Tờ Thời báo Hoàn Cầu vừa đăng bài cho rằng trong bối cảnh tình hình Biển Đông ổn định trong năm 2022 và không có biến động mang tính đột phá, trong năm 2023 và giai đoạn tiếp theo, sự phát triển và diễn biến của tình hình Biển Đông sẽ chủ yếu xoay quanh “3 tuyến” và “3 lĩnh vực” chủ yếu.
Một là, sự khiêu khích của Mỹ đối với Trung Quốc xung quanh cuộc tranh giành lợi ích chính trị ở Biển Đông sẽ tăng lên thời gian. Chính quyền Biden sẽ không vì xung đột Nga-Ukraine, sẽ diễn biến tình hình Đài Loan và Bán đảo Triều Tiên… mà giảm đầu tư chiến lược vào Biển Đông hoặc nới lỏng việc sử dụng vấn đề Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc.
Hai là, Trung Quốc sẽ tiếp tục đối mặt với sự “xâm phạm” của các bản yêu sách. Chịu ảnh hưởng chồng chéo bởi các yếu tố như sự cổ vũ chính sách Biển Đông của Mỹ, các hành động đơn phương của các bên yêu sách với đặc trưng “củng cố quyền đòi hỏi quyền” sẽ xảy ra thường xuyên và các trò chơi ngoại giao, pháp lý và an ninh giữa Trung Quốc và các bên yêu sách xung quanh “hành động đơn phương” và “chống hành động đơn phương” cũng sẽ tiếp tục trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình Biển Đông.
Ba là, các nước như Nhật Bản, Australia và Anh trong các cơ chế song phương và đa phương do Mỹ lãnh đạo sẽ can thiệp các vấn đề Biển Đông hoặc mở rộng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông từ cấp độ ngoại giao và quân sự. Đây sẽ là một biến số quan trọng khác khuấy động tình hình Biển Đông.
Xét từ mối quan tâm lợi ích và vấn đề tập trung của tất cả các bên, trò chơi và cuộc đọ sức chủ yếu tập trung vào 3 lĩnh vực pháp lý, quy tắc và hợp tác:
Thứ nhất, trong lĩnh vực pháp lý, thách thức đối với Trung Quốc chủ yếu là việc các quốc gia trong và ngoài khu vực dùng các phương thức như lập pháp, hành động quân sự, tuyên bố ngoại giao, viện dẫn có chú ý và xác nhận… thúc đẩy trên thực tế cái gọi là phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) về vấn đề Biển Đông. Đồng thời, đơn xin phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lý về phía Bắc Biển Đông do Malaysia đệ trình lên Ủy ban Liên hợp quốc về giới hạn thềm lục địa vẫn còn nguy cơ bị xem xét. Đồng thời “hiệu ứng tràn lan”, “phản ứng dây chuyền” của cái gọi là phán quyết trọng tài và khả năng có quốc gia yêu sách cá biệt nào đó có thể khởi xướng một vụ kiện mới chắc chắn sẽ “đổ thêm dầu vào lửa” cho cuộc đấu tranh pháp lý ở Biển Đông.
Thứ hai, cuộc đọ sức trong lĩnh vực quy tắc (nhằm mục đích tranh giành quyền chủ đạo thiết lập quy tắc và thực hiện tối đa hóa lợi ích) sẽ trở nên khốc liệt hơn cùng với sự tiến triển của các cuộc tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử (COC). Những mâu thuẫn này bao gồm cả Trung Quốc và các nước ASEAN, giữa Trung Quốc và Mỹ và thậm chí giữa Mỹ và các nước ASEAN.
Thứ ba, hợp tác trên biển trong khuôn khổ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) chắc chắn sẽ trở thành tiêu điểm của trò chơi giữa các bên lợi ích liên quan trong tình hình mới. Lựa chọn hợp tác hay thực hiện “hành động đơn phương”, hợp tác được thực hiện “bằng phương thức nào” ở “vùng biển nào”, “luật pháp và quy tắc nào được áp dụng”, “song phương hay đa phương”… đều là những vấn đề trong tương lai có thể sẽ cản trở việc thực hiện DOC giữa Trung Quốc và các nước ASEAN cũng như cản trở việc thúc đẩy hợp tác trên biển.
Ngoài ra, sự gia tăng trò chơi giữa Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông và xu hướng bè phái hóa “chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” của Mỹ có thể đẩy mạnh khuynh hướng đầu cơ của một nước ASEAN cá biệt nào đó về vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc nên làm gì khi đối mặt với những thách thức trên và những nguy cơ có thể xảy ra liên quan đến tình hình Biển Đông trong những năm tới?
Các biện pháp hiệu quả và con đường khả thi để tiếp tục đà ổn định của tình hình Biển Đông, ngăn chặn những thay đổi mang tính lật đổ, phòng ngừa sự can thiệp của các thế lực bên ngoài khiến Biển Đông thêm rắc rối là kiên trì khái niệm cùng xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh biển” và “Ngôi nhà chung Biển Đông”, kiểm soát khủng hoảng, hợp tác thực chất trên biển, tham vấn “COC” và xây dựng trật tự…
Để đối phó với áp lực quân sự hóa do Mỹ gây ra ở Biển Đông, trong khi tích hợp các lực lượng trên biển, nâng cao sức phòng thủ và răn đe ở Biển Đông, Trung Quốc nên đưa vào chương trình nghị sự việc thiết lập một cơ chế kiểm soát khủng hoảng có sức ràng buộc giữa Trung Quốc và Mỹ.
Về hợp tác trên biển, xét từ thực tế mức độ tin cậy lẫn nhau và mối quan tâm lợi ích hiện nay của Trung Quốc và các quốc gia ven Biển Đông, có thể tuân thủ nguyên tắc hợp tác “song phương trước, đa phương sau”, “từ không nhạy cảm đến nhạy cảm thấp”, các vấn đề hợp tác có thể được thực hiện ở giai đoạn này bao gồm quản lý rác thải nhựa, bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản và ứng phó với biến đổi khí hậu…
Về tham vấn COC, Trung Quốc và các nước ASEAN nên “lượng sức mà làm, thuận thế mà làm” dưới tiền đề “hội tụ đồng thuận, thu hẹp khác biệt”, cần có dự tính đầy đủ về những mâu thuẫn và bất đồng có thể phát sinh trong vòng thứ hai và thứ ba của cuộc tham vấn văn kiện này, “có thể nhanh thì nhanh, nên chậm thì chậm”, tránh xuất hiện “cơm sống”. Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp tổng hợp tránh việc “chồng chéo chi phí”, “một quốc gia, một chính sách”, “tổn thất trong đê nhưng bổ sung ngoài đê”…, kiềm chế những nước ngoài khu vực có các hành vi cố ý phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Đông như Nhật Bản.
Nguồn: TKNB – 04/01/2023