Vũ khí mới cho cạnh tranh Mỹ-Trung: Các biện pháp ép buộc kinh tế – Phần XVIII


2/ Cùng cố hệ thống phòng thủ của Mỹ và các đồng minh

Là một thành phần quan trọng trong việc chống đỡ lại sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc, Mỹ phải chuẩn bị cho việc Trung Quốc sử dụng các chiến lược ép buộc kinh tế để tìm cách thúc đẩy các lợi ích quốc gia. Mỹ có một lợi ích rõ ràng không chỉ trong việc củng cố các chủ thể kinh tế của riêng mình, mà còn trong việc hỗ trợ cho các đồng minh và đối tác nước ngoài để Trung Quốc không tìm được các cách gián tiếp nhằm vào Mỹ và lợi ích của Mỹ.

Thiết lập một quỹ dự trữ cho những chủ thể chịu sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc. Mỹ, dẫn đầu là Bộ Tài chính và Bộ Thương mại, nên thiết lập một quỹ dự trữ cho các công ty và các thành phố chịu sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc. Quỹ này nên đặt tiền đề dựa trên khái niệm bảo vệ các thể chế tôn trọng luật kinh tế quốc tế và các nguyên tắc thị trường cạnh tranh. Quỹ nên hỗ trợ các thực thể bị Trung Quốc đối xử bất công theo một cách chống cạnh tranh mà có thể có ý nghĩa an ninh quốc gia quan trọng đối với Mỹ và một liên minh các đồng minh quan trọng. Tư cách thành viên nhìn chung nên được định hướng theo các nước thành viên G7 và các nước khác. Mỹ nên tận dụng quỹ này và yêu cầu các chính phủ đồng minh đóng góp. Mỹ cũng nên tìm kiếm sự đóng góp từ các công ty thuộc khu vực tư nhân, những công ty mà bản thân họ có thể là ứng cử viên để nhận được hỗ trợ từ một quỹ như vậy, nếu bị Trung Quốc nhắm trực tiếp vào bằng một hành động ép buộc kinh tế. Các nhà lãnh đạo của quỹ này nên xem xem các lựa chọn sửa đổi cấu trúc của nó theo hướng là một phương tiện đảm bảo cho sự tham gia của các thực thể này. Khi đứng đầu một quỹ như vậy, Mỹ có thể tăng cường nỗ lực thuyết phục các quốc gia khác hợp tác chặt chẽ và tích cực hơn với Mỹ áp đặt phí tổn lên Trung Quốc vì những thách thức của họ đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Hơn nữa, bằng cách báo hiệu cho Trung Quốc biết rằng Mỹ và các đồng minh đang thực hiện các bước chặn trước để bảo vệ lợi ích tập thể của họ, Washington có thể ngăn chặn Bắc Kinh khỏi ít nhất một số trường hợp gây áp lực ép buộc kinh tế đối với các thực thể sẽ sử dụng quỹ địa phương.

Xem xét và cập nhật các Quy định phản đối tẩy chay. Mỹ, với sự dẫn dắt của một phái đoàn trong Quốc hội và một nhóm nghiên cứu tại Bộ Thương mại, nên xem xét các Quy định phản đối tẩy chay để đánh giá cách thức Mỹ có thể cập nhật chúng hay ban hành các biện pháp phù hợp khác để hỗ trợ các công ty Mỹ là mục tiêu của cạnh tranh kinh tế Trung Quốc nhắm tới. Các nhà lãnh đạo Mỹ nên hợp tác chặt chẽ với các đối tác nước ngoài để xem xét làm thế nào các quyền hạn pháp lý tương đương có thể được thông qua trong các quyền hạn phán xét khác nhau, đặc biệt là các nền kinh tế lớn toàn cầu khác.

Những khuyến nghị về thu hút khu vực tư nhân

Chính phủ Mỹ nên tiếp cận khu vực tư nhân theo một cách chính thức và minh bạch hơn. Một số thách thức mà Trung Quốc đặt ra cho Mỹ trong thời đại cạnh tranh nước lớn không thể được giải quyết chỉ bởi mình Chính phủ Mỹ, và việc đối phó với những thách thức nhất định của Trung Quốc sẽ đòi hỏi phải hợp tác với các công ty khu vực tư nhân của Mỹ. Chính phủ Mỹ càn gia tăng tăng hợp tác với khu vực tư nhân để cải thiện việc chia sẻ thông tin về sự ép buộc kinh tế và chiến thuật của Trung Quốc để giảm thiểu phí tổn phát sinh không mong muốn của các biện pháp của Mỹ. Ngoài ra, một cách tiếp cận hợp tác với khu vực tư nhân có thể xây dựng dựa trên các cách tiếp cận theo quy định để đưa ra các chiến lược hiệu quả hơn. Ví dụ, Chính phủ Mỹ không có các công cụ điều tiết hiệu quả để có thể ngăn chặn hợp pháp các công ty của Mỹ làm theo các loại ép buộc kinh tế nhất định của Trung Quốc, như việc Trung Quốc yêu cầu các công ty Mỹ kiểm duyệt các thông tin trên truyền thông xã hội và kiềm chế nói về các vấn đề chính trị như Tây Tạng. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ có thể khuyến khích khu vực tư nhân thiết lập các cơ chế và cam kết tự nguyện để chống lại áp lực như vậy của Trung Quốc.

Tăng cường dòng chảy thông tin và hợp tác với khu vực tư nhân

Can dự tốt hơn với khu vực nhân sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc ở cả lĩnh vực kinh tế và an ninh quốc gia. Các quan chức Mỹ và khu vực tư nhân nên thực hiện một số bước đi để cải thiện hợp tác trong hỗ trợ chính sách của Mỹ.

Cải thiện chia sẻ thông tin. Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính nên thiết lập một cơ chế chia sẻ thông tin để thu thập thông tin về các trường hợp sử dụng biện pháp ép buộc kinh tế của Trung Quốc nhằm vào các công ty Mỹ và công bố một báo cáo định kỳ về việc Trung Quốc sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế. Cảnh báo này được gửi trực tiếp tới Chính phủ Mỹ trên cơ sở bí mật, hoặc gửi trực tiếp hoặc nặc danh tới những người dùng khác trong hệ thống cảnh báo và Chính phủ Mỹ. Các nhà phân tích chính phủ, từ các cộng đồng tài chính và tính báo, có thể chắt lọc các bài học từ những cảnh báo cho các báo cáo định kỳ, đồng thời triệu tập tới các phiên nghe báo cáo định kỳ hoặc hội nghị để các đại diện khu vực tư nhân có thể trực tiếp chia sẻ thông tin và tham gia chủ đề này.

Thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử khu vực tư nhân với Trung Quốc. Các hiệp hội thương mại khu vực tư nhân hàng đầu, bao gồm Phòng Thương mại Mỹ và các hiệp hội thương mại chuyên về các hoạt động chế tạo và công nghệ cao, cùng với Bộ Ngoại giao Mỹ và Hội đồng an ninh quốc gia, nên thúc đẩy phát triển một bộ quy tắc ứng xử khu vực tư nhân với Trung Quốc. Bộ quy tắc ứng xử tự nguyện nên bao gồm các cam kết của các công ty Mỹ để kiềm chế tham gia các hoạt động nhất định ở Trung Quốc hay với các thực thể Trung Quốc mà sẽ chống lại các giá trị và lợi ích của Mỹ, như hỗ trợ kiểm duyệt và giám sát của Trung Quốc. Bộ quy tắc này cũng nên bao gồm các cam kết của các công ty Mỹ chống lại áp lực ép buộc kinh tế của Trung Quốc theo tiêu chí cụ thể được xác định bởi các nhà soạn thảo và các bên ký kết ban đầu. Chính phủ Mỹ nên xem xét một gói ưu đãi có thể có hiệu lực đối với các công ty tự nguyện ký vào bộ quy tắc ứng xử. Các quan chức Mỹ cũng nên phối hợp với các đối tác nước ngoài để thúc đẩy các quá trình tương tự ở các nước khác, và chào đón các quan sát viên từ các nước đồng minh và đối tác đến Mỹ học hỏi.

(còn tiếp)

Nguồn: Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS)

CĐ số 7-2020

Vũ khí mới cho cạnh tranh Mỹ-Trung: Các biện pháp ép buộc kinh tế – Phần XVII


Xây dựng một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ đối với các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Để đảm bảo các chuỗi cung ứng chủ chốt, Quốc hội Mỹ nên xây dựng luật mà sẽ cho phép cơ quan hành pháp của Mỹ thiết lập một chế độ kiểm soát nhập khẩu vì các mục đích an ninh quốc gia và để bảo vệ các chuỗi cung ứng của Mỹ. Điều này sẽ khiến Mỹ tránh xa khỏi thông lệ gần đây hơn của Chính phủ Mỹ trong việc hạn chế hàng nhập khẩu của Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia theo cách đặc biệt dưới các quyền hạn pháp lý khác nhau. Quốc hội đã cấm nhập khẩu các thiết bị viễn thông nhất định của Trung Quốc một cách hiệu quả, hạn chế sử dụng các nguồn tài trợ liên bang cho việc mua sắm các phương tiện giao thông công cộng nhất định do các công ty Trung Quốc sản xuất, và Chính quyền Trump đã chuyển sang giới hạn nhiều hơn nữa việc nhập khẩu các sản phẩm IT nhất định của Trung Quốc. Tuy nhiên, với một quy chế mới, Mỹ nên nắm lấy một cấu trúc điều chỉnh chính thức, xuyên suốt để giới hạn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trên cơ sở an ninh quốc gia rõ ràng. Chính quyền Mỹ nên sử dụng một cách vừa phải các biện pháp hạn chế theo một quy chế mới, và một cấu trúc điều chỉnh mạch lạc có nhiều khả năng dẫn đến việc sử dụng hợp lý hơn là việc mở rộng hơn nữa cách tiếp cận đặc biệt hiện nay. Một cấu trúc như vậy có thể sẽ gia tăng đáng kể những cân nhắc liên quan tới nghĩa vụ của WTO, mà Văn phòng đại diện thương mại Mỹ sẽ cần giải quyết trong việc thực hiện những biện pháp hạn chế như vậy.

Nghiên cứu về việc phát triển một cấu trúc pháp lý rộng hơn và linh hoạt hơn để áp đặt thuế quan lên các sản phẩm được sản xuất bởi các công ty cụ thể, thay vì đơn giản từ một quốc gia cụ thể. Quốc hội Mỹ nên thành lập một nhóm nghiên cứu, mà sẽ lắng nghe các chuyên gia độc lập và trong chính quyền, và yêu cầu một nghiên cứu từ Cơ quan giám sát trách nhiệm chính phủ (GAO), về các cách thức phát triển một cấu trúc pháp lý mà sẽ mở rộng khả năng của Mỹ để phân biệt các loại thuế quan được áp đặt lên các sản phẩm nhập khẩu từ các công ty cụ thể, mà hiện nói chung chỉ có sẵn trong một số trường hợp hạn chế nhất định. Theo luật pháp của Mỹ hiện nay, Mỹ thường áp dụng các loại thuế quan đối với các sản phẩm nhập khẩu cụ thể từ Trung Quốc, thay vì áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm được sản xuất bởi các công ty Trung Quốc cụ thể, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như “bán phá giá”. Tuy nhiên, khi Mỹ tiếp tục sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế để giải quyết các vấn đề thương mại cụ thể và các phạm vi kinh tế khác của Trung Quốc, Mỹ sẽ hưởng lợi từ một cấu trúc thuế quan mà có đủ khả năng phân biệt rộng hơn và dễ dàng hơn giữa hàng hóa nhập khẩu từ các loại công ty Trung Quốc khác nhau, chẳng hạn giữa công ty nhà nước và công ty tư nhân. Quá trình nghiên cứu và đánh giá do Quốc hội Mỹ dẫn dắt có thể cung cấp định hướng trên con đường đi tới chính sách thuế quan của Mỹ.

Các khuyến nghị tăng cường các khuôn khổ đa phương hợp tác với các đồng minh

Mỹ nên khẳng định mối quan hệ liên minh và đối tác trong cuộc cạnh tranh kinh tế Mỹ-Trung: Sự hỗ trợ của các chính phủ đồng minh, đặc biệt khi họ đại diện cho các nền kinh tế toàn cầu lớn và các bên giám sát tiền tệ mạnh hay các trung tâm chuỗi cung ứng quan trọng, có ý nghĩa trọng yếu nhằm làm cho các biện pháp ép buộc kinh tế của Mỹ đối với Trung Quốc trở nên hiệu quả. Khi các nước thứ ba không phối hợp hay hỗ trợ Mỹ, các nền kinh tế của họ có thể trở thành đấu trường để Trung Quốc lách luật hay tránh áp lực kinh tế của Mỹ. Mặt khác, Trung Quốc có thể tăng cường vị thế kinh tế của mình bằng việc kéo các đồng minh của Mỹ lại gần Trung Quốc hơn trên các khía cạnh kinh tế, một bước đi mà nước này có thể làm suy yếu các mối quan hệ liên minh của Mỹ. Ngoài ra, các biện pháp của Mỹ nhằm vào Trung Quốc có thể tác động bất lợi đáng kể đến kinh tế của các nước đồng minh mà phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, và Mỹ phải xem xét những tác động này trong việc triển khai các biện pháp ép buộc kinh tế của mình.

Hơn nữa, với kinh nghiệm của Mỹ về các biện pháp trừng phạt trong nhiều năm qua đã cho thấy rằng áp lực kinh tế đơn phương của Mỹ có thể gây tác động đáng kể khi thực hiện với các nước tương đối nhỏ. Quy mô thị trường của Mỹ so với quy mô của một nước như Iran, Venezuela, hay Cuba có nghĩa là hầu hết các công ty ở các nước đồng minh, như các công ty có trụ sở ở châu Âu, sẽ tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Mỹ vì phí tổn tiềm tàng của việc bất tuân – không được tiếp cận thị trường Mỹ trong một thời gian dài – nhìn chung vượt xa phí tổn của việc bị cấm kinh doanh ở một nước bị trừng phạt. Tính toán rủi ro doanh nghiệp này là đúng cho dù chính phủ của một công ty lựa chọn đứng về phía Mỹ trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt hợp pháp hay các biện pháp ép buộc kinh tế khác đối với nước mục tiêu. Tuy nhiên, hoàn toàn không để đảm bảo rằng các doanh nghiệp sẽ tuân thủ biện pháp của Mỹ khi nói đến các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc. Các công ty ở các nước đồng minh đối mặt với một lựa chọn khó khăn hơn nhiều nếu và khi buộc phải lựa chọn giữa thị trường Mỹ và Trung Quốc, làm giảm tác động của các biện pháp đơn phương của Mỹ. Với lo ngại về sự cạnh tranh của Trung Quốc, các vi phạm thương mại và rủi ro an ninh quốc gia lan rộng ở châu Âu, và giữa các nước đồng minh của Mỹ ở châu Á, Mỹ có cơ hội xây dựng một liên minh đa phương để thực hiện các biện pháp ép buộc kinh tế đối với Trung Quốc và nên nỗ lực xây dựng sự hỗ trợ đa phương đối với các biện pháp như vậy bất kỳ nơi nào có thể.

1/ Xây dựng một cấu trúc đa phương

Không có cơ quan thường trực nào của các chính phủ có cùng chí hướng tận tâm tạo ra một cách tiếp cận chung đối với việc triển khai các biện pháp ép buộc kinh tế đối với Trung Quốc. Mỹ nên đầu tư vào việc thiết lập một cấu trúc hợp tác đa phương để tăng cường tác động của các biện pháp của Mỹ, và đồng thời học hỏi và ủng hộ các hành động và ý tưởng của các quốc gia khác mà cũng lo ngại về ép buộc kinh tế sẽ thúc đẩy thành công các lợi ích của Mỹ.

Thành lập một nhóm “cùng chí hướng” về các biện pháp hạn chế đầu tư và kiểm soát thương mại nhằm vào Trung Quốc. Văn phòng đại diện thương mại Mỹ, Bộ Thương mại và Bộ Tài chính nên cùng thành lập một nhóm cùng chí hướng gồm các nước công nghiệp quan trọng để phát triển một cách tiếp cận tập thể đối với việc áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và nhập khẩu với Trung Quốc và các biện pháp hạn chế đối với đầu tư của Trung Quốc. Các nước có cùng chí hướng quan trọng nên bao gồm Anh, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Israel, Nhật Bản, Canada và Australia; EU cũng nên tham gia với tư cách một quan sát viên.

Thành lập một nhóm quốc tế Tech-N. Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, và Bộ Thương mại nên dẫn đầu Chính phủ Mỹ trong việc thành lập một nhóm quốc tế mới gồm các nền dân chủ tiên tiến và dẫn đầu về công nghệ để phối hợp chính sách công nghệ (Tech-N). Tổ chức này sẽ giúp thiết lập các chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế, thúc đẩy an ninh chuỗi cung ứng, chống lại việc sử dụng công nghệ bất hợp pháp, và tối đa hóa và phối hợp chi tiêu R&D.

(còn tiếp)

Nguồn: Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS)

CĐ số 7-2020

Triển vọng tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với đồng USD trong năm 2023 – Phần cuối


Cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý, các công cụ vĩ mô và thận trọng

Báo cáo năm 2021 của IMF đã điều chỉnh cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng NDT thành cơ chế tỷ giá hối đoái neo với biên độ điều chỉnh, đặc điểm của cơ chế này là trong xu hướng nhận biết theo thống kê, mức độ biến động của tỷ giá hối đoái cần được duy trì trong phạm vi 2% và kéo dài ít nhất trong 6 tháng; nếu tỷ giá hối đoái tăng hoặc giảm liên tục, và tỷ lệ biến động hàng năm của nó không dưới 1%, thì mới có thể được định nghĩa là cơ chế tỷ giá hối đoái neo với biên độ điều chỉnh.

Báo cáo thực hiện chính sách tiền tệ trong quý 3/2022 của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc cho rằng về lịch sử, cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý đã trải qua thử thách của nhiều cú sốc bên ngoài, tỷ giá của đồng NDT có thể được điều chỉnh linh hoạt, và có thể khôi phục sự cân bằng trong khoảng thời gian tương đối ngắn và phát huy có hiệu quả vai trò làm giảm tác động của các cú sốc bên ngoài. Mặc dù tỷ giá hối đoái của đồng NDT không còn bị ngân hàng nhà nước can thiệp, nhưng vẫn phải duy trì tỷ giá ở mức hợp lý và cân bằng. Do đồng USD chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong rổ tiền tệ, nên tỷ giá của đồng NDT so với đồng USD cũng phải ổn định. Một là, can dự vào tỷ giá hối đoái thông qua công cụ vĩ mô và thận trọng thông dụng trong cộng đồng quốc tế, trong đó có một số công cụ được đưa ra kịp thời trong giai đoạn tỷ giá của đồng NDT so với đồng USD có biến động tương đối lớn. Báo cáo của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc cũng cho rằng cơc hế hình thành giá bình quân của tỷ giá đồng NDT so với đồng USD đang không ngừng được hoàn thiện, mức độ mang tính quy tắc, minh bạch và thị trường hóa được nâng cao. Hai là, sự can thiệp thông qua thị trường ngoại hối. Do tỷ giá hối đoái của đồng NDT là cơ chế tỷ giá hối đoái neo với biên độ điều chỉnh, và Mỹ lại thả nổi hoàn toàn, nên Trung Quốc có thể can thiệp một chiều ở mức độ nhất định nhằm phòng ngừa những tác động tiêu cực từ chính sách tiền tệ cấp tiến của Mỹ, tất nhiên điều này cũng có thể gây bất mãn cho các đối tác thương mại.

Triển vọng xu hướng tỷ giá hối đoái của đồng NDT so với đồng USD trong năm 2023

Về triển vọng xu hướng tỷ giá hối đoái của đồng NDT so với đồng USD trong năm 2023, có thể xem xét hai xu hướng: Một là, dựa trên các yếu tố cơ bản; hai là, dựa trên các đặc điểm của cơ chế tỷ giá hối đoái.

Sự khác biệt cơ bản giữa Trung Quốc và Mỹ: Đồng USD được định giá quá cao và đồng NDT gần ở mức cân bằng

Mục tiêu của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc là duy trì tỷ giá đồng NDT ở mức hợp lý và cân bằng, một mặt, phải thể hiện được sự ổn định của tỷ giá trong rổ tiền tệ, mặt khác thể hiện được mức tỷ giá của các loại tiền tệ trong thị trường gần bằng với mức tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER). Tháng 9/2022, IMF dự đoán đồng USD được định giá quá cao và tỷ giá hối đoái của đồng NDT được định giá coa một chút, đây là yếu tố cơ bản của đồng NDT so với đồng USD.

Về triển vọng xu hướng của đồng NDT so với đồng USD trong năm 2023, tác giả bài viết cho rằng vẫn phải dựa vào đặc điểm cơ chế tỷ giá hối đoái neo với biên độ điều chỉnh và cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý. Năm 2023, nền kinh tế thế giới sẽ có nhiều tính khó đoán định do lạm phát cao và rủi ro địa chính trị. Năm 2023, Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy cải cách tỷ giá hối đoái theo định hướng thị trường, tình hình dịch COVID-19, do bất động sản, nhu cầu bên ngoài, tiêu dùng tư nhân và nhu cầu tín dụng có nhiều tính khó đoán định, nên cũng khó có thể dự đoán tỷ giá đồng NDT. Đồng thời, để duy trì tỷ giá của đồng NDT ở mức hợp lý và cân bằng, ngân hàng trung ương cũng tuyên bố sẽ kiên quyết ổn định tỷ giá hối đoái trước những biến động mạnh.

Do đó, tỷ giá hối đoái cân bằng của đồng NDT so với đồng USD trong năm 2023 sẽ tăgn cùng với đồng USD trở lại mức cân bằng, các yếu tố khó đoán định của hai đồng tiền này tăng sẽ khiến tỷ giá của đồng NDT so với đồng USD biến động, mức độ cụ thể sẽ được quyết định bởi sự kịp thời và hiệu quả của chính sách vi mô và thận trọng do ngân hàng trung ương ban hành.

Nguồn: www.ftchinese.com

TLTKĐB – 09/01/2023

Triển vọng tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với đồng USD trong năm 2023 – Phần đầu


Đàm Khưu Thái

Do kể từ đầu năm 2022, tỷ giá hối đoái của đồng NDT so với đồng USD đã mất giá mạnh và dao động dữ dội, nên để nhận định xu hướng tỷ giá hối đoái này trong năm 2023, tác giả bài viết cho rằng dưới các cơ chế tỷ giá hối đoái khác nhau, xu hướng tỷ giá hối đoái cũng khác nhau, vì vậy cần phải phân tích xu hướng tỷ giá hối đoái trên cơ sở cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái.

Những thay đổi trong cơ chế hình thành giá hối đoái của đồng NDT

Theo phân loại của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ giá của đồng USD từ lâu đã thuộc kiểu “thả nổi hoàn toàn”. Kể từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách tỷ giá hối đoái vào ngày 11/8/2015, cơ chế tỷ giá của đồng NDT có tương đối nhiều thay đổi. Báo cáo hàng năm về cơ chế tỷ giá và những hạn chế ngoại hối (AREAER) do IMF công bố năm 2015 đã điều chỉnh cơ chế tỷ giá đồng NDT thành cơ chế tỷ giá hối đoái neo với biên độ điều chỉnh (crawl-like arrangement), năm 2019 và 2020 điều chỉnh thành cơ chế sắp xếp quản lý khác (other managed arrangement), và đến năm 2021 lại điều chỉnh thành cơ chế tỷ giá hối đoái neo với biên độ điều chỉnh (crawl-like arrangement). Luật pháp Trung Quốc nêu rõ cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, tức là cơ chế hình thành tỷ giá của đồng NDT tuân theo cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý dựa trên cung và cầu của thị trường, được điều chỉnh theo rổ tiền tệ. Vì vậy, để dự đoán xu hướng tỷ giá của NDT so với đồng USD trong năm 2023, cần phân tích từ các góc độ sau: Một là, yếu tố thị trường; hai là, yếu tố quản lý (yếu tố quản lý của chính phủ được thể hiện ở việc phát huy chức năng tự điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô và ổn định cán cân thanh toán quốc tế, tức là chức năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và duy trì sự ổn định giá cả của tỷ giá hối đoái), và ba là, yếu tố điều chỉnh tỷ giá hối đoái (với mấu chốt là tỷ giá của đồng NDT được duy trì ở mức hợp lý và cân bằng thông qua việc quản lý vĩ mô và thận trọng).

Yếu tố thị trường: Từ cơ bản không can thiệp đến hoàn toàn không can thiệp

Kể từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách tỷ giá hối đoái năm 2005, đặc biệt là kể từ khi thực hiện cải cách tỷ giá hối đoái ngày 11/8/2015, tỷ giá của đồng NDT so với đồng USD đã không ngừng được nâng cao. Ngày 18/10/2017, ngay trước khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đại hội XIX) khai mạc, Phan Công Thắng, Phó thống đốc Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng trung ương), Cục trưởng Cục quản lý ngoại hối Nhà nước, cho biết tỷ giá hối đoái của đồng NDT đã tương đối ổn định trong thời gian gần đây, hơn nữa có thể nhận thấy tỷ giá hối đoái được thúc đẩy bởi thị trường hàng hóa, về cơ bản ngân hàng trung ương đã không can thiệp ngoại hối và tỷ giá hối đoái của đồng NDT sẽ có cơ sở ổn định hơn sau Đại hội XIX. Kết quả đánh giá từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 8/2018 của IMF cho thấy Ngân hàng nhân dân Trung Quốc hầu như không còn can thiệp vào ngoại hối. Năm 2019, Thống đốc Ngân hàng nhân dân Trung Quốc Dịch Cương cho biết ngân hàng đã không còn can thiệp vào ngoại hối, mức độ thị trường hóa và tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái đồng NDT đã được nâng cao đáng kể và nó đã duy trì được vị trí ổn định trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Tỷ giá của đồng NDT do cung và cầu thị trường quyết định. Báo cáo thực hiện chính sách tiền tệ trong quý III/2022 của Ngân hàng nhân Trung Quốc tiếp tục cho rằng ngân hàng này đã không còn can thiệp vào ngoại hối và tỷ giá hối đoái của đồng NDT do cung và cầu của thị trường quyết định.

Tỷ giá hối đoái do cung và cầu thị trường quyết định bao gồm cả tỷ giá hối đoái cân bằng do các yếu tố cơ bản quyết định và tỷ giá hối đoái thị trường do các yếu tố gây xáo trộn gây ra. Lý thuyết kinh tế cho rằng các yếu tố cơ bản bao gồm xu hướng giá cả ở hai quốc gia, thay đổi năng suất tương đối, đầu tư quốc tế, điều kiện thương mại, biến số tài chính và chênh lệch lãi suất. Trong khi Ngân hàng nhân dân Trung Quốc cho rằng các yếu tố cơ bản bao gồm một số điểm sau: Một là, kinh tế trong nước ổn định là yếu tố quan trọng nhất để ổn định tỷ giá hối đoái, từ đó khiến các yếu tố cơ bản của nền kinh tế như có khả năng chống chịu, có tiềm năng lớn, tràn đầy sức sống và phát triển tốt trong thời gian dài không thay đổi; hai là, cán cân thanh toán quốc tế có nền tảng vững chắc là cơ sở cho sự hoạt động ổn định của thị trường ngoại hối; ba là, dự trữ ngoại hối đứng đầu thế giới là nền tảng để duy trì ổn định tỷ giá và an ninh tài chính.

Yếu tố chính phủ: Phát huy chức năng tự điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô và ổn định cán cân thanh toán quốc tế

Lý thuyết kinh tế cho rằng cơ chế thuế lũy tiến, cơ chế thanh toán chuyển giao tự động giá cả và tỷ giá hối đoái linh hoạt là những yếu tố tự động ổn định nền kinh tế thị trường, có thể giúp nền kinh tế tự thực hiện sự cân bằng. Cơ chế tự ổn định của tỷ giá hối đoái được thể hiện ở việc đồng nội tệ mất giá sẽ có lợi cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đó, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Quản lý tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô của chính phủ. Ví dụ như tỷ giá hối đoái được định giá thấp có thể cải thiện khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước và thúc đẩy việc nâng cao xuất khẩu ròng trong cỗ xe tam mã (đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu). Tỷ giá hối đoái tăng có lợi cho việc chống lại áp lực lạm phát do nhập khẩu và đảm bảo vật giá ổn định. Trong khuôn khổ Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), hầu hết các quốc gia đã từ bỏ cuộc chiến tỷ giá hối đoái nhằm đẩy tai họa cho nước khác để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong Báo cáo về chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ công bố vào tháng 11/2022, Bộ Tài chính Mỹ đã xác định ba tiêu chí quan trọng đối với các đối tác thương mại chính: (1) Thặng dư thương mại song phương với Mỹ; (2) thặng dư cán cân vãng lai; và (3) can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ.

Hiện vẫn chưa có chính sách cụ thể về việc chính phủ các nước có can thiệp vào tỷ giá hối đoái để đảm bảo ổn định vật giá hay không. Do Mỹ từ lâu đã kiên trì cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn đối với tỷ giá hối đoái của đồng NDT so với đồng USD, nên có ít khả năng can thiệp vào tỷ giá hối đoái để ổn định vật giá. Về phía Trung Quốc, trong Báo cáo thực hiện chính sách tiền tệ quý III/2022, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc hiếm khi đề xuất duy trì sự ổn định cơ bản của giá trị tiền tệ và sức mua của đồng NDT. Vì vậy, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã lựa chọn lấy cơ chế tỷ giá hối đoái để bảo vệ sự ổn định của vật giá.

(còn tiếp)

Nguồn: www.ftchinese.com

TLTKĐB – 09/01/2023

Nhìn lại quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan – Phần cuối


Trung Quốc cấm nhập khẩu nông thủy sản của Đài Loan

Ngày 8/12, Hải quan Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thủy sản từ 178 nhà khai thác của Đài Loan mà không đưa ra bất kỳ cảnh báo trước, đồng thời yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu phải được đăng ký. Theo ước tính của Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan, hòn đảo này sẽ chịu thiệt hại hơn 6 tỷ Đài tệ (khoảng 200 triệu USD) từ xuất khẩu thủy sản và chuỗi ngành nghề sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng.

Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương đã chỉ trích Bắc Kinh can thiệp thương mại và vi phạm các quy tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cũng chỉ trích rằng cuộc tấn công bất ngờ này làm phương hại cho việc troa đổi thương mại bình thường giữa hai bờ eo biển.

Về vấn đề này, Giáo sư Lâm Văn Trình nói rằng xét một cách lạc quan, đây là lý do tại sao sẽ không xảy ra xung đột quân sự giữa hai bờ eo biển, bởi vì ĐCSTQ trước tiên sẽ sử dụng phương tiện “chiến tranh kinh tế” để gây rối loạn Đài Loan. Ông cho rằng lợi ích của nông dân và ngư dân Đài Loan đã bị ảnh hưởng bởi vấn đề chính trị giữa hai bờ eo biển, Trung Quốc từ lâu đã áp dụng chiến lược “nuôi, mua và giết” nông thủy sản của Đài Loan. Sau khi nông dân và ngư dân bị thiệt hại, họ đã dấy lên làn sóng phản ứng dữ dội đối với chính quyền DPP, sau đó lôi kéo người dân bỏ phiếu cho Quốc dân đảng. Trung Quốc đã sử dụng kinh tế như một  biện pháp để cấm các sản phẩm của Đài Loan, điều mà Đài Loan rất khó lường trước. Nếu đảng đối lập cũng sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh để lên án chính quyền vì lợi ích của các cuộc bầu cử (tổng thống) trong tương lai, thì điều đó sẽ khiến Bắc Kinh cảm thấy các phương pháp của họ hiệu quả và sẽ tiếp tục áp dụng. Nếu các đảng cầm quyền và đối lập của Đài Loan đoàn kết và người dân có sự hiểu biết nhất định thì tác dụng của các phương pháp của Bắc Kinh sẽ giảm đi rất nhiều.

Tháng 6 năm nay (2022), Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu cá mú của Đài Loan sau khi phát hiện thuốc cấm và oxytetracycline vượt quá tiêu chuẩn, khiến lượng cá mú xuất khẩu lên tới 99% không thể tiêu thụ được. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cấm nhập khẩu cá thu đuôi trắng và cá thu ngựa Đài Loan với lý do phát hiện virus SARS-CoV-2 trong bao bì.

Sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ thăm Đài Loan vào tháng 8, Cơ quan Hải quan Trung Quốc cũng ngay lập tức tuyên bố đình chỉ nhập khẩu trái cây họ cam quýt từ Đài Loan với lý do phát hiện côn trùng có vảy gây hại và dư lượng hai loại thuốc trừ sâu vượt quá tiêu chuẩn.

Giáo sư Lâm Văn Trình nói rằng đây có thể chỉ là màn khởi đầu. Lệnh cấm của ĐCSTQ sẽ mở rộng từ các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản của Đài Loan sang ngành công nghiệp thực phẩm. Áp lực có thể mạnh mẽ hơn trong tương lai. Chính quyền Đài Loan phải tích cực hỗ trợ các nhà xuất khẩu khám phá các thị trường nước ngoài khác và giảm bớt lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Thái độ của Đài Loan tương đối mềm mỏng

So với sự cứng rắng của Trung Quốc, phản ứng của Đài Loan đối với Trung Quốc trong năm 2022 không mạnh bằng những năm trước. Thái Anh Văn đã chìa cành ô liu cho Trung Quốc trong bài phát biểu nhân ngày Song Thập. Bà cho biết đối đầu với binh lính chắc chắn không phải là một lựa chọn cho hai bờ eo biển Đài Loan. Bà cũng nói rằng mong muốn dần dần nối lại các hoạt động giao lưu lành mạnh và có trật tự giữa người dân hai bên eo biển, qua đó giảm bớt căng thẳng ở eo biển Đài Loan và sẵn sàng làm việc với Bắc Kinh, các cơ quan chức năng để tìm ra một giải pháp có thể chấp nhận được lẫn nhau để duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.

Lý Hoa Cầu, nhà nghiên cứu tại Hiệp hội nghiên cứu chiến lược ở Đài Bắc cho rằng khi Thái Anh Văn đề cập đến mối quan hệ giữa hai bờ eo biển năm nay, lời lẽ của bà tương đối mềm mỏng. Kết quả của cuộc bầu cử địa phương “9 trong 1” cũng cho thấy cử tri Đài Loan đã có sự thay đổi và thay vì gia tăng tình cảm chống Trung Quốc do sự đàn áp liên tục của lá bài chống Trung Quốc và bảo vệ Đài Loan đã không đặc biệt hiệu quả trong cuộc bầu cử “9 trong 1”. Nói cách khác, người dân Đài Loan đã nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ hai bờ eo biển hoặc quan hệ quốc tế. Quan hệ giữa hai bờ eo biển sẽ tiếp tục trạng thái đọ sức nhưng không phá hoại lẫn nhau.

Giao lưu giữa hai bờ eo biển sẽ nối lại trong vòng một năm

Nhà nghiên cứu Lý Hoa Cầu cho rằng ĐCSTQ hiện chưa có thời gian biểu thống nhất rõ ràng, nhưng trong vòng 5 đến 10 năm tới, họ sẽ tăng cường chuẩn bị quân sự và căn cứ theo tình hình quốc tế. Ông cho rằng cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11 có tác dụng điều hòa quan hệ giữa hai bờ eo biển. Ngoại trừ cuộc tập trận quân sự vào tháng 8, thì Trung Quốc không tiến hành cuộc tập trận quân sự nào sau Đại hội XX. Có vẻ như ĐCSTQ đã nhận được tín hiệu cảnh báo từ Mỹ. Đối với Trung Quốc đại lục, đây phải là yếu tố then chố tkhi họ cân nhắc có nên xâm lược Đài Loan hay không.

Giáo sư Lâm Văn Trình cho rằng việc cải thiện quan hệ Mỹ – Trung vừa có lợi và vừa có hại cho cả hai bờ eo biển Đài Loan. Gần đây tình hình dịch bệnh ở Đài Loan chững lại và Bắc Kinh đã dần dỡ bỏ lệnh phong tỏa, giao lưu nhân dân giữa hai bờ eo biển có thể sắp diễn ra. Trong một năm tới, các mối liên kết nhỏ giữa hai bên eo biển có thể được mở ra. Đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán, nếu các hoạt động trao đổi phi chính thức được nối lại, quan hệ hai bờ eo biển có thể sẽ phát triển theo chiều hướng tốt lên.

Nguồn: TLTKĐB – 09/01/2023

Vũ khí mới cho cạnh tranh Mỹ-Trung: Các biện pháp ép buộc kinh tế – Phần XVI


Cung cấp thông tin rõ ràng và công khai về các biện pháp ép buộc kinh tế của Mỹ đối với Trung Quốc. Trong mọi trường hợp Mỹ sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế nhằm vào Trung Quốc, dù là một biện pháp trừng phạt tài chính, hạn chế xuất khẩu hay biện pháp nào khác, thì một quan chức Mỹ phải cung cấp thông tin rõ ràng và công khai về mục tiêu và biện pháp khắc phục cho hành động này. Điều này sẽ đặc biệt quan trọng khi cơ sở pháp lý của biện pháp được gắn trực tiếp với vấn đề chính sách khác, như là Iran hay Triều Tiên, và gián tiếp với Trung Quốc với tư cách bên hỗ trợ.

Tiến hành đánh giá toàn chính phủ về các biện pháp ép buộc kinh tế đối với Trung Quốc. Chính quyền cần tiến hành đánh giá toàn chính phủ về các biện pháp ép buộc kinh tế liên quan đến Trung Quốc 4 năm một lần để đánh giả tỷ lệ, tính thích đáng về mặt pháp lý, và những hủy bỏ hay thay đổi thích hợp đối với các biện pháp cho phù hợp với chính sách phát triển. Bản đánh giá này cần lưu ý các ảnh hưởng về kinh tế của các biện pháp ép buộc kinh tế và mức độ mà chúng hỗ trợ các mục tiêu chiến lược cốt lõi của Mỹ đối với Trung Quốc.

5/ Báo hiệu và lên kế hoạch hiệu quả cho việc leo thang

Ngoài việc xác định và đưa ra các mục tiêu chính sách rõ ràng liên quan đến các biện pháp ép buộc kinh tế cụ thể, các nhà hoạch định chính sách nên tập trung nhiều hơn vào các chiến lược để báo hiệu các mục tiêu đó cho Trung Quốc và các nước thứ ba. Tương tự, các nhà hoạch định chính sách nói chung nên báo hiệu các trường hợp theo đó Mỹ sẽ xem xét leo thang hoặc giảm leo thang các biện pháp ép buộc kinh tế cụ thể. Việc báo hiệu hiệu quả sẽ khuyến khích Trung Quốc đưa ra những nhượng bộ và kiềm chế các hành động mà sẽ làm gia tăng leo thang của Mỹ, và sẽ giảm khả năng Trung Quốc vô tình kích hoạt vòng xoáy leo thang bằng cách tự leo thang sau việc hiểu sai về các mục tiêu của một biện pháp ép buộc kinh tế cụ thể của Mỹ. Lên kế hoạch cho việc leo thang tiềm năng có nghĩa là đánh giá tỉ mỉ cách thức Trung Quốc có thể phản ứng với một biện pháp ép buộc kinh tế cụ thể của Mỹ, bao gồm cả việc xác định rõ Trung Quốc có hay không trả đũa và/hoặc leo thang để đáp trả và nếu có thì bằng cách nào, và lên kế hoạch cho các hành động phòng thủ chống lại các biện pháp ép buộc kinh tế của Trung Quốc. Việc báo hiệu hiệu quả cũng rất quan trọng để cho phép các đồng minh hiểu chính sách của Mỹ và xây dựng sự hỗ trợ của đồng minh cho các biện pháp ép buộc kinh tế của Mỹ.

Phát triển các khái niệm chiến lược về can dự kinh tế với Trung Quốc. Một điều phối viên chính sách kinh tế mới đối với Trung Quốc ở Nhà Trắng nên thành lập một nhóm biệt phái từ các cơ quan chính phủ Mỹ khác nhau để xem xét và phát triển các khái niệm chiến lược liên quan đến ràng buộc kinh tế với Trung Quốc. Nhóm này nên là chuyên gia về cơ sở pháp lý và lịch sử chính sách kinh tế Mỹ liên quan tới Trung Quốc, và cũng nên là chuyên gia về lên kịch bản và mô hình, đề ra chiến lược tác chiến và các hoạt động quản lý khủng hoảng. Nhóm này nên xây dựng một bộ khung cho cạnh tranh kinh tế của Mỹ với Trung Quốc mà sẽ cung cấp các văn kiện vạch kế hoạch dài hạn, trong đó có Chiến lược an ninh quốc gia và Chiến lược quốc phòng, cũng như đặt kế hoạch chiến lược ngắn hạn. Nhóm này cũng nên đưa ra các khuyến nghị về cách thích ứng, trên cơ sở liên tục, các hoạt động phối hợp của Chính phủ Mỹ để liên kết các mục tiêu và báo hiệu cho Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế và cạnh tranh kinh tế.

Phối hợp thông tin về cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc. Điều phối viên chính sách kinh tế đối với Trung Quốc, bên cạnh công việc điều phối chính sách ngắn hạn trong liên ngành, nên phối hợp việc truyền đạt thông tin của các quan chức Chính phủ Mỹ liên quan đến cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc và sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế. Điều này có thể bao gồm tạo ra các đề tài bàn luận chung cho các quan chức Chính phủ Mỹ can dự với các đối tác ngoại giao nước ngoài và khu vực tư nhân. Trên thực tế, điều này sẽ giúp trang bị kiến thức cho nhiều quan chức Chính phủ Mỹ, những người trực tiếp hoặc gián tiếp làm việc về vấn đề cạnh tranh kinh tế Mỹ – Trung và các công cụ ép buộc kinh tế trong mối quan hệ này. Điều đó cũng làm gia tăng tính nhất quán trong thông tin và một nền văn hóa hợp tác mới quanh việc báo hiệu trong lĩnh vực này.

6/ Củng cố các thể chế của Mỹ có trách nhiệm phát triển và triển khai các biện pháp ép buộc kinh tế

Chính phủ Mỹ cần khẩn trưởng đầu tư nguồn lực đáng kể vào bộ máy chính quyền và năng lực vận hành để kiểm soát và điều phối cạnh tranh kinh tế Mỹ – Trung trong tương lai. Điều này sẽ giúp hỗ trợ chính sách có hiểu biết, mạnh mẽ, đảm bảo tốt hơn sự liên kết chính sách với các mục tiêu, và củng cố văn hóa hợp tác và lên kế hoạch dài hạn được nêu trong các khuyến nghị trước đây. Về hoạt động cụ thể, Mỹ có thể triển khai các hoạt động huấn luyện mới và thiết lập các nguồn lực mới có tác động ngay lập tức và dài hạn.

Thực hiện một loạt bài huấn luyện đàm phán thường xuyên về chiến tranh kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhà Trắng nên phối hợp với các quan chức Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, và Bộ Quốc phòng, cùng với USTR, các ủy ban quốc hội và các văn phòng quan trọng, một loạt các bài huấn luyện đàm phán thường xuyên hay các trò chơi chiến tranh tập trung vào các chủ đề về leo thang cạnh tranh kinh tế, hay chiến tranh kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Các cơ quan này nên có sự tham gia của các quản lý cấp cao và những viên chức cấp cao được bổ nhiệm vì nhu cầu chính trị trong các phiên này để gia tăng cơ hội học tập nhằm xem xét vấn đề quan trọng này về hiệu quả kinh tế và an ninh quốc gia. Kết quả của những hoạt động này nên được chia sẻ rộng rãi trong Chính phủ Mỹ, phổ biến tới nhiều nhân viên chuyên nghiệp chịu trách nhiệm về việc đưa ra các ý tưởng và các lựa chọn chính sách trong các cơ quan nhà nước và cơ quan pháp lý để sử dụng trong cuộc cạnh tranh chiến lược của Mỹ với Trung Quốc.

Thu thập và chia sẻ dữ liệu về sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc. Bộ Tài chính và Bộ Thương mại phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và USTR nên thành các nhóm nghiên cứu chuyên biệt để xem xét dữ liệu và các nghiên cứu cụ thể về sự ép buộc và ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc. Những nguồn dữ liệu này nên được chia sẻ với Điều phối viên chính sách kinh tế đối với Trung Quốc tại Nhà Trắng và trong toàn bộ liên ngành. Dữ liệu và phân tích liên quan cũng nên được chia sẻ với Quốc hội Mỹ và các đối tác và đồng minh nước ngoài, nếu phù hợp.

7/ Tiếp tục hiện đại hóa bộ công cụ

3 năm qua, Mỹ đã thực hiện các bước đi quan trọng để hiện đại hóa bộ công cụ các biện pháp ép buộc kinh tế mà có thể được triển khai trong cạnh tranh với Trung Quốc. Những bước đi này bao gồm mở rộng chế độ kiểm soát xuất khẩu của Mỹ, mở rộng đánh giá CFIUS đối với đầu tư nước ngoài ở Mỹ, và bắt đầu giới hạn nhập khẩu các sản phẩm nhất định của Trung Quốc mà đe dọa tới an ninh quốc gia. Tất cả các biện pháp này đều được đưa thêm vào thuế quan mở rộng mà Trump đã áp đặt đối với hơn 360 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc. Mỹ phải tiếp tục hiện đại hóa bộ công cụ ép buộc kinh tế của mình như một phần của cuộc cạnh tranh đang quyết liệt hơn với Trung Quốc, điều chỉnh các công cụ hiện nay và cũng như tạo ra các quyền hạn mới.

Mở rộng các biện pháp hạn chế đối với mục đích sử dụng cuối cụ thể các thành phẩm của Mỹ, cũng như “những người dùng cuối” nhất định. Mỹ nên mở rộng chế độ kiểm soát xuất khẩu để cấm việc bán các sản phẩm của Mỹ cho các mục đích sử dụng cuối mới có lựa chọn ở Trung Quốc mà thách thức lợi ích và giá trị Mỹ, như giám sát toàn bộ người dân và các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc. Việc mở rộng như vậy sẽ đòi hỏi sự can dự đáng kể với khu vực tư nhân để giải quyết các thách thức về thực hiện để giảm thiểu chi phí ngoài ý muốn, bao gồm cả đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ. Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ hiện được thiết kế chủ yếu để hạn chế việc bán các sản phẩm cụ thể, hoặc cho Trung Quốc với tư cách một quốc gia (ví dụ, hạn chế phần lớn xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc) hoặc cho những “người sử dụng cuối” cụ thể ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ cũng có một số hạn chế nhất định đối với “mục đích sử dụng cuối”, ví dụ như các công ty của Mỹ không thể xuất khẩu hàng hóa cho được sử dụng cuối ở Trung Quốc cho mục đích quân sự, ngay cả nếu sản phẩm vốn không dành cho mục đích quân sự và đang được xuất khẩu cho những người dùng cuối dân sự.

(còn tiếp)

Nguồn: Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS)

CĐ số 7-2020

Nhìn lại quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan – Phần đầu


Theo trang mạng voachinese.com số ra gần đây, quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan tiếp tục rơi xuống mức thấp nhất trong năm 2022. Hơn 1500 máy bay chiến đấu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã bay qua Vùng nhận dạng phòng không ở phía Tây Nam Đài Loan, mức cao nhất trong lịch sử. Tại Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10, Trung Quốc đã đưa quyết tâm kiềm chế “Đài Loan độc lập” vào Điều lệ đảng sửa đổi và đến tháng 10/2022, Trung Quốc đơn phương cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản của Đài Loan. Các nhà phân tích cho rằng các động thái dồn dập nói trên của Trung Quốc có thể chỉ mới là bước mở màn nhằm chia rẽ nội bộ Đài Loan.

Theo các chuyên gia, yếu tố địa chính trị quốc tế cũng có liên quan đằng sau cách tiếp cận cứng rắn của Trung Quốc đối với Đài Loan. Sau khi cuộc chiến Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2, những tiếng nói ủng hộ dân chủ của cộng đồng quốc tế đã gián tiếp ảnh hưởng đến việc phương Tây tăng cường hỗ trợ cho Đài Loan, gây ra phản ứng tiêu cực từ phía Trung Quốc, bao gồm sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan vào đầu tháng 8, PLA đã óc các màn trả đũa mạnh mẽ như diễn tập quân sự nhằm vào Đài Loan.

Tuy nhiên, sau khi đảng Dân tiến cầm quyền của Đài Loan bị đánh bại trong cuộc bầu cử địa phương “9 trong 1” vào cuối tháng 11, Trung Quốc lại nhen nhóm hy vọng rằng hai bờ eo biển có thể nối lại đàm phám dưới sự lãnh đạo của Quốc dân đảng. Điều này đã tăng thêm một biến số nữa cho xu hướng hai bờ eo biển trong tương lai.

Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc vẫn đang sử dụng cả chiến lược mềm và cứng đối với Đài Loan, ngay cả khi có khả năng nối lại đàm phán, Trung Quốc trước tiên sẽ tiến hành một cuộc chiến kinh tế đối với hòn đảo này. Ví dụ, lệnh cấm nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, thủy sản và bánh cảu Đài Loan gần đây đã khiến niềm tin của người dân Đài Loan vào chính quyền đảng Dân tiến bị tổn hại nghiêm trọng.

Quy mô máy bay gây nhiễu Đài Loan đạt mức cao mới trong lịch sử

John Dotson, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đài Loan toàn cầu tại Washington, cho biết ngay từ đầu năm 2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra “Năm điểm” trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 40 năm “Thông điệp gửi đồng bào ở Đài Loan”, quan hệ giữa hai bờ eo biển và Nhận thức chung năm 1992 đã được điều chỉnh rõ ràng thành “hai bờ eo biển đều thuộc về một Trung Quốc, cùng hợp tác để thống nhất đất nước”, kiên trì chính sách cơ bản “một nước, hai chế độ”. Tập Cận Bình nhắc lại rằng không cam kết sẽ từ bỏ việc sử dụng vũ lực và bảo lưu quyền lựa chọn thực hiện mọi biện pháp cần thiết.

John Dotson cho biết sau tuyên bố này cách tiếp cận của Trung Quốc đối với Đài Loan đã trở nên rõ ràng hơn và cũng như số lượng máy bay quân sự của PLA xâm phạm Vùng nhận dạng hàng không ở phía Tây Nam Đài Loan và bay qua đường trung tuyến của eo biển bắt đầu tăng mạnh. Ngoài máy bay quân sự và tàu chiến đi qua đường trung tuyến, các tàu khai thác cát của Trung Quốc cũng thường xuyên vượt biên giới trong 3 năm qua, khiến lực lượng tuần tra của Cảnh sát biển Đài Loan phải tăng cường công tác tuần tra.

Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, từ tháng 3/2019, máy bay quân sự Trung Quốc lần đầu tiên xâm phạm Vùng nhận dạng phòng không ở phía Tây Nam Đài Loan. Trong năm đó, khoảng 10 máy bay quân sự đã quấy rối Đài Loan. Năm 2020, con số này tăng lên khoảng 380 chiếc và vào năm 2021, có tới 958 chiếc. Trong năm 2022, tính đến ngày 1/12, tổng số máy bay quân sự quấy rối Đài Loan đã lên tới 1526 chiếc và đã đi vào không phận Đài Loan 243 ngày, quấy rối Đài Loan đã trở thành trạng thái thông thường.

Theo John Dotson, sau khi Tập Cận Bình có bài phát biểu về chính sách đối với Đài Loan vào đầu năm 2019, có vẻ như vào thời điểm đó, ông đã quyết định bắt đầu gây áp lực đối với Đài Loan và tiếng nói yêu cầu thống nhất ngày càng lên cao. Năm 2021, áp lực này ngày càng lớn hơn, Trung Quốc không chỉ quấy rối Đài Loan về mặt quân sự mà cả những âm mưu xuyên tạc được đăng trên các trang mạng và truyền thông kỹ thuật số cũng trở nên gay gắt hơn. Đây không là một sự thay đổi hướng đi, mà chỉ là sự tiếp nối mô hình trước đó.

2022 là năm Trung Quốc cứng rắn nhất với Đài Loan

Đầu tháng 8, sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi đến thăm Đài Loan, Trung Quốc đã lập tức tổ chức tập trận bắn đạn thật xung quanh hòn đảo này, khu vực tập trận không chỉ bao trùm lãnh hải Đài Loan mà còn phóng 4 tên lửa qua phần phía Bắc của Đài Loan. Đây được coi là hành động khiêu khích nhất đối với Đài Loan trong nhiều thập kỷ.

Tại Đại hội XX, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã sửa đổi Điều lệ đảng, thay đổi chính sách “một nước, hai chế độ” ban đầu đối với Đài Loan thành một giọng điệu mạnh mẽ hơn là thự chiện một cách toàn diện, chính xác và kiên định chính sách “một nước, hai chế độ” và bổ sung thêm kiên quyết “phản đối và ngăn chặn Đài Loan độc lập”.

Về vấn đề này, John Dotson cho biết lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc có thái độ rất rõ ràng đối với Đài Loan và sẽ không trao cho Đài Loan bất kỳ tính hợp pháp chính trị nào, trong mọi trường hợp, Trung Quốc chỉ coi Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc và hy vọng sẽ thống nhất mà không cần dùng đến vũ lực.

Cuộc chiến Nga-Ukraine củng cố sự ủng hộ của phương Tây đối với Đài Loan

Giáo sư Lâm Văn Trình thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc và Khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Đại học Tôn Trung Sơn (Đài Loan), cho biết do diễn biến của tình hình quốc tế năm nay là một năm rất đặc biệt đối với quan hệ giữa hai bờ eo biển, ví dụ như chiến tranh giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn từ tháng 2 năm nay (2022), Tập Cận Bình tiếp tục là người đứng đầu Trung Quốc nhiệm kỳ thứ ba.

Theo Giáo sư Lâm Văn Trình, cuộc chiến Nga-Ukraine đã dẫn đến các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu càng không tin tưởng vào Trung Quốc, điều này đã gián tiếp củng cố sự ủng hộ của họ đối với Đài Loan. Mặc dù quan hệ giữa hai bờ eo biển đã xấu đi nghiêm trọng sau chuyến thăm Đài Loan của Pelosi, các cuộc tập trận quân sự của PLA chỉ nhằm tăng hiệu quả tuyên truyền trong nước của Tập Cận Bình, không có nghĩa là quan hệ hai bờ eo biển nằm ngoài tầm kiểm soát vì Tập Cận Bình sẽ không cho phép bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến việc tái đắc cử của ông.

Kể từ khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn lên nắm quyền năm 2016, tất cả các kênh đối thoại chính thức giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã bị gián đoạn, các chuyến thăm Đài Loan của du khách đại lục cũng bị chấm dứt vào tháng 8/2019, chỉ còn một số trao đổi không chính thức và học thuật. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, các hoạt động giao lưu phi chính thức giữa hai bờ eo biển Đài Loan gần như chấm dứt. Tuy nhiên, chiến thắng của Quốc dân đảng trong cuộc bầu cử địa phương “9 trong 1” ở Đài Loan vào cuối tháng 11 dường như thắp lại hy vọng nối lại các cuộc đàm phán giữa hai bờ eo biển. Cuộc bầu cử địa phương Đài Loan vừa được tổ chức có thể mang lại một số hy vọng cho Bắc Kinh. Mấu chốt thực sự nằm ở cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình có khả năng sẽ giúp Quốc dân đảng giành lại quyền lực tại Đài Loan. Nếu Quốc dân đảng có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2024, thì ĐCSTQ chắc chắn hy vọng đàm phán được phương án Đài Loan “một nước, hai chế độ”.

(còn tiếp)

Nguồn: TLTKĐB – 09/01/2023

Những vấn đề về du khách Trung Quốc


Theo trang bloomberg.com (Mỹ) ngày 16/2, trước đại dịch COVID-19, các tour du lịch theo đoàn có chi tiêu thấp của Trung Quốc không được chào đón nhiệt tình. Tuy nhiên, sau 2 năm đại dịch COVID-19, hầu hết mọi người đều vui mừng khi đón các du khách này quay trở lại.

Theo dữ liệu của Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, những năm gần đây, người dân Trung Quốc đã trở thành động lực chính cảu ngành du lịch toàn cầu, với 155 triệu chuyến du lịch nước ngoài trong năm 2019.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang mở cửa trở lại, các nước châu Á vốn dựa vào du lịch để tạo việc làm, giờ đây phải đối mặt với một lựa chọn: Sau nhiều năm không có bất kỳ du khách Trung Quốc nào, liệu các nước này có đủ khả năng “cự tuyệt” các du khách “0 đồng” quay trở lại không? Ông Paul Pruangkarn, Chánh văn phòng Hiệp hội Du lịch châu Á – Thái Bình Dương ở Bangkok, cho biết dù nhiều ý kiến trong ngành muốn ngành du lịch bền vững, có trách nhiệm nhưng các ý kiến khác cho rằng “chúng ta chỉ cần khách du lịch quay trở lại, chúng ta cần tiền. Đây là cuộc giằng co giữa hai bên”.

Những người trong ngành sẽ sớm biết được rằng liệu họ có thể từ bỏ ngành du lịch giá rẻ hay không. Trong quá trình mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19, ngày 6/2/2023, Trung Quốc bắt đầu cho phép các tour du lịch theo đoàn tới 20 quốc gia, bao gồm Thái Lan và 6 nước Đông Nam Á khác. Chuyên gia kinh tế Alicia Garcia Herrero và Gary Ng của hãng Natixis đã viết trong báo cáo rằng: “Hoạt động du lịch nước ngoài của Trung Quốc sẽ lan tỏa tích cực ra thế giới. Đây chỉ là vấn đề thời gian”.

Tháng 01/2023, một quan chức du lịch hàng đầu của Việt Nam nói rằng Việt Nam cần bớt lệ thuộc vào khách du lịch có mức chi tiêu thấp. Năm 2019, khoảng 5,6 triệu du khách Trung Quốc đến Việt Nam, chiếm 1/3 lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên, ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết Việt Nam cần từ chối các tour du lịch “0 đồng” và “chơi một ván cờ khác” để đối phó với việc gian lận kinh doanh. Theo ông Vũ Thế Bình, du khách Trung Quốc không phải không có tiền, cần phải cung cấp các dịch vụ du lịch cao cấp cho du khách Trung Quốc như cho du khách Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu để tăng mức chi tiêu của du khách Trung Quốc.

Các tour du lịch giá rẻ của Trung Quốc từng chiếm gần như toàn bộ hoạt động kinh doanh của hãng lữ hành Hava Travel (chuyên về tour đi Đà Nẵng và Nha Trang, vốn nổi tiếng về bãi biển và sòng bạc). Chi phí trung bình cho tour 5 ngày, bao gồm vé máy bay, khách sạn, ăn uống chỉ khoảng 8 triệu đồng (340 USD) trong khi du khách Trung Quốc chi trung bình 4 triệu đồng/ngày tại các cửa hàng do hãng lữ hành chỉ định. Phó Tổng giám đốc Nguyễn Ngọc Thiện cho biết khách lẻ thường sẽ chi tiêu nhiều hơn 50%, đó là lý do Hava Travel hiện muốn phát triển dịch vụ cho khách hàng cao cấp.

Tuy nhiên, nói không với du khách “0 đồng” không phải là điều dễ dàng sau khi có tới 30% khách sạn ở Đà Nẵng đóng cửa vì đại dịch COVID-19. Vì vậy, các hãng lữ hành ở Đà Nẵng đang chuản bị chào đón du khách Trung Quốc trở lại. Ông Nguyễn Ngọc Thiện cho biết các tour du lịch theo đoàn “sẽ tràn vào Đà Nẵng và Nha Trang vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2023” và hãng Hava Travel đã bắt đầu chuẩn bị cho sự trở lại của du khách Trung Quốc từ tháng 12/2022.

Vấn đề này được tranh luận rộng rãi ở Thái Lan. Tại nước này, du khách Trung Quốc hơn 1/4 trong số 40 triệu du khách năm 2019, đóng góp 17 tỷ USD trong doanh thu ngành du lịch. Nhằm trấn áp các hành vi lạm dụng, Chính phủ Thái Lan đã kiện các công ty điều hành tour du lịch “0 đồng” ra tòa, cáo buộc họ tính phí quá cao và đổ tiền vào các khách sạn, nhà hàng và cửa hàng ở Thái Lan do chính người Trung Quốc điều hành. Tuy nhiên, các otà án bác tội cho tất cả 13 bị đơn trong một loạt phán quyết năm 2022. Hiện nay, Thái Lan đang đặt mục tiêu phục hồi ngành du lịch thông qua kế hoạch 5 năm, chú trọng thu hút du khách cao cấp bằng cách quảng bá Thái Lan là điểm đến chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Mục tiêu đặt ra là du lịch đóng góp ít nhất 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn gấp hai lần so với năm 2022, và chi tiêu của du khách tăng 5% mỗi năm.

Thái Lan cũng đang tăng phí. Ngày 14/2, Chính phủ Thái Lan đã thông qua kế hoạch thu mức phí 300 baht (8,9 USD) đối với người nước ngoài nhập cảnh vào nước này. Số tiền này nhằm tài trợ cho việc phát triển các điểm tham quan cũng như chương trình bảo hiểm để trang trải chi phí ý tế cho khách du lịch bị ốm khi ở Thái Lan. Việc này không thể ngăn cản các chuyến du lịch “0 đồng”. Ông Wirote Sitapraertnand, Chủ tịch Hiệp hội Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp Thái Lan, cho rằng các doanh nhân Trung Quốc ở Thái Lan có thể vẫn đẩy mạnh các gói tour du lịch giá rẻ.

Một rảo cản có thể ảnh hưởng đến sự quay trở lại của ngành du lịch “0 đồng” là thiếu các chuyến bay. Các tour du lịch “0 đồng” cũng có thể trở nên kém hấp dẫn hơn đối với tầng lớp trung lưu Trung Quốc, vốn đang đòi hỏi cao hơn cho các kỳ nghỉ, đặc biệt là sau nhiều năm không đi du lịch. Tuy nhiên, nhân viên đại lý du lịch Zhao Ling ở Trung Quốc tự tin cho rằng du lịch “0 đồng” vẫn sẽ tồn tại: “Sẽ luôn có khách hàng muốn tham gia các tour này. Khi chúng tôi khởi động lại các tour du lịch thì toàn bộ ngành du lịch sẽ tăng tốc”.

Nguồn: TKNB – 17/02/2023

Vũ khí mới cho cạnh tranh Mỹ-Trung: Các biện pháp ép buộc kinh tế – Phần XV


2/ Cải thiện các đánh giá về các biện pháp ép buộc kinh tế của Mỹ và các điểm dễ bị tổn thương của Mỹ trước sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc

Chính phủ Mỹ vẫn chưa nghiên cứu một cách hệ thống các điểm dễ bị tổn thương của Mỹ trước sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc hay phân tích chặt chẽ những tác động và phí tổn của các biện pháp ép buộc kinh tế đối với Trung Quốc. Với khả năng Trung Quốc sẽ khai thác các điểm dễ bị tổn thương và khả năng các biện pháp ép buộc kinh tế của Mỹ có những khoản phí tổn phát sinh và những hậu quả khó lường, Mỹ sẽ cần một quy trình rõ ràng và chặt chẽ hơn để đánh giá sự ép buộc kinh tế trong quan hệ Mỹ-Trung.

Tạo một quy trình liên ngành để đảm bảo các chuỗi cung ứng quan trọng. Nhà Trắng nên đứng đầu một quy trình liên ngành, bao gồm Tài chính, Thương mại, Ngoại giao, Quốc phòng, Năng lượng, An ninh nội địa và Cộng đồng tình báo, để xác định một cách hệ thống những rủi ro mà Trung Quốc gây ra cho chuỗi cung ứng của Mỹ. Các nỗ lực hiện tại nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc để đảm bảo các chuỗi cung ứng là thất thường và tập trung vào các vấn đề riêng lẻ mà thu hút sự chú ý của công chúng, như giao thông công cộng. Mỹ cần xem xét toàn diện những công nghệ và hàng hóa mà cơ sở hạ tầng dân sự của Mỹ dựa vào rất nhiều hay độc quyền từ Trung Quốc trong bối cảnh có rủi ro an ninh quốc gia, và hành động để đảm bảo các chuỗi cung ứng này, và Bộ Quốc phòng cũng cần nghiên cứu một cách hệ thống các chuỗi cung ứng quốc phòng để xác định các điểm dễ bị tổn thương tiềm tàng.

Thành lập một văn phòng trong Bộ Thương mại để tiến hành phân tích một cách hệ thống các biện pháp ép buộc kinh tế. Quốc hội nên chuẩn chi và phê chuẩn ngân sách cho việc thành lập một phòng phân tích trong Bộ Thương mại, thông qua hợp tác chặt chẽ với các đối tác ở các cơ quan khác, để phân tích kinh tế một cách hệ thống và chặt chẽ về các phí tổn của các biện pháp ép buộc kinh tế, bao gồm các biện pháp trừng phạt, kiểm soát thương mại và một số hạn chế đầu tư. Văn phòng này nên đánh giá chi phí đối với các công ty Mỹ và hiệu quả kinh tế chung, và nên tìm kiếm sự tham vấn chính  thức từ Bộ Ngoại giao, cộng động tình báo và các cơ quan khác, nếu thấy phù hợp. Văn phòng này nên đưa ra các phân tích ngắn và dài hạn mà được chuyển cho các nhà lãnh đạo an ninh quốc gia trong Chính phủ Mỹ và cho các ủy ban tư pháp trong Quốc hội.

Thành lập một cơ quan tư vấn bên ngoài về các tác động thương mại của các biện pháp ép buộc kinh tế. Bộ Tài chính Mỹ, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) và Bộ Thương mại nên cùng thiết lập một cơ quan tư vấn bên ngoài để thu thập phản hồi và đánh giá các tác động kinh tế và thương mại của các biện pháp ép buộc kinh tế đối với các công ty và kinh tế Mỹ. Thành viên của các cơ quan này phải được lựa chọn từ một bộ phận tiêu biểu rộng rãi các ngành công nghiệp Mỹ và được bổ nhiệm tạm thời, có thể gia hạn. Một ban chỉ đạo các thành viên nên hỗ trợ việc thành lập và giám sát nghiên cứu bởi nhóm cố vấn, mà nên được chia sẻ trong toàn chính phủ Mỹ và với các ủy ban tư pháp của Quốc hội nếu thấy phù hợp.

3/ Duy trì đòn bẩy dài hạn

Trung Quốc đã phản ứng với các biện pháp ép buộc kinh tế đang gia tăng của Mỹ bằng việc mở rộng các nỗ lực tự bảo vệ mình khỏi đòn bẩy kinh tế của Mỹ. Thí dụ, phản ứng với các hạn chế xuất khẩu của Mỹ trong 2 năm qua đối với ZTE và Huawei, Trung Quốc đã thúc đẩy nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào chất bán dẫn của Mỹ và các nhà cung cấp IT khác. Với quy mô và phạm vi kinh tế toàn cầu của Trung Quốc, Mỹ không thể đơn giản cô lập Trung Quốc khỏi nền kinh tế toàn cầu. Mỹ sẽ lãng phí thời gian và nguồn lực vòa việc vô ích này và làm xói mòn sự tập trung chiến lược hơn vào việc hạn chế các hành động của Trung Quốc trong các lĩnh vực cốt lõi hẹp và hỗ trợ các đấu trường kinh tế hoặc công nghệ, nơi Mỹ duy trì đòn bẩy lâu dài. Như một nguyên tắc chính sách, Mỹ nên tìm cách duy trì đòn bẩy kinh tế đối với Trung Quốc trong dài hạn để có thể thúc đẩy lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ nói chung, và để sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế để thực hiện một cách cụ thể. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ nên cân bằng các lợi ích ngắn hạn của các biện pháp ép buộc kinh tế ngay lập tức với nguy cơ rằng chúng sẽ giảm bớt đòn bẩy của Mỹ đối với Trung Quốc trong dài hạn, trong khi đó cũng thực hiện các bước khẳng định để gia tăng đòn bẩy của Mỹ đối với Trung Quốc.

Thúc đẩy quyền tiếp cận thị trường lớn hơn cho các công ty của Mỹ trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 2. Trong quá trình đàm phán song phương, bao gồm cả thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 và trong các cuộc thảo luận bên ngoài lộ trình này, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại Mỹ cũng như USTR nên thúc đẩy các đối tác Trung Quốc cho phép các công ty Mỹ có quyền tiếp cận thị trường lớn hơn, đặc biệt là các công ty tài chính. Mỹ nên làm việc với các nước cùng chí hướng để thiết lập các tiêu chuẩn cao cho các dịch vụ tài chính mà theo đó các công ty dịch vụ tài chính Trung Quốc sẽ phải tuân theo. Mỹ cũng nên làm việc cùng với các nước mà Trung Quốc đang nhắm tới để triển khai, các ứng dụng thanh toán trong nước và nước ngoài, trong đó có cả kiều hối, để ủng hộ cạnh tranh, minh bạch, ổn định và liêm chính trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Điều này có thể sẽ giúp, cả trực tiếp và gián tiếp, duy trì đòn bẩy tài chính của Mỹ đối với Trung Quốc trong dài hạn hơn.

Nâng cao và tăng cường các cuộc điều tra và hành động thực thi pháp luật. Bên cạnh việc thúc đẩy các cuộc điều tra mới và quan trọng trong lĩnh vực công nghệ của Mỹ, các quan chức tại Bộ Tư pháp Mỹ nên tìm cách giúp duy trì và mở rộng vị thế thống trị của Mỹ ở nhiều đấu trường công nghệ bằng việc nâng cao và tăng cường các cuộc điều tra và hoạt động thực thi pháp luật để trấn áp hành vi trộm cắp và tài sản trí tuệ và gián điệp thương mại của Trung Quốc. Nơi mối đe dọa cụ thể tồn tại trong một ngành công nghiệp nhạy cảm hoặc liên quan tới một công nghệ cụ thể, các quan chức Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và Thương mại có thể xem xét các hạn chế về visa đặc biệt, hay các yêu cầu nâng cao đối với việc thẩm định chuyên sâu, hay các biện pháp hạn chế, liên quan tới thương mại, xuất khẩu, hay tái xuất khẩu, đối với các công ty Trung Quốc mà có thể liên kết với trộm cắp hoặc gián điệp.

4/ Nhận dạng và truyền đạt các mục tiêu rõ ràng

Tương tự như việc Mỹ chưa bao giờ thực hiện các hoạt động quân sự nhằm trực tiếp vào Trung Quốc mà không có mục tiêu rõ ràng, Mỹ không nên thực hiện các biện phép ép buộc kinh tế đối với Trung Quốc mà không có các mục tiêu chính sách rõ ràng nào. Tuy nhiên, trong các trường hợp chính sách gần đây, điều này thường xuyên xảy ra. Do vậy, trong hai năm qua, sự thiếu rõ ràng trong các mục tiêu của các biện pháp ép buộc kinh tế đặc biệt, thì Trung Quốc ít có động cơ hơn đưa ra những nhượng bộ để được giảm các biện pháp ép buộc và một động cơ lớn hơn tương đối để tìm cách tránh né chúng. Thiếu rõ ràng trong các mục tiêu cũng làm tăng khả năng Trung Quốc leo thang. Nếu Trung Quốc coi một biện pháp ép buộc kinh tế nào đó của Mỹ là hung hăng, thì Trung Quốc nhiều khả năng hơn tìm cách trả đũa bằng leo thang thay vì tìm cách giải quyết bằng thương lượng. Thiếu các mục tiêu rõ ràng, và những thách thức trong việc truyền đạt thông tin về các mục tiêu, cũng đã ảnh hưởng tới nhận thức và chính sách của các nước thứ ba đối với Mỹ. Trong khi các nước Đông Nam Á hưởng lợi chủ yếu từ các tác động của cuộc cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung, thì nhận thức về triển vọng của Mỹ lại giảm trong 2 năm qua.

Cung cấp một phát biểu chính sách công chính thức về cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc. Một quan chức cấp cao Chính phủ Mỹ – nhân viên Nhà Trắng hay một thư ký nội các – nên có một phát biểu chính sách công, chính thức về cạnh tranh kinh tế và quan hệ song phương với Trung Quốc và đưa ra một chỉ thị chính sách tổng thống chính thức về cạnh tranh kinh tế Mỹ-Trung đặt ra cơ sở hợp lý về chính sách và các mục tiêu mà sẽ chỉ dẫn Mỹ trong việc sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế. Cách giải quyết này cần làm rõ rằng Mỹ sẽ sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế để đạt được các mục tiêu chính sách và sẽ sửa đổi hay loại bỏ các biện pháp nếu Trung Quốc điều chỉnh chính sách của nước này để phù hợp với tiêu chuẩn rõ ràng. Chính quyền có thể và nên cập nhật lập trường chính sách này với các bài phát biểu hằng năm hoặc nửa năm một lần để phù hợp với môi trường kinh tế năng động và mối quan hệ song phương.

Bổ nhiệm một điều phối viên chính sách kinh tế đối với các vấn đề Trung Quốc tại Nhà Trắng. Nhà Trắng nên đặt ra một Điều phối viên chính sách kinh tế đối với các vấn đề Trung Quốc để giám sát các chính sách kinh tế khác nhau áp dụng cho Trung Quốc, cho dù là các biện pháp ép buộc hay các biện pháp nhằm hỗ trợ tăng trưởng, phát triển và cùng can dự kinh tế. Điều phối viên này nên giám sát một quá trình liên ngành để đánh giá và giảm mức độ gây xung đột của các sáng kiến kinh tế liên quan tới Trung Quốc.

(còn tiếp)

Nguồn: Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS)

CĐ số 7-2020

Trung Quốc triển khai “ngoại giao sầu riêng” với Việt Nam và Philippines


Theo trang thenweslens.com ngày 15/2, do sầu riêng được người dân Trung Quốc ưa thích, nên để tăng cường mối quan hệ với ASEAN, từ năm 2022, Bắc Kinh đã phá vỡ sự độc quyền của sầu riêng Thái Lan và Malaysia, mở rộng nhập khẩu loại hoa quả này từ cả Việt Nam và Philippines. Các chuyên gia cho rằng chính sách “ngoại giao sầu riêng” của Trung Quốc đã thu hẹp không gian thu lợi của Malaysia và Thái Lan, trong khi với Việt Nam và Philippines, những quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, người nông dân trồng trái cây có thể gặp rủi ro địa chính trị.

Sầu riêng của Philippines và Việt Nam được thị trường Trung Quốc ưa chuộng, nhưng theo các học giả, Malaysia và Thái Lan không quan tâm vì họ hiểu rằng việc phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc sẽ gây nguy hiểm cho toàn bộ các ngành nếu bị Bắc Kinh bóp nghẹt do tranh chấp chính trị.

Tờ South China Morning Post (Hong Kong) ngày 15/2 cho biết thời gian dài trước đây, Trung Quốc chỉ cho phép nhập khẩu sầu riêng tươi từ Thái Lan nên chỉ nước này được hưởng lợi. Bên cạnh đó, sầu riêng đông lạnh của Malaysia cũng chiến vị trí trong các khách hàng cao cấp ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tình trạng độc quyền này đã hoàn toàn biến mất vì vào tháng 9/2022, Bắc Kinh đã đồng ý nhập khẩu sầu riêng trồng tại 51 vườn trái cây và sản phẩm từ 25 nhà máy đóng gói sầu riêng sang Trung Quốc.

Ngoài ra, việc Trung Quốc và Philippines ký kết thỏa thuận song phương trong chuyến thăm của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. vào đầu tháng 1/2023 đã mở ra cánh cửa xuất khẩu sầu riêng của Philippines lần đầu tiên sang Trung Quốc.

Thành phố Davao, cách thủ đô Manila hơn 900 km về phía Đông Nam, được mệnh danh là “Thủ phủ sầu riêng của Philippines”. Sầu riêng của địa phương này chiếm gần 80% sản lượng cả nước. Do phần lớn vụ thu hoạch đã được các nhà nhập khẩu Trung Quốc đặt hàng nên ngay cả nguồn cung sầu riêng cho địa phương hiện cũng bị thiếu hụt.

Các chuyên gia cho rằng do ngày càng có nhiều người Trung Quốc yêu thích hương vị của sầu riêng cũng như do quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, nên Bắc Kinh càng muốn tăng cường quan hệ với ASEAN. Từ năm 2022, Trung Quốc đã mở cửa thị trường để nhập khẩu sầu riêng từ nhiều nước hơn.

Tuy nhiên, khi người trồng và kinh doanh trái cây của Việt Nam và Philippines đang được hưởng lợi vì Bắc Kinh mở cửa thị trường, thì Malaysia và Thái Lan, vốn khó giữ thế độc quyền, có thể đang đối mặt với những mối lo tiềm ẩn.

Phó Giáo sư Lý Minh Giang tại Trường Quan hệ quốc tế của Đại học công nghệ Nanyang (Singapore), cho biết Đông Nam Á và Trung Quốc có quan hệ kinh tế và thương mại chặt chẽ và sầu riêng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong trao đổi kinh tế và thương mại song phương, nhưng “ngoại giao sầu riêng” dự kiến sẽ gây ra một số ảnh hưởng chính trị. Sự trao đổi kinh tế và thương mại chặt chẽ cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ ngoại giao ổn định.

Andrea Chloe Wong, cựu chuyên gia phân tích cấp cao tại Viện Dịch vụ đối ngoại Philippines, cho rằng sầu riêng của Philippines có thể mang hàm ý chính trị trong quan hệ song phương và được Trung Quốc dùng làm con bài thương lượng, chưa kẻ trước đây Trung Quốc đã cấm nhập khẩu chuối từ Philippines vì lý do chính trị.

Tạ Khản Khản, Trợ lý Giáo sư tại Khoa Đông Nam Á của Học viện ngoại ngữ Đại học Bắc Kinh, cũng nhận định rằng do Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đều liên quan đến tranh chấp chủ quyền Biển Đông, nên nếu Bắc Kinh quyết trừng phạt kinh tế thương mại hai nước, Philippines và Việt Nam có thể khó cản. Nếu Trung Quốc không hài lòng và đột ngột dừng nhập khẩu sầu riêng, người Philippines sẽ giải quyết sầu riêng như thế nào?

Nguồn: TKNB – 17/02/2023