghi rằng công ty “không thể kiểm soát việc thông tin cá nhân của bạn được xử lý, chuyển giao hoặc sử dụng ra sao” ngay cả khi bản thân ứng dụng đó biến mất.

Không chỉ các email hoặc đời sống yêu đương trong quá khứ của bạn có thể quay về ám ảnh bạn. Đó cũng có thể là chuyện bạn thi trượt môn toán, những trận đánh lộn mà bạn tham gia ở trường hoặc chuyện bạn không có khả năng kết bạn khi bé.

Tại Hoa Kỳ, nhiều cha mẹ đã kinh hoàng khi một cuộc khảo sát của Bộ Giáo dục liệt kê ra hàng trăm câu hỏi thầm kín và riêng tư của học sinh mà giáo viên được khuyến khích trả lời. Theo Bộ Giáo dục, dữ liệu này giúp cung cấp những trợ giúp được cơ cấu riêng cho trẻ em và hướng dẫn cải thiện toàn diện nền giáo dục. Đó chính xác là loại mục tiêu mà những người đề xướng dữ liệu lớn chào hàng trong giáo dục. Tuy nhiên, các nhóm phụ huynh lại phản đối những gì họ cho là đụng chạm đến quyền riêng tư của con cái.

Một lo âu riêng rẽ nhưng liên quan khác ứng với việc các công ty bộc lộ cách tiếp cận thú săn mồi trong cách họ mua bán dữ liệu trẻ em. Một cơ sở dữ liệu 100 triệu USD có tên là inBloom, trong đó chia sẻ những thông tin riêng tư của học sinh cho các công ty tư nhân, đã bị đóng cửa ngay sau khi bị phụ huynh lên tiếng chỉ trích.

Cứ vài tuần lại có một ví dụ mới nảy sinh. Điều này minh họa rõ những vấn đề đi kèm việc mở rộng thương mại về dữ liệu cá nhân của chúng ta. Một báo cáo của Ủy ban Thương mại Thượng viện vào năm 2013 đã mô tả việc một công ty chào bándanh sách các gia đình có những người mắc những căn bệnh đặc biệt, bao gồm AIDS và bệnh lậu. Trong một ví dụ khác, Medbase200, một công ty có trụ sở tại Illinois chuyên bán thông tin tiếp thị cho các công ty dược phẩm, đã đi xa đến mức cung cấp cả danh sách những nạn nhân bị cưỡng hiếp với giá 79 USD cho mỗi 1000 danh tính. Danh sách này cũng bao gồm các nạn nhân của bạo lực gia đình, bệnh nhân HIV/AIDS và “những người chịu áp lực của đồng đẳng”. Và những thông tin này chỉ bị buộc phải gỡ xuống sau khi bị một phóng viên của tờ Wall Street Journal nhòm ngó đến.

Sự đi lên của dữ liệu lớn thêm một lần nữa làm thức tỉnh thế giới về quyền riêng tư như một vấn đề thuộc chính sách công. Rất khó để hòa giải các công nghệ dữ liệu lớn với giá trị riêng tư. Khó khăn đến từ việc giám sát, cả từ dưới lên lẫn trên xuống. Các cơ quan tình báo và thực thi pháp luật của chính phủ đã dọn dẹp một lượng lớn dữ liệu truyền thông từ trên xuống thông qua giám sát. Ít được thảo luận hơn nhưng lại là vấn đề lớn hơn đối với những ai không phải là mục tiêu của khủng bố hoặc điều tra tư pháp chính là camera điện thoại di động và các thiết bị công nghệ mang theo, thu lại những gì ta nói và làm “từ dưới lên”. Những bí mật và chuyện đời tư của chúng ta sẽ tựa như được chia sẻ với cả thế giới bởi ai đó tự xuất bản từ điện thoại di động của họ khi chúng được thu thập và phát ra từ phía trên. Đó là một vấn đề đến từ cả chính phủ lẫn ngành công nghiệp, và cũng từ những cá nhân mà nay đang sở hữu cái mà ta xem là “những công nghệ ở cấp độ quân sự” của 15 năm trước.

Để đối phó những lo ngại về cách thức mà công nghệ làm xói mòn sự riêng tư, nhiều chính phủ châu Âu đã thiết lập các quy định mạnh mẽ về quyền riêng tư. Có hai vấn đề họ gặp phải khi cố gắng ban hành các quy định này. Thứ nhất, hầu hết các công nghệ dữ liệu lớn này không thu thập thông tin và không tổ chức thu thập hoặc phân phối thông tin theo từng quốc gia. Nếu một ứng dụng hoặc chương trình dữ liệu lớn khác được bố trí ở trung tâm và lưu trữ dữ liệu trong một môi trường thuận kinh doanh như Hoa Kỳ, một giả định phù hợp của nhiều công ty là họ chỉ vận hành bên trong phạm vi thẩm quyền pháp lý của Hoa Kỳ. Thứ hai, khi các quốc gia cố không cho phép công ty của họ xây dựng các sản phẩm va chạm đến các quy định về quyền riêng tư, họ trên thực tế đang hạ thấp khả năng cạnh tranh của một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất trong kinh tế toàn cầu. Hạn chế việc truy cập vào dữ liệu trong kinh tế ngày mai cũng tương tự như quản trị đất đai trong thời đại nông nghiệp hoặc quản trị những gì mà chủ xí nghiệp có thể dựng lên trong quá trình công nghiệp hóa. Các quốc gia này sẽ thấy mình ở trong một sự trói buộc kép: để việc quản trị phục vụ cho lợi ích cổ đông, nó phải vừa đủ mạnh để bảo vệ quyền của cá nhân và cộng đồng, vừa không quá nặng nề, khiến đầu tư và tăng trưởng kinh tế bị loại trừ.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Alec Ross – Công nghiệp tương lai – NXB Trẻ 2019.

Dữ liệu: Nguyên liệu thô của thời đại thông tin – Phần VI


Trong nền kinh tế tiền mã hóa, người cho vay biết giá trị thực của người đi vay vì họ có quyền truy cập ở thời thực vào hồ sơ của người kia. Thay vì kiểm tra hệ số tin cậy, dữ liệu cho mỗi đồng USD vào và ra khỏi cửa hàng sẽ có ngay tức thì. Người cho vay biết được giá trị của khách hàng mà không cần phải mở sổ sách ra kiểm tra. Roelof Botha, một thành viên hội đồng quản trị của Square và cũng là nhà đầu tư, nói: “Chúng tôi có lợi thế cạnh tranh rất lớn. Không ai khác có được loại khả năng nhìn thấy mà chúng tôi đang có để xem cách các doanh nghiệp này sử dụng Square”. Khả năng nhìn thấy mà Botha mô tả đến từ hơn 30 tỷ USD thanh toán hiện đang được xử lý hàng năm, giúp Square Capital cho 20.000 khách hàng vay trên 100 triệu USD trong năm đầu tiên hoạt động. Điều này cũng giúp Square có một mô hình inh doanh thu nhiều lợi nhuận hơn so với mô hình kinh doanh đến từ việc thu hẹp biên độ giao dịch của thẻ tín dụng.

Zac Townsend và Jack Dorsey đang đánh cược rằng cuộc cách mạng dữ liệu lớn sẽ mở ra cơ hội cho những đột phá tài chính, vượt xa các khoản thanh toán. Zac nói: “Tôi nghĩ chúng ta đang bước vào một thời đại ở Silicon Valley, nơi mọi người đang tấn công vào những vấn đề lớn và béo bở. Nhờ có dữ liệu lớn, đó không phải là một mảng nhỏ. Trông có vẻ chúng tôi đang nghiên cứu thứ gì đó nhàm chán – như cải thiện công nghệ tài chính chẳng hạn – nhưng hóa ra có hàng chục triệu người đang sống tồi tệ hơn do không tiếp cận được các dịch vụ hiệu quả và hiệu năng. Với những phân tích tốt hơn, chúng tôi có thể giúp họ thay đổi điều này.

Những hòn đá thấy tất

Một ví dụ điển hình cho “các vấn đề lớn, béo bở” mà Silicon Valley đang thực hiện (mà thoạt trông “có vẻ nhàm chán”) có thể tìm thấy trong công việc của một công ty công-nghệ-bí-mật. Công ty này cung cấp một cái nhìn thoáng qua về một số ứng dụng đáng sợ của dữ liệu lớn.

Khi tôi còn ở Bộ Ngoại giao, một đại úy thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã được cử đến làm việc ở văn phòng của tôi. Ông có nhiều kinh nghiệm chiến trường của một lính bắn tỉa và được gửi đến văn phòng của tôi để tìm hiểu làm cách nào áp dụng công nghệ, hỗ trợ cho thủy quân lục chiến trên chiến trường Afghanistan. Nhiệm vụ của ông ấy rất đơn giản: xác định những cách thức để môi trường thông tin nâng cấp hoạt động của thủy quân lục chiến ở những khu vực biệt lập của Afghanistan để họ tiêu diệt nhiều chiến binh Taliban hơn và các chiến binh Taliban ít giết được họ hơn.

Viên đại úy và đồng đội của ông đã nhận được một công nghệ từ Palantir, một công ty có trụ sở tại Palo Alto mà tên của nó được đặt theo tên của những hòn đá thấy tất trong bộ phim Lord of the Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn). Công ty này được điều hành bởi Alex Karp, một tiến sĩ hơi lập dị của Stanford chuyên về lý thuyết xã hội, thích xử các khối Rubik và thích khí công thiền định. Karp từng là sinh viên của Jürgen Habermas, triết gia và nhà xã hộ học người Đức nổi tiếng với ý niệm về “quyền công cộng” và tầm quan trọng của nó như một diễn đàn thảo luận tự do, nơi mà dư luận được hình thành. Từ năm 2005 đến năm 2008, CIA là khách hàng duy nhất của Palantir. Từ năm 2010, Palantir cũng đã thiết kế các hệ thống phần mềm cho NSA, FBI và quân đội Hoa Kỳ.

Palantir chuyên về quản lý dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu khổng lồ và thường là hỗn độn thành các bản đồ và biểu đồ trực quan. Với Afghanistan và Iraq, Palantir đã thiết kế một công nghệ bản đồ đa chiều, lấy thông tin về thời gian, mức độ khắc nghiệt và mục tiêu tấn công nhằm chỉ ra những sắc thái rủi ro có thể đọc và hiểu trong thời gian thực. Các dịch vụ của Palantir từ đó đã mở rộng, vượt xa khỏi việc dự báo các cuộc tấn công của phiến quân. Công nghệ của nó được sử dụng để phân tích bom cài dọc bên đường, phát hiện thành viên các nhóm buôn bán ma túy, và theo dõi các dấu hiệu lừa đảo trực tuyến. Karp giờ đây thường đi kèm với một vệ sĩ nặng 120 kg ngay cả trong những ranh giới bình yên của Silicon Valley.

Palantir cũng đã di chuyển và thế giới kinh doanh, giúp đỡ về dịch vụ tài chính, nghiên cứu pháp lý, chống gian lận thế chấp và chống tội phạm mạng cho các công ty thông qua những chương trình phân tích dữ liệu. Công ty này mô tả chuyên môn cốt lõi của mình là “mô hình hóa, tổng kết và hiển thị dữ liệu”. Cả ba chuyên môn này đều rất quan trọng để tìm đường nhanh chóng trong những môi trường phức tạp. Chúng tiêu biểu cho những gì mà lĩnh vực dữ liệu lớn có khả năng thực hiện. Vấn đề không chỉ đơn thuần là “rửa” một cơ sở dữ liệu lớn. Một khi dữ liệu đã được phân tích, nó cần được tổng kết theo một cách dễ hiểu và trình bày trực quan để con người có thể áp dụng chuyên môn của mình và đưa ra những đánh giá riêng. Một lính thủy quân lục chiến ở Afghanistan không thể nhìn vào một bảng tính đầy số để biết con đường nào trong ngôi làng có khả năng là địa điểm phục ích. Công việc của dữ liệu lớn là “nhai” chiếc bảng tính đó, tổng kết thông tin và hiển thị những gì phát hiện ra trên bản đồ, biểu đồ hoặc một số hình ảnh khác mà thủy quân lục chiến nắm bắt được tức thì. Mục tiêu của Palantir là tìm ra các sắc thái mà ta dễ bỏ qua rồi hiển thị chúng theo cách ta không thể bỏ sót. Một bản cáo bạch của nhà đầu tư gửi cho Palantir tiết lộ rằng phần mềm của công ty này đã được sử dụng để “rửa” những ghi chép có giá trị trong 40 năm để giúp kết án Bernie Madoff về tội gian lận chứng khoán. Dù Palantir không bị bắt buộc phải tiết lộ doanh thu, khu vực tư nhân hiện được cho là chiếm phần lớn doanh thu của công ty này.

Alex Karp xem công việc của Palantir như một thứ gì đó thiêng liêng. Khi tuyển dụng người, ông nói: “Chúng tôi nói với họ rằng họ có thể giúp cứu rỗi thế giới”. Ở một mức độ nào đó, điều này có thể là đúng, nhưng tôi không tin rằng những khả năng này sẽ được đóng gói rồi cất đó và chỉ được đưa ra dùng khi có những mối quan tâm chung. Chúng ta có thể tin tưởng rằng Palantir sẽ không tham gia vào các dự án nhiều ma mãnh, nhưng nó sẽ không độc quyền trong dạng năng lực thông minh này. Cuối cùng, một số công ty tương tự như Palantir sẽ nổi lên, tập trung vào năng lực lập bản đồ và nhắm mục tiêu phục vụ cho những mục đích gian ác. Thay vì được sử dụng để tấn công gian lận, một công nghệ giống như của Palantir có thể được dùng để xác định những người có thể trở thành nạn nhân chính của gian lận. Những công nghệ này là trung lập về giá trị cho đến khi có người chỉ đạo chúng, khiến chúng khoác những giá trị và ý định của vị chủ nhân người.

Chúng tôi không nghĩ sâu về việc áp dụng các chương trình phân tích thấy-tất trong các phòng tác chiến nhằm giúp bảo vệ cho thủy quân lục chiến, nhưng khi nào thì các công nghệ thấy tất sẽ để mắt đến chúng ta? Liên hệ dữ liệu lớn với một trò chơi, Jim Gosler, cựu giám đốc mạng của CIA nói: Khi chơi chỉ vì lợi ích của việc chơi, ta phải tự phơi bày bản thân trước những tính năng phân tích tân tiến tuyệt đỉnh của dữ liệu lớn để biết nhiều hơn về bản thân, và chắc chắn nhiều hơn những gì ta muốn các công ty khác, hoặc có lẽ cả chính phủ liên bang, biết về ta”.

“Trò chơi” mà Gosler đề cập bao gồm cả dữ liệu mà ta cấp tự do lẫn dữ liệu cá nhân của ta được các công ty và chính phủ lưu lại. Thường thì ta cung cấp dữ liệu của mình để đổi lấy dịch vụ miễn phí hoặc thuận tiện, cùng với những lời hứa bảo mật mơ hồ, nhưng trong những năm gần đây, khi dữ liệu của chúng ta bị bàn giao, rõ ràng nó có thể được dùng theo những cách bí ẩn hoặc có vấn đề.

Ai cũng bị thị phi

Quan sát của Gosler đã cho thấy những rắc rối gắn với dữ liệu số trên thực tế không thể xóa được. Nhiều người trong chúng ta đang đau đớn học được rằng một khi dữ liệu được tạo ra, nó hiếm khi biến mất.

Bạn tôi và cũng là đồng nghiệp của tôi  ở Bộ Ngoại giao là Jared Cohen hiện đang điều hành Google Ideas, một lò tư duy (think-tank) được Google khởi xuống vào năm 2010. Gần đây, cậu ấy lần đầu tiên được làm bố và đặc biệt quan tâm đến sự riêng tư của những đứa trẻ đang trong độ tuổi của dữ liệu vĩnh cửu. “Đây là điều đáng sợ nhất đối với cha mẹ”, câu ta nói. “Dù là ở Saudi Arabia hay Hoa Kỳ, trẻ em đều truy cập mạng từ lúc bé và chúng kết nối nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử. Chúng đang nói và làm những việc trên mạng vượt xa sự trưởng thành thể chất của chúng. Nếu một đứa trẻ chín tuổi bắt đầu tuôn ra hàng loạt những điều ngớ ngẩn trên mạng, nó sẽ sống với dữ liệu vĩnh cửu suốt quãng đời còn lại. Hoặc nếu một cô bé mười tuổi ở Saudi Arabia trò chuyện với một cậu bé mười tuổi khác và cô bé nói điều gì đó không phù hợp mà không thực sự biết mình nói gì, việc này có thể sẽ lẽo đẽo theo cô bé như một tì vết trong suốt cuộc đời còn lại. Và khi cô bé lên hai mươi tuổi, trong một bối cảnh đã đổi khác, thì hậu quả có thể sẽ là rất thực”. Đây là dạng lo lắng mà bạn bè tôi và tôi chưa từng có khi chạy chơi quanh những khu rừng ở West Virginia.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Alec Ross – Công nghiệp tương lai – NXB Trẻ 2019.