Hai quả tên lửa đã phá hủy mọi nỗ lực của Biden
Thực tế, ngay cả Israel cũng từng làm Biden rơi vào thế khó xử trước đó. Ngay sau khi Biden rời khỏi Israel, tên lửa đã được bắn từ dải Gaza về phía Israel. Lực lượng phòng vệ Israel đã trả đũa bằng máy bay chiến đấu và thực hiện các cuộc không kích vào các mục tiêu quân sự của Phong trào Hồi giáo Hamas ở dải Gaza. Hamas lên án vụ không kích này và cho rằng vụ ném bom của Israel có sự hỗ trợ và xúi giục của Mỹ.
Tại dải Gaza, lệnh phong tỏa do Israel áp đặt đã bước sang năm thứ 15. Năm 2021, có đến 1/4 người Palestine thất nghiệp. Theo cuộc thăm dò hồi tháng 6, 70% số người Palestine cho rằng lựa chọn thành lập một nhà nước Palestine không còn khả thi do Israel mở rộng khu định cư ở Bờ Tây. Trong bối cảnh này, nhiều người Palestine cảm thấy thất vọng với Chính quyền Biden, 65% số người Palestine phản đối nhà lãnh đạo nước này đối thoại với Mỹ. Mặc dù Chính quyền Biden thường kêu gọi “giải pháp hai nhà nước” để giải quyết xung đột Israel-Palestine và trong chuyến công du Trung Đông, cá nhân Biden cũng nhắc lại lời kêu gọi này, nhưng lời nói của ông thường không đi đôi với hành động.
Biden đã gặp người đồng cấp Palestine Mahmoud Abbas tại Bethlehem thuộc khu vực Bờ Tây. Biden nhắc lại lập trường giải quyết vấn đề Israel-Palestine thông qua “giải pháp hai nhà nước”. Trong khi đó, Tổng thống Palestine cho biết ông hy vọng Chính phủ Mỹ thực hiện các biện pháp để tăng cường quan hệ song phương, chẳng hạn như mở lại lãnh sự quán Mỹ ở Đông Jerusalem và loại bỏ PLO khỏi danh sách tổ chức khủng bố của Mỹ. Theo các nguồn tin, hai bên đã trao đổi với nhau về tuyên bố chung vài giờ trước khi Abbas và Biden gặp nhau, nhưng cuối cùng đã từ bỏ do có quá nhiều bất đồng. Phía Palestine cho rằng chuyến thăm của Biden chỉ là một “cử chỉ trống rỗng” và là một “chuyến thăm theo nghi thức”. Chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Mỹ sẽ làm gia tăng mâu thuẫn và càng khiến Mỹ cảm thấy bất lực trước Israel.
Biden bất lực ở Trung Đông
Một bài phân tích của BBC thẳng thắn cho rằng: Mặc dù Biden miễn cưỡng đến thăm Trung Đông, nhưng ông đã để lộ một bí mật của Mỹ – Mỹ đang tỏ ra bất lực ở Trung Đông. Bài viết cho rằng có lẽ Biden không nên đến thăm khu vực này, bởi ông có quá nhiều việc phải làm. Trong Quốc hội Mỹ, dường như các nghị sĩ của đảng Dân chủ sẽ phải đối mặt với kết quả bầu cử ảm đạm sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11 tới đây. Điều phiền phức hơn là chuyến thăm Trung Đông của Biden đã cho thấy những giới hạn về sức mạnh quốc gia của Mỹ. Về mặt chính trị, chuyến thăm của Biden có khả năng một lần nữa nhắc nhở người ta rằng ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông đang tiếp tục thu hẹp.
So với một số tổng thống tiền nhiệm, chuyến thăm Trung Đông của Biden diễn ra có phần chậm trễ và không gây được sự chú ý. Donald Trump đã chọn Saudi Arabia cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi lên cầm quyền. Barack Obama đã đến thăm Saudi Arabia sau 4 tháng lên cầm quyền và đến thăm Saudi Arabia 5 lần trong nhiệm kỳ của mình. Sau khi lên cầm quyền, Chính quyền Biden đã thúc đẩy chính sách thu hẹp chiến lược ở Trung Đông – rút hết quân khỏi Afghanistan, quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran, kết thúc chiến tranh ở Yemen… So với Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Biden rõ ràng không có nhiều hứng thú đối với Trung Đông, nếu lần này không phải vì dầu mỏ, thì e rằng Biden vẫn chưa muốn đến khu vực này.
Ngược lại, Iran rất hoan nghênh chuyến thăm của Putin. Có thông tin cho biết Iran sẽ cung cấp cho Nga hàng trăm máy bay không người lái để giúp nước này trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Điều này cho thấy rõ mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước. Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng thăm Iran cùng ngày để tham gia cuộc đàm phán ba bên.
Nhìn vào bàn cờ của Trung Đông ngày nay, có thể nhận thấy chưa có quốc gia Trung Đông nào hoàn toàn đi theo Mỹ. Ngược lại, Syria đã ngả hẳn về phía Nga, trở thành quốc gia thứ hai sau Nga công nhận nền độc lập của hai nước cộng hòa ở vùng Donbass. Một “vùng lưỡi liềm Shiite” do Nga hậu thuẫn cũng đã hình thành ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ dọc theo tuyến từ Iran đến Syria. Điều quan trọng nhất là mối quan hệ giữa các quốc gia Trung Đông như Saudi Arabia và Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất với Nga không quá tồi, nhiều khả năng họ sẽ không đi theo Mỹ.
Có hai chi tiết đáng để chú ý: Một là, khi Biden đang nỗ lực điều phối mối quan hệ giữa Saudi Arabia và Israel, Saudi Arabia tuyên bố mở cửa không phận cho tất cả các hãng hàng không dân dụng bao gồm cả Israel. Điều này được Mỹ hết lời khen ngợi. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Saudi Arabia ngay lập tức làm mất mặt Mỹ trong một cuộc họp báo khi tuyên bố quyết định mở không phận không liên quan gì đến quan hệ ngoại giao của Israel và không phải là màn dạo đầu cho tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước.
Hai là, trong cuộc gặp với Biden, Thái tử Saudi Arabia Mohammed nói rằng Mỹ không nên áp đặt quan niệm giá trị của mình lên nước khác. Nếu Mỹ muốn các nước khác có những quan niệm giá trị hoàn toàn nhất quán, thì chỉ có Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ ở bên cạnh nước này. Sau khi hội nghị thượng đ3inh về an ninh và phát triển kết thúc, Ngoại trưởng Israel, cũng như cái gọi là “NATO phiên bản Arab”. Từ đó có thể thấy nỗ lực lôi kéo đồng minh và xây dựng một “NATO phiên bản Arab”. Từ đó có thể thấy nỗ lực lôi kéo đồng minh và xây dựng một “NATO phiên bản Trung Đông” của Biden gần như thất bại.
Nhìn vào bàn cờ Nga-Mỹ ở Trung Đông, Mỹ đã thua khi đi trước nước cờ. Không có gì ngạc nhiên khi chuyến đi của Biden đến Trung Đông chỉ có thể kết thúc trong thất bại. Lý do là một mặt Nga xích lại gần Trung Đông hơn và các nước Trung Đông phải cân đo tầm quan trọng của Nga, nhưng điều quan trọng hơn là các nước Trung Đông đã nhận ra sự ích kỷ của Mỹ. Mỹ đã chiến đấu ở Afghanistan trong 20 năm, nhưng lại bỏ rơi nước này vào năm 2021. Năm 2011, Trung Đông rơi vào tình trạng hỗn loạn và Ai Cập cũng không may mắn thoát khỏi. Mặc dù Tổng thống Ai Cập khi đó là Hosni Mubarak là một đồng minh đáng tin cậy của Mỹ nhưng cũng bị nước này bỏ rơi. Điều này có nghĩa là Mỹ có thể bỏ rơi các nước Trung Đông bất cứ lúc nào. Vì vậy, việc các nước Trung Đông xa lánh Mỹ chính là “kết quả” mà nước này tự tay gieo trồng.
Nguồn: TLTKĐB – 14/08/2022