Thương vụ Facebook-WhatsApp nhìn từ góc độ giá trị và giá: Phần đầu


Một trong những sự kiện công nghệ nổi bật tuần này là chuyện Facebook mua WhatsApp với giá tổng cộng 19 tỉ đô-la Mỹ. Bài viết này tóm tắt bài viết hay và dễ hiểu của Aswath Damodaran, giáo sư tài chính ở Trường Kinh doanh Stern School thuộc Đại học New York và là tác giả của nhiều đầu sách nổi tiếng về phân tích và định giá tài sản tài chính, nhất là với những ai học MBA hoặc CFA. Bài phân tích này (từ blog Musings on Markets của ông) nhìn nhận vấn đề qua các góc độ giá trị và giá (value and pricing perspectives).

Ông lưu ý đến hai điểm quan trọng khi bàn về sự khác nhau giữa giá trị và giá. Thứ nhất, có hai quá trình khác nhau trên thị trường. Một là quá trình xác định giá giao dịch (the pricing process), trong đó giá của một tài sản (cổ phiếu, trái phiếu hay bất động sản) được xác định bằng cầu và cung (demand and supply), cộng với các yếu tố khác (duy lý, phi lý, hay chỉ là do hành vi). Hai là quá trình xác định giá trị (the value process), trong đó ta gắng tìm ra giá trị của một tài sản dựa trên các đặc tính / thông tin căn bản (fundamentals) như dòng tiền / ngân lưu (cash flows), mức tăng trưởng (growth) và (risk). Xin mở ngoặc nói thêm là, trong đầu tư tài chính, phân tích [và dự báo] dùng giá và xu hướng giá gọi là technical analysis, còn phân tích [và dự báo] dùng thông tin căn bản về một tài sản gọi là fundamental analysis. Damodaran gọi những người theo pricing process là “traders” (người giao dịch / mua bán), và những người theo value process là “investors” (nhà đầu tư). Thứ hai, traders và investors thường không thể kiểm soát hay thậm chí giải thích được cách hoạt động và suy nghĩ của phía bên kia. “When you are wearing your investor cape, you can be mystified by what traders do and react to, and if you are in your trader mode, you are just as likely to be bamboozled by the thought processes of investors.”

Góc nhìn Investor / Value

Damodaran nhận định rằng không có thông tin và đặc tính căn bản nào có thể lý giải được cái giá mà Facebook trả cho WhatsApp. Để xứng với giá trị 19 tỉ đô trên thị trường cổ phiếu hiện nay, một công ty cần phải có lợi nhuận sau thuế (after-tax income) khoảng 1,5 tỉ đô trong trạng thái ổn định (in steady state). Steady state trong kinh tế vĩ mô chỉ trạng thái dừng / bền vững; trong ngữ cảnh này có thể hiểu là giả định công ty có lợi nhuận sau thuế ổn định mãi mãi (thuật ngữ tài chính liên quan là perpetuity [niên kim vĩnh cửu]. Phép toán như sau:

Giá trị cổ phiếu (value of equity) = 19 tỉ đô

Dựa trên mức định giá cổ phiếu trên thị trường ngày 1/1/2014, ROE mong muốn (required return on equity) là 8% (bằng lãi suất không rủi ro [risk free rate] 3% cộng với mức bù đắp rủi ro đầu tư cổ phiếu [equity risk premium] 5%).

Lợi nhuận ổn định (steady state earnings) cần để biện minh cho giá trị = 19 tỉ × 0,08 = 1,52 tỉ. Xin mở ngoặc: Tác giả dùng mô hình dòng tiền chiết khấu (discounted cash flows) để xác định giá trị hiện tại (present value). Giá trị hiện tại của [perpetuity] lợi nhuận sau thuế (tức cái giá 19 tỉ) = LNST / r. Suất sinh lời 8% là tỉ lệ chiết khấu (discount rate) trong mô hình này. Xem minh họa dưới đây.

facebook 1

Dùng thuế suất hiệu dụng (effective tax rate) 30%, lợi nhuận ổn định trước thuế (steady state pre-tax earnings) cần để biện minh cho giá trị = 1,52 tỉ / (1 – 0,30) = 2,17 tỉ.

Như vậy cần có lợi nhuận trước thuế khoảng 2,2 tỉ. Mà đó là ước tính rất thấp (lowballestimate) về breakeven earnings, vì con số breakeven này sẽ càng tăng lên khi phải đợi càng lâu để đạt tới steady state và càng có nhiều rủi ro hơn trong mô hình kinh doanh.

Từ breakeven có nghĩa hòa vốn như trong breakeven analysis. Trong phân tíchvaluation, giả định thị trường hoàn hảo, với mô hình đúng và thông tin tốt, nhà đầu tư sẽ xác định được value đúng, nên sẽ hưởng đúng suất sinh lời mà mình mong muốn (đã bao gồm mức bù đắp rủi ro), nghĩa là NPV = 0 (Giá trị hiện tại của các lợi ích tương lai bằng với giá mua tài sản.) Nói breakeven là hàm ý đó, hay cụ thể hơn là lấy lại được 19 tỉ đô đã bỏ ra để mua.

Nếu ta dùng suất sinh lời 10% (để phản ánh rủi ro cao hơn) và thêm thông số thời gian chờ 5 năm trước khi có lợi nhuận (building in a waiting period of 5 years before the income gets delivered), thì breakeven earnings sẽ phải cao hơn, tăng lên đến 4,371 tỉ. Bạn có thể thử thay đổi dữ kiện nhập vào mô hình (Excel) để xem ước tính của mình là bao nhiêu. Xin giải thích thêm vài điểm cho rõ về cách tính này của Damodaran.

Thứ nhất, suất sinh lời mong muốn được tính theo mô hình CAPM (Capital Asset Pricing Model): r = Lãi suất không rủi ro + b×Mức bù đắp rủi ro đầu tư cổ phiếu. Trong phép toán đầu tiên, tài sản này được giả định có cùng mức rủi ro như toàn thị trường (b=1) nên r = 3% + 1×5% = 8%. Ở phép toán thứ nhì này, tài sản được giả định có rủi ro cao hơn như toàn thị trường (b=1.4; xem trong tập tin Excel), nên r = 3% + 1.4×5% = 10%.

Thứ hai, vì phải đợi sau 5 năm mới có lợi nhuận, trước tiên ta phải tính giá trị hiện tại của các dòng tiền vĩnh cửu này ở thời điểm cuối năm 5 (PV5), rồi chiết khấu PVvề hiện nay để có PV0 (tức 19 tỉ). Xem minh họa dưới đây.

facebook 2

Giải phương trình này: 19 tỉ = (LNST / 0,1) / 1,15, ta sẽ có LNST = 3,06 tỉ.

Với thuế suất 30%, lợi nhuận trước thuế = 3,06 tỉ / (1 – 0,30) = 4,371 tỉ.

Có ba con đường để đạt được mức breakeven earnings này:

  1. Nếu công ty tiếp tục mô hình kinh doanh (business model) hiện nay của mình cho phép sử dụng miễn phí ứng dụng này trong năm đầu tiên, rồi bắt đóng phí một đô (99 xu) mỗi năm sau đó và không có chi phí hoạt động kinh doanh [operating costs] (tất nhiên là phi thực tế), thì cần phải có 2,5 tỉ người sử dụng ứng dụng này thường xuyên.
  2. Có thể ứng dụng này hay đến nỗi ta có thể tính phí sử dụng hàng năm cao hơn và không mất khách. Với số lượng 450 triệu người sử dụng hiện nay, như vậy nghĩa là mức phí khoảng 5 đô/năm cho mỗi người sử dụng nếu không có chi phí, và phí sẽ cao hơn nếu có chi phí (chắc chắn là phải có).
  3. Giá trị có thể từ doanh thu quảng cáo (advertising revenues) từ người sử dụng WhatsApp. Nhưng điều này hơi khó vì chính những người soạn ứng dụng này đã khẳng định không cho quảng cáo.

Tuy nhiên, có một cách bí mật (back door) mà Facebook có thể lôi kéo người sử dụng WhatsApp (thường trẻ tuổi hơn) vào cộng đồng Facebook và quảng cáo từ đó. Dù dùng mô hình gì đi nữa, ta vẫn cần đạt được 2,2 tỉ lợi nhuận sau thuế từ quảng cáo với người sử dụng WhatsApp để break even.

Hiện thời, nếu là nhà đầu tư, bạn có hai lựa chọn. Cách thứ nhất và ít tác hại hơn là thừa nhận mình không có sở trường đầu tư vào mạng xã hội (accept that social media investing is not your game) và chuyển hướng sang các mảng khác trên thị trường mà ở đó bạn có thể tìm được những khoản đầu tư khác có thể biện minh được bằng các thông tin / đặc tính căn bản. Thứ hai là đi từ chỗ bực bội (vì không lý giải được mức giá) hoặc phẫn nộ về bong bóng, sự phi lý và những tay buôn bán ngắn hạn sang chỗ nhảy vào buôn bán dựa trên nỗi tức giận đó (bán khống, selling short). Damodaran khuyên không nên đi theo con đường đó vì nó chỉ tổ tổn hại cho sức khỏe lẫn tài chính của bạn. “While you may be right about the value in the long term, the pricing process rules in the near term.

(còn tiếp)

Nguồn: http://phamvuluaha.wordpress.com/

Advertisement

Nỗi sợ hãi lớn nhất của “đại gia viễn thông” Viettel


YÊN THỦY

Trong cuộc trò chuyện đầu năm mới, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tiết lộ doanh nghiệp này sẽ mua các công ty sáng tạo (ví dụ như doanh nghiệp OTT) để đổi mới nhanh hơn. Và, cơ cấu doanh thu của các dịch vụ cơ bản [gọi thoại, tin nhắn sms] trong năm 2014 dự kiến đạt dưới 70%.

Tìm “miếng bánh” mới

– Thời gian qua, thị trường viễn thông có sự cạnh tranh rất khốc liệt. Với kinh nghiệm của mình, theo ông năm 2014 thị trường này sẽ chuyển dịch như thế nào?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Hiện nay, miếng bánh “alo” của các doanh nghiệp viễn thông đang bị co lại. Ví dụ như ở Hàn Quốc, Nhật Bản…, dịch vụ thoại chỉ chiếm khoảng 30-35%.

Trước hiện tượng này, các doanh nghiệp viễn thông một là tìm cách cản trở, làm chậm tốc độ nhỏ đi của miếng bánh hoặc có cách ứng xử thứ hai tích cực hơn là đi tìm cái mới.

Viettel chọn cách thứ hai. Cách đây hơn nửa thập kỷ, chúng tôi bắt đầu tìm “miếng bánh” mới bằng việc tiến ra thị trường nước ngoài và đã đến được 9 quốc gia. Thế nhưng, cơ hội đó giờ cũng không còn.

Trên thế giới, mật độ điện thoại đã lên tới 96%, có nghĩa là nếu tiếp tục đầu tư nước ngoài bằng nghề điện thoại thì không còn cửa. Viettel cũng đã bắt đầu ì ạch và chúng tôi cần một cú hích, một sự đe doạ về doanh thu suy giảm nhanh để đổi mới, để sáng tạo.

Bình thường con người rất ít khi chủ động đi tìm cái mới nếu như mình đang yên ổn. Khi đang ổn, họ nghĩ đến việc hưởng thụ. Không phải vô cớ mà Steve Jobs luôn rất nhấn mạnh từ “đói khát.” “Đói khát” là động lực rất quan trọng của quá trình đổi mới sáng tạo. Bởi vậy, tôi cho rằng sự co lại của “alo” là một cơ hội, một cú hích cần thiết cho Viettel.

Viettel đã nhìn thấy thị trường rất rộng lớn là tích hợp công nghệ thông tin cùng viễn thông vào thiết bị điện tử chuyên ngành. Công thức này có thể ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tôi ví dụ như câu chuyện y bạ điện tử. Chúng ta đi khám mất nhiều tiền, song sau một thời gian thường vứt đi các xét nghiệm. Khi đi khám lần sau, lại xét nghiệm nhưng không có so sánh của quá khứ, vừa khó cho bác sĩ lại khó cho chính bệnh nhân. Y bạ điện tử có nghĩa là dù 30 năm hay 50 năm thì chúng ta vẫn lưu lịch sử mỗi lần khám để bác sĩ dựa vào đó so sánh, đưa ra các chẩn đoán chính xác…

Ví dụ này để thấy rằng, khi nhà mạng bắt đầu “đói” sẽ bắt đầu đi tìm những mảnh đất mới và những mảnh đất này làm cho đất nước tốt lên, các lĩnh vực sẽ “thông minh” hơn. Ngành viễn thông bắt đầu “đói khát” và buộc phải đổi mới, sáng tạo.

– Viettel nhận ra mình phải thay đổi khi nào?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Đó là từ khi có Viber. Viettel thì bỏ ra 2-3 tỷ USD đầu tư, còn Viber chi phí đầu tư gần như bằng 0. Viettel mất biết bao nhiêu năm xây dựng mạng lưới, vậy mà có một công ty chỉ chưa đến trăm người viết ra Viber đã đe dọa tới doanh thu.

Chúng tôi có thể cấm Viber tiếp cận khách hàng của mình bằng kỹ thuật và thực tế thì nhiều nước trên thế giới cũng áp dụng nhiều biện pháp này cấm các doanh nghiệp OTT. Nhưng, Viettel lại nhìn nhận sự xuất hiện của OTT là cú hích để mình thay đổi.

– Nhiều ý kiến cho rằng, Viettel giờ là một “ông lớn” cồng kềnh thì việc thay đổi sẽ là khó khăn, trong khi các công ty nhỏ như Viber, Kakao… thường xoay sở nhanh. Ông có nhận định gì về việc này?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Tại sao doanh nghiệp lớn không hành động như doanh nghiệp nhỏ được?

Hiện, Viettel có 25.000 người và chúng tôi bắt đầu làm công tơ điện tử. Nhưng làm công tơ điện thì cũng chỉ mất 5-10 người thôi, còn gần 25.000 người còn lại vẫn đi bán hàng.

Quá trình đổi mới sáng tạo không có nghĩa xảy ra một lúc với 25.000 người mà trước mắt nó chỉ cần ở số ít thôi. Ngoài ra chúng ta cần khẳng định rằng bản chất của sáng tạo là sự phá hủy cái cũ đã cũ kỹ, lỗi thời và điều này phụ thuộc rất nhiều vào người lãnh đạo.

– Vậy vấn đề tồn tại của Viettel trong năm 2013 là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Viettel trong 2013 không có nhiều sáng tạo, so với các doanh nghiệp khác có thể đánh giá là kém hơn.

– Tại sao Viettel lại thiếu sự sáng tạo, trong khi chính Viettel đã nhận ra cần thiết phải có nhiều ước mơ, sáng tạo?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Thứ nhất, khi chúng ta thành công rồi thường có tâm lý muốn nghỉ ngơi.

Thứ hai, thành công thường khẳng định tôi là người giỏi, nên kinh nghiệm ngày hôm qua tiếp tục áp dụng vào ngày hôm nay. Nhưng ngày hôm nay không giống ngày hôm qua, nên đó là tai họa.

Thứ ba, thành công rồi, hết khó khăn rồi thì tổ chức thường không còn chụm đầu vào nhau.

Khi thấy những nguy cơ ấy, tổ chức phải tìm ra lời giải mới đi tiếp được. Tôi ví dụ, phải để người khác “đánh” mình, mình gặp thế khó và tổ chức lại phải chụm đầu bàn bạc như thủa ban đầu khó khăn. Khi tổ chức bị suy giảm doanh thu thì phải tìm nguồn tăng trưởng mới. Nghề chính bị người khác lấy mất thì chúng ta phải có nghề mới. Đó là cách để phát triển.

Mua doanh nghiệp OTT

– Trong chiến lược của mình, Viettel có tính đến chuyện mua các công ty sáng tạo (như OTT) hay không?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Từ cuối năm 2013, Viettel bắt đầu nghĩ đến việc này. Nếu mua được các công ty sáng tạo thì Viettel sẽ sáng tạo nhanh hơn, đổi mới nhanh hơn. Một công ty chuyên về “alo,” hàng trăm năm chỉ có một sản phẩm thì sẽ rất khó khăn và chậm chạp trong quá trình đổi mới, sáng tạo.

– Thế nhưng, việc mua các công ty OTT sẽ tác động tới những dịch vụ truyền thống (thoại, sms), Viettel có tính tới chuyện xung đột lợi ích không?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Nếu mua OTT, Viettel sẽ đặt các công ty này nằm ngoài Viettel Telecom (đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông truyền thống) và đưa nó thành một đơn vị độc lập.

Việc này sẽ gây sức ép cho Viettel Telecom và là cơ hội cho đơn vị này đổi mới. Bởi thực chất thì ngoài việc cạnh tranh với “gà nhà,” Viettel Telecom còn phải cạnh tranh với nhiều công ty OTT khác.

– Mục tiêu trong năm “con ngựa” của Viettel là gì?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Năm nay, Viettel đẩy các dịch vụ ngoài “alo” tỷ trọng tăng gấp đôi. Cơ cấu doanh thu của các dịch vụ cơ bản năm 2014 dự kiến đạt dưới 70%.

– Còn về việc sản xuất thiết bị đầu cuối, thưa ông?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Viettel định hướng sản xuất ra những thiết bị đầu cuối phù hợp từng phân đoạn thị trường, chứ không phải là rẻ nhất thế giới.

Trong quá trình phát triển, Viettel cũng loay hoay tìm hướng đi và những gì có nhu cầu thì chúng tôi sẽ làm trước như máy điện thoại 2G, 3G giá rẻ…

Tuy nhiên, hiện nay nếu làm những gì thế giới đã làm rồi thì không có cửa sống. Lĩnh vực này đòi hỏi phải sáng tạo, nhanh và cái khó là phải tìm ra sản phẩm “độc nhất vô nhị.”

Viettel có lợi thế là gần thị trường, hiểu khách hàng nên sản phẩm của chúng tôi sẽ được “may đo” phù hợp cho khách hàng.

– Ông có dự báo gì về những khó khăn của Viettel trong năm giai đoạn tới?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Bây giờ nỗi sợ hãi lớn nhất, ám ảnh nhất, nguy hiểm nhất và khó khăn lớn nhất của Viettel chính đang thành công. Khó khăn tiếp theo mà chúng tôi đang đối mặt là phải sáng tạo những dịch vụ mới mà bản thân Viettel chưa biết gì.

Tiếp nữa, Viettel phát triển tuy nhanh nhưng tính tính chuyên nghiệp chưa cao. Do đó, nếu không làm tốt hơn trong những năm tiếp theo thì rất nguy hiểm.

Năm 2014 Viettel dự kiến thuê tư vấn nước ngoài thiết kế lại các quy trình chuyên nghiệp hơn, nhưng phải đảm bảo điều kiện là không giết chết sự sáng tạo ở Viettel.

– Xin cảm ơn ông! 

Nguồn: http://www.vietnamplus.vn

Biện chứng là gì? – Phần III


Qui tắc suy luận thứ hai của chúng ta quen thuộc hơn qui tắc đầu. Nếu chúng ta ký hiệu
phủ định của p là “không-p”, thì chúng ta có thể phát biểu như sau:

không-p
p v q
——
q

Và chúng ta có thể đọc thành:

(2) Từ hai tiền đề không-p và p v q, chúng ta có được kết luận q.

Tính hợp lệ của qui tắc này có thể được xác lập nếu chúng ta để ý rằng không-p là một mệnh đề mà mang giá trị đúng nếu và chỉ nếu p mang giá trị sai. Nghĩa là, nếu tiền đề đầu tiên không-p mang giá trị đúng, thì mệnh đề thành phần thứ nhất của tiền đề thứ hai mang giá trị sai; do đó, nếu cả hai mệnh đề đều mang giá trị đúng, thì mệnh đề cấu thành thứ hai của tiền đề thứ hai tất phải mang giá trị đúng, tức là, q tất phải mang giá trị đúng bất cứ khi nào hai tiền đề mang giá trị đúng.

Trong cách lập luận rằng, nếu không-p mang giá trị đúng, p tất phải mang giá trị sai,
chúng ta đã ngụ ý, có thể nói như vậy, sử dụng “qui luật về mâu thuẫn” vốn khẳng định rằng
không-p và p không thể đồng thời mang giá trị đúng. Do đó, nếu như nhiệm vụ của tôi trong
lúc này là phải lập luận về ích lợi của mâu thuẫn, thì tôi sẽ phải cẩn thận hơn. Nhưng, vào lúc
này, tôi chỉ cố gắng chỉ ra rằng bằng cách sử dụng các qui tắc suy luận hợp lệ, chúng ta có
thể suy ra bất kỳ kết luận nào chúng ta muốn từ một cặp tiền đề mâu thuẫn nhau.

Bằng cách sử dụng hai qui tắc suy luận của chúng ta, chúng ta có thể chứng tỏ điều này. Giả sử chúng ta có hai tiền đề mâu thuẫn nhau, chẳng hạn:

(a) Trời bây giờ quang,

(b) Trời bây giờ không quang.

Từ hai tiền đề này, chúng ta có thể suy ra bất kỳ mệnh đề nào, chẳng hạn “Caesar là một kẻ phản bội”, theo cách như sau.

Từ tiền đề (a), dựa theo qui tắc (1), chúng ta có thể suy ra kết luận sau:

(c) Trời bây giờ quang v Caesar là một kẻ phản bội.

Bây giờ lấy (b) và (c) là các tiền đề, chúng ta có thể diễn dịch ra được mệnh đề sau dựa theo qui tắc (2)

(d) Caesar là một kẻ phản bội.

Rõ ràng là với cùng phương pháp chúng ta có thể suy ra bất kỳ mệnh đề nào mà chúng ta muốn có; chẳng hạn, Caesar không phải là một kẻ phản bội. Vì thế, chúng ta có thể suy ra “2 + 2 = 5” và “2 + 2 ≠ 5” – không chỉ mọi mệnh đề mà chúng ta thích, mà cả phủ định của nó, nếu chúng ta không thích mệnh đề đó.

Từ đây chúng ta thấy rằng nếu một lý thuyết chứa đựng một mâu thuẫn, thì nó hàm chứa mọi thứ, và do đó thực sự chẳng là cái gì cả. Một lý thuyết, bên cạnh thông tin mà nó khẳng định, bao gồm cả sự phủ định của thông tin đó chẳng cung cấp cho chúng ta bất kỳ thông tin nào. Do vậy, một lý thuyết mà chứa đựng một mâu thuẫn hoàn toàn chẳng có giá trị gì hết trong vai trò một lý thuyết.

Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của tình huống logic vừa được phân tích, bây giờ tôi sẽ trình bày các qui tắc suy luận khác mà cũng dẫn đến cùng một kết quả. Khác biệt với qui tắc (1), các qui tắc được xem xét và vận dụng bây giờ là một bộ phận của lý thuyết cổ điển về tam đoạn luận, ngoại trừ qui tắc (3), là qui tắc mà chúng ta sẽ xem xét trước tiên.

(3) Từ bất kỳ hai tiền đề, p và q, chúng ta có thể đưa ra một kết luận mà đồng nhất với một trong hai số chúng – chẳng hạn p; hoặc dưới dạng giản đồ sau:

p
q
—-
p

Mặc dù qui tắc này không quen thuộc lắm, và với thực tế là một vài triết gia (7) đã không chấp nhận nó, qui tắc này không nghi ngờ gì là hợp lệ; vì nó nhất định phải cho một kết luận mang giá trị đúng bất cứ khi nào các tiền đề đều mang giá trị đúng. Điều này là hiển nhiên, và quả thực là không có mấy ý nghĩa; và chính vì nó rất ít có ý nghĩa nên trong giao tiếp thông thường, qui tắc này trở thành thừa và do đó ít quen thuộc. Nhưng sự thừa thãi không có nghĩa là không hợp lệ.

Bên cạnh qui tắc (3) này chúng ta sẽ cần thêm một qui tắc khác mà tôi gọi là “qui tắc rút gọn gián tiếp” (the rule of indirect reduction) (bởi vì trong lý thuyết tam đoạn luận cổ điển qui tắc này được ngầm sử dụng cho việc rút gọn gián tiếp các loại hình suy luận “không chuẩn” (hay không đầy đủ) thành loại hình cơ bản hoặc loại hình “chuẩn” (hay đầy đủ)).

Giả sử chúng ta có một tam đoạn luận hợp lệ như sau:

(a)Tất cả mọi người đều sẽ phải chết
(b) Tất cả cư dân Athen là con người
—————————————–
(c) Tất cả cư dân Athen đều sẽ phải chết.

Bây giờ qui tắc rút gọn gián tiếp nói rằng:

              a                                                       a

              b                                                 không-c

(4) Nếu— là một suy luận hợp lệ, thì ———- cũng là một suy luận hợp lệ.

               c                                                 không-b

Ví dụ, do việc suy luận ra (c) từ các tiền đề (a) và (b) là hợp lệ, nên chúng ta thấy rằng:

(a)Tất cả mọi người đều sẽ phải chết
(không-c) Một số cư dân Athen sẽ không phải chết.
—————————————–
(không-b) một số cư dân Athen không là người.

cũng là một suy luận hợp lệ.

                      a                                                             a

                 không b                                                 không c

(5) Nếu ———- là một suy luận hợp lệ, thì ———- cũng là một suy luận hợp lệ.

                    c                                                               b

Có thể có được qui tắc (5), chẳng hạn, từ qui tắc (4) cùng với qui luật phủ định của phủ định, qui luật cho chúng ta biết rằng từ không-không-b chúng ta có thể diễn dịch thành b. Bây giờ nếu qui tắc (5) hợp lệ với bất kỳ mệnh đề a, b, và c nào mà chúng ta chọn (và chỉ khi đó nó mới hợp lệ) thì nó cũng phải hợp lệ trong trường hợp mà c trở nên đồng nhất với a; nghĩa là, suy luận sau đây phải hợp lệ:

a                                                             a

không b                                                 không a

(6) Nếu ———- là một suy luận hợp lệ, thì ———– cũng là một suy luận hợp lệ.

a                                                                b

a
không-b

(Nhưng chúng ta biết rằng từ qui tắc (3) lập luận ———– thực chất cũng là một

a

suy luận hợp lệ. Do vậy từ (6) và (3) chúng ta có

a
không-a

(7) ———– là một suy luận hợp lệ, bất kể các mệnh đề a và b nói về cái gì.

b

Nhưng (7) diễn tả chính xác điều chúng ta muốn chỉ ra – từ bất kỳ hai tiền đều mâu thuẫn nhau, bất kỳ kết luận nào cũng có thể được rút ra.

Có thể nảy sinh ra một câu hỏi là liệu tình huống như thế vẫn đúng trong bất kỳ hệ thống logic nào, hoặc liệu chúng ta có thể xây dựng một hệ thống logic tại đó các mệnh đề mâu thuẫn nhau không đưa đến mọi mệnh đề. Tôi đã xem xét câu hỏi này, và câu trả lời là một hệ thống như vậy có thể xây dựng được. Tuy nhiên, hệ thống sẽ trở thành một hệ thống cực kỳ yếu. Nó chỉ còn lại rất ít các qui tắc suy luận thông thường, và chẳng có ngay cả qui tắc modus ponens mà phát biểu rằng từ một mệnh đề có dạng “nếu p thì q” và với mệnh đề p, chúng ta có thể suy ra q. Theo ý của tôi, một hệ thống như thế (8) chẳng có hữu dụng gì cho
việc đưa ra các suy luận mặc dù có lẽ nó cũng mang lại đôi chút thú vị cho những người mà
đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng các hệ thống hình thức như vậy.

Đôi khi có ai đó nói rằng việc chúng ta có thể suy ra được bất kỳ thứ gì từ một cặp các mệnh đề mâu thuẫn không hẳn khiến cho một lý thuyết mâu thuẫn trở thành vô dụng: thứ nhất, lý thuyết này có thể tự bản thân nó thú vị ngay cả khi có mâu thuẫn; thứ hai, nó có thể làm nảy sinh các đòi hỏi hiệu chỉnh để khiến nó trở nên nhất quán; và cuối cùng, chúng ta có thể phát triển một phương pháp, thậm chí nếu đây là một phương pháp ad hoc (có tính đối phó – ND) (chẳng hạn, trong lý thuyết Quantum, các phương pháp dùng để tránh các phân kỳ) dùng để ngăn ngừa chúng ta khỏi việc tiếp nhận các kết luận sai vốn, xét về mặt logic, bắt nguồn từ lý thuyết đó. Tất cả những điều này đều hoàn toàn đúng; nhưng một lý thuyết nước đôi (make-shift theory) như vậy làm nảy sinh những nguy hiểm đã được bàn luận đến trướcđây: nếu chúng ta có ý định nghiêm chỉnh sống chung với nó thì chẳng có gì thúc đẩy chúngta tìm kiếm một lý thuyết tốt hơn; và cũng nói theo một cách khác: nếu chúng ta tìm kiếm một lý thuyết tốt hơn, thì chúng ta làm như thế là bởi vì chúng ta nghĩ rằng lý thuyết màchúng ta đã xem xét là một lý thuyết tồi, chứa đựng một số các mâu thuẫn nào đó. Sự chấp nhận các mâu thuẫn ở đây cũng như mọi nơi khác tất phải dẫn tới việc kết liễu sự phê phán,và do đó dẫn tới sự sụp đổ của khoa học.

(còn tiếp)

Người dịch: Đinh Tuấn Minh

Nguồn: http://www.vepr.org.vn

——-

(7) Tiêu biểu là G. E. Moore.

(8) Hệ thống được nói bóng gió đến là “phép giải tích của chủ nghĩa trực giác-nhị nguyên”, xem bài viết của tôi “On the Theory of Deduction I and II”, Proc. of the Royal Dutch Academy, 51, các số 2 và 3, 1948, mục 3.82 tại p. 148 và 4.2 tại p. 322, và mục 5.32, 5.42 và chú thích 15. Dr. Joseph Kalman Cohen đã phát triển hệ thống này ở mức độ chi tiết hơn. Tôi đưa ra một lý giải đơn giản về phép giải tích này. Tất cả các mệnh đề đều có thể được thể hiện dưới dạng các mệnh đề tình thái (modal) về khả năng có thể. Từ “có thể p” và “có thể “nếu p thì q””, chúng ta thực sự không thể có được “có thể q” (vì rằng nếu p mang giá trị sai, q có khả năng là một mệnh đề bất khả). Tương tự, từ “có thể p” và “có thể không-p”, rõ ràng chúng ta không thể diễn dịch ra được mức độ khả thể của tất cả các mệnh đề.

—————————

Các bài liên quan: